Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 85 Vượt thác Võ Quảng

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Bức tranh thiên nhiên.

- Cảnh dòng sông và hai bên bờ dòng sông:

+ Chưa đến thác: sông đẹp, êm đềm, hiền hòa, thơ mộng

NT: sử dụng từ ngữ gợi hình, phép nhân hóa độc đáo

+ Đến thác: núi sông hiểm trở, dữ dội, hùng vĩ

 + Qua khỏi thác: núi sông bớt hiểm trở và hiền hoà hơn, đồng ruộng mở ra xanh tươi.

 

 

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 85 Vượt thác Võ Quảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/02/2017 Ngày giảng: 6A 13/02/2017 6D 15/02/2017 Bài 21 - Tiết 85 VƯỢT THÁC Võ Quảng A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương, với người lao động. 2. Kỹ năng - Đọc diễn cảm: giọng đọc phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên. 3. Thái độ - Tình yêu thiên nhiên và khát vọng chinh phục thiên nhiên. 4. Năng lực - Năng lực đọc diễn cảm, năng lực giải quyết vấn đề, phân tích B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu, kế hoạch dạy học, máy chiếu 2. Học sinh: - Đọc, soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 6A 6D 2. Kiểm tra bài cũ ? Diễn biến tâm trạng người anh trong "Bức tranh của em gái tôi" ? Nhân vật Kiều Phương để lại trong em những suy nghĩ gì? 3. Bài mới * Hoạt động 1: Trải nghiệm - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Trực quan, vấn đáp - Thời gian: 10 phút. HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ ND CẦN ĐẠT Cho HS xem hình ảnh trong SGK phóng to trên nền nhạc bài hát “Thu Bồn ơi” ?Sông Thu Bồn nằm ở địa phận nào của nước ta? Gợi dẫn HS vào bài Quan sát, tái hiện trả lời *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Mục tiêu: Hiểu sơ lược về tác giả, hiểu được nội dung của văn bản. - Phương pháp - Kĩ năng: Đọc sáng tạo, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề - Thời gian: 20 phút HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ ND CẦN ĐẠT - GV yêu cầu HS đọc chú thích * ? Tóm tắt hiểu biết của em về tác giả Võ Quảng và tác phẩm? - GV: Cung cấp thêm một số thông tin về tác giả và tác phẩm (Dựa theo những thông tin ở trang 48 - SGV). - Hướng dẫn HS đọc + Đ1: Giọng chậm êm + Đ2: nhanh, mạnh nhấn mạnh các ĐT, TT + Đ3: Chậm, thanh thản. Hướng dẫn HS tìm hiểu từ khó. ? Dựa vào trình tự miêu tả của tác giả, em hãy chia bài văn thành 3 đoạn? + Đoạn 1: Từ đầu đến: “thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước”. + Đoạn 2: Tiếp đến “thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò”. + Đoạn 3: Phần còn lại. HS đọc và nêu nét chính về tác giả, tác phẩm dựa vào chú thích SGK. HS đọc bài HS nhận xét bạn đọc I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm. 1. Tác giả: - Võ Quảng (1920- 2007) - Quê: Quảng Nam - Là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. 2. Tác phẩm: - Trích từ chương XI của truyện “Quê nội ” (1974). - Đọc: - Tìm hiểu từ khó: - Bố cục: 3 phần ? Có mấy đối tượng được miêu tả? Là những đối tượng nào? - Cảnh thiên nhiên - Hình ảnh con người ? Em hãy tìm và nêu những chi tiết miêu tả dòng sông và hai bờ và nhận xét sự thay đổi của cảnh theo từng đoạn? - Đoạn sông ở vùng đồng bằng: êm đềm, hiền hòa, thơ mộng, thuyền bè tấp nập; Hai bên bờ quang cảnh rộng rãi, trù phú với những bãi dâu trải ra bạt ngàn. - Sắp đến đoạn có nhiều thác gềnh thì cảnh vật thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngang trước mặt. - Ở đoạn sông có nhiều thác dữ: tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: “Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đúng chảy đứt đuôi rắn”. - Đoạn cuối: dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao nhưng đã bớt sự hiểm trở và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng. * GV: Giải thích về cảnh quan dòng sông Thu Bồn được miêu tả trong bài: Do địa lí miền Trung nước ta có dải đồng bằng hẹp tiếp liền với núi, trung và năm trung bộ là vùng cao nguyên tương đối bằng phẳng, vì vậy phần lớn dòng sông không dài lắm, tốc độ lớn, có nhiều thác và dòng chảy thay đổi rõ rệt qua mỗi vùng. ? Nhận xét về sự biến đổi của cảnh vật? + Êm đềm – dữ dội – bình yên. ? Theo em tác giả quan sát cảnh vật từ vị trí nào? Vị trí quan sát ấy có tác dụng gì trong việc miêu tả cảnh vật dòng sông và đôi bờ? + Người kể đã quan sát, miêu tả cảnh vật từ trên thuyền. Đây là một vị trí thích hợp. Người miêu tả vùa có thể quan sát cảnh trên sông vừa nhìn thấy cảnh tượng thay đổi trên hai bờ sông. ? Thảo luận: Tìm hình ảnh miêu tả các chòm cây cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối bài văn rồi nhận xét nêu ý nghĩa và sự cảm nhận về hai hình ảnh đó. + Đoạn đầu: “những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước”: như báo trước một khúc sông dữ, hiểm, vừa như mách bảo con người nén dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. + Đoạn cuối: “mọc giữa những bụi lúp xúp, trông xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước”: biểu hiện tâm trạng hào hứng, phấn chấn, mạnh mẽ của con người vừa vượt qua đoạn thác giữ đưa con thuyền tiến lên phía trước. -> Đây là hai hình ảnh nhân hóa, so sánh. ? Qua phân tích em hãy nêu cảm nhận của mình về cảnh được miêu tả trong bài? - Đọc đoạn đầu Tìm chi tiết Nêu tác dụng của cách miêu tả. Nhận xét Nêu vị trí quan sát của tác giả và tác dụng Thảo luận theo nhóm Đại diện nhóm trình bày - Đọc lại đoạn văn 2. . Tìm các động tác và ngoại hình của Dượng Hương: II. Đọc – hiểu văn bản 1. Bức tranh thiên nhiên. - Cảnh dòng sông và hai bên bờ dòng sông: + Chưa đến thác: sông đẹp, êm đềm, hiền hòa, thơ mộng NT: sử dụng từ ngữ gợi hình, phép nhân hóa độc đáo + Đến thác: núi sông hiểm trở, dữ dội, hùng vĩ + Qua khỏi thác: núi sông bớt hiểm trở và hiền hoà hơn, đồng ruộng mở ra xanh tươi. - Nghệ thuật nhân hóa, so sánh. => Thiên nhiên sinh động, phong phú, hùng vĩ nhưng lại rất thơ mộng. *Điều chỉnh, bổ sung: Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức để làm bài tập - Phương pháp - Kĩ năng: Đọc diễn cảm - Thời gian: 5 phút. HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ ND CẦN ĐẠT Yêu cầu HS đọc Đoạn thơ nói về thác của Tố Hữu. GV đọc Đoạn văn tả cảnh xuôi Thác trong Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân. Đọc, lắng nghe III Luyện tập *Điều chỉnh, bổ sung: Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn miêu tả. - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút. HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ ND CẦN ĐẠT Hãy viết đoạn văn từ 7 đến 5 câu, miêu tả cảnh thác nước mà em biết - Viết bài *Điều chỉnh, bổ sung: Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng. -Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học chỉ ra những chi tiết miêu tả bức tranh thiên nhiên trong văn bản -Phương pháp - Kĩ năng: Tìm tòi, phát hiện -Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Em hãy tìm những chi tiết miêu tả bức tranh thiên nhiên trong văn bản Phát hiện *Điều chỉnh, bổ sung: 4. Củng cố ? Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài như thế nào ? 5. Hướng dẫn tự học - Đọc kĩ để nhớ một một số chi tiết, sự việc chính trong đoạn trích. - Chuẩn bị bài tập 1, 2, 3 phần I và 1, 2 phần II SGk/42. - Tìm những câu văn, thơ có sử dụng phép so sánh. - Chuẩn bị tiết 86: Vượt thác (tiếp)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVăn 6 tuần 27 tiết 85 Vượt thác.doc
Tài liệu liên quan