Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 20: Thêm trạng ngữ cho câu câu đặc biệt

2. Tìm hiểu về câu đặc biệt

* Mục tiêu: Hs nắm được khái niệm về câu đặc biệt, hiểu được t.dụng của câu đặc biệt

* HĐ cặp đôi

*GV giao nhiệm vụ: ý a,b

* HS thực hiện nhiệm vụ - trao đổi với bạn – báo cáo kết quả - cặp đôi khác nhận xét

* GV chốt

a. Ôi, em Thuỷ !

->Đó là câu không có CN-VN.

b. Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình CN – VN

c. + Một đêm mùa xuân. ->xác định thời gian, nơi chốn.

 + Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. ->liệt kê, thông báo về sự tồn tại của vật chất, hiện tượng.

 + Trời ơi ! ->bộc lộ cảm xúc.

 + Sơn ! Em Sơn ! Sơn ơi ! Hỏi-đáp.

 + Chị An ơi !

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 20: Thêm trạng ngữ cho câu câu đặc biệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 20: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU CÂU ĐẶC BIỆT I. Mục tiêu: (Nhu tài liệu) II. Chuẩn bị: Gv soạn bài HS: Đọc trước bài, làm bài theo HD III. Lên lớp 1. CTHĐ tự quản cho lớp hát (trò chơi) – báo cáo sĩ số, chuẩn bị bài của lớp, mời GV lên lớp. 2. GV lên lớp A. Hoạt động khởi động Mục tiêu: tạo cho HS tâm thế thoải mái khi vào bài học, định hướng kiến thức cần đạt được. GV: Cho HS hoạt động nhóm câu hỏi phần khởi động. HS: Nhận nhiệm vụ - suy nghĩ – trao đổi kết quả với bạn – thống nhất kết quả - xin ý kiến, báo cáo. GV: Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 nhóm báo cáo kết quả - nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung. GV đánh giá, điều chỉnh (nếu cần), vào bài. - Chủ đề: Mùa xuân Mùa xuân, cây gạo / gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. TN C V B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Thêm trạng ngữ cho câu * Mục tiêu: Nắm được đặc điểm, công dụng của trạng ngữ, nhận biết trạng ngữ trong câu. * HĐ nhóm * GV giao nhiệm vụ: ý a,b * HS thực hiện nhiệm vụ - trao đổi với các bạn trong nhóm – báo cáo kết quả - nhóm khác nhận xét * GV chốt: a. Các ý 1,2,3,5,7,8 - Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác đinh thời gian, nơi chốn,.... - Về hình thức: TN có thể đứng đầu câu, giữa câu hay cuối câu Giữa TN với Cn và VN thường có 1 quãng nghỉ khi nói hay 1 dấu phẩy khi viết. b. Trạng ngữ bổ sung nội dung cho câu: - Dưới bóng tre xanh xác định địa điểm. - Đã từ lâu đời xác định thời gian. - Đời đời kiếp kiếp xác định thời gian. - Từ nghìn đời nay xác định thời gian.  c. Vị trí của trạng ngữ: Câu (1): Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang. Các trạng ngữ có thể chuyển sang: +Giữa câu: Người dân cày Việt Nam, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. +Cuối câu: Người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời. - Câu (2): Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Các trạng ngữ có thể chuyển sang: + Đầu cầu: Đời đời, kiếp kiếp, tre ăn ở với người. + Giữa câu: Tre, đời dời, kiếp kiếp, ăn ở với người.       - Câu (3): Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc, trạng ngữ có thể chuyển sang: + Đầu câu: Từ nghìn đời nay, cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc. + Cuối câu: cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc, từ nghìn đời nay.  d. 1. Thường thường, vào khoảng đó đ trạng ngữ thời gian. - Sáng dậy: trạng ngữ thời gian. - Trên giàn hoa lý :trạng ngữ địa điểm - Chỉ độ tám, chín giờ sáng :thời gian - Trên nền trời trong trong: trạng ngữ địa điểm 2. Về mùa đông :trạng ngữ thời gian (?) Vì sao trong các câu văn trên ta không nêu hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ. HS trả lời, GV nhận xét và bổ sung Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc trong câu nhưng trong các câu đó không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ vì trạng ngữ xác định hoàn cảnh, đk, thời gian, nơi chốn...diễn ra sự việc nói đến trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ và chính xác. ? Trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy. Nối kết các câu với nhau, góp phần làm cho đoạn văn mạch lạc. 2. Tìm hiểu về câu đặc biệt * Mục tiêu: Hs nắm được khái niệm về câu đặc biệt, hiểu được t.dụng của câu đặc biệt * HĐ cặp đôi *GV giao nhiệm vụ: ý a,b * HS thực hiện nhiệm vụ - trao đổi với bạn – báo cáo kết quả - cặp đôi khác nhận xét * GV chốt a. Ôi, em Thuỷ ! ->Đó là câu không có CN-VN. b. Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình CN – VN c. + Một đêm mùa xuân. ->xác định thời gian, nơi chốn. + Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. ->liệt kê, thông báo về sự tồn tại của vật chất, hiện tượng. + Trời ơi ! ->bộc lộ cảm xúc. + Sơn ! Em Sơn ! Sơn ơi ! Hỏi-đáp. + Chị An ơi ! ? Qua các ví dụ trên em hãy cho biết câu đặc biệt thường được dùng để làm gì. * Tác dụng : Câu đặc biệt thường được dùng để - Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn - Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của SV, HT - Bộc lộ cảm xúc - gọi đáp C. Hoạt động luyện tập * Mục tiêu: Giúp HS khái quát, củng cố kiến thức. * HĐ nhóm * GV giao nhiệm vụ cho HS các bài tập * HS thực hiện nhiệm vụ * GV chốt: * Bài 1 1. Cụm từ mùa xuân nằm trong thành phần chủ ngữ 2. trạng ngữ: mùa xuân 3. mùa xuân: phụ ngữ 4. mùa xuân: Câu đặc biệt b. Các trạng ngữ - khi đi qua những cánh đồng xanh- thời gian( khi nào?) - trong cái vỏ xanh kia- nơi chốn( ở đâu?) - dưới ánh nắng – nơi chốn ( ở đâu?) - Vì cái chất quý trong sạch của trời- Nguyên nhân - Như báo trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết – TN cách thức - Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây – chỉ phương tiện, cách thức c. Xác định và nêu công dụng của các trạng ngữ. 1. Kết hợp những từ này lại ( chỉ cách thức) ở loại bài thứ nhất, ở loại bài thứ hai ( chỉ nơi chốn) 2- Đã bao lần... Lần đầu tiên chập chững... Lần đầu tiên tập bơi...Lần đầu tiên chơi bóng bàn... Lúc còn học phổ thông - về môn Hoá đ trạng ngữ chỉ trình tự của các lập luận. * Bài 2: a. Câu đặc biệt: Ba giây... Bốn giây... Năm giây... Lâu quá! - T/d: xác định, gợi tả về thời gian b. Câu đặc biệt: Một hồi còi. - Thông báo về sự có mặt của sự vật hiện tượng c. Câu đặc biệt: Lá ơi! - Gọi đáp D. Hoạt động vận dụng - Viết 1 đoạn văn ngắn tả cảnh quê hương em trong đó có sử dụng câu đặc biệt Quê em ở vùng làng Hồ. Để đến được trường học, chúng em phải đi thuyền. Vào những ngày mưa rét, chúng em không thể đến trường được vì sóng to, đi trên sông rất nguy hiểm. Những hôm như vậy, đứng trên bờ, chúng em thầm gọi: Gió ơi ! Đừng thổi nữa. Mưa ơi ! Hãy tạnh đi. * Nhận xét sau buổi học ..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBÀI 20.doc
Tài liệu liên quan