Bài 19 - Tiết 81
QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG VÀ SO SÁNH TRONG VĂN MIÊU TẢ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Mối QH trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong VMT.
- Vai trò của quan sát, tưởng tượng và nhận xét trong văn miêu tả.
2. Kỹ năng
- Quan sát, tưởng tượng và so sánh, nhận xét trong văn miêu tả.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thích văn chương và cảm hứng sáng tạo.
4. Năng lực
- Năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, kế hoạch dạy học, bài văn mẫu
2. Học sinh: Soạn bài, đọc trước bài mới, học bài cũ.
15 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 79 đến 81, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/01/2017
Ngày giảng: 6A 16/01/2017
6D 18/01/2017
Bài 19 - Tiết 79
SO SÁNH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Cấu tạo của phép tu từ so sánh.
- Các kiểu so sánh thường gặp.
2. Kỹ năng
- Nhận diện được phép so sánh.
- Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản, chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó.
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng so sánh trong viết văn.
4. Năng lực
- Tự học, hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề,năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, kế hoạch dạy học, bảng phụ
2. Học sinh: Soạn bài, đọc trước bài mới, học bài cũ.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp:
6A
6D
2. Kiểm tra bài cũ
Thế nào là phó từ? Trong TV có những loại PT nào ?
- Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ và bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT
- Phó từ có 2 loại: + Phó từ đứng trước động từ, tính từ thường bổ sung một ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như: quan hệ thời gian; mức độ; sự tiếp diễn tương tự; sự phủ định; sự cầu khiến.
+ Phó từ đứng sau động từ, tính từ thường bổ sung một số ý nghĩa như : mức độ, khả năng, kết quả và hướng.
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Trải nghiệm
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp - Kĩ năng: Phân tích
- Thời gian: 5 phút.
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
ND CẦN ĐẠT
GV: Cho học sinh đọc một đoạn thơ trên bảng phụ
HS: Nhận xét
GV: Dẫn học sinh vào bài
- HS nhận xét
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Hiểu được so sánh, biết các cấu tạo của so sánh.
- Phương pháp - Kĩ năng: Nêu và giải quyết vấn đề, nêu ví dụ, phân tích.
- Thời gian: 20 phút
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
ND CẦN ĐẠT
- GV: Gọi HS đọc ví dụ (SGK)
? Tìm các tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu sau?
a, Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
(Hồ Chí Minh)
b, [] Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
(Đoàn Giỏi)
? Trong mỗi phép so sánh trên, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau?
+ Trẻ em - búp trên cành.
+ Rừng đước : Hai dãy trường thành vô tận.
? Vì sao có thể so sánh như vậy?
=> So sánh như vậy vì chúng có những điểm giống nhau nhất định (Theo sự quan sát của tác giả).
? So sánh các sự vật , sự việc với nhau như vậy để làm gì?
- Mục đích : Tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự việc quen thuộc:
+ Gợi cảm giác thích thú, hấp dẫn khi nghe, nói, đọc, viết.
+ Khả năng diễn đạt p2, sinh động của TV
? Con mèo được so sánh với con gì?
- Con mèo - con hổ.
Hai con vật này có gì giống và khác nhau?
- Giống nhau: Hình thức.
- Khác nhau : Mèo hiền, hổ dữ.
? Sự so sánh trong câu này có khác gì với sự so sánh trong các câu trên?
- Chỉ ra sự tương phản giữa hình thức và tính chất của sự vật, cụ thể là con mèo.
? Vậy em hiểu thế nào là so sánh?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
HS tìm các tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh
Tìm các sự vật được so sánh với nhau
Nêu cơ sở so sánh
Nêu mục đích của so sánh
Đọc VD 3:
Chỉ ra sự khác nhau
Rút ra khái niệm
I. So sánh là gì?
1. Ví dụ:
- Sự vật so sánh
- Cơ sở so sánh
- Mục đích so sánh
2. Khái niệm:
* Ghi nhớ 1/42
- GV: Yêu cầu HS: H·y chÐp vµo vë b¶ng cÊu t¹o cña phÐp so s¸nh vµ ®iÒn c¸c so s¸nh t×m ®îc phÇn I vµo b¶ng
Vế A
PDSS
TSS
Vế B
Trẻ em
Rừng đước
Dựng lên cao ngất
Như
như
Búp trên cành
Hai dãy trường thành vô tân
? H·y nhËn xÐt : PhÐp so s¸nh ®Çy ®ñ cã nh÷ng yÕu tè nµo? Cã nhÊt thiÕt ph¶i sö dông ®Çy ®ñ c¸c yÕu tè ?
+ §Çy ®ñ : 4 yÕu tè nhng khi sö dông cã thÓ lîc bá mét sè yÕu tè nµo ®ã.
? Theo em, nh÷ng yÕu tè nµo kh«ng thÓ thiÕu ? V× sao?
+ A, B V× nÕu thiÕu 1 trong 2 yÕu tè ®ã th× vÒ b¶n chÊt lµ kh«ng cßn so s¸nh.
? T×m thªm mét sè VD ph©n tÝch cÊu t¹o cña so s¸nh?
VD: B¸c ngåi ®ã...(tõ s2).
- G¸i thư¬ng chång (V¾ng mÆt c¶ PDs2 tõ s2).
- GV gọi HS đọc ghi nhớ.
Chép bảng ss vào vở
Nhận xét
Chỉ ra yếu tố không thể thiếu
II. Cấu tạo của phép so sánh.
1. Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh.
2. Mô hình có thể biến đổi.
* Ghi nhớ:
*Điều chỉnh, bổ sung:
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào bài luyện tập
- Phương pháp - Kĩ năng: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm
- Thời gian: 10 phút.
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
ND CẦN ĐẠT
1. Tìm thêm VD theo mẫu?
- Thầy thuốc như mẹ hiền
Sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
– Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên, hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
Chúng chị là hòn đá tảng trên đời
Chúng em chuột nhắt cứ đòi lung lay.
Sự nghiệp của chúng ta giống như rừng cây đương lên, đầy nhựa sống và ngày càng lớn mạnh nhânh chóng
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
+ Khỏe như vâm (voi) , hùm, trâu, Trương Phi,..
+ đen như bồ hóng, cột nhà cháy, củ súng, củ tam thất
+ trắng như bông, cước, tuyết, ngà, trứng gà bóc
+ cao như cây sào, núi
? Tìm những câu văn có sử dụng ss trong các văn bản đã học?
? Đặt câu có sử dụng so sánh. Phân tích cấu tạo so sánh của các câu đặt được.
- VD : Em bé đáng yêu như búp bê.
- A : Em bé
- Pđs2 : đáng yêu
- Từ s2 : như
- B : Búp bê
Thảo luận nhóm
Mỗi em tìm một nội dung ss
2 nhóm thi tìm nhanh
2 HS thực hiện
III. Luyện tập:
Bài tập 1.
a. So sánh đồng loại
- Người – người
- Vật – vật
b. So sánh khác loại
- Vật – người
- Người – vật
- Cụ thể - trừu tượng
Bài tập 2.
Bài tập 3.
Đặt 1 số câu có sử dụng so sánh.
*Điều chỉnh, bổ sung:
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
- Mục tiêu: Biết sử dụng đúng chức năng của so sánh trong khi viết văn.
- Phương pháp - Kĩ năng: Tự bộc lộ nhận thức, viết sáng tạo
- Thời gian: 5 phút.
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Viết một đoạn văn có dùng phép so sánh. Nêu tác dụng của phép so sánh.
Điều chỉnh, bổ sung:
Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
- Mục tiêu: HS biết nhận biết biện pháp tu từ so sánh.
- Phương pháp - Kĩ năng: Tìm tòi, phát hiện
- Thời gian: 3 phút
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Tìm phép so sánh trong các câu thơ sau :
Bác hồ đó, lớn mênh mông
Trời xanh, biển rộng, ruộng đồng, nước non. ( Tố Hữu)
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông
(Tế Hanh)
Tìm tòi, phát hiện
Bài tập:
*Điều chỉnh, bổ sung:
4. Củng cố
? Thế nào là so sánh?
5. Hướng dẫn tự học
- Đọc thuộc phần ghi nhớ, lấy ví dụ về biện pháp so sánh.
- Tiết 80, 81 “Quan sát, tượng tượng, so sánh trong văn miêu tả”
Ngày soạn: 13/01/2017
Ngày giảng: 6A 21/01/2017
6D 18/01/2017
Bài 19 - Tiết 80
QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG VÀ SO SÁNH TRONG VĂN MIÊU TẢ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
2. Kỹ năng
- Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản: Quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong đọc và viết văn miêu tả.
3. Thái độ
- Có ý thức quan sát, so sánh, tưởng tượng khi viết văn miêu tả.
4. Năng lực
- Năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, kế hoạch dạy học, bài văn mẫu
2. Học sinh: Soạn bài, đọc trước bài mới, học bài cũ.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp:
6A
6D
2. Kiểm tra bài cũ
Thế nào là văn miêu tả ? Hãy nêu một só tình huống cần sử dụng văn MT ?
- Một người đang tìm một học sinh lớp em nhưng người ấy chưa biết mặt mà bạn ấy đang ở trong một đám đông. Em làm thế nào để giúp người đó.
- Bố chuẩn bị đi công tác xa, em muốn mua một cái xắc theo ý mình. Em phải làm gì để bố mua cho mình.
- Em trồng rau trên mảnh vườn cùng 2 bạn khác. Em bận học, mẹ muốn giúp em lấy rau về để nấu cơm tối. Em làm thế nào để mẹ không lấy nhầm rau của hai bạn kia ?3. Bài mới
* Hoạt động 1: Trải nghiệm
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp
- Thời gian: 5 phút.
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
ND CẦN ĐẠT
GV: Cho học sinh đọc một đoạn văn miêu tả có sử dụng quan sát, tưởng tượng, so sánh
HS: Nhận xét
GV: Dẫn học sinh vào bài
- HS nhận xét
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Học sinh có hiểu biết sơ lược về quan sát, tưởng tượng, nhận xét, so sánh trong văn miêu tả.
- Phương pháp - Kĩ năng: Nêu và giải quyết vấn đề, nêu ví dụ, phân tích.
- Thời gian: 20 phút
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Gọi HS đọc 2 đoạn văn – SGK
Mỗi đoạn văn trên giúp em hình dung đặc điểm nổi bật gì của sự vật và phong cảnh được miêu tả ?
Hoạt động nhóm :
a. Dế choắt gầy còm, ốm yếu và xấu xí.
b. Sông nước cà mau hùng vĩ và tràn đầy sức sống hoang dã.
c. Cây gạo đẹp lung linh huyền ảo, là nơi tụ hội của các loài chim.
Những đặc điểm nổi bật của Dế Choắt, sông nước Cà Mau và cây gạo thể hiện ở những chi tiết nào ?
a. Dế Choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, như người cởi trần mặc áo gilê, đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ.
b. Sông nước Cà Mau : Sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện; dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước hàng đàn đen trũi, nhô lên, hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng; con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
c. Cây gạo : gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ; hàng ngàn BH là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi; hàng ngàn BN là hàng ngàn AN trong xanh., tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng.
Để viết được như vậy, NV cần phải có năng lực gì ?
Muốn viết được những đoạn văn sinh động như vậy, người viết cần có năng lực quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét.
Hãy tìm trong đoạn văn trên những câu văn, chi tiết có sự liên tưởng, so sánh ?
Hoạt động nhóm :
a. người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện TP. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, như người cởi trần mặc áo gi lê.
b. Sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện; dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước hàng đàn đen trũi, nhô lên, hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng; con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
c. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ; hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi; hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh., tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng.
Gọi HD đọc đoạn văn trong mục I. 3*
Căn mênh mông, nước ( ) đổ ra biển ngày đêm ( ),cá nước hàng đàn đen trũi () giữa những đầu sóng trắng; con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất ( ).
Hãy so sánh đoạn văn này với với đoạn nguyên văn ở mục I.1. đoạn 2 để chỉ ra đoạn này đã bị lược đi những chữ gì ?
Căn mênh mông, nước ( ầm ầm) đổ ra biển ngày đêm (như thác), cá nước hàng đàn đen trũi, (nhô lên, hụp xuống như người bơi ếch) giữa những đầu sóng trắng; con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất (như hai dãy trường thành vô tận).
Những chữ lược đi đã làm ảnh hưởng đến đọan văn miêu tả như thế nào ?
Khi lược bớt các chữ này đi thì đoạn văn không còn các yếu tố tưởng tượng, so sánh và nhận xét, do đó sẽ làm đoạn văn thiếu sinh động, gợi tả và không làm nổi bật được đặc điểm tiêu biểu của cảnh SNCM.
Vậy qua việc tìm hiểu VD, em thấy quan sát, tưởng tượng, so sánh có tác dụng như thế nào trong VMT ?
Đọc
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
Đọc
- Trả lời
- Trả lời
I. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
1. Ví dụ 1: SGK
- Đoạn 1 : trích Bài học đường đời ĐT.
- Đoạn 2 : trích Sông nước Cà Mau
- Đoạn 3 : trích Cây gạo
- Nhận xét :
- Đặc điểm NB:
- Các chi tiết, HA
- Các câu văn có sự liên tưởng, so sánh
2. Ví dụ 2 :
* Ghi nhớ : SGK
Muốn miêu tả được, trước hết, người ta phải biết quan sát, tưởng tượng, ví von, so sánh để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
*Điều chỉnh, bổ sung:
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào bài luyện tập
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 10 phút.
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Hãy viết một đoạn văn miêu tả khoảng 10 dòng, có sử dụng yếu tố tưởng tượng, so sánh.
- Viết bài
* Luyện tập
*Điều chỉnh, bổ sung:
4. Củng cố
? Quan sát, tưởng tượng, so sánh có tác dụng như thế nào trong văn miêu tả ?
5. Hướng dẫn tự học
- Đọc thuộc phần ghi nhớ, lấy ví dụ về biện pháp so sánh trong miêu tả.
- Tiết 81 “Quan sát, tượng tượng, so sánh trong văn miêu tả”
Ngày soạn: 13/01/2017
Ngày giảng: 6A, 6D 21/01/2017
Bài 19 - Tiết 81
QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG VÀ SO SÁNH TRONG VĂN MIÊU TẢ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Mối QH trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong VMT.
- Vai trò của quan sát, tưởng tượng và nhận xét trong văn miêu tả.
2. Kỹ năng
- Quan sát, tưởng tượng và so sánh, nhận xét trong văn miêu tả.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thích văn chương và cảm hứng sáng tạo.
4. Năng lực
- Năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, kế hoạch dạy học, bài văn mẫu
2. Học sinh: Soạn bài, đọc trước bài mới, học bài cũ.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp:
6A
6D
2. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là văn miêu tả? TD văn miêu tả?
? Cho VD sử dụng văn miêu tả?
* Hoạt động 1: Trải nghiệm
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp
- Thời gian: 5 phút.
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
ND CẦN ĐẠT
GV: Cho học sinh đọc một đoạn văn miêu tả có sử dụng quan sát, tưởng tượng, so sánh
HS: Nhận xét
GV: Dẫn học sinh vào bài
- HS nhận xét
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 2: Hoạt động cơ bản
- Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức để làm bài tập
- Phương pháp - Kĩ năng: Nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu.
- Thời gian: 20 phút
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Gọi HS đọc yêu ncầu trong phần a của bài tập 1.
Hãy tìm những từ ngữ thích hợp ( gương bầu dục, mảnh kính, cong cong, uốn, lấp ló, xám xịt, cổ kính, xanh um, xanh biếc ) cho trước để điền vào chỗ trống trong đoạn văn ?
Hoạt động nhóm
Gọi HS đọc yêu cầu thứ trong phần b – Trong đoạn văn miêu tả cảnh Hồ Gươm, tác giả đã quan sát và lựa chọn những hình ảnh đặc sắc tiêu biểu nào ?
Những hình ảnh đặc sắc tiêu biểu:, mặt hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh ; Cầu Thê húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn; Mái đền cổ kính, lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê; tháp rùa, tường rêu xanh biếc, xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um.
Gọi HS đọc đoạn văn trích Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài. bài tập số 2 -
Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. ( Tô Hoài )
Trong đoạn văn, nhà văn Tô Hoài đã tập trung miêu tả một chú dế có thân hình đẹp, cường tráng nhưng tính tình rất ương bướng, kiêu căng . Những hình ảnh tiêu biểu và đặc sắc nào đã làm nổi bật điều đó?
Em hãy quan sát và ghi lại đặc điểm của ngôi nhà hoặc căn phòng em ở. Trong những đặc điểm đoa đặc điểm nào nổi bật nhất.
Về nhà quan sát ngôi nhà - ở lớp : quan sát những đặc điểm của lớp học và chỉ ra những đặc điểm tiêu biểu.
Gọi HS đọc bài tập 4 - Nếu tả lại quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em thì em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh sự vật sau đây với những gì : mặt trời, bầu trời, những hàng cây, núi (đồi ), những ngôi nhà.
- Mặt trời, như lòng đỏ trứng gà nằm trên chiếc đĩa thuỷ tinh hoặc xanh Dương.
- Bầu trời như mái vòm khổng lồ màu ngũ sắc, ôm ấp xóm làng, đồng ruộng
- Những hàng cây như đoàn quân kiên trì bền bỉ đang canh giữ cho cuộc sống bình yên cuỉa xóm làng.
- Núi đồi như những bát úp lớn nằm sát bên nhau nghe tiếng lá cây rì rào ca hát.
- Những ngôi nhà nhìn xa từ trên cao như những bao diêm, rải rác và lẩn khuất trong những vườn cây xanh um, mát mắt.
Hoạt động nhóm
- Đọc, nêu yêu cầu
I. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
II. Luyện tập
1. Bài 1:
a.
Nhà tôi cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao nhìn xuống, mặt hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.
Cầu Thê húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền cổ kính, lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là tháp rùa, tường rêu xanh biếc, xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um.
b.
Bài 2 :
Những hình ảnh tiêu biểu và đặc sắc : cả người rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn; Đầu to và nổi từng tảng, rất bướng ; Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc; Sợi râu i dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng; lấy làm hãnh diện ; Cứ chốc chốc lại trịnh trọng khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
Bài 3 :
+ Hướng nhà, nền, mái, tường, cửa, trang trí.
Bài 4 :
- Mặt trời
- Hàng cây
- Bầu trời
- Núi
-Những ngôi nhà
*Điều chỉnh, bổ sung:
Hoạt động 3: Hoạt động vận dụng
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào viết đoạn văn miêu tả
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 10 phút.
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Từ bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi, hãy viết một đoạn văn tả lại quang cảnh một dòng sông, hay khu rừng mà em có dịp quan sát (chú ý nêu lên những đặc điểm nổi bật của dòng sông hoặc khu rừng mà em miêu tả)
- Viết bài
Bài tập
*Điều chỉnh, bổ sung:
4. Củng cố
? Thế nào là so sánh?
5. Hướng dẫn tự học
- Đọc thuộc phần ghi nhớ, lấy ví dụ về biện pháp so sánh.
- Viết đoạn văn miểu tả với nội dung tự chọn.
- Tiết 82, 83 “Bức tranh của em gái tôi”
* Rút kinh nghiệm
Ký duyệt, ngày 16 tháng 01 năm 2017
Tổ trưởng
Hoàng Thúy Vinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Văn 6 Tuần 23 Tiết 79~81.doc