4. Tìm hiểu về các yếu tố tự sự trong văn biểu cảm
* Hoạt động : Hoạt động nhóm
Mục tiêu: Giúp HS nắm được các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
GV: Cho HS thảo luận nhóm câu hỏi trong tài liệu.
HS: Nhận nhiệm vụ - nghiên cứu – trao đổi kết quả với bạn- thống nhất kết quả - xin báo cáo.
GV : Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 nhóm báo cáo kết quả từng ý - nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: chốt kiến thức
a. - Yếu tố miêu tả: tiếng suối, trăng
- Yếu tố tự sự:
-> Cả bài thơ toát lên tâm trạng 1 tình cảm rộng lớn và cao cả của 1 vị lãnh tụ suốt đời hết lòng hết sức vì dân vì nước mà vẫn không quên thưởng ngắm ánh trăng khuya giữa rừng Việt Bắc trong những ngày kháng chiến chống TDP
b.- Tự sự: Kể chuyện bố ngâm chân nước muối, bố đi sớm về khuya
- Miêu tả: Bàn chân của bố
-> Làm nền tảng cho cảm xúc thương bố ở cuối bài.
KL: Tự sự và miêu tả ở đây nhằm khiêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc.
c. Muốn phát biểu suy nghĩ , cảm xúc đối với đời sống xung quanh, hãy dùng các phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc
6 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 761 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 11: Cảnh khuya, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 11: CẢNH KHUYA
I. Mục tiêu: (ý 1 - tài liệu)
II. Chuẩn bị:
Gv soạn bài
HS: Đọc trước bài, làm bài theo HD
III. Lên lớp
1. CTHĐ tự quản cho lớp hát (trò chơi) – báo cáo sĩ số, chuẩn bị bài của lớp, mời GV lên lớp.
2. GV lên lớp
A. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: tạo cho HS tâm thế thoải mái khi vào bài học, định hướng kiến thức cần đạt được.
GV: Cho HS hoạt động nhóm câu hỏi phần khởi động.
HS: Nhận nhiệm vụ - suy nghĩ – trao đổi kết quả với bạn – thống nhất kết quả - xin ý kiến, báo cáo.
GV: Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 nhóm báo cáo kết quả - nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung. GV đánh giá, điều chỉnh (nếu cần).
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc các văn bản
* Hoạt động 1: Hoạt động chung
Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng, đọc hay một bài thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt
GV: Nêu yêu cầu đọc, đọc bài – gọi HS đọc lại.
- Hd đọc: giọng chậm, buồn, câu 3 đọc giọng hơi ngạc nhiên, câu 4 giọng hỏi, cao hơn và hơi nhấn mạnh thêm 1 chút ở các tiếng: nào, chơi.
HS : đọc – nhận xét – gv có thể cho HS đọc lại theo cảm nhận.
Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được sáng tác vào những năm kháng chiến chống Pháp. Khi ấy Hồ Chí Minh còn đang lo cho các cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp. Vì không ngủ được nên Bác bầu bạn với thiên nhiên nên bác đã viết lên bài thơ này.
2. Tìm hiểu văn bản
* Hoạt động 1: Hoạt động cặp đôi
Mục tiêu: Giúp HS nắm được những đặc điểm cơ bản về tác giả và hoàn cảnh sáng tác, thể thơ.
GV: Cho HS thảo luận nhóm câu hỏi a,b/ 95 SHD.
HS: Nhận nhiệm vụ - nhiên cứu – trao đổi kết quả với bạn- thống nhất kết quả - xin báo cáo.
GV : Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 cặp báo cáo kết quả từng ý – cặp khác nhận xét, bổ sung.
GV: chốt kiến thức
a. * Tác giả:
- Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ tài ba vĩ đại của dân tộc Việt Nam, lại vừa là một nhà thơ xuất sắc.
- Người sinh tại làng Sen Kim liên – nghệ An.
- Xuất thân từ một gia đình nho học.
- Ngay từ nhỏ đã được tiếp xúc với tư tưởng cách mạng.
- Người có tấm lòng nhân hậu dễ đồng cảm xúc động, là một người yêu thiên nhiên và yêu con người.
- Tác phẩm: nhật kí trong tù, thơ chữ hán và tập thơ chữ Nôm, văn chính luận, truyện kí.
* Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được sáng tác vào những năm kháng chiến chống Pháp. Khi ấy Hồ Chí Minh còn đang lo cho các cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp. Vì không ngủ được nên Bác bầu bạn với thiên nhiên nên bác đã viết lên bài thơ này.
b. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
- 4 câu, mỗi câu 7 chữ
- Nhịp 2/2/3
- Cảm xúc bao trùm của bài thơ: Bức tranh thiên nhiên cảnh khuya nơi chiến khu Việt Bắc.
C .Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến.
Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:
- BPNT: Cách so sánh thể hiện sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ: tiếng suối như tiếng hát - > tiếng suối trở nên gần gũi thân quen với con người, mang sức sống trẻ trung hơn.
- Câu thơ thứ 2: - “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” - > trăng, cổ thụ, hoa ba vật thể cách nhau nghìn trùng cao, thấp, lớn bé, cũng rất khác nhau vậy mà vẫn “lồng” vào nhau, soi sáng cho nhau, nâng đỡ nhau họa nên bức tranh tuyệt mĩ. Bức tranh ấy do thiên nhiên vẽ ra hay chính do tài năng và cảm nhận tinh tế của tác giả Hồ Chí Minh tạo dựng?... Hồ Chí Minh đã thổi vào cảnh rừng đêm Việt Bắc một linh hồn để tạo dựng thành một bức tranh lung linh sống động.
- Tình cảm tác giả đối với thiên nhiên:
d. - Câu thơ mở ra hai thế giới tâm trạng của nhân vật, hai khía cạnh của một tâm hồn.
+ Chưa ngủ vì cảnh khuya quá đẹp, say mê tận hưởng vẻ đẹp chứa cùng tri âm tuyệt vời của cảnh đến độ không ngủ được - > tâm hồn nghệ sĩ.
+ Chưa ngủ vì thao thức lo lắng vì vận mệnh của đất nước - > tâm hồn chiến sĩ – đây mới là ý chính của câu thơ.
Tác dụng sự lặp lại của từ chưa ngủ.
+ Thể hiện sự hòa hợp giữa con người và cảnh vật - > cảnh càng khuya càng làm nỗi rõ con người; con người càng thức khuya càng thấy sự hữu tình của cảnh. Chưa ngủ là vì chưa muốn ngủ - thế chủ động - > dành thời gian để ngắm cảnh, để lo việc nước, chứ không phải là vì không ngủ được - > sự sâu sắc của tâm trạng và tình cảm.
g. Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Có nhiều hình ảnh lung linh kì ảo. Sử dụng các phép tu từ so sánh , điệp ngữ ( Tiếng.tiếng., lồng lồng; chưa ngu ngủ )có tác dụng miêu tả chân thực âm thanh, hình ảnh trong rừng đêm. Sáng tạo nhịp điệu ở câu 1 và câu 4.
*. ý nghĩa: Bài thơ thể hiện một đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Chí Minh.; Sự gắn bó hoà hợp giữa thiên nhiên và con người.
3. Tìm hiểu về từ đồng âm.
* Hoạt động 1: Hoạt động nhóm
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu được thế nào là từ đồng âm.
* GV: Cho HS thảo luận nhóm câu hỏi a,b,c,d / 96 SHD.
* HS: Nhận nhiệm vụ - nghiên cứu – trao đổi kết quả với bạn- thống nhất kết quả - xin báo cáo.
GV : Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 nhóm báo cáo kết quả từng ý - nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: chốt kiến thức dựa trên kết quả tìm được của HS
a. Giải thích nghĩa của từ “lồng” trong hai câu sau.
+ Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
- Lồng trong câu: + Là động từ
+ Chỉ hoạt động cất vó lên cao với một sức mạnh đột ngột rất khó kìm giữ.
+ Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.
Lồng trong câu: + Là danh từ
+ Chỉ đồ vật đan thưa bằng tre, nứa, nhựa, sắt để nhốt chim hoặc gà, vịt, cá.
b. Nghĩa hai từ lồng trên không liên quan gì với nhau, chúng còn khác nhau về mặt từ loại.
c. Chúng ta phân biệt được ý nghĩa của từ lồng ở hai câu trên là dựa vào mối quan hệ với các từ khác ở trong câu, nghĩa là dựa vào ngữ cảnh giao tiếp.
d. Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau
Vd: Đôi mắt sáng – thức đến sáng
- Sáng 1: chỉ t/c của mắt trái với mờ, tối.
- sáng 2: chỉ thời gian
GV đưa vd: Tìm hiểu nghĩa từ “Chạy”.
- Chạy cự ly 100m.
- Đồng hồ chạy.
- Chạy ăn, chạy tiền.
? Từ “chạy” có phải là từ đồng âm không?
(Không -> đây là từ nhiều nghĩa vì giữa chúng có mối liên hệ ngữ nghĩa nhất định)
4. Tìm hiểu về các yếu tố tự sự trong văn biểu cảm
* Hoạt động : Hoạt động nhóm
Mục tiêu: Giúp HS nắm được các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
GV: Cho HS thảo luận nhóm câu hỏi trong tài liệu.
HS: Nhận nhiệm vụ - nghiên cứu – trao đổi kết quả với bạn- thống nhất kết quả - xin báo cáo.
GV : Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 nhóm báo cáo kết quả từng ý - nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: chốt kiến thức
a. - Yếu tố miêu tả: tiếng suối, trăng
- Yếu tố tự sự:
-> Cả bài thơ toát lên tâm trạng 1 tình cảm rộng lớn và cao cả của 1 vị lãnh tụ suốt đời hết lòng hết sức vì dân vì nước mà vẫn không quên thưởng ngắm ánh trăng khuya giữa rừng Việt Bắc trong những ngày kháng chiến chống TDP
b.- Tự sự: Kể chuyện bố ngâm chân nước muối, bố đi sớm về khuya
- Miêu tả: Bàn chân của bố
-> Làm nền tảng cho cảm xúc thương bố ở cuối bài.
KL: Tự sự và miêu tả ở đây nhằm khiêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc.
c. Muốn phát biểu suy nghĩ , cảm xúc đối với đời sống xung quanh, hãy dùng các phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc
c. Hoạt động luyện tập
* Bài tập 1: Nhận xét về sự so sánh. Tiếng “suối rì rầm” được ví với “tiếng đàn cầm”, “đá rêu phong” được ví với “chiếu êm”. Cách ví đó thể hiện sự tinh tế, sự liên tưởng độc đáo lãng mạn tài hoa của nhà thơ.
*Bài 2: HS làm
- HĐ cặp đôi bài 3:
- Cháu mời bác mời cơm
- Tớ phản bác ý kiến của bạn
- Bác nồi lên bếp nấu
- HĐ nhóm bài 4
- Từ đồng âm với từ canh: - Nấu canh cua
- Bài tập làm canh cách ra
- Từ đồng âm với từ sao: - Sao không làm bài tập
- .
- HĐ cặp đôi bài 5:
- Từ là trong câu “ Giặt là hấp” động từ
Làm cho đồ bằng vải, lụa phẳng và có nếp bằng cách dùng bàn là đã được làm nóng đưa đi đưa lại trên bề mặt
- Từ là trong câu “ Giặt là tốt chứ sao lại là hấp”
Là động từ đặc biệt, biểu thị quan hệ giữa phần nêu đối tượng với phần chỉ ra nội dung nhận thức hay giải thích, nêu đặc trưng về đối tượng đó
D – E Hoạt động vận dụng – mở rộng
Bài 1: có chủ thể vỗ vào da gây tiếng bì bạch.
trời mưa , gây tiếng động lâm thâm
Bài 2: Con ốc sên
* Nhận xét sau buổi học
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BÀI 11.doc