Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 17

 Lời nói vẫn giữ được phận làm tôi dù không theo đúng lệnh vua. Nói như thế, nếu là vua có lương tâm và lương tri, chắc chắn không thể trị tội Thái y lệnh.

* Thái độ của Trần Anh Tông ra sao trước cách xử sự của Thái y lệnh?

- Thái độ của Trần Anh Tông, lúc đầu thì quở trách, sau khi nghe tường ttrình thì ca ngợi: “Ngươi thật là bậc lương y chân chính [.] xứng đáng với lòng ta mong mỏi”. Cách xử sự này cho thấy vua Trần Anh Tông là một ông vua sáng suốt, anh minh, có lòng nhân đức.

 Thái y lệnh đã lấy tấm lòng của mình đề giải trình điều hơn lẽ thiệt, từ đó thuyết phục được nhà vua. Đây là thắng lợi của y đức, bản lĩnh, lòng nhân ái và trí tuệ.

 

doc11 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3291 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /12/2011 Ngày giảng 6A: /12/2011 Tiết 65. Văn bản: THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG Hồ Nguyên Trừng 1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh: a. KT: - Hiểu và cảm phục phẩm chất vô cùng cao đẹp của một bậưc lương y chân chính, chẳng những đã giỏi về nghề nghiệp mà quan trọng hơn là có lòng nmhân đức, thương xót và đặt sinh mạng của đám con đỏ (người dân thường) lúc ốm đau lên tất cả. Mặt khác, cũng hiểu thêm cách viết truyện gần với cách viết kí, viết sử ở thời trung đại. b. KN: - Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện trung đại. - Rèn kĩ năng sống: Tự nhận thức và xác định lối sống có trách nhiệm với người khác trên cương vị cá nhân. c. TĐ: Yêu mến và tôn trọng những người làm nghề y. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ SGK, SGV; soạn giáo án. Học sinh: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên (trả lời câu hỏi trong SGK). 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) * Câu hỏi: ? Em cảm nhận như thêa nào về bà mẹ thầy Mạnh Tử qua văn bản Mẹ hiền dạy con? Nêu ý nghĩa nghệ thuật của văn bản? * Đáp án - biểu điểm: - Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là cách dạy con; bà đã tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp; dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành. Bà thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất nghiêm khắc và kiên quyết trong viêc dạy con. (6 điểm) - Truyện Mẹ hiền dạy con đơn giản nhưng gây được xúc động là nhờ có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa. (4 điểm) * Giới thiệu bài: (1 phút). Một trong những nghề được xã hội tôn vinh ccao quý đó là nghề thầy thuốc. Truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng của tác giả Hồ Nguyên Trừng (con trai trưởng của vua hồ quý Ly, viết vào khoảng nửa đầu thế kỉ XV trên đất Trung Quốc) là một tác phẩm nói về bậc lương y chân chính. Để hiểu rõ về vẫn đề này, mời các em cùng tìm hiểu trong tết học ngày hôm nay. b. Dạy nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG HS ? TB HS GV GV GV HS1 HS2 HS3 ? K ? Tb ? K HS GV ? TB HS ? K HS GV ? Tb HS GV ? Tb HS GV ? Tb HS ? K HS ? Tb ? K GV ? Tb GV ? K HS GV HS ? Tb ?K ? K HS HS ? Tb HS ? K HS - Đọc chú thích * (SGK,T.163). * Tóm tắt những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? - Trình bày theo yêu cầu. - Bổ sung và nhấn mạnh: Hồ Nguyên Trừng là con trưởng của Hồ Quý Ly, làm quan dưới triều vua cha thế kỉ XIV - XV. - Hồ Nguyên Trừng hăng hái chống giặc Minh, bị bắt đem về Trung Quốc (1407). Nhờ có tài chế tạo vũ khí mà ông đợc nhà Minh cho làm quan. Ông qua đời ở Trung Quốc 1446. - Tác phẩm Nam ông mông lục được viết với hai mục đích: Thứ nhất là biểu dương các mẩu việc thiện của người xưa; hai là để cung cấp điều mới lạ cho người quân tử. Cuốn sách gồm 31 thiên “Y thiện dụng tâm” (Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng) là thiên thứ 8 của Nam ông mộng lục. - Hướng dẫn cách đọc: Đọc chậm rãi. Rõ lời đối thoại của các nhân vật, đặc biệt giọng trầm tĩnh nhưng cương quyết của Phạm Bân và giọng thay đổi của viên trung sứ từ lạnh lùng đến tức giận; giọng mừng rỡ của Trần Anh Vương. - Đọc mẫu một lần sau đó học sinh lần lượt đọc (có nhận xét, chữa lỗi): - Đọc từ đầu Š “người đương thời trọng vọng”. - Đọc tiếp đến “Thật xứng với long ta mong mỏi”. - Đọc tiếp đến hết phần còn lại. * Em hãy kể tóm tắt nội dung câu chuyện? - Kể theo yêu cầu (có nhận xét bổ sung). * Truyện được kể theo trình tự nào? Vì sao em biết? - Truyện được kể theo trình tự thời gian (thứ tự tự nhiên), việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau cho đến hết. * Xác định bố cục của văn bản? Cho biết nội của từng phần? - Văn bản gồm ba phần: 1. Từ đầu Š “người đương thời trọng vọng”: Giới thiệu khái quát về bậc lương y họ Phạm. 2. Tiếp từ “Một lần...” Š “Thật xứng với lòng ta mong mỏi”: Kể chuyện Thái y lệnh kháng lệnh vua cứu người. 3. Phần còn lại: Niềm hạnh phúc của vị lương y. - Chuyển: Để giúp các em thấy được ý nghĩa của văn bản, chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể trong phần II - Phân tích văn bản Š * Thái y lệnh phạm Bân được giới thiệu qua những chi tiết cụ thể nào? - Cụ tổ bên ngoại của Trừng, người họ Phạm, huý là Bân, có nghề y gia truyền, giữ chức thái y lệnh để phụng sự Trần Anh Vương. - [...] Ngài đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp kẻ tật bệnh cơ khổ, ngài cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị [...] năm đói kém dịch bệnh, ngài dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người. Ngài được người đương thời trọng vọng. * Em có nhận xét gì về lời giới thiệu Thái y lệnh của tác giả? - Cách giới thiệu ngắn gọn song đầy đủ các thông tin cần thiết về nhân vật: về họ tên, lai lịch, nghề nghiệp, hành động của nhân vật và mối quan hệ của nhân vật với tác giả: Phạm Bân ; quan hệ với tác giả: Cụ tổ bên ngoại; nghề nghiệp: nghề y gia truyền; chức vụ: Thái y lệnh; Thời đại của nhân vật: Triều đại nhà Trần (Trần Anh Vương). - Chỉ qua cách giới thiệu rất ngắn gọn, tác giả đã giới thiệu được những thông tin cần thiết của nhân vật thái y lệnh Phạm Bân. Đây là cách giới thiệu nhân vật quen thuộc trong các truyện trung đại Việt Nam. Ngắn gọn nhưng mà đầy đủ, gây ấn tượng mạnh về nhân vật được kể trong văn bản. Đặc biệt là những việc làm của thái y. * Những việc làm của Thái y lệnh gợi cho em suy nghĩ gì về ông? - Công lao của Thái y lệnh Phạm Bân với người dân trong vùng rất nhiều. Tất cả mọi hành động của ông đều xuất phát từ đạo đức lương tâm của người thầy thuốc (y đức), không tiếc tiền bạc, của cải để chữa bệnh và cứu giúp ngời nghèo; không kể phiền hà, chữa bệnh ngay tại nhà mình, coi đó là việc việc làm thường ngày, cứu sồng hàng ngàn ngời. Ông quả là một bậc lương y có tấm lòng quảng đại hiếm có - Một con người tài giỏi, có địa vị nhưng hết lòng thương yêu giúp đỡ người nghèo, được trọng vọng. - Khái quát và chốt nội dung Š * Trong phần thứ hai của văn bản kể về việc gì? - Thái y lệnh kháng lệnh vua cứu người. - Sự việc đó cho ta biết thêm điều gì về thái y lệnh? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp Š * Tình huống mà tác giả tập trung nói đến nhiều nhất là tình huống ở phần diễn biến của truyện. Em hãy chỉ ra tình huồng đó? - Có người đến gõ cửa, mời gấp [...] ngài theo người đó đi ngay. [...] ra tới cửa thì gặp sứ giả do vương sai tới, bảo rằng: - Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, vương triệu đến khám. Ngài nói: - Bệnh đó không gấp. Nay mệnh sống của người nhà này chỉ ở trong khoảnh khắc. Tôi hãy cứu họ trước, lát nữa sẽ đến vương phủ. * Em có nhận xét gì về khối lượng lời văn dành cho việc kể hành động này trong văn bản? Thể hiện ý đồ gì của tác giả? - Lời văn chiếm nhiều nhất so với lời văn kể các hành động khác, Tác giả có ý thức dồn bút lực vào hành động trong tình huống gay cấn để làm nổi bật phẩm chất đạo đức, bản lĩnh của vị Thái y lệnh. * Trong tình huống này, thái độ tức giận của quan trung sứ cùng lời nói của quan “Phận làm tôi sao được như vậy?” đã đặt Thái y lệnh trước một sự khó khăn nào? - Đây là một tình huống thử thách gay go đối với y đức và bản lĩnh của Thái y. Quan trung sứ đã đặt Thái y lệnh trước những mâu thuẫn quyết liệt, cần có sự lựa chọn giải pháp đúng đắn nhất: + Giữa việc cứu người dân thường với phận làm tôi, chọn việc nào trước? + Giữa tính mạng của người dân tờng với tính mệnh của chính mình, sẽ chọn bên nào? * Trước lời nói của quan trung sứ, Thái y lệnh đã đáp như thế nào? Em nhận thấy điều gì qua lời đáp đó? - Ngài đáp: - Tôi có mắc tội cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu sẽ chết trong khoảnh klhắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu. - Lời đáp của Thái y lệnh, chứng tỏ ông vượt qua thử thách nhẹ như không, khẳng định nhân cách, bản lĩnh của ông: + Quyền uy không thắng nổi y đức. + Tính mệnh của mình đặt dưới tính mệnh của dân. + Thể hiện sức mạnh trí tuệ trong phép ứng xử. Š Lời nói vẫn giữ được phận làm tôi dù không theo đúng lệnh vua. Nói như thế, nếu là vua có lương tâm và lương tri, chắc chắn không thể trị tội Thái y lệnh. * Thái độ của Trần Anh Tông ra sao trước cách xử sự của Thái y lệnh? - Thái độ của Trần Anh Tông, lúc đầu thì quở trách, sau khi nghe tường ttrình thì ca ngợi: “Ngươi thật là bậc lương y chân chính [...] xứng đáng với lòng ta mong mỏi”.Š Cách xử sự này cho thấy vua Trần Anh Tông là một ông vua sáng suốt, anh minh, có lòng nhân đức. Š Thái y lệnh đã lấy tấm lòng của mình đề giải trình điều hơn lẽ thiệt, từ đó thuyết phục được nhà vua. Đây là thắng lợi của y đức, bản lĩnh, lòng nhân ái và trí tuệ. * Qua sự việc kháng lệnh vua cứu người bệnh, em thấy Thái y lệnh là người như thế nào? - Trình bày. - Khái quát bổ sung và chốt nội dung Š - Đọc phần còn lại. * Với phẩm chất đạo đức, bản lĩnh như vậy gì Thái y lệnh đã đạt được hạnh phúc gì? - Con cháu nối nghiệp, có địa vị, được mọi người khen ngợi gia đình ông: “Con cháu của ngài làm quan đến hàm ngũ phẩm, tứ phẩm có tới ba vị. Người đời đều khen ngợi họ không để sa sút nghiệp nhà”. Theo thuyết nhân quả, quan niệm truyền thống của dân tộc “ở hiền gặp lành”, ông đã để phúc cho con cháu. * Hãy so sánh nội dung y đức được thể hiện ở văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” với văn bản kể về thầy Tuệ Tĩnh (SGK,T.44)? - Nội dung y đức ở truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” đợc đề cập sâu hơn, rộng hơn. - Câu chuyện giới thiệu hoàn cảnh và những đức tính tốt của Thái y lệnh trước khi gặp tình huống căng thẳng. Sau khi giải quyết tình huống đó, truyện còn đề cập đến con cháu của vị Thái y này. Tình huống của Thái y lệnh so với Tuệ Tĩnh căng thẳng hơn. Thái y lệnh phải lựa chọn giữa sứ mạng của người thầy thuốc và phận làm tôi, tính mạng của bệnh nhân và của mình, ông phải đối đầu với nhà vua, trong khi Tuệ Tĩnh chỉ phải đối đầu với một vị quý tộc. Sau khi chữa bệnh, Thái y lệnh còn đến gặp Trần Anh Vương và đã thuyết phục được Anh Vương bằng chính lòng thành của mình. Trong cuộc tiếp xúc với Anh Vương, Thái y lệnh thể hhiện sự trung thực, mềm dẻo, có lí có tình trong ứng xử. * Nhận xét về đặc điểm của truyện trung đại trong tác phẩm? - Truyện mang tính chất giáo huấn; cách viết gần với kí sử: Thiên về ghi chép sự việc, ghi chép sự thật lịch sử, không dùng yếu tố tưởng tượng. Cách viết có bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt truyện gây hứng thú cho người đọc. - Tạo tình huống có vấn đề; tạo lời nói sắc sảo, giàu tính thẩm mỹ. - Tác phẩm có giá trị văn chương. Ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm. - Đọc ghi nhớ (SGK,T.165). * Tìm những câu nói, câu chuyện về y đức? - Lời thề Hi-pô-crát. - “Lương y như từ mẫu” - Hồ Chí Minh. - Kì nhân sư trong Ngư tiều vấn đáp y thuật: “Thấy người đau, giống mình đau, Phương nào cứu đặng mà mau trị lành. Đứa ăn mày cũng trời sinh, Bệnh còn cứu đặng, thuốc dành cho không” * Phân tích cái hay của nhan đề truyện? - Nguyên tác Y thiện dụng tâm - Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng - Thầy thuốc giỏi: Giỏi ở chuyên môn nghề nghiệp. - Cốt nhất ở tấm lòng: Chú trọng y đức, lấy y đức làm đầu. Š Như vậy nhan đề đã thể hiện được thông điệp mà câu chuyện muốn gửi gắm: Đề cao vấn đề y đức trong nghề thầy thuốc. I. Đọc và tìm hiểu chung. (9 phút) 1. Tác giả, tác phẩm: - Hồ Nguyên Trừng (1374 - 1446), con trưởng của Hồ Quý Ly. - Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng Trích trong cuốn Nam ông mông lục (ghi chép giấc mơ của ông già nước Nam). Do Hồ Nguyên Trừng viết ở Trung Quốc. Cuốn sách gồm 31 thiên, văn bản là thiên thứ 8 của cuốn sách. 2. Đọc văn bản: Đọc chậm rãi. Rõ lời đối thoại của các nhân vật, đặc biệt giọng trầm tĩnh nhưng cương quyết của Phạm Bân và giọng thay đổi của viên trung sứ từ lạnh lùng đến tức giận; giọng mừng rỡ của Trần Anh Vương. II. Phân tích văn bản. 1. Giới thiệu Thái y lệnh Phạm Bân: Thái y lệnh Phạm Bân là một bậc lương y có tấm lòng quảng đại hiếm có. 2. thái y lệnh kháng lệnh vua cứu người. Thái y lệnh là một người khảng khái cương trực, có nhân cách, có bản lĩnh và lòng nhân ái, có trí tuệ trong phép ứng xử. 3. Hạnh phúc của Thái y lệnh. Con cháu Thái y lệnh nối nghiệp và đức của ngài, có địa vị và được người đời khen ngợi. III. Tổng kết - ghi nhớ. (3 phút) - Với hình thức ghi chép chuyện thật, trong đó biết xoáy vào một tình huống gay cấn để tính cách nhân vật đợc bộc lộ rõ nét. - Truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng ca ngợi phẩm chất cao quý của Thái y lệnh họ Phạm: Không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân. * Ghi nhớ: (SGK,T.165) III. Luyện tập. (15 phút) c. Củng cố: Gv khái quát nội dung bài học d. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút) - Về nhà học thuộc hai ghi nhớ (SGK,T.165). - Đọc và kể tóm tắt câu chuyện. - Chuẩn bị bài: Ôn tập tiếng Việt theo sơ đồ trong sgk. ========================================= Ngày soạn: /12/2011 Ngày giảng 6A: /12/2011 Tiết 66.Tiếng Việt: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh: a. KT: - Củng cố những kiến thức đã học trong học kỳ I, lớp 6. b. KN: - Củng cố kỹ năng vận dụng kiến thức, tích hợp với phần văn bản và tập làm văn. - Rèn kĩ năng sống: Kĩ năng tự tin. c. TĐ: Ý thức học bộ môn. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung ôn tập trong SGK, SGV; soạn giáo án. b- Học sinh: Xem lại toàn bộ phần tiếng Việt đã học. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh. * Giới thiệu: (1 phút) Để giúp các em nắm vững hơn phần kiến thức tiếng Việt đã học trong chương trình học kỳ I, chúng ta cùng ôn tập trong tiết học này. b. Dạy nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG ?Tb HS GV ? Tb HS GV GV ? Tb HS ? K HS HS GV ? Tb HS HS ? K ? K HS HS ? Tb HS ? HS HS ? Tb HS * Trình bày sơ đồ hệ thống hoá về cấu tạo từ tiếng Việt? - Lên bảng trình bày nội dung sơ đồ hệ thống hoá về cấu tạo từ tiếng Việt. - Nhận xét, bổ sung. Cấu tạo từ Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy * Trình bày sơ đồ nghĩa của từ? - Lên bảng trình bày theo yêu cầu. - Nhận xét, bổ sung. Nghĩa của từ Nghĩa gốc Nghĩa chuyển - Sử dụng bảng phụ, tóm tắt nội dung phân loại từ theo nguồn gốc: Phân loại từ theo nguồn gốc Từ thuần Việt Từ Mượn Từ mượn tiếng Hán Từ Mượn Các ngôn ngữ khác Từ Hán Việt Từ gốc hán * Có những dạng lỗi dùng từ nào thường gặp? - Lỗi lặp từ; Lẫn lộn từ gần âm; dùng từ không đúng nghĩa. * Hãy thống kê lại toàn bộ từ loại và cụm từ đã học? Nêu đặc điểm của từng loại? - Từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ. - Cụm từ: Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. Š Nêu đặc điểm của từ loại đã học. - Bổ sung. Š Trên đây là toàn bộ phần kiến thức mà chúng ta đã học trong chương trình học kỳ I. Để giúp chúng ta nắm vững hơn kiến thức trên chúng ta cùng luyện tập trong phần tiếp theo. - Đọc yêu cầu bài tập (phần a, b). * Các từ “nguồn gốc, con cháu” thuộc kiểu cấu tạo từ nào? Tìm những từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc? a) Từ “nguồn gốc, con cháu” thuộc kiểu cấu tạo từ ghép. b) Những từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: Cội nguồn, gốc gác, cha ông, nòi giống, gốc rễ, huyết thống. - Đọc yêu cầu bài tập 5 (T. 14). a) Tả tiếng cười: Khúc khích, sằc sặc, hô hố, ha hả, hềnh hệch,... b) Tả tiếng nói: Khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ, léo nhéo, làu bàu,... - Đọc yêu cầu bài tập 2 (T.26). * Hãy xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành từ Hán Việt? a) Khán giả: - Khán: xem - Giả: người Š Khán giả: người xem. b) Độc giả: - Độc: đọc - Giả: người Š Độc giả: người đọc. c) Yếu lược: - Yếu: quan trọng - Lược: tóm tắt Š Yếu lược: tóm tắt điểm quan trọng. * Giải thích những từ sau theo những cách mà em biết? - Giếng: Hố đào thẳng đứng sâu vào lòng đất để lấy nước sinh hoạt, tưới tiêu (cánh giải thích: Trình bày khái niệm mà từ biểu thị). - Rung rinh: Chuyển động qua lại nhẹ nhàng (cánh giải thích: Trình bày khái niệm mà từ biểu thị). - Hèn nhát: Trái với dũng cảm (chưa cam đảm) (dùng từ trái nghĩa để giải thích). - Đọc yêu cầu của bài tập (SGK,T.56). - Đầu: + đau đầu + đầu sông, đầu nhà, đầu đường,... + đầu mối, đầu tiêu, đầu nối,... - Mũi: + Mũi lõ, mũi tẹt, sổ mũi,... + mũi kim, mũi kéo, mũi thuyền,... + mũi đất, mũi tấn công,... - Tay: + đau tay, cánh tay,... + tay ghế, tay vịn cầu thang,... + tay anh chị, tay súng, tay thiện xạ,... * Hãy thay từ dùng sai trong các câu bằng từ khác? Theo em, nguyên nhân mắc lỗi dùng từ sai ở đây là gì? a) Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi hoạt động, trạng thái tình cảm của con người. - Từ sinh động có khả năng gợi ra hình ảnh nhiều dáng vẻ khác nhau, hợp với hiện thực của đời sống. - Từ linh động có tính chất động, có vẻ rất sống. b) Còn một số bạn bàng quang với lớp. - Thay bàng quang bằng bàng quan. - bàng quan: Đứng ngoài cuộc mà nhìn, coi là không có quan hệ, liên quan đến mình. - Từ bàng quang: Bọng chứa nước tiểu. => Nguyên nhân mắc lỗi dùng từ sai: Do nhớ không chính xác hình thức ngữ âm. * Tìm các cụm danh từ trong ví dụ a, b, c? a) Một người chồng thật xứng đáng. b) Một lưỡi búa của cha để lại. c) Một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ. - Đọc yêu cầu bài tập - suy nghĩ và trả lời: - Hai phụ ngữ chưa và không đều có ý nghĩa phủ định. - Chưa: là sự phủ định tương đối, hàm nghĩa: không có đặc điểm tồn tại ở điểm đó, nhưng có thể có đặc điểm tồn tồn tại trong tương lai. - Không: là phủ định tuyệt đối, hàm nghĩa: không có đặc điểm tồn tại. => Cách dùng hai từ này đều cho thấy sự thông minh nhanh trí của cậu bé: Cha chưa kịp suy nghĩ thì cậu đã đáp lại bằng một câu mà viên quan không thể trả lời được. * Hãy so sánh cách dùng động từ và tính từ trong câu văn tả cảnh biển trong Ông lão đánh cá và con cá vàng và cho biết những khác biệt đó nói lên điều gì? - Gợn sóng êm ả. - Nổi sóng. - Nổi sóng dữ dội. - Nổi sóng mù mịt. - Nổi sóng ầm ầm. => Động từ và tính từ trong những lần sau mang tính chất mạnh mẽ, dữ dội hơn lần trước, thể hiện sự thay đổi thái độ của con cá vàng trước những đòi hỏi mỗi lúc một quá quắt của mụ vợ ông lão. I. Hệ thống kiến thức cơ bản. (13 phút) 1. Cấu tạo từ tiếng Việt: 2. Nghĩa cuả từ: 3. Phân loại từ theo nguồn gốc: 4. Lỗi dùng: 5. Từ loại và cụm từ: II. Luyện tập. (25 phút) 1. Bài tập 1. (Phần a, b - T.14) 2. Bài tập 5. (SGK,T.14) 3. Bài tập 2. (SGK,T.26) 4. Bài tập 4. (SGK,T.36) 5. Bài tập 1. (SGK,T.56) 6. Bài tập 2. (phần a, b - T.69) 7. Bài tập 1. (SGK,T.118) 8. Bài tập 3. (SGK,T.149) 9. Bài tập 3. (SGK,T.156) c. Củng cố: GV khái quát nội dung bài học: d. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút) - Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học và trong tiết ôn tập (cả phần văn bản, tiếng Việt, tập làm văn). Chuẩn bị kiểm tra học kỳ I theo đề tổng hợp. ========================================= Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 67,68. KIỂM TRA HỌC KÌ I (Theo đề và kế hoạch của PGD). =============================== Từ ghép

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNgữ Văn 6 - Tuần 17.doc