Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 15: Mùa xuân của tôi

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. : - Phương diện cảm nhận :

Tác giả cảm nhận Sài Gòn trên các phương diện : thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách con người Sài Gòn.

- Bố cục bài văn : 3 phần.

+ Phần 1 (từ đầu đến ‘tông chi họ hàng’’) : Ấn tượng chung về Sài Gòn và tình yêu của tác giả đối với thành phố.

+ Phần 2 (tiếp theo đến ‘hơn năm triệu’’) : Cảm nhận và bình luận về phong cách người Sài Gòn.

+Phần 3 (còn lại) : Khẳng định tình yêu bền chặt với Sài Gòn của tác giả. Câu 2. - Nét riêng về thiên nhiên và khí hậu Sài Gòn.

+ Nắng sớm, buổi chiều gió lộng, những cơn mưa nhiệt đới ào ào mau tạnh. + Thời tiết thay đổi bất ngờ : ‘đang ui ui buồn bã bỗng trong vắt như thủy tinh’’

+ Cuộc sống sôi động của thành phố lúc cao điểm và tĩnh lặng lúc về khuya và buổi sáng tinh sương.

 

doc5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 15: Mùa xuân của tôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 15: MÙA XUÂN CỦA TÔI I. Mục tiêu: (ý 1 - tài liệu) II. Chuẩn bị: Gv soạn bài HS: Đọc trước bài, làm bài theo HD III. Lên lớp 1. CTHĐ tự quản cho lớp hát (trò chơi) – báo cáo sĩ số, chuẩn bị bài của lớp, mời GV lên lớp. 2. GV lên lớp A. Hoạt động khởi động Mục tiêu: tạo cho HS tâm thế thoải mái khi vào bài học, định hướng kiến thức cần đạt được. GV: Cho HS hoạt động nhóm câu hỏi phần khởi động. HS: Nhận nhiệm vụ - suy nghĩ – trao đổi kết quả với bạn – thống nhất kết quả - xin ý kiến, báo cáo. GV: Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 nhóm báo cáo kết quả - nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung. GV đánh giá, điều chỉnh (nếu cần). B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Đọc các văn bản * Hoạt động 1: Hoạt động chung * Mục tiêu: Giúp học sinh đọc và cảm nhận được cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc. * GV giao nhiệm vụ: ? Các em đã chuẩn bị bài ở nhà rồi, với văn bản này cần đọc với giọng ntn - Hs trả lời- gv bổ sung: giọng đọc chậm rãi, sâu lắng, mềm mại, hơi buồn, chú ý giọng đọc đến câu cảm. ? Văn bản này thuộc thể loại nào ? phương thức biểu đạt chủ yếu ? Các em theo dõi vào phần chú thích, nêu vài nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. * HS thực hiện nhiệm vụ * Gv chốt - Thể loại: Văn bản Mùa xuân của tôi cũng được viết theo thể tuỳ bút, trong cảm hứng của một người xa quê, nhớ về mùa xuân gợi cảm nơi đất Bắc. - PTBĐ: Biểu cảm - Tác giả: Vũ Bằng (1913-1984) là một nhà văn, nhà báo đã khá nổi tiếng ở Hà Nội từ những năm trước Cách mạng tháng Tám. Sau năm 1954, ông vào Sài Gòn, vừa viết văn, làm báo vừa tham gia hoạt động cách mạng. Dù ở xa nhưng Vũ Bằng luôn nhớ về Hà Nội, về quê hương yêu dấu với biết bao kỉ niệm êm đềm, những ấn tượng sâu sắc không thể phai nhoà. - Tác phẩm:+ Ông đã viết thiên tuỳ bút rất gợi cảm Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt (in trong tậpThương nhớ mười hai) để thể hiện nỗi nhớ bâng khuâng, da diết và lòng mong mỏi đất nước thống nhất của mình. + Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước.. 2. Tìm hiểu văn bản * Hoạt động 1: Hoạt động cặp đôi Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu bố cục và.. GV: Cho HS thảo luận cặp đôi câu hỏi a,b/ 132 SHD. HS: Nhận nhiệm vụ - nhiên cứu – trao đổi kết quả với bạn- thống nhất kết quả - xin báo cáo. GV : Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 cặp báo cáo kết quả từng ý – cặp khác nhận xét, bổ sung. GV: chốt kiến thức a. Bài văn này chỉ là một phần của tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng rét ngọt” (tiêu đề của bài do người biên soạn đặt) tuy vậy vẫn có bố cục hoàn chỉnh – ta có thể chia làm ba phần như sau: + Phần 1 (từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”): say mê mùa xuân là một điều tất yếu tự nhiên. + Phần 2 (tiếp đến “mở hội liên hoan”): không khí và cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội. + Phần 3 (còn lại): mùa xuân sau rằm tháng giêng. - Ba phần trên đây kết với nhau khá chặt chẽ, theo dòng cảm xúc hồi tưởng của tác giả. b.Tình cảm của con người với mùa xuân là quy luật tất yếu. - Tác giả thể hiện tình cảm của con người dành cho mùa xuân là một tình cảm có quy luật tất yếu qua các từ ngữ biểu lộ tình cảm trực tiếp “tự nhiên thế”, “trìu mến”, “không có gì lạ hết”, “ chuộng”, “ mê luyến mùa xuân”. - Không những thế tác giả còn dùng điệp ngữ nhiều lần từ “ai  cấm” ai bảo đc, từng, tôi yêu - Hình ảnh liên tưởng sóng đôi: với các mối quan hệ trai gái, bướm hoa, mẹ con để chỉ cho sự yêu mùa xuân của con người là hết sức tự nhiên và có quy luật. GV: Tình cảm được nhắc bên trên đều là những tình cảm tự nhiên không ai có thể chống lại và tác giả đã thật khôn khéo khi dùng chính những tình cảm bất biến ấy để nói đến tình yêu mùa xuân của con người. ->    Qua đó ta thấy tình yêu mùa xuân của con người cũng là một loại tình cảm hết sức tự nhiên và tất yếu. Nó hiện hằng giống như những tình cảm bất biến tự nhiên kia vậy, Nó gần như là bản năng của con người. c. 1. Cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả qua nhiều chi tiết. - Trước hết, tác giả đã gợi tả được cái đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”, như từ mùa đông còn vương lại, nhưng lại có cái ấm áp, tràn ngập của khí xuân, hơi xuân. - Những âm thanh như tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình,hoà quyện trong làn hương ấm áp của nhang trầm, đèn nến, nhất là cái ấm áp toả ra từ không khí gia đình đoàn tụ ->Tất cả gợi lên một nét hương sắc không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ. 2.  Cảnh sắc mùa xuân trong lòng người. - Nhựa sống trong con người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối. - Tim người dường như trẻ hơn và đập mạnh hơn. - Y như những con vật anh cũng thèm khát yêu thương thực sự. - Trong lòng cảm thấy hoa mới nở. -> Thiên nhiên mùa xuân đã đẹp trong lòng người lại càng rộn ràng tươi đẹp hơn. Chính những khí hậu thời tiết của mùa xuân đã làm cho tác giả cảm thấy yêu thương và tràn đầy nhựa sống.  3. - Cảnh xuân tron người. + Nghi lễ đón xuân: Nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên. + Không khí gia đình: Đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường. + Lòng người ngày xuân: Thấy ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan. = > Đó là những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người là nét văn hóa truyền thống của thủ đô Hà Nội, của người Việt Nam.  4. Ngôn ngữ của đoạn văn này là những ngôn từ được chắt lọc tinh tế. Những hình ảnh so sánh vừa cụ thể vừa mới lạ, cùng với cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, - Giọng điệu vừa sôi nổi, vừa thiết tha khiến cho đoạn văn để lại được nhiều ấn tượng và gợi ra nhiều dư ba. d. - Cảnh sắc thiên nhiên. + Đào: hơi phai nhưng nhụy hãy con phong. + Cỏ: không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác. Mưa xuân: thay thế cho mưa phùn. + Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng. Không khí sinh hoạt. + Bữa cơm: đã trở về giản dị, thịt mỡ dưa hành đã hết. + Cánh màn điều: treo ở bàn thờ ông vải đã hạ huống. + Các trò vui: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật. = > Không khí sinh hoạt đã trở về nhịp sống êm đềm thường nhật nhưng cảnh vật thiên nhiên dù có thay đổi chút ít nhưng vẫn rất đẹp, vẫn làm say đắm lòng người bởi cái mới mẻ của nó.  e. Tác phẩm để lại cho chúng ta những cảm xúc đầy yêu mến thân thương về một mùa xuân ngập tràn màu sắc. Con người trong lòng yêu mến mùa xuân và luôn luôn có một khát khao Nam Bắc thống nhất để hòa bình sẽ mang đến những mùa xuân thực sự yên bình hơn tình cảnh đất nước bấy giờ C. Hoạt động luyện tập - Bài 1: Như tài liệu - Bài 2: Như tài liệu D- E Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản Sài gòn tôi yêu I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. : - Phương diện cảm nhận :  Tác giả cảm nhận Sài Gòn trên các phương diện : thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách con người Sài Gòn. Bố cục bài văn : 3 phần. + Phần 1 (từ đầu đến ‘tông chi họ hàng’’) : Ấn tượng chung về Sài Gòn và tình yêu của tác giả đối với thành phố. + Phần 2 (tiếp theo đến ‘hơn năm triệu’’) : Cảm nhận và bình luận về phong cách người Sài Gòn. +Phần 3 (còn lại) : Khẳng định tình yêu bền chặt với Sài Gòn của tác giả. Câu 2. - Nét riêng về thiên nhiên và khí hậu Sài Gòn. + Nắng sớm, buổi chiều gió lộng, những cơn mưa nhiệt đới ào ào mau tạnh. + Thời tiết thay đổi bất ngờ : ‘đang ui ui buồn bã bỗng trong vắt như thủy tinh’’ + Cuộc sống sôi động của thành phố lúc cao điểm và tĩnh lặng lúc về khuya và buổi sáng tinh sương. - Tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn. + Đó là một tình yêu nồng nhiệt sâu sắc, tác giả đã khẳng định ‘Tôi yêu Sài Gòn da diết’’ : yêu mọi không gian, mọi thời điểm, từ thiên nhiên đến con người, từ cái bình thường đến cả cái bất thường của thời tiết ‘Yêu cả đường đi lối về’’. + Tình yêu đó được thể hiện bằng phương thức biểu cảm gián tiếp và trực tiếp : Tôi yêu Sài Gòn da diết – gió nhớ thương nắng ngọt ngào. Điệp từ Yêu được lặp lại tới 6 lần, đứng đầu câu mở ra sau động từ yêu ấy là mở ra một không gian, cảnh vật, nét riêng của thành phố. + Niềm tự hào của tác giả về Sài Gòn mến yêu, về một thành phố trẻ hoài và đang độ ‘nõn nà’’ sinh sôi phát triển. Câu 3.  a. Phong cách người Sài Gòn - Đoàn kết yêu thương : Người Sài Gòn là người ở khắp bốn phương trời : Bắc, Trung, Nam, Khơ me, Hoa kiều về hội tụ không phân biệt nguồn gốc. - Chân thành bộc trực : chân thành, bộc trực, tự nhiên nhiều lúc đến dễ dãi – còn ở các cô gái vẻ đẹp được thể hiện bằng vẻ đẹp đơn sơ, đôn hậu nhưng cũng không kém phần duyên dáng. - Hiên ngang khí phách : Những lúc nghiêm trọng, những lúc sục sôi nhất của đất nước, người Sài Gòn không chút do dự dấn thân vào khó khăn nguy hiểm sẵn sàng hi sinh cả tính mạng. - Rộng mở hào phóng : Người Sài Gòn sẵn sàng gian tay đón nhận người khắp mọi nơi về Sài Gòn sinh động lập nghiệp, dân số Sài Gòn đã leo lên tới 5 triệu. b. Tình cảm và thái độ của tác giả. Ở đoạn văn này nhà văn không dùng một từ Yêu nào, khác hẳn ở đoạn trên. Nhưng bằng những hình ảnh đẹp, những động từ, tính từ, đặc tả, gợi hình nhà văn vẫn bộc lộ biết bao yêu thương, lòng quý trọng và cả sự biết ơn đối với mảnh đất và con người Sài Gòn giản dị, chân thành, nhân hậu. * Nhận xét sau buổi học . . .. ...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài 15.doc
Tài liệu liên quan