Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 14: Một thứ quà của lúa non: cốm

3. Tìm hiểu về chơi chữ

* HĐ cặp đôi

* Mục tiêu: - Hiểu được thế nào là chơi chữ

 - Hiểu được một số lối chơi chữ thường dùng

* GV giao nhiệm vụ trả lời ý a,b

* HS hoàn thành nhiệm vụ

* GV chốt:

- Câu 1. Nhận xét về nghĩa của từ lợi trong bài ca dao.

- Từ lợi thứ nhất (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, lợi lộc.

 - Từ lợi thứ hai + ba (lợi thì có lợi) có nghĩa là : phần thịt bao quanh chân răng = > (răng lợi)

-> Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ.

- Câu 2: câu thơ trên là sử dụng lối nói trạn âm (gần âm) : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.

- Câu 3: Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần = > Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

 

doc5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 14: Một thứ quà của lúa non: cốm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 14: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM I. Mục tiêu: (ý 1 - tài liệu) II. Chuẩn bị: Gv soạn bài HS: Đọc trước bài, làm bài theo HD III. Lên lớp 1. CTHĐ tự quản cho lớp hát (trò chơi) – báo cáo sĩ số, chuẩn bị bài của lớp, mời GV lên lớp. 2. GV lên lớp A. Hoạt động khởi động Mục tiêu: tạo cho HS tâm thế thoải mái khi vào bài học, định hướng kiến thức cần đạt được. GV: Cho HS hoạt động nhóm câu hỏi phần khởi động. HS: Nhận nhiệm vụ - suy nghĩ – trao đổi kết quả với bạn – thống nhất kết quả - xin ý kiến, báo cáo. GV: Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 nhóm báo cáo kết quả - nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung. GV đánh giá, điều chỉnh (nếu cần) B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Đọc các văn bản * Hoạt động 1: Hoạt động chung Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng, đọc để Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nột đẹp văn hoá trong 1 thứ quà độc đáo và giản dị của DT. * GV giao nhiệm vụ: ? Với bài thơ này cần đọc với giọng ntn để hấp dẫn người đọc người nghe * HS nhận nhiệm vụ GV: Đọc với giọng tình cảm thiết tha, trầm lắng, chậm. ? HS đọc chú ý vào phần chú thích nêu một vài nét về tác giả * Tác giả: (1910-1942) Quê: Hà nội - Là nhà văn nổi tiếng, thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn trước CMT8- 1945 - Là cây bút nhạy tinh tế, nhạy cảm * Tác phẩm: -Rút từ tập HN băm sáu phố phường (1943) ? Thể loại -Thể loại:Tùy bút 2. Tìm hiểu văn bản * Mục tiêu: -Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nột đẹp văn hoá trong 1 thứ quà độc đáo và giản dị của DT. -Thấy và chỉ ra được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tuỳ bút của Th.Lam. * HĐ cặp đôi * GV giao nhiệm vụ ý a,b * HS thực hiện nhiệm vụ: a. Bài tuỳ bút này viết về một thứ quà của núi non: cốm. - Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận. Nhưng phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm.  b. Bài viết của Thạch Lam có thể chia thành ba đoạn: - Từ đầu->thuyền rồng: Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm. - Tiếp->nhũn nhặn: Cảm nghĩ về g.trị của cốm. - Còn lại: Bàn về sự thưởng thức cốm. Ý nghĩa sâu xa trong việc hưởng thụ một thứ sản phẩm của thiên nhiên, trời đất, của con người. Lời đề nghị của tác giả với người mua và thưởng thức cốm. * HĐ nhóm ý c,d,e c. * Tác giả đã mở đầu bài viết về Cốm bằng những hình ảnh chi tiết: + Hương thơm của lá sen trong cơn gió mùa hè. + Hương thơm mát của bông lúa trên cánh đồng xanh = > Để nhắc tới hương thơm của cốm, một thứ quà thanh nhã, tinh khiết. * Màu sắc: Màu xanh tươi như ngọc thạch của cốm Màu đỏ thắm như ngọc lựu của hồng.  = > Đây là những màu sắc tươi tắn, biểu tượng cho sự may mắn, đầm ấm (màu đỏ) và thanh bình, hạnh phúc (màu xanh). + Hương vị: Một thứ đạm – cốm Một thứ sắc ngọt – hồng. = > Hai vị nâng đỡ cho nhau để được hạnh phúc bền lâu, hiếm có sự hòa hợp này trọn vẹn hơn thế.  * Điều làm nên sức hấp dẫn của cốm vòng là: + Hương vị: Cốm mang trong mình hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.  + Nét duyên dáng của người ghánh cốm: Cụ hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ với cái đòn gánh 2 đầu vút cong lên như chiếc thuyền rồng. d. * Cảm nhận: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Nhận xét trên đây của nhà văn thật tinh tế và chính xác. Cốm quả là thứ quà rất độc đáo. Nó được làm từ sản phẩm gần gũi với người dân quê. Nó là một lễ phẩm mà cánh đồng dâng tặng con người. Hương cốm là hương của lúa, một thứ hương mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê. Cốm không chỉ là một món ăn thông thường. Nó trở thành một món quà văn hoá, phong tục nhất là với phong tục sếu tết trong hôn nhân. Vì thế, cốm đúng là một thức quà riêng biệt.  * Tác giả đã nhận xét: dùng hồng (quả hồng) và cốm làm đồ sêu tết là rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thể lấy làm thứ biểu trưng cho xứ sở chuyên trồng lúa nước như nước ta. Thứ lễ vật ấy lại đem sánh với quả hồng với ý nghĩa biểu trưng cho sự hoà hợp tốt đôi thì thật đúng là một thứ lễ nghi đầy ý nghĩa. Sự hoà hợp và tương xứng của hồng và cốm đã được tác giả phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị. Màu sắc thì quý giá, hài hoà; hương vị thì hoà hợp và nâng đỡ. Đó đúng là một phong tục đẹp của nhân dân ta.   e. Sự tinh tế trong việc thưởng thức cốm. “Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả ngẫm nghĩ” để thưởng thức những vị ngon của cốm. + Ngon miệng: chất ngọt cốm – cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. + Ngon mũi: mùi thơm phức của lúa mới, mùi thơm ngát của lá sen. + Ngon mắt: màu xanh của cốm, màu xanh của lá se. Sự trân trọng của tác giả. + Thể hiện qua lời khuyên, lời nhắn nhủ đối ới mọi người: hãy nhẹ nhàng, nâng đỡ, chắt chiu, vuốt ve món quà của cốm. + Qua sự tôn vinh đánh giá về cốm: Cốm là lộc của trời Cốm là sự khéo léo của con người. Cốm là sự có sức tiềm tàng nhẫn nại của thần lúa. = > Điều đó thể hiện thái độ văn hóa khi thưởng thức cốm văn hóa ẩm thực. Đó còn là niềm tự hào của tác giả đối với quê hương xứ sở và đối với mảnh đất, con người Hà Nội.  * HĐ chung ý g,h g. Xem cốm như 1 giá trị tinh thần thiếng liêng đáng được chúng ta trân trọng giữ gìn. h. 3. Tìm hiểu về chơi chữ * HĐ cặp đôi * Mục tiêu: - Hiểu được thế nào là chơi chữ - Hiểu được một số lối chơi chữ thường dùng * GV giao nhiệm vụ trả lời ý a,b * HS hoàn thành nhiệm vụ * GV chốt: - Câu 1. Nhận xét về nghĩa của từ lợi trong bài ca dao. - Từ lợi thứ nhất (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, lợi lộc. - Từ lợi thứ hai + ba (lợi thì có lợi) có nghĩa là : phần thịt bao quanh chân răng = > (răng lợi) -> Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ.  - Câu 2: câu thơ trên là sử dụng lối nói trạn âm (gần âm) : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.  - Câu 3: Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần = > Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.  - Câu 4: Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái : - Cá đối nói lái thành cối đá - Mèo cái nói lái thành mái kèo Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.  Câu 5 - Lối chơi chữ của đọa thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm : + Sầu riêng – danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ + Sầu riêng – tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.  * HĐ chung ý c, d c. Khái niệm chơi chữ: là việc lợi dụng đặc sắc về ngữ âm ngữ nghĩa tạo sắc thái dí dỏm, hài ước làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị d. Các lối chơi chữ: 1.5 Dùng từ ngữ đồng âm 2. sử dụng lối nói trạn âm (gần âm) 3. dùng cách điệp âm 4. dùng lối nói lái 4. Tìm hiểu về chuẩn mực sử dụng từ. * Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả1. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả - Tập tẹ - tập tọe * Sử dụng từ đúng nghĩa - Sáng sủa – tươi đẹp * Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ ăn mặc (là động từ, không thể sử dụng như danh từ) Cách ăn mặc của chị thật là giản dị. (hoặc Chị ăn mặc thật là giản dị.) * Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách - Lãnh đạo – cầm đầu * Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt. - Khả ái – thông minh C. Hoạt động luyện tập Bài 1: Bài 4: Trời mưa đất thịt trơn tru như mỡ, dò đến hành nem chả muốn ăn. + Những tiếng chỉ sự vật gần gũi : thịt, mỡ, dò, nem, chả = > thức ăn làm bằng chất liệu thịt. + Cách nói này là dùng lối nói chơi chữ. + Thể hiện sự đánh tráo khái niệm dí dỏm.  D. Hoạt động vận dụng - Như tài liệu E. Hoạt động mở rộng - Như tài liệu * Nhận xét sau buổi học .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBÀI 14.doc