Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 13: Tiếng gà trưa

3. Tìm hiểu về điệp ngữ

GV: Trong giao tiếp và trong viết văn, đôi khi do sơ ý hoặc do vốn ngôn ngữ ít ỏi ta thường lặp lại 1 số từ ngữ khiến cho câu văn trở nên nặng nề, ý không thanh thoát. Đó là hiện tượng lặp lại vô ý thức, nó khác với hiện tượng lặp lại có ý thức, có chủ động, nhằm tạo nên những ấn tượng mới mẻ tính chất tăng tiến. Đó là biện pháp tu từ điệp ngữ.

* Mục tiêu: giúp học sinh hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ.

* HĐ Cặp đôi ý a,b,c

* GV giao nhiệm vụ

- Câu hỏi ý a,b,c

* HS: Nhận nhiệm vụ - nghiên cứu – trao đổi kết quả với bạn- thống nhất kết quả - xin báo cáo.

GV : Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 cặp báo cáo kết quả từng ý - cặp khác nhận xét, bổ sung.

GV: chốt kiến thức

a. Những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ Tiếng gà trưa.

- Các từ ngữ được lặp lại ở khổ đầu, khổ cuối bài thơ, đặc biệt là cụm từTiếng gà trưa được lặp lại 5 lần trong suốt bài thơ

b. Điệp ngữ có tác dụng làm nổi bật ý, gây ấn tượng, gợi cảm xúc, tạo nhịp điệu.

c. Điệp ngữ là việc lặp lại nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn hay trong một bài thơ, một bài văn

 

doc6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 808 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 13: Tiếng gà trưa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 13: TIẾNG GÀ TRƯA I. Mục tiêu: (ý 1 - tài liệu) II. Chuẩn bị: Gv soạn bài HS: Đọc trước bài, làm bài theo HD III. Lên lớp 1. CTHĐ tự quản cho lớp hát (trò chơi) – báo cáo sĩ số, chuẩn bị bài của lớp, mời GV lên lớp. 2. GV lên lớp A. Hoạt động khởi động Mục tiêu: tạo cho HS tâm thế thoải mái khi vào bài học, định hướng kiến thức cần đạt được. GV: Cho HS hoạt động nhóm câu hỏi phần khởi động. HS: Nhận nhiệm vụ - suy nghĩ – trao đổi kết quả với bạn – thống nhất kết quả - xin ý kiến, báo cáo. GV: Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 nhóm báo cáo kết quả - nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung. GV đánh giá, điều chỉnh (nếu cần) - Một bài thơ đầy những kỷ niệm để nhớ về người bà kính yêu mà tuổi thơ ai cũng thích được lon ton bên Bà GV: Trong thời kỳ kháng chiến chống mỹ có rất nhiều nhà văn nhà thơ đẫ trưởng thành .một trong các nhà thơ đó là nữ sĩ Xuân Quỳnh ,một hồn thơ biình dị gần gũi ,sâu sắc về kỷ niệm tuổi thơ và tc gđ tha thiết B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Đọc các văn bản * Hoạt động 1: Hoạt động chung Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng, đọc để cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, của tuổi thơ và tình bà cháu * GV giao nhiệm vụ: ? Với bài thơ này cần đọc với giọng ntn để hấp dẫn người đọc người nghe * HS nhận nhiệm vụ GV Hd đọc: Giọng vui tươi, bồi hồi; phân biệt lời mắng yêu của bà với lời kể, tả trữ tình của nhà thơ-trong vai anh bộ đội đang nhớ nhà, nhớ bà, nhớ quê; nhịp 3/2, 2/3 Gv cho học sinh tìm hiểu vài nét về tác giả- tác phẩm 2. Tìm hiểu văn bản *Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài. - Thấy được NT biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua chi tiết tự nhiên, bình dị. * HĐ: nhóm theo phiếu học tập * GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm * HS nhận nhiệm vụ - nghiên cứu – trao đổi kết quả với bạn- thống nhất kết quả - xin báo cáo. GV : Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 cặp báo cáo kết quả từng ý - cặp khác nhận xét, bổ sung. GV: chốt kiến thức 1.Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì ? - Người chiến sỹ bằng tâm hồn nhạy cảm tinh tế. Chỉ nghe tiếng gà nhảy ổ để buổi trưa khi dừng chân bên xóm nhỏ, trên đường hành quân. Tiếng gà trưa gợi về những kỉ niệm tuổi thơ của tác giả. ? Từ mạch cảm xúc ấy bài thơ chia làm mấy phần 3 phần. - Phần 1: 7 câu đầu -> Cảm nhận tiếng gà trưa - Phần 2: tiếp đến sắc hồng những trứng -> Kỉ niệm về tuổi thơ với tiếng gà trưa - Phần 3: còn lại -> Tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ tình yêu bà, yêu làng xóm 2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ: - Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng. - Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng. - Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu. - Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo). Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu. 3. Trong rất nhiều kĩ niệm đáng nhớ về tuổi thơ của mình, hình ảnh người bà là hình ảnh ấn tượng nhất, sâu đậm nhất trong tâm hồn của người cháu. + Đó là sự tần tảo, chắt chiu của bà trong cảnh nghèo:                             Tay bà khum soi trứng                              Dành từng quả chắt chiu                              Bà lo đàn gà toi                              Mong trời đừng sương muối. + Bà đã dành trọn vẹn tình yêu thương để lo cho cháu:                              Để cuối năm bán gà                              Cháu được quần áo mới + Bà luôn bảo ban nhắc nhở, dù có trách mắng cũng xuất phát từ tình yêu thương cháu:                              Có tiếng bà vần mắng:                              Gà đẻ mà mày nhìn                              Rồi sau này lang mặt. -> Qua bài thơ, có thể nhận thấy tình cảm của bà và cháu thật sâu nặng và thắm thiết. Bà tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo để cố dành dụm mua cho cháu bộ quần áo mới. Ngược lại, người cháu luôn thương yêu, quý trọng và biết ơn bà. 4. - Gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu - Tình cảm gđ đã làm sâu sắc thêm tình yêu đất nước 5. Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt: - Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu. - Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả. - Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn. - Kết hợp hài hòa giữa biểu cảm với miêu tả tự sự -> 3. Tìm hiểu về điệp ngữ GV: Trong giao tiếp và trong viết văn, đôi khi do sơ ý hoặc do vốn ngôn ngữ ít ỏi ta thường lặp lại 1 số từ ngữ khiến cho câu văn trở nên nặng nề, ý không thanh thoát. Đó là hiện tượng lặp lại vô ý thức, nó khác với hiện tượng lặp lại có ý thức, có chủ động, nhằm tạo nên những ấn tượng mới mẻ tính chất tăng tiến. Đó là biện pháp tu từ điệp ngữ. * Mục tiêu: giúp học sinh hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ. * HĐ Cặp đôi ý a,b,c * GV giao nhiệm vụ - Câu hỏi ý a,b,c * HS: Nhận nhiệm vụ - nghiên cứu – trao đổi kết quả với bạn- thống nhất kết quả - xin báo cáo. GV : Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 cặp báo cáo kết quả từng ý - cặp khác nhận xét, bổ sung. GV: chốt kiến thức a. Những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ Tiếng gà trưa. - Các từ ngữ được lặp lại ở khổ đầu, khổ cuối bài thơ, đặc biệt là cụm từTiếng gà trưa được lặp lại 5 lần trong suốt bài thơ b. Điệp ngữ có tác dụng làm nổi bật ý, gây ấn tượng, gợi cảm xúc, tạo nhịp điệu. c. Điệp ngữ là việc lặp lại nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn hay trong một bài thơ, một bài văn * HĐ cá nhân d. Các dạng điệp ngữ: - Điệp ngữ cách quãng - Điệp ngữ nối tiếp. - Điệp ngữ chuyển tiếp (Điệp ngữ vòng). 4. Tìm hiểu về thể thơ lục bát (1) Thể thơ lục bát (2)- Quan sát bài ca dao trên, ta nhận thấy: một cặp thơ lục bát thường có hai dòng. Dòng trên 6 chữ, dòng dưới 8 chữ nên gọi là lục bát. Ta có thể điền như sau: Anh đi anh nhớ quê nhà B    B    B      T    B      B  Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương T       B      B      T          T     B   B          B Nhớ ai dãi nắng dầm sương   T    B     T    T      B      B    Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao   T    B    T    T     B        B        B       B     c (3) Qua sơ đồ trên ta thấy: trong câu 8 tiếng, nếu tiếng thứ 6 là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ 8 phải là thanh huyền (trầm) và ngược lại. (4 ) Như vậy có thể khảng định lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam. Luật lục bát thế hiện tập trung ở khổ thơ lục bát gồm một câu 6 tiếng và một câu 8 tiếng sắp xếp theo mô hình chung (B: bằng; T: trắc; V: vần); chưa tính dấn các dạng biến thể:   Tiếng Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 6 - B – T - BV     8 - B - T - BV - BV     Với mô hình trên, chúng ta còn dễ dàng nhận thấy các tiếng ở vị trí 1, 3, 5, 7 không bắt buộc theo luật bằng trắc (đánh dấu-). Tiếng thứ hai thường là thanh bằng. Tiếng thứ tư thường là thanh trắc. Trong câu 8, tiếng thứ 6 là bổng thì tiếng thứ 8 là trầm và ngược lại.  - Em ơi đi học trường xa Cố học cho giỏi ở nhà mẹ mong C. Hoạt động luyện tập a. HS cảm nhận b. Cảm nhận về tình bà cháu - Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó đã hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Do vậy, trên đường hành quân xa, chỉ một tiếng gà cục tác đà gợi dậy những kĩ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, đáng nhớ về bà. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kĩ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tôt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay. Bài 2: a.- Đi cấy2, trông8 ->Nhấn mạnh ->Trong bài ca dao, các điệp ngữ có tác dụng khắc hoạ sự vất vả gian nan của người nông dân. b.- Xa nhau... xa nhau ->ĐN cách quãng. -Một giấc mơ. Một giấc mơ ->ch.tiếp. Bài 3: Như tài liệu Bài 4: Câu lục bát thứ nhất sai ở: tiếng thứ 6 của câu 8 (bòng) không gieo vần đúng luật đã quy định (tiếng thứ 6 câu 6 vần với tiếng thứ 6 câu 8). Nên sửa lại như sau: Vườn em cây quý đủ loài Có cam, có quýt, có xoài, có na. - Cặp thơ lục bát thứ hai sai ở: tiếng thứ 6 của câu 8 (lên) không vần với tiếng thứ 6 của câu 6. Nên sửa lại như sau: Thiếu nhi là tuổi học hành Chúng em phấn đấu để thành trò ngoan.  D. Hoạt động vận dụng – mở rộng - Như tài liệu * Nhận xét sau buổi học . . . . .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBÀI 13.doc
Tài liệu liên quan