3. Tìm hiểu các loại từ ghép và nghĩa của từ ghép
* HĐ nhóm ý a
(1) Từ ghép chính phụ là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trư¬ớc, tiếng phụ đứng sau.
VD: - Bà cố, bà nội .
(2) A, C
(3) Các tiếng đứng sau tiếng “bà” có vài trò bổ sung cho tiếng “bà”
+ Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.
*HĐ cả lớp ý b
(1) Bàn nghế, sách vở, quần áo .
(2) các từ ghép này không phân thành tiếng chính, tiếng phụ. Vì các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp
(3) - Sách: quyển sách in dùng để học và đọc
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 1: Cổng trường mở ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
I. Mục tiêu bài học
( Như tài liệu)
II. Chuẩn bị
Giáo viên: - Máy chiếu, tư liệu, phiếu học tập
Học sinh: - Trả lời nghiên cứu các câu hỏi trong tài liệu
III. Tiến trình lên lớp
- ổn định tổ chức lớp
- Để tinh thần vui vẻ cô mời bạn CTHĐTQ lên cho các bạn chơi trò chơi hoặc hát 1 bài
- Trò chơi kết thúc, CTHĐ mời cô giáo làm việc
GV: Các em đều có tâm thế rất vui vẻ hôm nay chúng ta đi vào bài 1.
? Về nhà các em đã chuẩn bị bài tốt chưa, bài học hôm nay chúng ta cần đạt mục tiêu gì?
- Hs trả lời
Các em nắm vững mục tiêu bài học hôm nay cô trò chúng ta cùng đi vào các hoạt động.
A. Hoạt động khởi động
* HĐ cặp đôi :
- Kỷ niệm về ngày khai trường : khoác trên vai chiếc cặp sách, được mẹ chở đi đến trường, tung tăng bước vào lớp gặp bạn mới, cố giáo mới...
- Tâm trạng : hồi hộp, lo lắng...
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản
? Về nhà các em đã chuẩn bị bài, với văn bản Cổng trường mở ra cần đọc với giọng ntn để hấp dẫn người đọc người nghe
- Hs trả lời – gv bổ sung
GV: các em đều có ý kiến rất đúng nhưng cô bổ sung thêm, đoạn 1 cần đọc với giọng Giọng dịu dàng, chậm rãi, tình cảm, đôi lúc như thì thầm
? Các em vừa được nghe phần của cô cùng các bạn hướng dẫn, em nào đọc đúng hướng dẫn.
- Hs đọc
? Nhận xét giọng đọc
*Chú thích
Gv : Nhìn vào chú thích trong văn bản đọc thầm trog thời gian 1p
? Ngoài chú thích trong văn bản còn từ nào cảm thấy khó hiểu
- Hs đưa ra – bạn khác giải nghĩa
-> khi k hiểu được các bạn về nhà tra từ điển hoặc trên mạng
2. Tìm hiểu văn bản
? Em đã học và đã biết các thể loại tự sự, miêu tả nhưng văn bản này có gì khác những thể loại đã học, theo em văn bản này thuộc thể loại gì?
- Không phải tự sự hay miêu tả, văn bản này nói lên nỗi lòng, tâm sự của nhân vật người mẹ -> Đây là thể loại khác, văn biểu cảm.
? Sử dụng ngôi kể thứ mấy? – Ngôi thứ nhất
* HĐ nhóm ý a.
(1)Tâm trạng của người mẹ và con trong đêm trước ngày khai trường của con
- Người mẹ không ngủ được
- Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống 1 ly sữa, ăn 1 cái kẹo
(2) Chi tiết, hình ảnh thể hiện tình cảm sâu nặng của người mẹ dành cho con
? Nguyên nhân nào làm cho người mẹ không ngủ được?
- Suốt đêm mẹ đã hồi hộp bồn chồn, trằn trọc không ngủ được vì mẹ vô cùng thương con, lo lắng cho con.
? Và trong tâm trạng ấy người mẹ đã nghĩ gì và làm gì?
- Giúp con chuẩn bị quần áo giầy dép, đồ dùng học tập....
? Và trong tâm trạng ấy người mẹ đã nghĩ gì và làm gì?
Thể hiện nỗi lòng yêu thương con cua rmẹ, lo lắng chăm chút cho con
? Tìm các chi tiết diễn tả tâm trạng của người mẹ?
+ Tâm trạng: - Có gì đó khác thường
- Không tập trung được vào việc gì cả
- Không định làm những việc ấy tối nay
? Từ tâm trạng băn khoăn không ngủ được ấy, người mẹ đã nghĩ đến điều gì?
-> Mẹ đạng phân tâm, xúc động, trước một sự kiện lớn trong đời con, bao nhiêu suy nghĩ của mẹ đều đang hướng về con
? Ấn tượng nhất là gì?
- Những kỷ niệm của tuổi thơ, được bà ngoại đa đến trường, đến ngày đầu tiên bước vào cổng trường....
+ Hình ảnh: Hằng năm cứ vào cuối thu mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp....
? Em có suy nghĩ gì về tâm trạng và những ký ức tuổi thơ hiện về trong nỗi nhớ của người mẹ?
- Hồi ức về tuổi thơ như một bài ca đẹp, dài và xao xuyến, rạo rực, cháy bỏng trong lòng mẹ. Mẹ muốn truyền ngọn lửa ấy cho con, san xẻ hạnh phúc ấy cho con. Ngày khai trường đã khắc sâu vào tân hồn và nỗi nhớ của mẹ.
? Từ ấn tượng tuổi thơ người mẹ liên tưởng đến điều gì?
- Mẹ nghĩ và liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật Bản - Ngày lễ trọng đại, tôn vinh ngành giáo dục của xã hội.
? Em hiểu gì về sự liên tưởng ấy của người mẹ?
- Mẹ muốn gởi mong muốn của mình vào liên tưởng ấy, mẹ cũng mong sao ở nước mình cũng sẽ như vậy. Ngày khai trường sẽ là ngày hội của không chỉ lớp trẻ mà còn là ngày mọi người, mọi ngày thể hiện sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Mẹ tin yêu và kỳ vọng vào con.
(3)Học sinh viết tiếp
? Với em điều “ kì diệu” mà em tìm thấy được nơi mái trường của mình.
- Mang đến cho em kho tàng kiến thức, nơi thắp sáng những ước mơ, những hoài bão,
- Nhà trường là một thế giới mới lạ, vô cùng đẹp đẽ + Thế giới của tri thức, trí tuệ, sự hiểu biết
+ Thế giới của tình bạn, tình thầy trò, tình yêu thương, lòng nhân hậu, sự quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia
+ Thế giới của ý chí, nghị lực, khát vọng và niềm tin.
? Vai trò của nhà truường đối với cuộc đời mỗi con người
-“giáo dục là quốc sách hàng đầu”, ‘‘đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”. Giáo dục trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. - Kỉ cương, nề nếp, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.
-Nhà trường trở thành một môi trường tốt đẹp, trong sáng, thân thiện nhất đối với tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em
GV: - Ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi thời đại, và đối với mỗi quốc gia đều có những quyết sách về giáo dục phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và nhu cầu xây dựng phát triển đất nước. Song dù đường lối chính sách giáo dục như thế nào đi chăng nữa thì giáo dục luôn đóng vai trò quan trọng
- Giáo dục nhà trường sẽ đào tạo ra một thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước, tạo nen tảng vững chắc cho tương laiCũng cần thấy rằng: “mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả thế hệ mai sau”.
? Suy nghĩ của bản thân khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của ggđ, học dưới mái trường bình yên.- Hs nêu
* Nội dung
- Bằng lời văn sâu lắng, nhẹ nhàng và tình cảm, qua tâm sự của người mẹ đó thấu hiểu về sự hi sinh thầm lặng và cao cả của mẹ dành cho con đồng thời cũng thấy được vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người.
(Hết tiết 1,2)
3. Tìm hiểu các loại từ ghép và nghĩa của từ ghép
* HĐ nhóm ý a
(1) Từ ghép chính phụ là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
VD: - Bà cố, bà nội.
(2) A, C
(3) Các tiếng đứng sau tiếng “bà” có vài trò bổ sung cho tiếng “bà”
+ Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.
*HĐ cả lớp ý b
(1) Bàn nghế, sách vở, quần áo.
(2) các từ ghép này không phân thành tiếng chính, tiếng phụ. Vì các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp
(3) - Sách: quyển sách in dùng để học và đọc
- Vở: ghi, viết
-> Sách vở: Chỉ sách vở nói chung
(4) Từ ghép đẳng lập:
- Có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp
- Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập rộng hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó
* HĐ nhóm ý c
- Từ ghép chính phụ: Làm ruộng (rãy), ăn ý (ảnh), trắng phau, trắng xóa, vui vẻ, mưa rào, nhà ăn
- Từ ghép đẳng lập: núi đồi, ham học, xinh tươi, cây cỏ, học tập
4. Liên kết trong văn bản
* HĐ nhóm ý a,b,c,d
- Các câu văn chưa có tính liên kết. Vì thiếu sự liên kết trên phương tiện ngôn ngữ, mối liên kết giũa các câu không được đảm bảo.
- Em sẽ thêm cụm từ “ còn bây giờ”giữa câu 2 với câu 3
- Hs điền vào chỗ trống
-> Liên kết là một trong tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu
- Để văn bản có tính liên kết, người viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó với nhau; đồng thời phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng phương tiện ngooin ngữ (từ, câu..) thích hợp.
C. Hoạt động luyện tập
Bài 1:
Bài 2:
- Từ ghép chính phụ: mưa phùn, xanh rợ
- Từ ghép đẳng lập: mùa xuân, cây nhội, cây bàng, cây bằng lăng
* Từ ghép chính phụ hợp nghĩa: xanh ngắt, mùa gặt, màu nhãn
Bài 3: hs làm- gv sữa chữa.
D. Hoạt động vận dụng
- Hướng dẫn học sinh về nhà làm
* Nhận xét sau buổi học:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài 1.doc