Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 12: Rằm tháng giêng

4. Tìm hiểu về thành ngữ

* HĐ nhóm ý a

+ Về cấu tạo: gồm có 4 từ - có nghĩa trái ngược nhau (lên – xuống)

+ Ta không thể thay thế bất cứ từ nào trong cụm từ này và cũng không thể chêm xen một từ khác vào, cũng không thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ.

= > Bởi cụm từ đã có cấu tạo cố định, các từ tạo nên chúng đã lên kết thành một khối hoàn chỉnh, nếu ta thay đổi nó sẽ trở nên cọc cạch, mất đi sự hoàn chỉnh.

- Tìm hiểu ý nghĩa của cụm từ lên thác xuống ghềnh.

+ Nghĩa đen: Lên – xuống: chỉ hành động di chuyển ngược chiều nhau Thác – ghềnh: sự khó khăn, nguy hiểm.

+ Nghĩa bóng: là vượt qua những nơi có nhiều gian nan nguy hiểm.

* HĐ cặp đôi

- Xác định vai trò của thành ngữ.

+ Bảy nổi ba chìm - > làm vai trò vị ngữ của câu

+ Tắt lửa tối đèn - > làm bổ ngữ cho động từ phòng.

- Cái hay của hai câu thành ngữ trên.

+ Ngắn gọn, hàm súc tiết kiệm được lời.

+ Tính hình tượng cao vì cho ta nhiều ấn tượng sinh động.

 

doc6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 12: Rằm tháng giêng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 12: RẰM THÁNG GIÊNG I. Mục tiêu: (ý 1 - tài liệu) II. Chuẩn bị: Gv soạn bài HS: Đọc trước bài, làm bài theo HD III. Lên lớp 1. CTHĐ tự quản cho lớp hát (trò chơi) – báo cáo sĩ số, chuẩn bị bài của lớp, mời GV lên lớp. 2. GV lên lớp A. Hoạt động khởi động Mục tiêu: tạo cho HS tâm thế thoải mái khi vào bài học, định hướng kiến thức cần đạt được. GV: Cho HS hoạt động nhóm câu hỏi phần khởi động. HS: Nhận nhiệm vụ - suy nghĩ – trao đổi kết quả với bạn – thống nhất kết quả - xin ý kiến, báo cáo. GV: Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 nhóm báo cáo kết quả - nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung. GV đánh giá, điều chỉnh (nếu cần) - Bài thơ: Ngắm trăng của HCM Trăng là đề tài quen thuộc trong thơ ca, là nguồn cảm hứng bất tận của thi sĩ từ trước đến nay.Bác viết nhiều bài thơ về trăng trong những hoàn cảnh khác nhau, coi trăng là người bạn tri âm tri kỷ. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh lao tù. Mặc dù vậy ta vấn thấy ở Bác có một tâm hồn lãng mạn, phong thái ung dung, tự tại hai câu thơ đầu : - Trong tù không rượu cũng không hoa - Câu 2 : Cảnh đẹp đêm nay biết làm thê nào? Thể hiện tâm trạng bối rối , rạo rực xao xuyến của tác giả => Tâm hồn lãng mạn, yêu thiên nhiên Hai câu cuối - Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa nhắm nhà thơ => Đối , nhân hoá => trăng và người trở nên gần gũi , thân thiết thành tri âm, try kỉ, cùng chủ động tìm đến giao hòa với nhau, ngắm nhau say đắm => Phong thái ung dung tự tại đó là tinh thần thép vượt lên trên cảnh ngục tù. Thể thơ tứ tuyệt hàm súc và ngắn gọn. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Đọc các văn bản * Hoạt động 1: Hoạt động chung Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng, đọc để cảm nhận được sự gắn bó thiên nhiên và lòng yêu nước của HCM * GV giao nhiệm vụ: ? Với bài thơ này cần đọc với giọng ntn để hấp dẫn người đọc người nghe * HS nhận nhiệm vụ GV: Giọng chậm, thanh thản và sâu lắng, nhấn mạnh điệp ngữ chưa ngủ; nhịp3/4 - 4/3 - 2/5. +Hd đọc: Bản phiên âm đọc với nhịp: 4/3 ? 2/2/3; bản dịch thơ: 2/2/2 - 2/4/2. HS : đọc – nhận xét – gv có thể cho HS đọc lại theo cảm nhận. * Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân Mục tiêu: Giúp HS hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ và một số từ khó trong bài. GV: Cho HS tự nghiên cứu phần chú thích, HS có thể hỏi thêm HS: Nhận nhiệm vụ GV chốt: Tác giả. - Hồ Chí Minh (1890 – 1969). - Các bút danh và tên gọi khác như: Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành, bác Ba - Tên thật là Nguyễn Sinh Cung. - Cả đời Người hoạt động cách mạng, sinh ra cho cách mạng và chết cho cách mạng. - Bản thân là một người giàu lòng nhân ái, dễ đồng cảm thấu hiểu, yêu thiên nhiên, yêu thơ ca, yêu con người lao động bình thường và có một đời sống hết sức giản dị mộc mạc. - Các tác phẩm tiêu biểu bao gồm cả truyện kí, thơ, văn chính luận. Tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được sáng tác vào một đêm trăng rằm, khi ấy nhà thơ cùng với các cán bộ Đảng họp bí mật trên thuyền. Nhân một đêm trăng sáng cùng sự kiện hội họp quan trọng ấy Bác không quên làm bài thơ ghi lại khoảnh khắc đẹp ấy. 2. Tìm hiểu văn bản * Hoạt động 1: Hoạt động cặp đôi Mục tiêu: Giúp HS nắm được những đặc điểm cơ bản về xuất xứ, hình thức của bài thơ. GV: Cho HS thảo luận câu hỏi a,/ 101SHD. HS: Nhận nhiệm vụ - nhiên cứu – trao đổi kết quả với bạn- thống nhất kết quả - xin báo cáo. GV : Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 cặp báo cáo kết quả từng ý – cặp khác nhận xét, bổ sung. GV: chốt kiến thức Thể thơ: bản chữ hán: thất ngôn tứ tuyệt 4/3 , 2/2/3; bản dịch: lục bát. bản dịch thơ: 2/2/2 - 2/4/2. * HĐ nhóm ý a + Cảnh thiên nhiên được miêu tả trong không gian và thời gian: - Rằm xuân -> dùng để chỉ rằm tháng giêng tháng đầu của một năm. - “lồng lộng” thể hiện sự chiếu sáng của ánh trăng rằm, tính từ thể hiện sự lan tỏa của ánh trăng đêm rằng. - Gợi tả 1 không gian cao rộng, bát ngát, tràn ngập ánh trăng sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng riêng. ->    Ánh trăng đêm rằm có sức lan tỏa chiếu soi đến mọi ngóc nghách khiến cho ánh vàng tràn ngập khắp mặt đất. + Việc lặp lại từ xuân: - Câu thơ điệp từ “xuân” nhấn mạnh vào sự đẹp đẽ của sông nước đêm trăng. Ánh trăng kia với sức lan tỏa mạnh đã chiếu xuống sông làm cho màu nước và màu trời hòa quyện giống nhau và làm cho khung cảnh thiên nhiên nơi núi rừng đầy trăng, xuân như ngập tràn nơi đây. - Hai câu thơ đầu đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp, một vẻ đẹp lung linh huyền ảo, một vẻ đẹp tươi sáng của mùa xuân, một ánh vàng ấm áp hiền hòa tỏa khắp bài thơ. * HĐ nhóm ý c - Trong đêm trăng ấy nhà thơ cùng với các chiến sĩ của mình họp bàn kế hoạch tác chiến với giặc. - Trên con thuyền nhỏ được đưa ra giữa dòng ánh trăng kia như soi sáng lí tưởng cách mạng của những con người ấy, tiếp sức cho những người ấy để tiến tới thắng lợi. - Việc quân bàn bạc đến tận khuya trăng cũng như thức cùng càng chiến sĩ, soi rõ lý tưởng. - Chữ “ngân” thay thế cho chữ “đầy” làm cho câu thơ lãng mạn hơn. -> Thơ Hồ Chí Minh bao giờ cũng thế thiên nhiên đi liền với hoạt động của con người và đa số là hoạt động cách mạng. Đêm trăng xuân đẹp như thế nhưng Bác và các chiến sĩ đang họp bàn việc quân để giành lại mùa xuân thật sự cho dân tộc Việt Nam. Mùa xuân của niềm vui, của tự do độc lập. * HĐ cặp đôi ý d Gv: Có thể nói, nếu bài Cảnh khuya thể hiện tình yêu TN, yêu nước, mối lo âu và tinh thần trách nhiệm đối với sự nghiệp của nước thì bài Nguyên tiêu vừa nối tiếp vừa nâng cao những cảm hứng ấy của Bác Hồ, đồng thời thể hiện rõ hơn tinh thần chủ động, phong thái ung dung, lạc quan, niềm tin vững chắc ở sự nghiệp CM của vị lãnh tụ, người chiến sĩ - người nghệ sĩ HCM. Bài thơ vừa mang âm điệu cổ điển vừa thể hiện tinh thần thời đại, khoẻ khoắn, trẻ trung. Nhờ đó đêm rằm tháng giêng ấy vốn đã sáng, càng thêm sáng vì có nhiều niềm vui toả sáng. * NghÖ thuËt: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, điệp tù, từ ngữ gợi hình, biểu cảm. * ý nghÜa: R»m th¸ng riªng to¸t lªn vÎ ®Ñp t©m hån nhµ th¬- chiÕn sÜ HCM tr­íc vÎ ®Ñp cña thiªn nhiªn ViÖt B¾c ë giai ®o¹n ®Çu cña cuéc kh¸ng chiÕn chèng thùc d©n ph¸p cßn nhiÒu gian khæ 4. Tìm hiểu về thành ngữ * HĐ nhóm ý a + Về cấu tạo: gồm có 4 từ - có nghĩa trái ngược nhau (lên – xuống) + Ta không thể thay thế bất cứ từ nào trong cụm từ này và cũng không thể chêm xen một từ khác vào, cũng không thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ. = > Bởi cụm từ đã có cấu tạo cố định, các từ tạo nên chúng đã lên kết thành một khối hoàn chỉnh, nếu ta thay đổi nó sẽ trở nên cọc cạch, mất đi sự hoàn chỉnh.  - Tìm hiểu ý nghĩa của cụm từ lên thác xuống ghềnh. + Nghĩa đen:  Lên – xuống: chỉ hành động di chuyển ngược chiều nhau Thác – ghềnh: sự khó khăn, nguy hiểm. + Nghĩa bóng: là vượt qua những nơi có nhiều gian nan nguy hiểm.  * HĐ cặp đôi - Xác định vai trò của thành ngữ. + Bảy nổi ba chìm - > làm vai trò vị ngữ của câu + Tắt lửa tối đèn - > làm bổ ngữ cho động từ phòng. - Cái hay của hai câu thành ngữ trên. + Ngắn gọn, hàm súc tiết kiệm được lời. + Tính hình tượng cao vì cho ta nhiều ấn tượng sinh động. 4. Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học * HĐ chung: Đọc văn bản a. Các yêu cầu làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học: -Đọc kĩ tác phẩm để hình thành cảm xúc từ những chi tiết, hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc nhất -Từ cảm xúc ấy , có thể phát huy trí tưởng tượng ,liên tưởng, hồi tưởng và rút ra những suy nghĩ về ý nghĩa tác phẩm * Dàn ý chung cho bài văn: -MB: Giới thiệu TP và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm. -TB: Những cảm xúc ,suy nghĩ do TP gợi lên. -KB: Ấn tượng chung về TP. b. Khi viết 1 bài văn biểu cảm ta cần chú ý điều gì: - Đối tượng biểu cảm là tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học là một đối tượng mang tính nghệ thuật, biểu cảm về đối tượng này cần lưu ý các phương diện cảnh, người trong tác phẩm; tình cảm, số phận của con người được thể hiện trong tác phẩm; nghệ thuật sử dụng ngôn từ; tư tưởng của tác phẩm. Biểu cảm về tác phẩm văn học nghĩa là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm,... về các phương diện ấy của tác phẩm. C. Hoạt động luyện tập Bài 1: Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. -Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước - Thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước. Bài 2: Tìm và giải thích các thành ngữ trong các câu sau đây. a. Thành ngữ của câu trên: sơn hào hải vị, nem công chả phượng. - Nghĩa của thành ngữ: + Món ăn quý hiếm trên núi, vị ngon quý hiếm ở biển. + Những thức ăn quý hiếm ở mọi nơi được lựa chọn. b. Thành ngữ được sử dụng trong đoạn văn của chuyện cổ tích (Thạch Sanh). + Tứ cố vô thân + Khỏe như voi - Nghĩa của thành ngữ: + Tứ: bốn; cố: quay đầu nhìn lại; vô: không; thân: người thân, bà con họ hàng; đơn độc, không có họ hàng thân tích, không nơi nương tựa. c. Thành nữ trong câu thơ trên: da mồi tóc sương. - Nghĩa của thành ngữ: + Da đồi mồi có nổi những chấm đen, xanh, nhất là ở hai bàn tay và mặt; tóc sương là tóc bạc trắng. = > Con người thay đổi nhan sắc hình dáng, trở nên tàn tạ già nua.  D. Hoạt động vận dụng Bài Cảnh khuya  a) Mở bài: Giới thiệu bài thơ của Bác và hoàn cảnh tiếp xúc của người viết. b) Thân bài: Cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên: - Thời điểm tiếp xúc với thiên nhiên của người viết. - Hình ảnh so sánh mang đầy chất thơ (tiếng suối như tiếng hát). - Vẻ đẹp trừ tình của trăng. - Tấm lòng vì nước vì dân của người thi sĩ – người chiến sĩ cách mạng. c) Kết bài: Phát biểu ấn tượng chung về tác phẩm. * Dàn ý: phát biểu cảm tượng về bài thơ "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê". a. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về Hạ Tri Chương và bài thơ. b. Thân bài: Cảm xúc, suy nghĩ về các hình ảnh và cảm xúc của tác phẩm. - Hoàn cảnh viết bài thơ có nét gì độc đáo, đặc biệt. - Sự đối lập các trạng thái trẻ – già, đi xa – trở về và sự thay đổi của tác giả (tóc mai đã rụng). - Điểm không thay đổi sau bao năm xa cách: giọng quê (cũng chính là cái tình đối với quê hương). - Cuộc gặp gỡ với lũ trẻ con trong làng. - Sự xót xa của tác giả khi bị lũ trẻ coi là người khách lạ. Chính sự trớ trêu này lại càng làm nổi rõ tình yêu quê hương của nhà thơ. c. Kết bài: Cảm xúc chung về tác phẩm. Tình cảm của người viết đối với quê hương. * Nhận xét sau buổi học . .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBÀI 12.doc
Tài liệu liên quan