Giáo án Ngữ văn 6 Tiết 7-8: Tập làm văn Tìm hiểu chung về văn tự sự

 Truyện thể hiện chủ đề đánh giặc giữ nước của người Việt cổ: quá trình ra đời, trưởng thành, lập chiến công, thành Thánh của vị anh hùng giữ nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam ta.

 Các sự việc diễn biến theo trình tự, có đầu có đuôi, sự việc này dẫn đến sự việc kia , việc xảy ra trước thường là nguyên nhân dẫn đến việc xảy ra sau cho nên có vai trò giải thích cho việc sau  Kết thúc như thế mới trở thành câu chuyện có ý nghĩa.

 Các sự việc trên có tính chất xâu chuỗi với nhau theo thứ tụ diễn biến trước sau của câu chuyện kể về người anh hùng làng Gióng có công dẹp giặc cứu nước.

 Tự sự ( kể chuyện ) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

 Trong cuộc sống, trong giao tiếp cũng như trong văn chương truyền miệng, văn chương viết đều rất cần đến tự sự.

 

 

doc7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 Tiết 7-8: Tập làm văn Tìm hiểu chung về văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Tiết 7-8 Tập làm văn Tìm hiểu chung về văn tự sự Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh : Nắm được mục đích giao tiếp của tự sự. Nắm vững thế nào là văn bản tự sự. Vai trò của phương thức biểu đạt này trong cuộc sống, trong giao tiếp. Có khái niệm sơ bộ về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của tự sự và bước đầu biết phân tích các sự việc trong tự sự. Trọng tâm Tiết 1 : Mục đích giao tiếp của tự sự. Tiết 2 : Luyện tập : phân tích vai trò của sự việc trong tự sự. Tiến trình Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung bài giảng Hoạt động 1: dẫn vào bài mới. Suốt từ thủa ấu thơ, các em thường được nghe ông bà, cha mẹ kể chuyện.Các em cũng hay kể chuyện cho ông bà, cha mẹ, bạn bè nghe những câu chuyện mà các em quan tâm, thích thú. Qua đó chúng ta có thể thấy kể chuyện (tự sự) là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Vậy, kể để làm gì? Và kể như thế nào? Ngày hôm nay cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu bài học “Tìm hiểu chung về văn tự sự” để hiểu rõ điều đó nhé. Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự. Cho học sinh đọc bài tập 1 – SGK tr 27. Hằng ngày, em có kể chuyện không? Em thường kể chuyện gì? Kể cho ai nghe? Và kể để làm gì? Khi nghe kể chuyện, theo em người nghe muốn hiểu biết điều gì? Vậy, mục đích giao tiếp của tự sự là gì? Cho học sinh đọc bài tập 2 – SGK tr 28. Truyện “Thánh Gióng” kể về ai? Vào thời gian nào? Hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự từ trước à sau của truyện? Bắt đầu? Diễn biến? Kết thúc? Ý nghĩa? Các sự việc trên có thể bỏ đi hoặc đảo trật tự của sự việc nào được không? Vì sao? Từ việc phân tích trên, em hãy cho biết đặc điểm của phương thức tự sự? Học sinh đọc BT1 Học sinh trả lời. Thảo luận nhóm 3 phút Học sinh trả lời. Học sinh đọc bài BT2 Học sinh trả lời Thảo luận nhóm Học sinh trả lời. Học sinh trả lời Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự 1 Mục đích tự sự Ví dụ Em thường nghe bà kể chuyện cổ tích à hiểu được kẻ thiện, người ác. “Tôi lớn lên bằng niềm tin rất thật Của bao nhiêu hạnh phúc có trên đời Rằng cả khi mưa gió dập vùi Thì cô Tấm cũng về làm hoàng hậu” (Tố Hữu) Em kể cho bạn nghe bạn Lan-bạn của em là người như thế nào? Tốt hay xấu, vui vẻ hay trầm tính? à hiểu được cá tính của bạn bè (nói riêng) và những người xung quanh (nói chung) để chung sống chan hòa, thân ái hơn. Em kể cho bạn nghe vì sao An bỏ học? à để bạn bè biết à thông cảm, giúp đỡ An. Ghi nhớ Kể chuyện để biết, nhận thức về người, sự vật và sự việc, để giải thích, để khen & chê, Đối với người kể là thông báo, giải thích, cung cấp hiểu biết về sự vật, sự việc đó. Đối với người nghe là tìm hiểu, nhận biết sự vật, sự việc đó. Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê. 2. Phương thức tự sự. Ví dụ: truyện “Thánh Gióng” Truyện kể về người anh hùng làng Gióng. Thời gian: đời vua Hùng Vương thứ 6. 1 Sự ra đời của Thánh Gióng 2 Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc 3 Thánh Gióng lớn nhanh như thổi 4 Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc 5 Thánh Gióng đánh tan giặc 6 Thánh Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời 7 Vua lập đền thờ, phong danh hiệu 8 Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng Chi tiết mở đầu Vợ chồng nông dân nghèo làng Phù Đổng đã già mà chưa có con. Chi tiết thể hiện diễn biến của chuyện Bà vợ giẫm vào vết chân lạ à Thụ thai khác thường à Gióng ra đời à Ba năm không nói không cười, không hoạt động à Nghe tiếng sứ giả à Câu nói đầu tiên à Yêu cầu đầu tiên à Cả làng giúp đỡ à Gióng lớn mạnh phi thường à Chiến đấu với giặc Ân à Roi sắt gẫy à Nhổ tre làm vĩ khí à Đuổi giặc đến chân núi Sóc à Bay về trời à Được phong thần, phong vương, dân nhớ ơn đời đời. Chi tiết kết thúc Sự tích tre đằng ngà, làng Cháy. Truyện thể hiện chủ đề đánh giặc giữ nước của người Việt cổ: quá trình ra đời, trưởng thành, lập chiến công, thành Thánh của vị anh hùng giữ nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam ta. Các sự việc diễn biến theo trình tự, có đầu có đuôi, sự việc này dẫn đến sự việc kia, việc xảy ra trước thường là nguyên nhân dẫn đến việc xảy ra sau cho nên có vai trò giải thích cho việc sauà Kết thúcà như thế mới trở thành câu chuyện có ý nghĩa. à Các sự việc trên có tính chất xâu chuỗi với nhau theo thứ tụ diễn biến trước sau của câu chuyện kể về người anh hùng làng Gióng có công dẹp giặc cứu nước. Tự sự ( kể chuyện ) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Trong cuộc sống, trong giao tiếp cũng như trong văn chương truyền miệng, văn chương viết đều rất cần đến tự sự. Ghi nhớ : SGK tr 28. Hoạt động 3: hướng dẫn luyện tập trên lớp. Cho học sinh đọc BT1 – tr 28. Cho học sinh đọc BT2 – tr 29. Cho học sinh đọc BT3 – tr 29. Học sinh đọc BT3 Học sinh đọc Bài tập 1 tr 28 _ Phương thức tự sự trong truyện: truyện kể diễn biến tư tưởng của ông già mang sắc thái hóm hỉnh, thể hiện tình yêu cuộc sống: dù kiệt sức nhưng sống vẫn hơn chết. Truyện được kể theo trình tự thời gian, sự việc nối tiếp nhau, kết thúc bất ngờ. Ngôi kể thứ 3. _Ý nghĩa câu chuyện : ca ngợi trí thông minh, biến báo linh hoạt, nhanh trí của ông già. Bài tập 2 tr 29 _ “Sa bẫy” chính là bài thơ tự sự. Tuy diễn đạt bằng thơ 5 tiếng nhưng bài thơ đã kể lại một câu chuyện có mở đầu, có kết thúc, có nhân vật, có chi tiết, có diễn biến sự việc nhằm mục đích chế giễu tính tham ăn của mèo đã khiến mèo tự mình “sa bẫy” của chính mình. _ Kể lại câu chuyện bằng miệng : Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy lũ chuột nhắt bằng mồi cá được nướng thơm ngon treo lơ lửng trong một chiếc cạm sắt, hòng dụ bọn chuột sa bẫy. Cứ đinh ninh lũ chuột nhắt tham lam ngốc nghếch sẽ không bỏ qua cơ hội này, cả bé Mây và mèo con đều nghĩ bọn chuột kia sẽ mắc bẫy. Đêm hôm ấy, bé Mây nằm mơ thấy cảnh bọn chuột bị sập bẫy đầy lồng, chúng khóc lóc xin tha tội.Lúc ấy, bé và mèo con sẽ xử lý chúng. Sáng hôm sau, bé Mây vùng chạy xuống bếp xem kết quả ra sao, ai dè bé Mây chẳng thấy chuột, cũng chẳng còn cá nướng, chỉ có ở giữa lồng, mèo con của bé Mây đang nằm ngủ ngon lành, có lẽ mèo con đang nằm mơ! Bài tập 3 tr 29 _Cả 2 văn bản đều có nội dung tự sự với nghĩa kể chuyện, kể việc. Đây là một bản tin, nội dung là kể lại cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ 3 – tại thành phố Huế chiều ngày 3-4-2002. Đoạn “Người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược” là một đoạn trong “Lịch sử 6”. _Tự sự ở đây có vai trò giới thiệu, tường thuật, kể chuyện thời sự hay lịch sử. Hoạt động 4: hướng dẫn làm bài tập ở nhà Giáo viên kể mẫu. Học sinh đọc Bài tập 4 tr 30 Xưa kia, tổ tiên của người Việt là Hùng Vương lập nên nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu. Hùng Vương là con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Lạc Long Quân người Lạc Việt (Bắc Bộ Việt Nam), mình rồng, thường rong chơi ở Thủy Phủ. Âu Cơ là con gái dòng họ Thần Nông, giống Tiên ở núi, phương Bắc. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau, lấy nhau. Âu Cơ có mang, sinh ra một bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra thành một trăm người con, người con trưởng được chọn làm vua Hùng, đời đời nối tiếp làm vua. Từ đó, để tưởng nhớ tới tổ tiên của mình, người Việt Nam tự xưng là con Rồng cháu Tiên. BVN : BT5 tr 30

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 2 Tim hieu chung ve van tu su_12425319.doc
Tài liệu liên quan