Bài 2:
Cho đề văn: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
* Tìm hiểu đề: - Chứng minh một tư tưởng là đúng đắn.
- Có ý chí, lòng kiên trì, nghị lực thì sẽ thành công.
- Phải nắm chắc tư tưởng cần chứng minh trong đề bài (không giống phân tích một câu tục ngữ).
*Tìm ý: + Chí: là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp. .
+ Nêu lí lẽ: - Việc giản đơn không có chí thì không làm được việc.
- Việc khó càng thất bại.
+ Nêu dẫn chứng: - Lấy dẫn chứng từ đời sống. Những tấm gương bạn bè vượt khó học giỏi
- Lấy dẫn chứng trong văn học những tấm gương có ý chí học tập rèn luyện (trong nước, ngoài nước)
b. Lập dàn ý:
+ Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lý tưởng ý chí và nghị lực trong cuộc sống. + Thân bài: Chứng minh cụ thể
- Xét về lí lẽ.
- Xét về thực tế.
+ Kết bài: Bài học rút ra.
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 21: Lập luận chứng minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 21: LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. Mục tiêu: ( Như tài liệu)
II. Chuẩn bị:
Gv soạn bài
HS: Đọc trước bài, làm bài theo HD
III. Lên lớp
1. CTHĐ tự quản cho lớp hát (trò chơi) – báo cáo sĩ số, chuẩn bị bài của lớp, mời GV lên lớp.
2. GV lên lớp
A. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: tạo cho HS tâm thế thoải mái khi vào bài học, định hướng kiến thức cần đạt được.
GV: Cho HS hoạt động nhóm câu hỏi phần khởi động.
HS: Nhận nhiệm vụ - suy nghĩ – trao đổi kết quả với bạn – thống nhất kết quả - xin ý kiến, báo cáo.
GV: Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 nhóm báo cáo kết quả - nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung. GV đánh giá, điều chỉnh (nếu cần), vào bài.
- Trong đời sống, khi ta bị nghi ngờ hay hoài nghi điều gì, ta đều có nhu cầu chứng minh sự thật.
- Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng điều ta nói hay viết ra là chính xác, ta phải nêu ra bằng chứng, chứng cứ.
Ví dụ muốn chứng minh ta bị bệnh thì đưa ra giấy khám bệnh, muốn chứng minh ta học giỏi thì đưa học bạ hay bài kiểm tra được điểm cao...
- Vậy chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ, khẳng định một điều nào đó là sự thật, là chính xác, chân thực; bằng chứng càng nhiều thì sự thuyết phục cànglớn!
- Câu tục ngữ: “Nói có sách, mách có chứng khuyên chúng ta: nghĩa là nói điều gì đó xác thực, có chứng cứ rõ ràng, có thể kiểm chứng được.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
* Mục tiêu: ý 1 phần mục tiêu
* HĐ chung
* GV giao nhiệm vụ
* HS thực hiện nhiệm vụ
Bài văn nghị luận “Đừng sợ vấp ngã”
+ Luận điểm: Đừng sợ vấp ngã,
Và được nhắc lại trong câu: Vậy xin bạn chớ lo thất bại.
+ Những câu mang luận điểm
- Vấp ngã là chuyện bình thường
- Nhiều người nổi tiếng cũng dã từng vấp ngã, nhưng họ vẫn trở thành nổi tiếng.
- Điều đáng sợ là thiếu sự cố gắng.
+ Bài văn dùng toàn sự thật ai cũng công nhận, chứng minh từ gần đến xa, từ bản thân đến người khác. Lập luận như vậy là chặt chẽ
2. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết tạo lập văn bản, về đặc điểm kiểu bài văn nghị luận chứng minh: bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong quá trình làm một bài văn chứng minh, những điều cần lưu ý và những lỗi khi cần tránh khi làm bài.
* HĐ nhóm
* GV giao nhiệm vụ
* HS thực hiện nhiệm vụ - trao đổi với bạn – báo cáo
* GV chốt
Đề văn: Nhân dân ta thường nói: " Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ
1. Tìm hiểu đề
a. Xác định yêu cầu chung của đề
- Chứng minh tư tưởng của câu tục ngữ là đúng đắn.
b. Câu tục ngữ khẳng định:
- Chí là hoài bão, ý chí, nghị lực, sự kiên trì.
- Ai có nó thì sẽ thành công
c. Chứng minh:
- Về lý lẽ: bất cứ việc gì nh việc học ngoại ngữ nếu không kiên tâm thì có học được không?
- Nếu gặp khó khăn mà không có ý chí vượt lên thì không làm được điều gì?
- Xét về thực tế: Có biết bao tấm gương nêu cao ý chí, nhờ có ý chí mà thành công. Một số tấm gương tiểu biểu: Nguyễn Ngọc Kí...
2. Lập dàn bài
a. Mở bài: Câu tục ngữ đúc rút một chân lý có ý chí, nghị luận trong cuộc sống sẽ thành công.
b. Thân bài.
- Về lý:
+ Chí cho con người vượt trở ngại
+ Không có chí sẽ thất bại
- Về thực tế
+ Những tấm gương thành công của những người có chí.
+ Chí giúp con người vượt qua những chướng ngại lớn.
c. Kết bài
- Phải tu dưỡng chí
- Bắt đầu chuyện nhỏ, sau này chuyện lớn
3. Viết bài
a. Mở bài.
b. Thân bài.
c. Kết bài:
4. Đọc lại và sửa chữa
2.Kết luận: Muốn làm bài lập luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc và sửa chữa
- Dàn bài:
+ MB: Nêu luận điểm cần được chứng minh
+ TB: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
+ Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần kết nên hô ứng với lời văn phần mở đầu
- Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.
C. Hoạt đông luyên tập
* Hoạt động 1: Hoạt động nhóm
Mục tiêu: Giúp HS khái quát, củng cố kiến thức.
GV: Cho HS thảo luận nhóm bài tập.
HS: Nhận nhiệm vụ - nghiên cứu – trao đổi kết quả với bạn- thống nhất kết quả - xin báo cáo.
GV : Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 nhóm báo cáo kết quả từng ý - nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: chốt kiến thức dựa trên kết quả tìm được của HS
Bài 1:
+ Luận điểm:
- Tên bài là luận điểm,
- Và câu : Những người sáng suốt dám làm , không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.
+ Luận cứ:
- Nếu muốn suốt đời khong phạm sai lầm , thì hoặc là ảo tưởng, hoặc là hèn nhát.
- Người sợ sai lầm là người sợ hãi thực tế, không bao giờ có thể tự lập.
- Không chịu mất gì thì sẽ không được gì.
- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất , nhưng nó cũng đem đến bài học choi đời.
- Người khác bảo sai chưa chắc đã sai, vì tiêu chủân đánh giá khác nhau.
- Thất bại là mẹ của thành công.
+ Bài văn này người viết đã dùng lí lẽ và sự phân tích lí lẽ để chứng minh
Bài 2:
Cho đề văn: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Tìm hiểu đề, tìm ý:
* Tìm hiểu đề: - Chứng minh một tư tưởng là đúng đắn.
- Có ý chí, lòng kiên trì, nghị lực thì sẽ thành công.
- Phải nắm chắc tư tưởng cần chứng minh trong đề bài (không giống phân tích một câu tục ngữ).
*Tìm ý: + Chí: là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp. .
+ Nêu lí lẽ: - Việc giản đơn không có chí thì không làm được việc.
- Việc khó càng thất bại.
+ Nêu dẫn chứng: - Lấy dẫn chứng từ đời sống. Những tấm gương bạn bè vượt khó học giỏi
- Lấy dẫn chứng trong văn học những tấm gương có ý chí học tập rèn luyện (trong nước, ngoài nước)
b. Lập dàn ý:
+ Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lý tưởng ý chí và nghị lực trong cuộc sống... + Thân bài: Chứng minh cụ thể
- Xét về lí lẽ.
- Xét về thực tế.
+ Kết bài: Bài học rút ra.
c. Viết bài:
- Mở bài cần lập luận.
- Dùng từ liên kết: Đúng như vậy
- Thật vậy để liên kết phần mở bài thân bài và kết bài.
- Nêu lí lẽ trước rồi phân tích sau.
- Sắp xếp theo trình tự hợp lí.
d. Đọc và sửa chữa.
D. Hoạt động vận dụng
Đề bài: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xa đến nay luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
- Phải biết ơn những thế hệ đi trước khi mình hôm nay được thừa hưởng những thành quả của họ.
- Có 2 câu đều dùng hai hình tượng gợi liên tưởng “quả” và “cây” và “nguồn” vốn có quan hệ nhân quả.
+ Trước hết giải thích ngắn gọn hai câu tục ngữ để hiểu ý cần chứng minh.
+ Sau đó đa ra các luận điểm phụ và làm sáng tỏ chúng bằng lí lẽ và dẫn chứng.
+ Rút ra bài học, đánh giá tình cảm biết ơn thế hệ đi trước.
+ Biểu hiện của lòng biết ơn, biểu hiện ân nghĩa thuỷ chung của con người Việt Nam giàu tình cảm.
+ Được thừa hưởng những giá trị vật chất và tinh thần ngày nay, chúng ta phải biết ơn, hướng về nơi xuất phát ấy để tỏ lòng kính trọng và phải hành động để trả phần nào cái ơn đó.
- Những lễ hội tưởng nhớ tới tổ tiên
+ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch
+ Giỗ Tổ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương
+ Lễ Hội Đống Đa kỉ niệm Quang Trung đại phá quân Thanh
Ngày cúng giỗ trong gia đình có ý nghĩa:
+ Nhớ tới ông bà cha mẹ, những người đã khuất.
+ Nhớ tới công ơn sinh thành, xây đắp vun vén cho gia đình để con cháu được thừa hưởng hôm nay
- Ngày thương binh liệt sỹ để nhớ những người đã hi sinh đời mình, hi sinh một phần thân thể của mình vì đất nước, vì hạnh phúc hôm nay.
+ Ngày nhà giáo Việt Nam, tôn vinh và để cho học trò được biết ơn công lao của thày cô.
+ Quốc tế phụ nữ: Để xã hội biết ơn những người phụ nữ có vai trò to lớn đối với xã hội, với cuộc sống hôm nay.
- Tất cả những ngày trên là nhắc lại, nhấn mạnh lại ý nghĩa của những câu tục ngữ trên, là hoạt động phù hợp với truyền thống đạo lý dân tộc
- Lòng biết ơn là nét đẹp trong nhân cách làm người.
- Truyền thống đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Nó cũng luôn cho em tự soi chiếu vào những hành vi hàng ngày phải biết xấu hổ khi mắc lỗi lầm, biết hạnh phúc, hân hoan khi làm điều tốt.
- Đạo lý trên giúp em phải có nghĩa vụ tham gia vào các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”
* Nhận xét sau buổi học
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BÀI 21.doc