Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 22: Đức tính giản dị của Bác Hồ

D. Hoạt động vận dụng

 Đề bài: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

a. MB: Thiên nhiên ưu đãi cho nước ta không chỉ “ biển bạc” mà còn cả “ rừng vàng”. Rừng mang lại cho con người những nguồn lợi vô cùng to lớn về vật chất. Và hơn thế nữa, thực tế đã cho thấy rằng, cao hơn giá trị vật chất, rừng còn là chính cuộc sống của chúng ta.

b.TB

Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người.

- Rừng cho gỗ quí, dược liệu, thú, khoáng sản.

 - Rừng thu hút khách du lịch sinh thái.

 * Chứng minh rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.

 - Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.

 - Rừng đã cùng người đánh giặc.

 

doc6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 949 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 22: Đức tính giản dị của Bác Hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 22: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ I. Mục tiêu: ( Như tài liệu) II. Chuẩn bị: Gv soạn bài HS: Đọc trước bài, làm bài theo HD III. Lên lớp 1. CTHĐ tự quản cho lớp hát (trò chơi) – báo cáo sĩ số, chuẩn bị bài của lớp, mời GV lên lớp. 2. GV lên lớp A. Hoạt động khởi động Mục tiêu: tạo cho HS tâm thế thoải mái khi vào bài học, định hướng kiến thức cần đạt được. GV: Cho HS hoạt động nhóm câu hỏi phần khởi động. HS: Nhận nhiệm vụ - suy nghĩ – trao đổi kết quả với bạn – thống nhất kết quả - xin ý kiến, báo cáo. GV: Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 nhóm báo cáo kết quả - nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung. -> GV đánh giá, điều chỉnh (nếu cần), vào bài. B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Đọc văn bản * Mục tiêu: Rèn kỹ năng đọc để hiểu được văn bản nghị luận * HĐ cá nhân * GV giao nhiệm vụ :? Với văn bản này cần đọc giọng ntn? * Hs thực hiện nhiệm vụ GV chốt: Đọc rõ ràng, mạch lạc, sôi nổi, lưu ý những câu cảm. HS : đọc – nhận xét – gv có thể cho HS đọc lại theo cảm nhận. * Hoạt động : Hoạt động cá nhân Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của văn bản và một số từ khó trong bài. GV: Cho HS tự nghiên cứu phần chú thích, HS có thể hỏi thêm HS: Nhận nhiệm vụ a.Vài nét về tác giả – tác phẩm *Tác giả: PVĐ (1906-2000) Quê: tỉnh Quảng Ngãi -Một cộng sự gần gũi của chủ tịch HCM. Ông là thủ tướng chính phủ trên 30 năm đồng thời cũng là nhà hoạt động văn hóa nổi tiếng. - Những tác phẩm của Phạm Văn Đồng hấp dẫn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng. * Tác phẩm: Trích từ bài Chủ tịch HCM, tinh hoa và khí phách của DT, lương tâm của thời đại - Diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh chủ tịch HCM (1970). ? Theo em, văn bản này thuộc thể nghị luận nào b.Thể loại: Nghị luận chứng minh. ? Căn cứ vào đâu mà em biết điều đó Bằng các dẫn chứng, lí lẽ cụ thể.. GV: Để tăng thêm tính thuyết phục của bài, tác giả còn kết hợp giải thích, bình luận, nhận xét 2. Tìm hiểu văn bản * Mục tiêu: -Cảm nhận được 1 trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và lời nói. -Nhận ra và hiểu được NT nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là việc nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc. * HĐ nhóm * GV giao nhiệm vụ cho HS- thảo luận – báo cáo – nhóm khác nhận xét – * GV chốt: a. Bố cục: +MB (Đ1,2): Nêu nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác. +TB (Đ3,4,5): Trình bày những biểu hiện cụ thể về đức tính giản dị của Bác (Chứng minh sự giản dị của Bác). +Gv: Vì là đoạn trích nên văn bản này không đủ 3 phần như trong bố cục thông thường của bài văn nghị luận. Bài chỉ có 2 phần MB và TB. b. Những biểu hiện về sự giản dị của Bác *. Sự giản dị của Bác trong đời sống hàng ngày - Bữa cơm và đồ dùng + vài ba món + không để rơi vãi -> Giản dị, tiêt kiệm * Nhà ở - Vài ba phòng - luôn luôn lộng gió va ánh sáng phảng phất hương thơm của hoa vườn -> Đơn sơ, chan hòa với TN * Lối sống -Từ việc nhỏ-> việc lớn - Việc gì tự làm được thì không cần người giúp *. Trong lời nói, bài viết Vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được , nhớ được , làm được c. Nội dung: Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của chủ tich HCM Bài học về việc học tập, rèn luyện nói và làm theo tấm gương đạo đức HCM d. Đoạn văn từ "Con người của Bác" đến "Nhất, Định, Thắng, Lợi!". - Nghệ thuật chứng minh: Tác giả đã đưa ra một hệ thống luận cứ toàn diện, các dẫn chứng đều cụ thể, xác thực và rất phong phú. - Những chứng cứ ở đoạn văn giàu sức thuyết phục vì hệ thống luận cứ toàn diện, từ bữa ăn, nhà ở đến việc làm, cách nói, cách viết... Hơn nữa, những điều tác giả nói ra lại được bảo đảm bằng thời gian sống gần, mối quan hệ gần gũi, lâu dài của mình với Chủ tịch Hồ Chí Minh. *Trong đoạn văn, tác giả đã phối hợp nhiều phép lập luận: - Lật lại vấn đề: "Nhưng chớ hiểu lầm rằng... - Giải thích: "bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú... - Bình luận: "Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất... Cách phối hợp nhiều phép lập luận khác nhau như vậy giúp cho tác giả làm sáng tỏ vấn đề từ nhiều góc độ, đồng thời cũng khiến cho bài viết tăng thêm sức thuyết phục và hấp dẫn hơn. * Những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn: - Luận điểm ngắn gọn, tập trung. - Luận cứ xác đáng, toàn diện. - Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực. Tư tưởng, giá trị của bài văn còn được thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề. Kết hợp các phương thức biểu đạt: nghị luận, miêu tả, biểu cảm...  3. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động * Mục tiêu: - Nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động. - Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. - Rèn kĩ năng sử dụng câu chủ động, câu bị động linh hoạt trong nói, viết. * HĐ cá nhân * GV giao nhiệm vụ: * HS thực hiện nhiệm vụ - báo cáo – học sinh khác nhận xét bổ sung * GV chốt: Mọi người / yêu mến em. C V Em / được mọi người yêu mến. C V ? Chủ ngữ của hai câu trên có ý nghĩa khác nhau như thế nào? - Mọi người / yêu mến em. ->CN biểu thị người thực hiện 1 hành động hướng đến người khác (hay CN biểu thị chủ thể của hành động) -> Câu chủ động - Em / được mọi người yêu mến. ->CN là đối tượng nhận hành động yêu mến của mọi người-> chỉ đối tượng của hoạt động-> Câu bị động a. Kết luận: - Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác - Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào ? HS lấy thêm ví dụ về câu chủ động, câu bị động - Câu chủ động: Bố mẹ yêu quý em vô cùng - Câu bị động: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. b. Hai câu 1,2 có gì giống nhau và khác nhau ? Vì sao. - Giống nhau về ND, vì cùng miêu tả 1 sự việc. - Về hình thức 2 câu này khác nhau: câu a có dùng từ "được", câu b không dùng từ "được". ? Hai câu này là câu chủ động hay bị động . (Câu bị động). GV: Cho câu sau: Câu 3. Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm "hoá vàng". ? Câu 3 có cùng nội dung miêu tả với câu 1 và câu 2 không ? (có ). ? Câu 3 là câu chủ động hay câu bị động? (câu chủ động). ? Em hãy chuyển câu chủ động (câu 3) thành câu bị động. - Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được người ta hạ xuống từ hôm "hoá vàng". -> Như vậy là từ 1 câu chủ động, ta có thể chuyển đổi thành nhiều câu bị động khác nhau về hình thức nhưng vẫn giống nhau về ND. ? Theo em, có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Đó là những cách nào? Nêu qui tắc chuyển đổi của từng cách. ? Hs đọc ví dụ 2 a-Bạn em được giải nhất trong kì thi hs giỏi. b-Tay em bị đau. ? Những câu em vừa đọc có phải là câu bị động không.Vì sao. Về hình thức nó giống câu bị động ở chỗ nào. +Gv: 2 câu này tuy có dùng từ bị và được nhưng không phải là câu bị động. Vì ta không thể chuyển đổi thành: Giải nhất được bạn em trong kì thi học sinh giỏi. Đau bị tay. ? Có phải câu nào có từ bị, được cũng là câu bị động không ? - Bảng ghi nhớ/ 57 C. Hoạt động luyện tập * Mục tiêu: Giúp HS khái quát, củng cố kiến thức. * HĐ nhóm * GV giao nhiệm vụ: Cho HS thảo luận nhóm bài tập1,2,3,/ 58 SHD. * HS: Nhận nhiệm vụ - nghiên cứu – trao đổi kết quả với bạn- thống nhất kết quả - xin báo cáo. GV : Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 nhóm báo cáo kết quả từng ý - nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: chốt kiến thức dựa trên kết quả tìm được của HS Bài 1-2: HS làm Bài 3: a. Các bác sĩ đã thực hiện được thành công ca phẫu thuật b. Một số đồng chí phục vụ được Bác đặt chonhuwngx cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng. c. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ TK XIII. -Ngôi chùa ấy được (một nhà sư vô danh) xây từ TK XIII. -Ngôi chùa ấy xây từ TK XIII. D. Hoạt động vận dụng Đề bài: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. a. MB: Thiên nhiên ưu đãi cho nước ta không chỉ “ biển bạc” mà còn cả “ rừng vàng”. Rừng mang lại cho con người những nguồn lợi vô cùng to lớn về vật chất. Và hơn thế nữa, thực tế đã cho thấy rằng, cao hơn giá trị vật chất, rừng còn là chính cuộc sống của chúng ta. b.TB Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người. - Rừng cho gỗ quí, dược liệu, thú, khoáng sản... - Rừng thu hút khách du lịch sinh thái. * Chứng minh rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng. - Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. - Rừng đã cùng người đánh giặc. * Chứng minh bảo vệ rừng chính là bảo vệ sự cân thái, bảo vệ môi trường sống của con người. - Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. “ Ngôi nhà” ấy nếu không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái. Sự phá phách của voi dữ Tánh linh là một ví dụ.... - Rừng là lá phổi xanh. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người. - Rừng ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hoà khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc chí Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc. c. KB: - Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng. - Khẳng định ý nghĩa của việc bảo vệ rừng. - Nêu trách nhiệm cụ thể: bảo vệ rừng tức là khai thác có kế hoạch, không chặt phá, đốt rừng bừa bãi, trồng rừng, khôi phục những khu rừng bị tàn phá. * Nhận xét sau buổi học ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBÀI 22.doc