Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 2: Cuộc chia tay của những con búp bê

? Chi tiết nào trong truyện khiến em xúc động nhất? Vì sao?

GV: Chia đồ chơi: điều dễ nhận thấy là giữa lời nói và hành động của Thuỷ bộc lộ những mâu thuẫn rõ rệt khi thấy anh chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên: trong suy nghĩ, Thuỷ không muốn chia rẽ hai con búp bê, nên Thuỷ vừa ngạc nhiên vừa giận dữ "Sao anh ác thế!" đã lại rất thương Thành, sợ đêm đêm không có con Vệ Sĩ canh giấc ngủ cho anh. Để giải quyết được mâu thuẫn ấy, chỉ có một cách duy nhất là bố mẹ các em không xảy ra việc chia tay. Nhưng thực tế thật là nghiệt ngã. Cuộc chia tay của người lớn đã để lại hậu quả đau đớn cho các em. Cuối truyện, Thuỷ đã để lại con Vệ Sĩ. Đây là chi tiết có tính cao trào, đặc sắc, giàu ý nghĩa nhân văn của truyện.

 

doc5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 2: Cuộc chia tay của những con búp bê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 2: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ I. Mục tiêu bài học ( Trong tài liệu) II. Chuẩn bị Giáo viên: - Máy chiếu, tư liệu, phiếu học tập Học sinh: - Trả lời nghiên cứu các câu hỏi trong tài liệu III. Tiến trình lên lớp - ổn định tổ chức lớp - Để tinh thần vui vẻ cô mời bạn CTHĐTQ lên cho các bạn chơi trò chơi hoặc hát 1 bài - Trò chơi kết thúc, CTHĐ mời cô giáo làm việc GV: Các em đều có tâm thế rất vui vẻ hôm nay chúng ta đi vào bài 2. ? Về nhà các em đã chuẩn bị bài tốt chưa, bài học hôm nay chúng ta cần đạt mục tiêu gì? - Hs trả lời Các em nắm vững mục tiêu bài học hôm nay cô trò chúng ta cùng đi vào các hoạt động. A. Hoạt động khởi động - Như tài liệu B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Đọc văn bản ? Về nhà các em đã chuẩn bị bài, với văn bản cuộc chia tay của những con búp bê cần đọc với giọng ntn để hấp dẫn người đọc người nghe - Hs trả lời – gv bổ sung GV: các em đều có ý kiến rất đúng nhưng cô bổ sung thêm, đọc phân biệt rõ nhân vật, thể hiện diễn tâm lý (có thể phân ra giọng kể) ? Các em vừa được nghe phần của cô cùng các bạn hướng dẫn, em nào đọc đúng hướng dẫn. - Hs đọc ? Nhận xét giọng đọc *Chú thích Gv : Nhìn vào chú thích trong văn bản đọc thầm trog thời gian 1p Gv : Giới thiệu sơ qua về tác giả ? Ngoài chú thích trong văn bản còn từ nào cảm thấy khó hiểu - Hs đưa ra – bạn khác giải nghĩa -> khi k hiểu được các bạn về nhà tra từ điển hoặc trên mạng ? Văn bản này thuộc thể loại gì? Phương thức biểu đạt? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? - Văn bản được xếp vào nhóm văn bản nhật dụng. Vấn đề trọng tâm quyền trẻ em. - Phương thức tự sự (kể chuyện) nhưng xen lẫn miêu tả và bộc lộ cảm xúc - Truyện được kể theo ngôi thứ nhất số ít ? Em hãy cho biết tác dụng của việc sử dụng ngôi kể này? (Xem lại kiến thức lớp 6) ? Trong câu chuyện trên tác giả kể về sự việc gì? * Bố mẹ li hôn, hai anh em Thành và Thủy phải chia tay nhau dù không hề muốn ? Có gì mâu thuẫn giữa tên văn bản và câu chuyện không? * Mặc dù tên văn bản là "cuộc chia tay của những con búp bê" nhưng nội dung văn bản lại kể về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy - Những đứa trẻ hồn nhiên và búp bê chính là đồ chơi của chúng, là một hình ảnh ẩn dụ về tuổi thơ và hai đứa trẻ, chúng nh những con búp bê trong món đồ chơi gia đình của người lớn 2. Tìm hiểu văn bản ? Có những sự kiện nào được kể trong truyện? Hãy xác định các đoạn văn tương ứng? + Có 3 cuộc chia tay: - Chia búp bê: từ đầu đến "hiếu thảo như vậy" - Chia tay lớp học: tiếp đến "trùm lên cảnh vật" - Chia tay hai anh em: đến hết * HĐ nhóm ý a ? Liệt kê những sự việc chính của truyện? - Tâm trạng và tình cảm của hai anh em trong đêm trước lúc chia tay - Nhớ lại nhứng kỉ niệm đã qua - Thành đưa Thủy đến lớp chia tay bạn bè và cô giáo - Hai anh em chia đồ chơi và chia tay nhau bất ngờ ? Truyện có những nhân vật nào? Mỗi nhân vật có đặc điểm gì? - Thành, Thủy + Thủy: là cô bé ngây thơ, hồn nhiên, có lòng nhân hậu, rất yêu thương người anh trai không muốn rời xa. Do lỗi của người lớn mà em không được đi học. + Thành: người anh trai – nhân vật tôi đang kinh ngạc bởi vì trong lòng đang phải chịu mất mát quá lớn (mất mái ấm gđ phải chia tay đứa em gái nhỏ). GV: các chi tiết xảy ra trong truyện: Các chi tiết trong truyện cho thấy hai anh em Thành, Thuỷ rất mực gần gũi, thương yêu, chia sẻ và luôn quan tâm đến nhau: - Khi Thành đi đá bóng bị rách áo, Thuỷ đã mang kim ra tận sân vận động để vá áo cho anh. - Ngược lại, Thành thường giúp em mình học. Chiều chiều lại đón em ở trường về. - Cuộc chia tay Thủy với cô giáo và các bạn - Lúc chia tay, Thành đã nhường hết đồ chơi cho em nhưng Thuỷ lại sợ anh không có người gác đêm nên cứ một mực buộc anh phải nhận giữ con Vệ Sĩ. ? Chi tiết nào trong truyện khiến em xúc động nhất? Vì sao? GV: Chia đồ chơi: điều dễ nhận thấy là giữa lời nói và hành động của Thuỷ bộc lộ những mâu thuẫn rõ rệt khi thấy anh chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên: trong suy nghĩ, Thuỷ không muốn chia rẽ hai con búp bê, nên Thuỷ vừa ngạc nhiên vừa giận dữ "Sao anh ác thế!" đã lại rất thương Thành, sợ đêm đêm không có con Vệ Sĩ canh giấc ngủ cho anh. Để giải quyết được mâu thuẫn ấy, chỉ có một cách duy nhất là bố mẹ các em không xảy ra việc chia tay. Nhưng thực tế thật là nghiệt ngã. Cuộc chia tay của người lớn đã để lại hậu quả đau đớn cho các em. Cuối truyện, Thuỷ đã để lại con Vệ Sĩ. Đây là chi tiết có tính cao trào, đặc sắc, giàu ý nghĩa nhân văn của truyện. - Trong cuộc chia tay của Thuỷ với cả lớp, chi tiết Thuỷ cho biết mình sẽ không được đi học nữa (vì nhà bà ngoại ở xa trường quá) và rồi đây, Thuỷ sẽ phải đi bán hoa ngoài chợ là chi tiết khiến cô giáo (và cả các bạn nữa) bàng hoàng nhất. Cha mẹ Thành và Thuỷ chia tay, với họ đó đã là một nỗi đau đớn lớn. Nhưng ở tuổi của Thuỷ mà không được đến trường, lại phải bước vào đời sớm thế, rõ ràng chi tiết ấy sẽ khiến cho mọi người cảm thấy xót xa hơn. Trong khi đó, có lẽ chi tiết cảm động nhất trong màn chia tay này là chi tiết cô giáo Tâm tặng cho Thuỷ quyển vở và cây bút nắp vàng (hoặc cũng có thể nêu ra chi tiết: sự chết lặng đi của cô Tâm cùng những giọt nước mắt từ từ rơi khi nghe tin Thuỷ không còn được đến trường nữa). * HĐ nhóm ý b ? Tâm trạng của bé Thủy được miêu tả tại nhà của Thủy và tại lớp học có nét tâm trạng nào giống và khác nhau. + Giống: buồn, không muốn chia rẽ + Khác: - ở nhà: Tâm trạng của Thủy thay đổi từ "giận dữ" sang "vui vẻ" vì Thủy không muốn con Vệ sĩ và con Em nhỏ xa nhau, không chấp nhận chia búp bê. Thủy trở lại vui vẻ khi hai con búp bê lại ở cạnh nhau - Lớp học: Thủy khóc nức nở, không nhận quà tặng của cô giáo * HĐ nhóm ý c ? Những hình ảnh , chi tiết trong câu chuyện có hành động xoa dịu nỗi đau của Thủy. - Hai con búp bê luôn ở cạnh nhau và không bao giờ chấp nhận sự xa cách là biểu tượng cho tình cảm keo sơn, bền chặt không có gì chia cắt được tình cảm của hai anh em Thành và Thủy. Chúng cũng hồn nhiên, vô tư, tình cảm như Thành và Thủy - Búp bê gắn với hình ảnh gia đình sum họp, đầm ấm, cho sự gắn bó của hai anh em. - Búp bê cũng là những kỉ niệm đẹp của hai anh em, của tuổi thơ. - Búp bê là hình ảnh trung thực của hai anh em Thành và Thủy * HĐ nhóm ý d - Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi đến chúng ta một lời nhắn nhủ rằng: mái ấm gia dình là một tài sản vô cùng quý giá. Nó là nơi gìn giữ những tình cả cao quý và thiêng liêng. Trẻ em luôn cần được sống trong một mái ấm gia đình, được yêu thương, được chăm sóc. Hãy gìn giữ nó, đừng bao giờ  vì một lí do gì mà làm tổn hại đến những tình cảm cao quý và thiêng liêng ấy. (Hết tiết 5,6) 3. Tìm hiểu về bố cục và những yêu cầu về bố cục của văn bản * HĐ nhóm ý a - Bố cục của truyện Cuộc chia tay những con búp bê + Mở bài: việc mẹ của Thành và Thuỷ bắt hai anh em phải chia đồ chơi cho nhau (mở bài: từ đầu đến khóc nhiều). + Thân bài: từ “ Đêm qua..Anh xin hứa” + Hai anh em chia đồ chơi + Hai anh em đến trường chia tay thầy cô và bạn bè + Kết bài: phần còn lại: Hai anh em chia tay nhau - Bố cục hợp lý theo trình tự thời gian diến ra sự việc, có mở đầu có kết thúc - Vì: Sự sắp đặt nội dung các phần trong văn bản theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lý được gọi là bố cục. *HĐ nhóm ý b - Hs điền vào khung ? Trong văn bản tự sự, văn bản miêu tả bố cục gồm mấy phần? nhiệm vụ mỗi phần + Văn tự sự: - MB: Giưới thiệu chung về nhân vật sự việc - TB: Diễn biến và phát triển của sự việc, câu chuyện - KB: Kết thúc câu chuyện GV: Kiểu văn bản nào nào cũng phải tuân theo bố cục 3 phần. Nội dung các phần các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau, đồng thời giwuax chúng lại có sự phân biệt rạch ròi. Trình tự các phần các đoạn phải giúp người viết nhười nói dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đặt ra. 4. Tìm hiểu về mạch lạc của văn bản. * HĐ nhóm ý a - 1Đ; 2Đ; 3S, 4Đ * HĐ nhóm ý b - Văn bản đảm bảo tính mạch lạc vì: Các phần, các đoạn, các câu phải nói về một vấn đề chung xuyên suốt. * Ý c: + Mạch lạc là một tính chất rất quan trọng của văn bản. giúp văn bản dễ hiểu, có đầu có cuối. + Các phần, các đoạn, các câu phải nói về một vấn đề chung xuyên suốt - Các phần các đoạn trong câu văn phải được sắp xếp theo trình tự rõ ràng, hợp lý, trước sau hô ứng cho nhau làm chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc người nghe C. Hoạt động luyện tập Bài 1: - Bố cục của văn bản - Tính mạch lạc, vì: + Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về 1 đề tài, biểu hiện 1 chủ đề xuyên suốt. + Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều được tiếp nối theo 1 trình tự rõ ràng, hợp lý, hô ứng với nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch gợi hứng thú cho người đọc, người nghe. Bài 2: HĐ nhóm - Như tài liệu. D. Hoạt động vận dụng - Như tài liệu * Nhận xét sau buổi học: .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBÀI 2.doc