Giáo án Ngữ văn 6 tiết 66: Con hổ có nghĩa

- HS hoạt động cá nhân

? Theo em, mượn truyện con hổ có nghĩa, tác giả muốn gửi tới con người những bài học đạo đức nào?

? Truyện sử dụng nghệ thuật chủ yếu nào?

? Tại sao truyện dựng lên là “con hổ có nghĩa” mà không phải là “con người có nghĩa”?

Dùng chuyện một loài vật hung dữ, chuyên ăn thịt người mà còn biết coi trọng nghĩa tình, mục đích của tác giả muốn người đọc so sánh với con người, để con người sống có nghĩa trước sau với nhau.

 

doc5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tiết 66: Con hổ có nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17 - TIẾT 66 Ngày dạy: 6A: 18/ 12/ 2018 CON HỔ CÓ NGHĨA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS nắm được: - Hiểu được giá trị đạo làm người trong truyện Con hổ có nghĩa. - Sơ bộ hiểu được trình độ viết truyện và cách viết truyện hư cấu ở thời trung đại. - Kể lại được truyện. 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu truyện Trung đại và kể lại được chuyện. - Nhận diện, so sánh vấn đề... 3. Thái độ: Học tập nghiêm túc. Yêu thích văn học. => Năng lực, phẩm chất: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; Ngôn ngữ; Thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài, soạn bài, chuẩn bị hình ảnh, phiếu học tập, máy chiếu. 2. Học sinh: Học bài, đọc văn bản và soạn bài mới. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Trong chương trình NV lớp 6 em đã học văn bản nào có mô típ “Vật trả ơn người”? Hành động của cá vàng chứa đựng thông điệp ý nghĩa gì? 3. Bài mới: - GV dẫn vào bài: 3.1. KHỞI ĐỘNG - GV tổ chức cho HS xem một đoạn video ngắn. ? Em cảm nhận ntn về người ... ; Em thấy con sư tử trong đoạn phim ntn? Dẫn vào bài: Hôm nay chúng ta sẽ học bài mới “Con hổ có nghĩa” để thấy được câu chuyện nhằm nhắc nhở chúng ta điều gì về thái độ sống của con người? Mời cả lớp... ? Các em hiểu nhan đề văn bản ntn? “Có nghĩa” nghĩa là gì? - Có nghĩa: ... Vậy... 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung - Hai HS nối nhau đọc, HS khác nhận xét, GV nhận xét, bổ sung. - GV trình chiếu một số chú thích từ khó. ? Truyện con hổ có nghĩa kể về việc gì? ? Có mấy việc trả nghĩa? Là những việc nào? ? Em hãy xác định mỗi việc với đoạn văn bản tương ứng? ? Tại sao hai câu truyện được ghép lại thành một truyện? - Chung 1 chủ đề: Cái nghĩa của con hổ. ? Xác định PTBĐ và ngôi kể của truyện? ? Truyện thuộc thể loại nào? - GV nói về truyện TĐ và trình chiếu các lưu ý. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn 1 - HS hoạt động cá nhân: ? Nhân vật chính trong câu chuyện thứ nhất là ai? Bà đỡ hay con hổ? ? Cái nghĩa của con hổ trong câu chuyện này dành cho ai? - HS hoạt động nhóm bàn (chiếu câu hỏi): ? Ở đoạn truyện thứ nhất con hổ ở vào hoàn cảnh nào? ? Hổ đã có hành động gì để giải quyết việc đó? ? Em có nhận xét gì về hành động của hổ? ? Ý nghĩa của các hành động đó? ? Hổ đã cư xử với bà đỡ Trần như thế nào? ? Qua cách cư xử với bà đỡ Trần ta thấy tình cảm của hổ đối với bà đỡ như thế nào? ? Theo em, nghĩa của con hổ ở đây là gì? ? Mượn chuyện nghĩa của con hổ, tác giả muốn đề cao điều gì về cách sống của con người? - GV hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn 2. ? Trong truyện thứ 2, con hổ trán trắng đang gặp phải chuyện gì? ? Bác tiều đã tự mình làm gì để hổ thoát nạn? Em hãy nhận xét về hành động của bác tiều? ? Hổ đã trả nghĩa bác tiều như thế nào? ? Từ chuyện con hổ trả nghĩa, tác giả muốn đề cao điều gì trong cách sống của con người? - GV hướng dẫn HS so sánh hai câu chuyện. ? Chuyện con hổ với bác tiều so với chuyện con hổ với bà đỡ trần có thêm ý nghĩa gì? - Ý nghĩa: + BĐT: đáp nghĩa hậu hình người mà nó chịu ơn. + Bác tiều: đáp nghĩa nó luôn luôn nhớ đến ơn nghĩa. Nó sống có thủy chung, có đầu có cuối. - GV hướng dẫn HS tổng kết nội dung bài học. - HS hoạt động cá nhân ? Theo em, mượn truyện con hổ có nghĩa, tác giả muốn gửi tới con người những bài học đạo đức nào? ? Truyện sử dụng nghệ thuật chủ yếu nào? ? Tại sao truyện dựng lên là “con hổ có nghĩa” mà không phải là “con người có nghĩa”? Dùng chuyện một loài vật hung dữ, chuyên ăn thịt người mà còn biết coi trọng nghĩa tình, mục đích của tác giả muốn người đọc so sánh với con người, để con người sống có nghĩa trước sau với nhau. I. ĐỌC – HIỂU CHUNG 1. Đọc 2. Chú thích 3. Bố cục: 2 đoạn - Đoạn 1: Hổ trả nghĩa bà đỡ - Đoạn 2: Hổ trả nghĩa bác tiều. => Chủ đề của văn bản: Cái nghĩa của con hổ. *) Khái niệm: Truyện trung đại II. ĐỌC – HIỂU CHI TIẾT 1. Con hổ trả nghĩa bà đỡ Trần - Hoàn cảnh: Hổ cái sắp sinh con. - Hành động của hổ: đi tìm bà đỡ à khẩn trương, quyết liệt. => Thủy chung, chu đáo với hổ cái và con - Đối với bà đỡ Trần: Biết ơn, quý trọng. => Sống thủy chung và biết ơn người đã giúp đỡ mình. 2. Con hổ trả nghĩa bác tiều - Hoàn cảnh: Hổ trán trắng bị hóc xương. - Hành động của bác tiều: hỏi hộ, giúp hổ lấy xương ra. à Tự giác, can đảm, nhân ái, gần gũi và yêu thương loài vật. - Đối với bác tiều: bày tỏ lòng biết ơn bằng hành động cụ thể, nhiều lần, cả khi còn sống và sau khi bác tiều chết. => Ăn ở thủy chung, bền chặt, lâu dài. III. TỔNG KẾT - Nội dung ca ngợi: + Lòng nhân ái; + Tình cảm thủy chung; + Ân nghĩa bền chặt. - Nghệ thuật: + Nhân hóa , ẩn dụ. + Mượn truyện vật để dạy cách làm người. 3.3. LUYỆN TẬP GV chiếu các chi tiết ở hai truyện. ? Trong mỗi truyện chi tiết nào em cho là thú vị? - HS tự thảo luận trả lời. ? Tìm các chi tiết hư cấu và hiện thực trong truyện? 3.4. VẬN DỤNG: - Em hãy kể về một con chó có nghĩa với chủ; - Viết một đoạn văn ngắn về Lòng biết ơn. 3.5. LIÊN HỆ MỞ RỘNG: - HS sưu tầm các câu chuyện kể theo mô típ vật trả ơn. 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - HS học bài: Cách làm bài văn tưởng tượng. - Chuẩn bị tiết sau. TUẦN 17 - TIẾT 65 Ngày dạy: 6A: 17/12/2018 TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS nắm được khái niệm tính từ, các loại tính từ, cụm tính từ 2. Kĩ năng: RLKN: - Nhận biết tính từ trong văn bản. - Sử dụng tính từ, cụm tính từ trong nói và viết. 3. Thái độ: Học tập nghiêm túc. Yêu quí vốn từ Tiếng Việt. => Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vẫn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài, soạn bài. 2. Học sinh: Học bài, chuẩn bị ở nhà. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Cụm ĐT là gì? Cấu tạo của cụm ĐT? 3. Bài mới: 3.1. KHỎI ĐỘNG - GV hướng dẫn HS chơi trò chơi “Tái hiện”: Mô tả một đối tượng cụ thể. Từ trò chơi, dẫn vào bài mới. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HS đọc ví dụ - SGK. GV: Cho ví dụ mở rộng: Quả khế này chua quá. ? Tìm tính từ trong 3 ví dụ trên? Kể tên một số tính từ mà em biết và nêu ý nghĩa khái quát của chúng? ? Vậy thế nào là tính từ? G V tiếp tục cho HS tìm hiểu ví dụ. Vd: Thử cho tính từ kết hợp với các từ: rất, hơi, quá, lắm, và hãy, đừng, chớ; đã, sẽ, đang, vừa, mới, sắp. a. Chiếc áo này đã cũ rồi. b. Bông hoa này tươi hơn nếu chúng ta tưới nước thường xuyên. c. Chiếc máy này còn đang tốt. d. Anh ấy cũng đẹp trai đấy chứ! e. Mẹ em vẫn trẻ như ngày nào. ? Nhận xét xem tính từ có khả năng kết hợp với từ mức độ “rất, hơi, quá, lắm” ít có khả năng kết hợp với từ thời gian: đã, sẽ, đang, ... hay từ thể thức “hãy, đừng, chớ”? ? Chức vụ cú pháp của tính từ? ? Rút ra đặc điểm của tính từ? ? Trong ví dụ trên, tính từ nào có thể kết hợp với từ mức độ “rất, hơi”. Tính từ nào không kết hợp được với từ chỉ mức độ “rất, hơi”? Vì sao? - Xanh: Tính từ có thể kết hợp với từ mức độ “rất” -> màu sắc của vật ở mức độ tương đối. - Xanh lè: không thể kết hợp với “rất” -> vì tính từ chỉ màu sắc của vật ở mức độ tuyệt đối. ? Qua ví dụ trên, theo em tính từ được phân làm mấy loại?Căn cứ vào dấu hiệu nào để phân biệt? HS trả lời-> GV nhận xét -> bổ sung. GV nêu ví dụ và nhận xét -> HS phân tích ví dụ -> hình thành khái niệm cụm tính từ. Vd: rất yên tĩnh. cao chót vót. vẫn còn trẻ như một thanh niên. ? Xác định từ làm phần trung tâm trong cụm từ trên và gọi tên cụm từ đó? ?Theo em, trong 3 cụm tính từ trên đâu là phần phụ trước, đâu là phần phụ sau? ?Nhận xét ý nghĩa kết quả của những từ ngữ đứng trước và sau tính từ trong cụm tính từ? I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍNH TỪ 1. Ví dụ (sgk) 2. Nhận xét - bé: đặc điểm, kích thước của vật. - oai: tính cách của hành động. - nhạt, vàng, hoe, vàng lịm ... màu sắc của sự vật. - héo: trạng thái của sự vật. - chua: tính chất của sự vật. => Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của hành động, trạng thái của sự vật. Vd: to, bé, ngọt, oai, tươi, ... => Đặc điểm của tính từ Tính từ thường kết hợp với từ chỉ mức độ “rất, hơi, quá, lắm”. Tuy nhiên tính từ cũng có thể kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, ... để tạo thành cụm tính từ. => Chức vụ cú pháp của tính từ - Tính từ thường làm vị ngữ trong câu. - Tính từ có làm chủ ngữ trong câu. Vd: Xấu / cần phải khắc phục sửa chữa. Tuy nhiên, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ. Kết luận (Ghi nhớ) II. CÁC LOẠI TÍNH TỪ 1. Ví dụ (SGK) 2. Nhận xét => Phân loại tính từ - Có hai loại tính từ đáng chú ý là: + Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ: rất, hơi, khá, lắm, quá, đẹp, tốt, to,...). Vd: Anh ấy / rất tốt. + Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ). Vd: vàng khè, đỏ lịm, đen xì, ... 3. Kết luận: Ghi nhớ (sgk) III. CỤM TÍNH TỪ Gồm 3 phần * Mô hình cụm tính từ PPT PTT PPS Rất Yên tĩnh cao Chót vót Vẫn còn Trẻ - PPT: Biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn, mức độ của đặc điểm, tính chất. - PTT: Do tính từ đảm nhiệm. - PPS: Biểu thị ý nghĩa so sánh, mức độ, vị trí, đặc điểm, tính chất, .. => Ghi nhớ LUYỆN TẬP BT 2/156: Nêu tác dụng của tính từ và phụ ngữ so sánh trong năm cụm tính từ ở BT1/155. + Các tính từ: từ láy, gợi hình, gợi cảm. + Các tính từ được so sánh là sự vật tầm thường không giúp cho việc nhận thức một sự việc lớn, mới mẻ như “con voi”. BT1/155: Tìm tính từ. a. sun sun như con đỉa. b. chần chẫn như cái đòn càn. c. bè bè như cái quạt thóc. d. sừng sững như cái cột đình. e. tun tủn như cái chổi xể cùn. 3.4. VẬN DỤNG: Giáo viên yêu cầu HS viết đoạn văn (khoảng 5 câu) tả chiếc bút, gạch chân dưới các tính từ, cụm tính từ có trong đoạn. 3.5. LIÊN HỆ, MỞ RỘNG: HS sưu tầm các đoạn văn ngắn có sử dụng TT, CTT. 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 14 Con ho co nghia_12503572.doc
Tài liệu liên quan