Tuần:8
Tiết 31
CÂY BÚT THẦN.
(Truyện cổ tích Trung Quốc- Hướng dẫn đọc thêm)
1. MỤC TIU:
1.1.Kiến thức:
- Hoạt động 2: Học sinh hiểu: được quan niệm của nhn dn về cơng lý x hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.
- Hoat động 2: Học sinh biết : được cốt truyện hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì.
- Nhớ được sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật.
1.2.Kĩ năng:
- Học sinh thực hiện được: Đọc- hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhn vật thơng minh, ti giỏi.
-Học sinh thực hiện thnh thạo: Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện.
- Kể lại cu chuyện.
1.3.Thái độ:
- Thĩi quen: tinh thần say mê, kiên trì học tập.
- Tính cch: Giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng tự nhận thức giá trị của lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống, sự công bằng. Kĩ năng giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm
15 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 8 - Trường THCS Thạnh Đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ãn các em “Luyện nói kể chuyện
Hoạt động 2: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. (6’).
Gọi HS đọc các đề bài SGK/77.
Yêu cầu một số HS trình bày dàn bài đã chuẩn bị.
GV treo bảng phụ, ghi dàn bài tham khảo.
GV diễn giảng, hướng dẫn HS cách lập dàn bài.
GV hướng dẫn HS cách nói một trong số các đề bài mình chọn.
HS chia làm 4 nhóm. GV cho HS lần lượt tự phát biểu với nhau trong nhóm (10’).
Hoạt động 3: Cho HS thực hành nói trên lớp . (20’).
Lần lượt các gĩc lên trình bày phần nội dung mà gĩc của mình đã lựa chọn.
Yêu cầu HS ở dưới chú ý lắng nghe và nhận xét bài nói của bạn về nội dung, hình thức: đủ ý, nói to rõ, mạch lạc, lưu loát, tự tin hay chưa
Giáo viên nhận xét, ghi điểm, công bố kết quả mà các nhóm đã đạt được.
Tuyên dương những HS nói trôi chảy, đủ ý.
Uốn nắn, sửa chữa để HS nói sao cho đạt, không ngắt quãng, ngập ngừng.
GV cho HS nhận xét, bình chọn bạn nói tốt nhất về nội dung và hình thức. GV tặng thưởng khuyến khích HS
Hoạt động 4: Tìm hiểu bài nói tham khảo. 4 phút
Gọi HS đọc bài thơ tham khảo SGK / 78
Nhận xét các bài nói tham khảo?
Các đoạn văn trên đều ngắn gọn, giản dị, nội
dung mạch lạc, rõ ràng phù hợp với việc luyện nói.
I. Chuẩn bị:
1.Đề bài:Tự giới thiệu về bản thân.
2.Lập dàn bài:
a.Mở bài:
- Lời chào và lí do giới thiệu.
b.Thân bài:
- Tên tuổi, vài nét về hình dáng.
- Gia đình gồm những ai?
- Công việc hằng ngày.
- Vài nét về tính tình, sở thích, ước mơ
c.Kết bài:
- Lời cảm ơn người nghe.
II.Luyện nói trên lớp:
1.Tự giới thiệu về mình.
2.Kể về gia đình mình.
III.Tìm hiểu bài nói tham khảo: SGK / 78
4.4.Tổng kết: 5 phút
- Đọc phần đọc thêm SGK / 79.
- GV nhắc nhở HS nên thường xuyên tập nói ở nhà.
4.5 Hướng dẫn học sinh học tập: 5 phút
à Đối với bài học tiết này:
- Lập dàn bài, tập nói một câu chuyện kể.
- Tập nĩi một mình theo dàn bài đã lập.
à Đối với bài học tiết sau:
- Soạn bài “Cây bút thần” : Trả lời các câu hỏi SGK. Tìm hiểu các ý: Mã Lương vẽ cho người nghèo
5. PHỤ LỤC
Tuần : 8
Tiết: 30
Bài : 8
Ngày 11/10/2018 CÂY BÚT THẦN.
(Truyện cổ tích Trung Quốc- Hướng dẫn đọc thêm)
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức::
- Hoạt động 2, 3: Học sinh hiểu: được quan niệm của nhân dân về cơng lý xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.
- Hoạt động 2, 3: Học sinh biết : được cốt truyện hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì.
- Nhớ được sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật.
1.2.Kĩ năng:
- Học sinh thực hiện được: Đọc- hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật thơng minh, tài giỏi.
-Học sinh thực hiện thành thạo: Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện.
- Kể lại câu chuyện.
1.3.Thái độ:
- Thĩi quen: tinh thần say mê, kiên trì học tập.
- Tính cách: Giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng tự nhậân thức giá trị của lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống, sự công bằng. Kĩ năng giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Tiết 1: Đọc kể văn bản, nội dung truyện.
- Tiết 2: Nội dung và nghệ thuật của truyện “ Cây bút thần”.
3. CHUẨN BỊ:
3.1 Giáo viên:
Bảng phụ, tranh “Cây bút thần”.
3.2 Học sinh:
Đọc và tóm tắt câu chuyện, tìm hiểu trước về nhân vật Mã Lương và ý nghĩa truyện.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: 1 phút: 6A1 6A2 6A3
4.2 Kiểm tra miệng: (5’)
pEm bé thông minh đã có kế sách gì để giải câu đố của sứ thần nước ngoài?
Hát một câu mang nội dung giải đáp: “Bắt con kiến càng ..kiến mừng kiến sang”
p Lời giải đố của em bé dựa trên tri thức sách vở hay kinh nghiệm dân gian? Vì sao?
Kinh nghiệm dân gian, vì: rất đơn giản mà hiệu nghiệm.
Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay?
l Đọc và tóm tắt câu chuyện, tìm hiểu trước về nhân vật Mã Lương và ý nghĩa truyện.
ĩ Nhận xét, chấm điểm.
4.3.Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài: (1 phút ). Ở những tiết trước, các em đã được tìm hiểu rất nhiều câu chuyện truyền thuyết, tiết này, các em sẽ được tìm hiểu một câu chuyện cổ tích rất hay của Trung Quốc. Đó là câu chuyện “Cây bút thần”.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản - 10 phút
Giới thiệu tranh
GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc một đoạn, gọi HS đọc. GV nhận xét sửa sai.
GV hướng dẫn HS kể, gọi HS kể.
GV nhận xét ,sửa sai, chấm điểm
Lưu ý một số từ ngữ khó SGK.
Truyện cây bút thần có thể chia thành mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần?
° 5 phần:
- Phần 1: Từ đầu “lấy làm lạ”: Mã Lương học vẽ và có được cây bút thần.
- Phần 2: Tiếp “vẽ cho thùng”: Mã Lương vẽ cho những người nghèo khổ.
- Phần 3: Tiếp “phóng như bay”: Mã Lương dùng bút thần chống lại tên địa chủ.
- Phần 4: Tiếp “lớp sóng hung dư õ”: Mã Lương dùng bút thần chống lại tên vua hung ác, tham lam.
- Phần 5: Còn lại: Những truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản – 18 phút
Mã Lương thuộc một kiểu nhân vật phổ biến nào trong truyện cổ tích? Hãy kể tên một số nhân vật tương tự trong truyện cổ tích mà em biết?
Kiểu nhân vật có tài năng kì lạ: Em bé (Em bé thông minh), Thạch Sanh (Thạch Sanh).
Mã Lương được giới thiệu qua những điểm nào về số phận, tính nết và khả năng? Trong đó điểm nào nổi bật nhất?
Mồ côi, nghèo khổ, có tài vẽ, ham vẽ và có tài vẽ là đặc điểm nổi bật.
Vì sao thần cho Mã Lương cây bút vẽ ?
Mã Lương mồ côi, nghèo nhưng ham vẽ, có tài vẽ, tài đức của Mã Lương có thể làm được những điều tốt.
Vì sao thần không cho Mã Lương cây bút vẽ từ trước?
Tài năng không phải là thứ ban phát, tài năng do công sức rèn luyện mà có.
Điều kì diệu nào đã xảy ra dưới ngòi bút thần của Mã Lương?
Vẽ chim, chim tung cánh bay; vẽ cá, cá vẫy đuôi bơi.
Những điều gì đã giúp Mã Lương vẽ giỏi như vậy?
(Tự mình vẽ, hay do thần linh giúp đỡ)
Sự ban thưởng xứng đáng cho người say mê có tâm,
có tài, có chí, khổ tâm học tập.
GV nhận xét chốt ý.
Các nguyên nhân trên cĩ quan hệ với nhau như thế nào?
°Quan hệ chặt chẽ với nhau. Thần cho Mã Lương cây bút thần chứ không phải vật gì khác và cũng chỉ có Mã
Lương chứ không ai khác được thần cho cây bút thần
Em có thể đọc câu ca dao hoặc câu tục ngữ nào thể hiện sự cần cù, chăm chỉ sẽ thành công?
Có công mài sắtkimCĩ chí thì nên.
Qua sự việc Mã Lương học vẽ thành tài, nội dung muốn thể hiện quan niệm về khả năng kì diệu của con người. Theo em đó là quan niệm nào?
Con người có khả năng vươn tới khả năng thần kì bằng tài năng và công phu rèn luyện.
Em học tập được điều gì ở nhân vật Mã Lương?
°Say mê chăm chỉ học tập, làm việc.
ĩ Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của việc học tập, lao động.
GV treo tranh và đặt câu hỏi:
Quan sát tranh và cho cô biết: Khi đã thành tài lại có thêm cây bút thần, Mã Lương đã vẽ những gì cho người nghèo?
Cày, cuốc, đèn, thùng nước
Em nhận thấy những thứ Mã Lương vẽ đối với cuộc sống lao động như thế nào?
Vì sao Mã Lương không vẽ cho họ những của cải sẵn có?
Mã Lương là người lao động nên rất coi trọng lao động, tin rằng lao động sẽ làm ra của cải. Qua đó, giáo dục con người yêu quý lao động, sống vươn lên và không ỷ lại.
Nếu có cây bút thần, em sẽ vẽ những gì cho người nghèo?
Ngôi nhà, ruộng lúa, vườn rau, xe .
Giáodục HS: Trong đời người ai cũng có quyền và ít nhất một lần mơ ước, mơ ước để vươn đến một cuộc sống tốt đẹp. Và những điều các em vừa nói( nhà, ruộng lúa, vườn rau, sách vở) chắc chắn là những mong ước rất chính đáng. Nhưng mong ước ấy sẽ đẹp hơn, ý nghĩa hơn khi các em biết biến nó thành hiện thực. Và để làm được việc ấy, không gì hơn là sự khổ công học tập của chính các em ngay từ bây giờ.
Qua sự việc Mã Lương vẽ cho người nghèo, em nghĩ gì về mục đích của tài năng? ( Tài năng dùng để phục vụ cho ai?)
HS trả lời, GV nhận xét.
Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng suy nghĩ, sáng tạo và trình bày suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái.
GD HS biết giúp đỡ những người nghèo trong xã hội.
I.Đọc- hiểu văn bản:
1.Đọc-kể
2.Chú thích: SGK/84
3.Bố cục: 5 phần.
II.Tìm hiểu văn bản:
1.Mã Lương học vẽ:
- Mồ côi, nghèo khổ say mê, cần cù, chăm chỉ, thông minh, có khiếu vẽ.
- Được thần cho cây bút thần.
=> Vẽ gì được nấy
Quan hệ chặt chẽ tơ đậm tài vẽ của Mã Lương, Mã Lương vẽ đẹp.
2.Mã Lương vẽ cho người nghèo:
- Vẽ: cày, cuốc, thùng => dụng cụ lao động hàng ngày
- Phục vụ người nghèo, phục vụ nhân dân.
4.4. Tổng kết : 5 phút
Từ sự cần cù, chăm chỉ của Mã Lương em có được bài học gì cho bản thân mình?
Siêng năng, chăm chỉ trong học tập và trong lao động, biết quý trọng lao động.
p Việc Mã Lương vẽ cho người nghèo thể hiện quan niệm gì của nhân dân về tài năng nghệ thuật?
Tài năng phải phục vụ cho người nghèo, phục vụ nhân dân.
GV liên hệ giáo dục học sinh.
4.5.Hướng dẫn học sinh học tập: 5 phút
Đối với bài học ở tiết học này:
- Học bài, kể tóm tắt truyện.
- Làm bài tập trong VBT.
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Soạn bài “Cây bút thần” (tt): Trả lời các câu hỏi SGK; Tìm hiểu: Mã Lương vẽ để trừng trị tên địa chủ và bọn vua quan tham lam, độc ác; ý nghĩa của truyện.
5. PHỤ LỤC
- Sách giáo viên văn 6.( Nhà xuất bản Giáo dục)
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 ( Nhà xuất bản Hà Nội)
- Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 6 ( Nhà xuất bản GD Việt Nam)
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Tuần:8
Tiết 31
ND:11/10/2018
CÂY BÚT THẦN.
(Truyện cổ tích Trung Quốc- Hướng dẫn đọc thêm)
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
- Hoạt động 2: Học sinh hiểu: được quan niệm của nhân dân về cơng lý xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.
- Hoat động 2: Học sinh biết : được cốt truyện hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì.
- Nhớ được sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật.
1.2.Kĩ năng:
- Học sinh thực hiện được: Đọc- hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật thơng minh, tài giỏi.
-Học sinh thực hiện thành thạo: Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện.
- Kể lại câu chuyện.
1.3.Thái độ:
- Thĩi quen: tinh thần say mê, kiên trì học tập.
- Tính cách: Giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng tự nhậân thức giá trị của lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống, sự công bằng. Kĩ năng giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Tiết 2: Nội dung và nghệ thuật của truyện “ Cây bút thần”.
3. CHUẨN BỊ:
3.1 Giáo viên:
Bảng phụ, tranh “Cây bút thần”.
3.2 Học sinh:
Đọc và tóm tắt câu chuyện, tìm hiểu trước về nhân vật Mã Lương và ý nghĩa truyện.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1Ổn định tổ chức và kiểm diện: 1 phút
6A1: 6A2: 6A3:
4.2.Kiểm tra miệng: 5 phút
Những điều gì đã giúp cho Mã Lương vẽ đẹp?
Say mê, cần cù, chăm chỉ, thông minh, có khiếu vẽ; được thần cho cây bút thần.
p Qua phần đọc hiểu ở tiết trước, em biết được thái độ của Mã Lương đối với người nghèo như thế nào?
Phục vụ người nghèo, phục vụ nhân dân.
Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay?
4.3.Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: 1 phút. Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã tìm hiểu tài vẽ của Mã Lương, việc Mã Lương dùng bút thần để vẽ cho người nghèo. Tiết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu việc Mã Lương vẽ để trừng trị bọn gian ác.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản 20 phút
Tại sao địa chủ bắt Mã Lương?
● Biết Mã Lương vẽ gì được đó, muốn Mã Lương phục vụ cho hắn.
Em hình dung địa chủ sẽ bắt Mã Lương vẽ những gì cho hắn?
Vẽ nhà cao cửa rộng, các vựa thóc, đàn trâu bò, vàng bạc.
Khi bị nhốt vào chuồng ngựa Mã Lương chỉ vẽ những gì?
Mã Lương vẽ bánh để ăn, lò để sưởi, vẽ thang và ngựa để trốn
Khi tên địa chủ đuổi theo để bắt Mã Lương, em đã trừng trị hắn như thế nào?
HS trả lời. GV nhận xét.
Sau khi thoát khỏi nhà địa chủ Mã Lương lại bị vua bắt. Vì sao vua bắt Mã Lương?
● Vì cậy quyền lực và ham của cải.
Mã Lương đã thực hiện lệnh vua như thế nào?
● Vua bắt vẽ rồng>< Mã Lương vẽ cóc ghẻ.
Vua bắt vẽ phượng>< Mã Lương vẽõ gà trụi lông.
Mã Lương đã vẽ như thế nào so với yêu cầu của vua?
● Trái ngược
▲Tại sao Mã Lương dám vẽ ngược như thế?
● Ghét tên vua gian ác, không sợ quyền uy.
▲Sau đó Mã Lương lại đồng ý vẽ những gì cho vua? Vì sao?
● Có ý định trừng trị tên vua cậy quyền , tham của.
GV treo tranh: Mã Lương vẽ sóng biển dữ dội dìm chết bọn vua quan hung ác, yêu cầu HS xác
định nội dung bức tranh?
▲ Mã Lương đã thực hiện ý định diệt trừ bọn vua quan một cách quyết liệt. Điều đó đã dược thực hiện như thế nào dưới ngọn bút của Mã Lương?
●Bắt đầu vẽ sóng biển. Sau đó vẽ biển động dữ dội. Cuối cùng vẽ gió bão, sóng lớn ập xuống thuyền dìm chết bọn vua quan.
Sử dụng “Kỹ thuật động não”, GV đặt vấn đề
trước lớp:
▲ Khi vua lệnh ngừng vẽ, Mã Lương cứ vẽ , thậm chí vẽ càng đậm hơn. Em nghĩ gì về thái độ này của Mã Lương?
Liệt kê tất cả ý kiến đưa lên bảng.GV phân loại
ý kiến.Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng, thảo luận sâu từng ý.
▲Theo em nội dung truyện muốn thể hiện quan niệm nào về tài năng qua sự việc Mã Lương vẽ để trừng trị bọn vua quan độc ác?
● Tài năng không thể phục vụ bọn người có quyền thế mà phải được dùng để diệt trừ cái ác.
GD HS ý thức diệt trừ cái ác.
Giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng tự nhậân thức
giá trị của lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống.
▲Theo em những chi tiết nào trong truyện mang yếu tố thần kì?
HS thảo luận nhóm.
GV nhận xét, diễn giảng.
● Trong mơ Mã Lương được cụ già tặng cho một cây bút bằng vàng. Tỉnh dậy cây bút nằm trong tay. - Các thứ vẽ được đều trở thành hiện thực (con chim tung cánh bay lên trời cất tiếng hót, con cá vẫy đuôi trườn xuống sông).
- Cây viết trong tay tên vua vẽ khơng thành hiện mà trở thành ngược lại
Em nhận xét gì về các lần thử thách mà Mã Lương đã trải qua?
Lần thử thách sau khó khăn hơn lần trước.
GV giảng: Tác giả dân gian đã để cho nhân vật Mã Lương trãi qua nhiều lần thử thách, lần sau khó khăn hơn lần trước, mức độ tăng tiến từ thấp đến cao: Đối đầu với tên địa chủ, đối đầu với cả một thế lực đầy quyền uy của bọn vua quan.
▲ Em thấy kết thúc truyện như thế nào?
● Cây bút thần thực hiện công lí giúp người nghèo, trừng trị kẻ ác. Thể hiện ước mơ về khả năng kì diệu của con người.
Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp: trình
bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm.
Nêu ý nghĩa truyện cây bút thần?
ơ Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK.
Giáo dục HS về lòng căm ghét cái ác, yêu cái thiện.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/85
àHoạt động 3: Luyện tập. 8 phút
GV cho HS kể diễn cảm lại câu chuyện.
Gọi HS nhận xét.
GV nhận xét, chấm điểm.
Gọi HS đọc BT2.
GV hướng dẫn HS làm.
Cho HS nhắc lại định nghĩa truyện cổ tích.
Kể tên những truyện cổ tích mà em đã học?
Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần.
Theo em, những truyện này đã phản ánh những
phương diện nào của con người?
Thạch Sanh: dũng sĩ, em bé: trí khôn dân gian, Mã Lương: tài năng nghệ thuật.
Mã Lương đã hội đủ những yếu tố nào?
Ba yếu tố: Thông minh trời phú, chăm chỉ khổ
luyện, được thần cho cây bút thần.
HS làm bài tập, trình bày.
GVnhận xét, sửa chữa. Nhắc HS làm bài vào vở bài tập.
3.Mã Lương vẽ để trừng trị tên địa chủ:
- Hắn muốn Mã Lương vẽ theo ý muốn của hắn.
- Vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ.
4.Mã Lương vẽ để trừng trị bọn vua quan:
- Mã Lương vẽ thuyền và biển, vẽ gió bão, sóng lớùn ập xuống thuyền dìm chết bọn vua quan.
=> Quyết tâm diệt trừ cái ác.
Tài năng không phục vụ mà chống lại cái ác
5.Nghệ thuật:
- Sáng tạo các yếu tố thần kì góp phần khắc họa hình tượng nhân vật
- Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật tăng tiến phản ánh hiện thực cuộc sống với những mâu thuẫn xã hội không thể dung hòa.
- Kết thúc có hậu thể hiện niềm tin của nhân dân vào khả năng của những con người chính nghĩa có tài năng.
6. Ý nghĩa văn bản:
- Truyện khẳng định tài năng, nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân chống lại kẻ ác.
- Truyện thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về công lí xã hội và những khả năng kì diệu của con người.
III. Luyện tập:
Bài 1: Kể diễn cảm.
Bài 2:
Định nghĩa truyện cổ tích:
- Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
+ Nhân vật bất hạnh.
+ Nhân vật dũng sĩ và có tài năng kì lạ.
+ Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch.
+ Nhân vật là động vật.
Những truyện cổ tích đã học: Thạch sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần.
4.4.Tổng kết: 5 phút
GV treo tranh:
Bức tranh thể hiện chi tiết nào trong truyện?
l Tranh 1: Mã Lương vẽ cho người nghèo. Tranh 2: Mã Lương vẽ sóng trừng trị tên vua.
GV treo bảng phụ
Cuộc đấu tranh trong truyện “Cây bút thần” là cuộc đấu tranh nào?
A. Chống bọn địa chủ. C. Chống áp bức bóc lột.
B. Chống bọn vua chúa. D. Chống lại những kẻ tham lam độc ác
Câu 3: Truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về điều gì về công lí xã hội?
Sự công bằng
Cây bút thần tập trung phản ánh điều gì?
A. Quan niệm về chức năng của nghệ thuật. C. Ước mơ công lí xã hội.
B. Cội rễ của tài nang và giá trị nghệ thuật. D. Cuộc đấu tranh giai cấp không khoan nhượng.
GD HS biết chống lại cái ác, yêu cái thiện.
4.5 Hướng dẫn học tập học tập: 5 phút
à Đối với bài học tiết này:
- Học thuộc nội dung bài ghi. Đọc kĩ truyện, kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc.
- Làm bài tập trong VBT.
à Đối với bài học tiết sau:
- Soạn bài “Danh từ”: Trả lời các câu hỏi SGK. Tìm hiểu kĩ về:
+ Đặc điểm của danh từ.
+ Các loại danh từ
- Chuẩn bị bài “Ngơi kể trong văn tự sự”. Đọc kĩ phần I, trả lời các câu hỏi SGK/88.
5. PHỤ LỤC
- Sách giáo viên văn 6.( Nhà xuất bản Giáo dục)
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 ( Nhà xuất bản Hà Nội)
- Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 6 ( Nhà xuất bản GD Việt Nam)
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Tuần: 8
Tiết:32
ND: 13/10/2018
DANH TỪ
1.Mục tiêu:
a.Kiến thức:
- Hoạt động 2: Học sinh hiểu : các tiểu loại danh từ chỉ sự vật: danh từ chung và danh từ riêng.
- Hoạt động 3: Học sinh biết: Nhận diện danh từ trong một câu văn, đoạn văn.
b.Kĩ năng:
- Học sinh thực hiện được: kĩ năng phân biệt danh từ chung, danh từ riêng.
- Học sinh thực hiện thành thạo: nhận biết danh từ chung và danh từ riêng.
c.Thái độ:
- Thĩi quen: ý thức sử dụng danh từ chung, danh từ riêng phù hợp.
- Tính cách :Viết đúng qui tắt viết hoa danh từ riêng.
2. Nội dung học tập: Đặc điểm của danh từ chung, danh từ riêng.
3. Chuẩn bị:
3.1: Giáo viên: : Bảng phụ ghi ví du.ï
3.2: Học sinh: Tìm hiểu về đặc điểm của danh từ.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: 1 phút
6A:1 6A2: 6A3:
4. 2 Kiểm tra miệng: 5 phút
ĩ GV treo bảng phụ giới thiệu bài tậpï.
Câu 1: Trong câu sau có một từ dùng không đúng với ý đồ người phát ngôn. Đó là từ gì? Hãy thay vào đó từ mà em cho là đúng? (4đ)
l Đáp án: Nếu dùng từ không đúng nghĩa. Chúng ta hoặc người nói (viết), hoặc người nghe (đọc) có thể nhận một kết quả không lường trước được à Kết quả: Hậu quả.
Câu 2: Làm bài tập trong vở bài tập? (6đ)
l Đáp án: Khinh khỉnh, khẩn thiết, băn khoăn
Câu 3: Đối với bài học hôm nay, em đã chuẩn bị được những gì?
l Đáp án: Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay?
ĩ Nhận xét, chấm điểm.
4.3 Tiến trình bài mới:
Hoạt động của GV và học HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: 1 phút . Vào bài: Tiết trước chúng ta đã đi vào tìm hiểu việc chữa lỗi dùng từ. Tiết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về danh từ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về danh từ chung danh từ riêng. 13 phút
GV treo bảng phụ, ghi VD - SGK.
Hãy điền các danh từ ở VD vào bảng phân loại: Danh từ chung, danh từ riêng. .
HS trả lời.GV nhận xét, ghi điểm.
Dựa vào đâu mà ta phân loại danh từ chung và danh từ riêng.
Danh từ chung là tên gọi của một loại sự vật ( nhiều người). Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương.
Từ đĩ. Hãy cho biết: Thế nào là danh từ chung? Thế nào là danh từ riêng?
Tìm VD về danh từ riêng và danh từ chung.
l VD: Danh từ riêng: Thạnh Đơng
Danh từ chung: thực vật, động vật,..
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập. 15 phút
Giáo viên đọc cho hs viết đoạn: Từ đầu đến “dày đặc hình vẽ”.
Cho HS đổi bài tự bắt lỗi chính tả lẫn nhau
Giáo viên kiểm tra lại. Có thể chấm 1 số bài.
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
Giáo dục HS ý thức viết đúng chính tả.
Gọi HS đọc bài tập.
GV hướng dẫn HS làm, HS thảo luận nhóm.
Nhóm 1, 2: bài tập 2; Nhóm 3,4: bài tập 3.
Các danh từ in đậm có phải là danh từ riêng không? Vì sao?
HS trình bày, các nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét, sửa sai.
ĩ Giáo dục tính cẩn thận khi xác định từ loại tiếng Việt.
I.Danh từ chung và danh từ riêng:
Ví dụ:
Danh từ chung: Vua, công ơn , tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện.
à Danh từ chung là tên gọi của một loại sự vật.
Danh từ riêng: Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội.
à Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương.
II.Luyện tập:
Bài 1: Chính tả
Bài viết: Cây bút thần.
Bài 2:
Các danh từ chung: ngày xưa, miền, đất, nước, thần, nòi, rồng, con trai, tên.
Các danh từ riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân.
Bài 3:
Các từ in đậm:
a. Chim, Mây, Nước, Hoa,Họa Mi.
b. Út
c. Cháy.
Đều là danh từ riêng vì chúng dùng để gọi tên riêng của một sự vật cá biệt, duy nhất mà không phải dùng để gọi chung một loại sự vật.
4.4 Tổng kết : 5 phút
GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập:
Câu 1: Cho đoạn thơ:
” Nhân dân là bể
Văn nghệ là thuyền
Thuyền xô sóng dậy
Sóng đẩy thuyề
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GIAO AN NGU VAN 6 TUAN 8_12432593.doc