Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1 - Trường quốc tế Mỹ Úc

Giáo án:

 TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ CỦA TIẾNG VIỆT

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức

- Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức.

- Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt.

1.2. Kĩ năng

- Nhận diện, phân biệt được:

+ Từ và tiếng.

+ Từ đơn và từ phức.

+ Từ ghép và từ láy.

- Phân tích cấu tạo của từ.

1.3. Thái độ: Giáo dục ý thức trau dồi vốn từ tiếng việt.

1.4. Năng lực hướng tới: Học sinh biết, nắm được định nghĩa để vận dụng lựa chọn,sử dụng từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức trong câu và trong tạo lập văn bản.

2. CHUẨN BỊ

2.1. Giáo viên: Bảng phân loại cấu tạo từ tiếng việt.

2.2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung bài học.

3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

3.1. Ổn định tổ chức (1’)

3.2. Kiểm tra miệng (Không)

3.3. Tiến trình dạy học (40’)

 

doc21 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1 - Trường quốc tế Mỹ Úc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay sẽ giúp các em hiểu rõ về điều đó. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI NỘI DUNG Hoạt động 1: Khởi động Cho HS xem 1 đoạn clip về “ Con rồng cháu tiên”. Hướng dẫn học sinh đọc – tìm hiểu chung (10’) GV: Hướng dẫn HS đọc bài. GV: Đọc mẫu 1 đoạn, gọi HS đọc tiếp. HS: Theo dõi bạn đọc. GV: Nhận xét cách đọc. GV: Hướng dẫn tìm hiểu chú thích. HS: Đọc chú thích. GV: Dựa vào thông tin sgk hãy cho biết thế nào là truyền thuyết? HS: Dựa vào SGK trả lời. GV: Kết luận. GV: Lưu ý (Truyền thuyết, cổ tích, truyện cười) thuộc truyện dân gian, nên mang tính truyền miệng, không có tác giả. GV: Yêu cầu HS theo dõi từ khó/sgk GV: Hướng dẫn HS kể tóm tắt. Yêu cầu HS về nhà đọc lại truyện, kể một cách ngắn gọn nhất. GV: Hãy cho biết Con Rồng Cháu Tiên thuộc thể loại nào trong truyện dân gian? HS: Trả lời. GV: Truyện kể theo phương thức biểu đạt nào? HS: Trả lời, GV kết luận. GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục. GV:Theo em văn bản được được chia làm mấy phần? HS: Trao đổi thảo luận theo cặp 1’ HS: Báo cáo, bạn khác nhận xét, bổ sung. GV: Kết luận. - Năng lực tưởng tượng - Năng lực đọc hiểu văn bản truyền thuyết. -Biết được đặc trưng của thể loại truyền thuyết -Hiểu được cách tóm tắt một văn bản. I. Đọc – tìm hiểu chung 1. Đọc 2. Hiểu chú thích a. Truyền thuyết là gì? - Truyền thuyết là loại truyện dân gian, kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. - Truyện thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. - Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử. b. Từ khó/sgk c. Kể, tóm tắt 3. Thể loại, PTBĐ - Thể loại: Truyền thuyết - PTBĐ: Tự sự, miêu tả, kết hợp biểu cảm 4. Bố cục Chia làm 3 phần - Phần 1: Từ đầu → Long Trang. - Phần 2: Tiếp →lên đường. - Phần 3: còn lại. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản (20’) GV: Gọi HS đọc đoạn 1. HS: Đọc. GV: LLQ và Âu cơ được giới thiệu như thế nào? (Nguồn gốc, hình dáng, tài năng) GV: Tại sao tác giả dân gian không tưởng tượng LLQ và Âu cơ có nguồn gốc từ các loài khác mà tưởng tượng LLQ nòi rồng, Âu Cơ dòng dõi tiên? Điều đó có ý nghĩa gì? HS: Suy nghĩ trả lời. GV bình: Việc tưởng tượng LLQ và Âu Cơ dòng dõi Tiên - Rồng mang ý nghĩa thật sâu sắc. Bởi rồng là 1 trong bốn con vật thuộc nhóm linh mà nhân dân ta tôn sùng và thờ cúng. Còn nói đến Tiên là nói đến vẻ đẹp toàn mĩ không gì sánh được. Tưởng tượng LLQ nòi Rồng, Âu Cơ nòi Tiên phải chăng tác giả dân gian muốn ca ngợi nguồn gốc cao quí và hơn thế nữa muốn thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi của dân tộc VN ta. GV: Cho HS quan sát hình ảnh minh họa Lạc Long Quân và Âu Cơ. HS: Quan sát. GV: Vậy qua các chi tiết trên, em thấy hình tượng LLQ và Âu Cơ hiện lên như thế nào? HS: Đẹp, lớn lao, cao quí. GV: Gọi HS đọc đoạn 2. GV : Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ? Chi tiết này có ý nghĩa gì? HS: Trả lời. *GV bình: Chi tiết lạ mang tính chất hoang đường nhưng rất thú vị và giàu ý nghĩa. Nó bắt nguồn từ thực tế rồng, rắn đều đẻ trứng. Tiên (chim) cũng đẻ trứng. Tất cả mọi người VN chúng ta đều sinh ra từ trong cùng một bọc trứng (đồng bào) của mẹ Âu Cơ. DTVN chúng ta vốn khoẻ mạnh, cường tráng, đẹp đẽ, phát triển nhanh. GV: Em hãy quan sát bức tranh trong SGK và cho biết tranh minh họa cảnh gì? HS: Cảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con. GV: Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào? Việc chia tay thể hiện ý nguyện gì? HS: - Năm mươi người con xuống biển. - Năm mươi người con lên núi. GV: Bằng sự hiểu biết của em về LS chống ngoại xâm và công cuộc xây dựng đất nước, em thấy lời căn dặn của thần sau này có được con cháu thực hiện không? ( Tích hợp giáo dục quốc phòng.) *GV bình: LS mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh hùng hồn điều đó. Mỗi khi TQ bị lâm nguy, ND ta bất kể trẻ, già, trai, gái từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền biển đến miền rừng núi xa xôi đồng lòng kề vai sát cánh đứng dậy giết kẻ thù. Khi nhân dân một vùng gặp thiên tai địch hoạ, cả nước đều đau xót, nhường cơm xẻ áo, để giúp đỡ vượt qua hoạn nạn và ngày nay, mỗi chúng ta ngồi đây cũng đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện lời căn dặn của Long Quân xưa kia bằng những việc làm thiết thực. (Tích hợp về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.) GV: Trong truyện dân gian thường có chi tiết tưởng tượng kì ảo. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? HS: Chi tiết tưởng tượng kì ảo là chi tiết không có thật được dân gian sáng tạo ra nhằm mục đích nhất định. GV: Trong truyện này, chi tiết nói về LLQ và Âu Cơ; việc Âu Cơ sinh nở kì lạ là những chi tiết tưởng tượng kì ảo. Vai trò của nó trong truyện này như thế nào? GV: Gọi HS đọc đoạn 3. GV: Em hãy cho biết, truyện kết thúc bằng những sự việc nào? Việc kết thúc như vậy có ý nghĩa gì? HS: Trả lời. GV: Vậy theo em, cốt lõi sự thật LS trong truyện là ở chỗ nào? HS: Trả lời. GV: Là mười mấy đời vua Hùng trị vì. Khẳng định sự thật trên đó là lăng tưởng niệm các vua Hùng mà tại đây hàng năm vẫn diễn ra lễ hội rất lớn - lễ hội đền Hùng. Lễ hội đó đã trở thành một ngày quốc giỗ của cả dân tộc. Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba -Năng lực phát hiện chi tiết trong văn bản. -Năng lực tư duy -Năng lực phát hiện chi tiết. Năng lực tư duy -Năng lực tư duy logic. -Năng lực liên tưởng, vận dụng ý nghĩa văn bản vào thực tế đời sống. -Phát hiện và nắm được yếu tố lịch sử của van bản. II. Tìm hiểu văn bản Giới thiệu Lạc Long Quân - Âu cơ: Lạc Long Quân: Nguồn gốc: Thần, nòi rồng. Hình dáng: mình rồng ở dưới nước. Tài năng: có nhiều phép lạ, giúp dân diệt trừ yêu quái. Âu Cơ: Nguồn gốc:Thần Nông. Xinh đẹp tuyệt trần. - => Đẹp kì lạ, lớn lao với nguồn gốc vô cùng cao quí. 2. Âu Cơ sinh nở kỳ lạ và hai người chia con. a. Âu Cơ sinh nở kì lạ: - Sinh bọc trăm trứng, nở trăm con, đẹp đẽ, khôi ngô, không cần bú mớm, lớn nhanh như thổi. => Chi tiết tưởng tượng sáng tạo diệu kì nhấn mạnh sự gắn bó keo sơn, thể hiện ý nguyện đoàn kết giữa các cộng đồng người Việt. b. Âu Cơ và Lạc Long Quân chia con: - Năm mươi người con xuống biển; - Năm mươi người con lên núi Cuộc chia tay phản ánh nhu cầu phát triển DT: làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai. Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất DT. Mọi người ở mọi vùng đất nước đều có chung một nguồn gốc, ý chí và sức mạnh. * Ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kì ảo: - Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của các nhân vật, sự kiện. - Thần kì, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc. - Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm. 3. Giải thích nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên - Con trưởng lên ngôi vua, lấy hiệu Hùng Vương, lập kinh đô, đặt tên nước. - Giải thích nguồn gốc của người VN là con Rồng, cháu Tiên. Cách kết thúc muốn khẳng định nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên là có thật. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết (5’) GV: Hãy cho biết nghệ thuật và ý nghĩa của truyện con rồng cháu tiên? HS: Trả lời, GV nhận xét, kết luận. -Bước đầu hiểu và ghi nhớ nội dung, nghệ thuật của thể loại truyền thuyết. III. Tổng kết Nghệ thuật - Sử dụng yếu tố tưởng tưởng kì ảo về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu cơ, về việc sinh nở của Âu cơ. - Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh. Nội dung - Giải thích nguồn gốc dân tộc con Rồng, cháu Tiên, ca ngợi nguồn gốc của dân tộc và ý nguyện đoàn kết gắn bó của nhân dân ta. * Ghi nhớ/sgk/8 Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh làm luyện tập (5’) GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. GV: Cho HS đọc truyện quả bầu mẹ. HS: Lắng nghe -Năng lực sáng tạo. IV. Luyện tập 1. Bài tập 1/sgk - Qủa trứng to nở ra người của dân tộc Mường. - Qủa bầu mẹ của dân tộc khơ mú. → Khẳng định về sự gần gũi về cội nguồn, và sự giao lưu giữa các dân tộc trên đất nước. 2. Bài tập 2/sgk - Kể lại truyện con rồng cháu tiên. 4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP (4’) 4.1. Tổng kết (3’) - Truyền thuyết là gì? - Theo truyện con rồng cháu tiên, người VN có nguồn gốc từ đâu? 4.2. Hướng dẫn tự học (1’) - Đối với bài học ở tiết học này: Nắm khái niệm truyền thuyết là gì? Ý nghĩa của văn bản. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Soạn và xem nội dung bài “ Bánh chưng bánh giầy” theo nội dung câu hỏi SGK. Đọc và trả lời phần đọc hiểu văn bản. 5. PHỤ LỤC (Tranh ảnh, tư liệu liên quan) Giáo án BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY (HDĐT) (Truyền thuyết) 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết. - Cốt lỗi lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kỳ Hùng Vương. - Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hóa của người Việt. 1.2. Kĩ năng - Đọc- hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết. - Nhận ra những sự việc chính trong truyện. 1.3. Thái độ: Giáo dục truyền thống dân tộc, yêu lao động, thờ cúng tổ tiên. 1.4. Năng lực hướng tới: Học sinh biết phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hóa của người Việt. Rèn luyện, nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản cùng thể loại. 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên:Chuẩn bị nội dung bài dạy 2.2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung bài học. 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 3.1. Ổn định tổ chức (1’) 3.2. Kiểm tra miệng (5’) không thể thiếu trong mâm cổ ngày tế đó là bánh gì? 3.2. Tiến trình dạy học (35’) – Cho HS xem một đoạn clip về ngày tết truyền thống của dân tộc Việt Nam, sau đó dẫn dắt vào bài học. Vào ngày tết cổ truyền của người Việt chúng ta, các em thấy có hai thứ bánh, đó là bánh gì?. Bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh không thể thiếu trong mâm cổ ngày tết cổ truyền truyền của dân tộc Việt Nam. Hai thứ bánh đó bắt nguồn từ truyền thuyết thời Hùng vương. Bài học hôm nay lí giải về nguồn gốc của hai thứ bánh này. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI NỘI DUNG Hoạt động 1: Kích hoạt kiến thức nền: -Thế nào là truyền thuyết? Các đặc trưng của thể loại truyền thuyết là gì? Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc – tìm hiểu chung (12’) GV: Hướng dẫn đọc văn bản. - Giọng chậm rãi, tình cảm. GV: Đọc mẫu, gọi HS đọc bài, cả lớp theo dõi. GV: Nhận xét cách đọc. GV: Hướng dẫn tìm hiểu từ khó. GV: Bánh chưng bánh giầy thuộc thể loại nào? HS: Trả lời, GV kết luận. GV: Văn bản kể theo phương thức biểu đạt nào? HS: Trả lời, GV nhận xét. GV: Theo em văn bản chia làm mấy phần? HS:Trao đổi theo cặp, HS báo cáo. GV: Nhận xét, kết luận. - Năng lực ghi nhớ kiến thức cũ. -Năng lực đọc, thâm nhập vào thế giới bên trong văn bản. -Năng lực nhận biết PTBĐ của VB. -Năng lực hợp tác I. Đọc-tìm hiểu chung 1. Đọc 2. Hiểu chú thích a. Từ khó/sgk. b. Thể loại - Truyền thuyết c. PTBĐ - Tự sự, miêu tả, biểu cảm 3. Bố cục 3 phần - P1: Từ đầu → có tiên vương chứng giám. - P2: Tiếp → hình tròn. - P3: Còn lại. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản (18’) GV: Yêu cầu HS xem lại đoạn đầu đến chứng giám. GV: Hùng vương chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? HS: Theo dõi thông tin sgk và trả lời câu hỏi. HS: Bổ sung, nhận xét. GV: Kết luận chung. GV: Ý định và hình thức chọn người nối ngôi của vua như thế nào? HS: Phát hiện trả lời, GV nhận xét. GV: Thử bàn về hình thức và điều kiện chọn người của vua Hùng? HS:Thảo luận nhóm 2’ HS: Báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Kết luận. GV: Để được ngôi vua các lang đã làm gì? HS: Trả lời, GV kết luận. GV: Trong 20 người con của vua ai là người được thần giúp đỡ? HS: Trả lời, GV kết luận. - Lang Liêu. GV: Lang Liêu khác các lang ở điểm nào? Vì sao chàng lại buồn nhất? HS:Thảo luận nhóm 2’ HS: Báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV kết luận. GV: Vì sao thần chỉ mách bảo riêng cho Lang Liêu? HS: Trả lời, GV kết luận. GV: Tại sao thần chỉ gợi ý mà không không làm giúp Lang Liêu? HS: Trao đổi theo cặp HS báo cáo. GV: Nhận xét chung. GV: Theo em, thần ở đây là ai? HS: Trả lời, HS khác bổ sung. GV: Kết luận. GV: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được chọn làm lễ cúng tế tiên vương? HS: Trả lời, bạn khác bổ sung. GV: Kết luận. GV: Nêu kết quả cuộc thi tài? HS: Trả lời, GV nhận xét. GV: Truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy có những ý nghĩa gì? HS: Trả lời. GV: Kết luận. -Năng lực phát hiện chi tiết cụ thể và tư duy độc lập. -Năng lực hợp tác làm việc theo nhóm, thuyết trình, giải quyết tình huống có vấn đề. -Năng lực tư duy II. Tìm hiểu văn bản 1. Hùng vương chọn người nối ngôi. - Hoàn cảnh: Vua đã già, giặc ngoài đã yên, dân được hưởng thái bình→ muốn truyền ngôi cho con. -Ý định: Phải nối được ý vua, không nhất thiết phải là con trưởng. - Hình thức mang tính chất câu đố. Nhân lễ tiên vương ai làm vừa ý vua→ được truyền ngôi. - Không theo tục lệ truyên ngôi từ các đời trước mà chú trọng tài trí. 2. Cuộc thi tài giải đố. + Các lang: Đua nhau tìm lễ vật quý hiếm để lễ tiên vương. + Lang Liêu: Mồ côi mẹ, thật thà, chăm việc đồng áng. - Chàng buồn vì không thể bày biện lễ vật như các lang. - Lang Liêu được thần mách bảo, vì chàng là người thiệt thòi nhất. - Thần dành chỗ tài năng cho Lang Liêu → chàng làm vừa ý thần. - Thần chính là nhân dân→ thần quý trọng cái nuôi sống mình, do chính tay mình làm ra. 3. Kết quả cuộc thi tài - Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế quý trọng nghề nông→ tượng trưng cho trời và đất. → Lang Liêu được chọn nối ngôi vua. 4. Ý nghĩa của truyện. - Giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền. - Giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy và tục thờ cúng tổ tiên của người Việt. - Đề cao nghề trồng lúa nước. - Ước mơ vua sáng, tôi hiền, đất nước thái bình, nhân dân no ấm. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết (3’) GV: Nêu một số đặc sắc nghệ thuật của văn bản? HS: Trao đổi theo cặp HS báo cáo. GV: Nhận xét chung. GV: Dựa vào phần ghi nhớ tổng kết bài. GV: Gọi HS đọc ghi nhớ/sgk - Nắm và hiểu được ý nghĩa của câu chuyện. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Sử dụng chi tiết tưởng tượng để kể về việc Lang Liêu được thần mách bảo: “ Trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo” - Lối kể chuyện dân gian: theo trình tự thời gian. 2. Nội dung - Truyện vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước. - Đề cao lao động, đề cao nghề nông. - Thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta. * Ghi nhớ/sgk/12 4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP (4’) 4.1. Tổng kết (3’) - Nội dung của truyện “Bánh chưng, bánh giầy” nhằm mục đích ca ngợi những gì - Trong truyện tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật gì? 4.2. Hướng dẫn tự học (1’) - Đối với bài học ở tiết học này: Cần nắm được nội dung bài, ý nghĩa của hai loại bánh ngày tết, và tục thờ bánh của nhân dân ta. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài “Từ và cấu tạo từ tiếng Việt”. Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. 5. PHỤ LỤC (Tranh ảnh, tư liệu liên quan) Giáo án: TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ CỦA TIẾNG VIỆT 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức - Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức. - Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt. 1.2. Kĩ năng - Nhận diện, phân biệt được: + Từ và tiếng. + Từ đơn và từ phức. + Từ ghép và từ láy. - Phân tích cấu tạo của từ. 1.3. Thái độ: Giáo dục ý thức trau dồi vốn từ tiếng việt. 1.4. Năng lực hướng tới: Học sinh biết, nắm được định nghĩa để vận dụng lựa chọn,sử dụng từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức trong câu và trong tạo lập văn bản. 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên: Bảng phân loại cấu tạo từ tiếng việt. 2.2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung bài học. 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 3.1. Ổn định tổ chức (1’) 3.2. Kiểm tra miệng (Không) 3.3. Tiến trình dạy học (40’) Học qua các văn bản các em thấy chất liệu để hình thành nên văn bản đó là từ. Vậy từ là gì và nó cấu tạo ra sao, tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài “Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt”. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI NỘI DUNG Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ là gì (10’) GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân. Chép VD vào vở, và trả lời câu hỏi. GV: Trong VD trên có mấy từ và mấy tiếng? Dựa vào đâu để em biết được? HS: Trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. GV: Kết luận. GV: Cho HS quan sát các từ. + Thần, dạy, dân. + Trồng trọt, chăn nuôi. GV: Hãy cho biết các từ trên có gì khác nhau? HS: Thảo luận nhóm 2’. HS: Báo cáo, nhóm khác bổ sung. GV: Kết luận chung. GV: Khi nào một tiếng được coi là một từ? HS: Trả lời, GV nhận xét. GV: Từ bài tập trên, em hãy cho biết từ là gì? HS: Dựa vào phần ghi nhớ trả lời. GV: Gọi HS đọc ghi nhớ/sgk/12. -Biết được thế nào là từ. -Năng lực hợp tác, thuyết trình, chủ động trong tư duy. -Hiểu và nắm được định nghĩa về từ. I. Từ là gì ? 1. Lập danh sách các từ và tiếng trong ví dụ sau VD/SGK. + Thần /dạy /dân /cách/ trồng trọt, /chăn nuôi /và /cách /ăn ở. - Trong VD có 9 từ và 12 tiếng. 2. Phân tích đặc điểm của từ - Các từ khác nhau về số tiếng, có từ chỉ có một tiếng, có từ có hai tiếng. Vậy tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ, từ dùng để đặt câu. - Một tiếng được coi là một từ khi tiếng đó có thể trực tiếp dùng để tạo nên câu. 3. Kết luận - Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. Ghi nhớ/sgk/12. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ đơn và từ phức (15’) GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ và xếp từ vào bảng phân loại/sgk/13 Kiểu cấu tạo từ Ví dụ Từ đơn Từ ghép: Các từ có 1 tiếng (còn lại) Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy Từ láy Từ láy trồng trọt GV: Qua việc phân tích, hãy cho biết thế nào là từ đơn, từ phức? HS: Trả lời theo suy nghĩ cá nhân. HS: Bổ sung, GV kết luận. GV: Em thấy cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống và khác nau? HS: Trao đổi theo bàn, HS báo cáo. GV: Nhận xét. GV: Vậy đơn vị cấu tạo của từ tiếng việt là gì? GV: Dựa vào sgk kết luận. -Năng lực phát hiện các loại từ. -Nắm được các loại từ -Biết được đặc điểm và đơn vị cấu tạo của từ. II. Từ đơn, từ phức 1. Phân loại VD: Từ đấy nước ta chăm nghề trồng trọt. Bánh giầy. - Từ đơn: Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, tết, làm. - Từ ghép: Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy. -Từ láy: Trồng trọt. 2. Đặc điểm của từ và xác định đơn vị cấu tạo từ. - Từ đơn là từ chỉ có một tiếng. - Từ phức là từ gồm hai tiếng trở lên. - Từ ghép được cấu tạo bằng cách ghép các tiếng lại với nhau. Các tiếng được ghép có quan hệ với nhau về ý nghĩa. - Từ láy cấu tạo bằng cách lặp lại một phần hay toàn âm của tiếng ban đầu. - Đơn vị cấu tạo của từ tiếng việt là tiếng. 3. Kết luận * Ghi nhớ/sgk Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm luyện tập (15’) GV: Yêu cầu HS đọc kĩ nội dung yêu cầu. HS: Tự làm việc cá nhân, HS lên bảng. HS: Nhận xét, GV sửa bài cho HS. GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 2. GV: Làm mẫu 1 ví dụ. GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân. GV: Hướng dẫn HS làm BT3. HS: Làm bài vào vở. GV: Tổ chức HS thảo luận theo nhóm. Thi làm nhanh bài tập 4 và 5. HS: Đọc kĩ yêu cầu. Các nhóm báo cáo,GV sửa bài. -Năng lực vận dụng vào thực hành cụ thể, tu duy độc lập. -Năng lực tác ở mức độ cao. -Năng lực mở rộng vốn từ. III. Luyện tập 1. Bài tập 1/sgk/14 a. Nguồn gốc, con cháu →từ ghép. b. Đồng nghĩa với nguồn gốc: tổ tiên, cội nguồn c. Quan hệ thân thuộc: chú bác, cô dì,. 2. Bài tập 2/sgk/14. - Giới tính: (Nam, nữ) anh chị, ông bà - Trên dưới: ông cháu, chú cháu 3. Bài tập 3/sgk/14. - Cách chế biến: Bánh rán, nướng, tráng. - Chất liệu: nếp, tẻ, khoai, ngô. - Tính chất: dẻo, nướng, phồng. - Hình dáng: gối, tai voi, quấn. 4. Bài tập 4/sgk/15 - Miêu tả tiếng khóc của người: Thút thít, nức nở, rưng rức 5. Bài tập 5/sgk/15 - Tả tiếng cười: Khúc khích, hô hố, sằng sặc. - Tiếng nói: Lè nhè, khàn khàn, thỏ thẻ. - Dáng điệu: Lả lướt, lom khom, đủng đỉnh 4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP (4’) 4.1. Tổng kết (3’) Cho HS vẽ cây sơ đồ tư duy. - Từ là gì? - Thế nào là từ đơn, từ phức. Thế nào là đơn vị cấu tạo của tiếng việt? 4.2. Hướng dẫn tự học (1’) - Đối với bài học ở tiết học này: Về nhà học bài cũ, làm các bài tập vào vở đầy đủ. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài “Giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt” 5. PHỤ LỤC (Không) Giáo án GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức - Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ: giao tiếp, văn bản, phương thức biểu đạt, kiểu văn bản. - Sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản. - Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh, hành chánh-công vụ. 1.2. Kĩ năng - Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp. - Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt. - Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn bản cụ thể. 1.3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập. Lòng say mê tìm hiểu, học hỏi. 1.4. Năng lực hướng tới: Học sinh biết bước đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp. Nắm được lý thuyết tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hành tạo lập văn bản. 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên: Chuẩn bị nội dung bài dạy, phiếu học tập. 2.2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung bài học. 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 3.1. Ổn định tổ chức (1’) 3.2. Kiểm tra miệng (Không) 3.3. Tiến trình dạy học (40’) Trong cuộc sống hàng ngày, các em thường nói chuyện trao đổi với nhau, đọc truyện hay sách báo đọc cá thông tin quảng cáo, như vậy các em đã thực hiện hoạt động giao tiếp, đã tiếp xúc với văn bản. Vậy giao tiếp là gì? Văn bản là gì? Có những kiểu văn bản nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt (25’) Cho HS xem clip -> GV: Trong đời sống, khi có một tư tưởng, một tình cảm, một suy nghĩ nào đó cần biểu đạt cho người khác biết thì em làm như thế nào? HS: Trả lời, GV nhận xét. GV: Muốn biểu đạt một cách đầy đủ cho người khác hiểu ta phải làm gì? HS: Trao dổi theo cặp HS báo cáo. GV: Nhận xét, kết luận. GV: Cho HS đọc câu ca dao “ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” GV: Theo em câu ca dao sáng tác để làm gì? GV: Chủ đề của câu ca dao? GV: Quan sát chữ thứ 6 câu đầu và chữ thứ 6 câu 2, em thấy câu ca dao có sự liên kết như thế nào? GV: Gợi ý: Vần: bền - nền. GV: Hai vế câu đã diễn đạt trọn vẹn một ý chưa? Có được xem là một văn bản không?, vì sao? GV: Lời phát biểu trong ngày khai giảng của BGH có được xem là một văn bản không? Vì sao? HS: Thảo luận nhóm 2’. HS: Báo cáo, GV nhận xét, kết luận. GV: Những bức thư em viết cho người thân và bạn bè có được xem là văn bản không? GV: Vậy trong cuộc sống luôn có mối quan hệ giữa người với người. Đó gọi là giao tiếp. GV: Vậy thế thì giao tiếp là gì? Văn bản là gì? - Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ. - Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt để thực hiện mục đích giao tiếp GV: Kể thêm những văn bản mà em biết? HS: Trả lời theo sự hiểu biết của mình. GV: Kết luận. - Câu danh ngôn, bài ca dao. GV có thể cho HS xem sơ đồ các kiểu văn bản. GV: Theo em có mấy kiểu văn bản? GV: Hướng dẫn HS hiểu mục đích giao tiếp của các loại văn bản GV: Gọi HS đọc ghi nhớ. GV: Đưa ra những tình huống để các em lựa chọn kiểu văn bản. -Biết được các phương tiện của hoạt động giao tiếp. -Năng lực hợp tác, tư duy. -Hiểu được mục đích giao tiếp. -Vận dụng phát hiện ở mức độ thấp. - Biết và hiểu được các kiểu văn bản. I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt. 1. Văn bản và mục đích giao tiếp. a. Muốn biểu đạt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12395579.doc
Tài liệu liên quan