3. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận
? Bài văn gồm mấy phần ? Mỗi phần có mấy đoạn. Mỗi đoạn có những luận điểm nào.
*Mở bài (Đoạn 1): Nêu vấn đề nghị luận (Luận điểm xuất phát)
*Thân bài (Đoạn 2,3)
+LĐ phụ 1:Lịch sử có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại
+LĐ phụ 2:Lòng yêu nước của nhân ta ngày nay
*Kết bài (Đoạn 4): Luận điểm kết luận
=>Bố cục của bài văn nghị luận: 3 phần
Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống
Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài
Kết bài: Nêu Kl nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm
? Dựa vào sơ đồ sgk, hãy cho biết các phương pháp lập luận được sử dụng trong bài văn.
+Hàng ngang 1,2: lập luận theo quan hệ nhân quả.
+Hàng ngang 3: lập luận theo quan hệ tổng-phân-hợp (đưa nhận định chung, rồi dẫn chứng bằng các trường hợp cụ thể, cuối cùng là KL: mọi người đều có lòng yêu nước).
+Hàng ngang 4: là suy luận tương đồng (từ truyền thống suy ra bổn phận của chúng ta là phát huy lòng yêu nước. đây là mục đích của bài văn nghị luận).
+Hàng dọc 1: suy luận tương đồng theo thời gian (có lòng nồng nàn yêu nước-trong quá khứ-đến hiện tại-bổn phận của chúng ta).
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 816 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 19: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 19: TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
I. Mục tiêu: ( như tài liệu)
II. Chuẩn bị:
Gv soạn bài
HS: Đọc trước bài, làm bài theo HD
III. Lên lớp
1. CTHĐ tự quản cho lớp hát (trò chơi) – báo cáo sĩ số, chuẩn bị bài của lớp, mời GV lên lớp.
2. GV lên lớp
A. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: tạo cho HS tâm thế thoải mái khi vào bài học, định hướng kiến thức cần đạt được.
GV: Cho HS hoạt động nhóm câu hỏi phần khởi động.
HS: Nhận nhiệm vụ - suy nghĩ – trao đổi kết quả với bạn – thống nhất kết quả - xin ý kiến, báo cáo.
GV: Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 nhóm báo cáo kết quả - nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung. GV đánh giá, điều chỉnh (nếu cần).
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc các văn bản
*Mục tiêu: HS đọc
* HĐ chung
* GV giao nhiệm vụ:
? Các em đã chuẩn bị bài ở nhà rồi, với văn bản này cần đọc với giọng ntn
- Hs trả lời- gv bổ sung: Giọng mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát nhưng vẫn thể hiện tình cảm.
- HS đọc – HS khác nhận xét, gv nx
+Giải thích từ khó
? Thể loại: Dưới dạng văn bản nghị luận
? Các em theo dõi vào phần chú thích, nêu vài nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
* HS thực hiện nhiệm vụ
* Gv chốt
- Tác giả
- Tác phẩm
Bài văn trích trong Báo cáo chính trị của chủ tịch HCM tại Đại hội lần thứ II, tháng 2.1951 của Đảng LĐ VN.
2. Tìm hiểu văn bản
*HĐ nhóm
* Mục tiêu:
- Hiểu được tinh thần yêu nước là 1 truyền thống qúy báu của dân tộc ta. Nắm được nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, sáng gọn, có tính mẫu mực của bài văn.
- Nhớ được câu chốt của bài và n câu có hình ảnh so sánh trong bài.
* Phương tiện: Văn bản trong tài liệu
* GV giao nhiệm vụ ý a
* HS thực hiện nhiệm vụ
* GV chốt:
- Câu chủ đề của đoạn: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
- Bài văn nghị luận về vấn đề: Lòng yêu nước của nhân dân ta.
b. Bài văn có bố cục ba phần:
+ Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.
+ Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.
+ Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
c. Để chứng minh cho nhận định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta", tác giả đã đưa ra các dẫn chứng:
– Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.
– Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công nhân, nông dân thi đua sản xuất đến điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đã chứng minh dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước.
d. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh:
- Tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh cụ thể, độc đáo.
->Lối so sánh như vậy làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tinh thần yêu nước.
- Hình ảnh so sánh khác là ví tinh thần yêu nước như các thứ của quý. Có khi được trưng bày, có khi được cất giấu. Khi được trưng bày, ai cũng nhìn thấy. Khi được cất giấu thì kín đáo. Như vậy tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ, nhưng lúc nào cũng có.
->Cách so sánh này làm cho người đọc hình dung được giá trị của lòng yêu nước; mặt khác nêu trách nhiệm đưa tất cả của quý ấy ra trưng bày, nghĩa là khơi gợi, phát huy tất cả sức mạnh còn đang tiềm ẩn, đang được cất giấu ấy để cho cuộc kháng chiến thắng lợi.
e.- Câu mở đoạn của đoạn văn này là:
“Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.
- Câu kết đoạn của đoạn văn là: "Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước".
- Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo các trình tự: tuổi tác, khu vực cư trú; tiền tuyến, hậu phương; tầng lớp, giai cấp.
- Những sự việc và con người được liên kết theo mô hình "từ ... đến ..." và có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau, nhưng bao quát toàn bộ già trẻ, gái trai, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, nông dân, công nhân, điền chủ,...; nghĩa là toàn thể nhân dân Việt Nam.
g. Nghệ thuật bài văn có những điểm nổi bật:
– Bố cục chặt chẽ.
– Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian (từ xưa đến nay). Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân.
– Hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.
3. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận
? Bài văn gồm mấy phần ? Mỗi phần có mấy đoạn. Mỗi đoạn có những luận điểm nào.
*Mở bài (Đoạn 1): Nêu vấn đề nghị luận (Luận điểm xuất phát)
*Thân bài (Đoạn 2,3)
+LĐ phụ 1:Lịch sử có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại
+LĐ phụ 2:Lòng yêu nước của nhân ta ngày nay
*Kết bài (Đoạn 4): Luận điểm kết luận
=>Bố cục của bài văn nghị luận: 3 phần
Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống
Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài
Kết bài: Nêu Kl nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm
? Dựa vào sơ đồ sgk, hãy cho biết các phương pháp lập luận được sử dụng trong bài văn.
+Hàng ngang 1,2: lập luận theo quan hệ nhân quả.
+Hàng ngang 3: lập luận theo quan hệ tổng-phân-hợp (đưa nhận định chung, rồi dẫn chứng bằng các trường hợp cụ thể, cuối cùng là KL: mọi người đều có lòng yêu nước).
+Hàng ngang 4: là suy luận tương đồng (từ truyền thống suy ra bổn phận của chúng ta là phát huy lòng yêu nước. đây là mục đích của bài văn nghị luận).
+Hàng dọc 1: suy luận tương đồng theo thời gian (có lòng nồng nàn yêu nước-trong quá khứ-đến hiện tại-bổn phận của chúng ta).
? Để xác định luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta thường sử dụng các phương pháp lập luận nào.
+Gv: Có thể nói mối quan hệ giữa bố cục và lập luận đã tạo thành 1 mạng lưới LK trong văn bản nghị luận, trong đó p.pháp lập luận là chất keo gắn bó các phần, các ý của bố cục .
-> Phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận (Ghi nhớ)
C. Hoạt động luyện tập
Bài 1: ý a
- Luận cứ: Hôm nay trời mưa
Kết luận: Chúng ta không đi chơi công viên nữa.
- Luận cứ: Qua sách em học được nhiều điều
KL: Em rất thích đọc sách
- Luận cứ: Trời nóng quá
KL: Đi ăn kem đi
-> Mối quan hệ của luận cứ đối với kết luận là quan hệ nhân quả
- Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau
- Ý b: So sánh với các kết luận trong mục a trên để thấy được đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.
+ Giống: Đều là những kết luận.
+ Khác: - ở mục a là lời nói trong giao tiếp hàng ngày thường mang tính cá nhân. - Ở các kết luận trong văn nghị luận thường mang tính khái quát, có tính phổ biến.
->Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội, khác với những kết luận của lập luận trong đời sống là những luận điểm gắn với những tình huống giao tiếp nhất định.
Ý c:
- Bài văn nêu lên tư tưởng
+ Mỗi người phải biết học tập những điều cơ bản nhất thì mới có thể trở nên tài giỏi, thành đạt
- Tư tưởng ấy được thể hiện các luận điểm
+ Ít người biết học cho thành tài "Ở đời...tài
+ Chỉ có chịu khó học tập những điều cơ bản
- Bố cục: 3 phần
Mở bài: Ở đời có....cho thành tài
Thân bài: Danh họa....mọi thứ
Kết bài: Đoạn còn lại
- Cách lập luận trong bài theo lối nguyên nhân- kết quả.
Bài 2: Bổ sung luận cứ cho các kết luận:
a. Em rất yêu trường em, vì đó là nơi em được học tập.
b. Nói dối rất có hại vì chẳng còn ai tin mình.
c. Đau đầu quá nghỉ một lát để nghe nhạc thôi.
d. Chúng ta phải dạy trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.
e. Những ngày nghỉ em rất thích đi tham quan.
Bài 3: Bổ sung kết luận cho các luận cứ:
a. ....đi dạo một lúc đi
b. ...cần phải tích cực hơn nữa
c.... cần phải sửa ngay
d. ...phải gương mẫu
e....chẳng ngó ngàng gì đến việc học hành.
=> Lập luận là đưa ra luận cứ nhằm dẫn dắt người đọc, người nghe đọc đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận, mà kết luận đó là tư tưởng( quan điểm, ý định) của người nói, người viết.
D- E Hoạt động vận dụng, mở rộng
- Như tài liệu
* Nhận xét sau tiết học
.
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BÀI 19.doc