Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 23: Ý nghĩa văn chương

2. Luyện tập

? Hoài Thanh viết: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có". Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó .

 Bước vào đời không phải chúng ta đã sẵn có tất cả những kiến thức, những tình cảm của người đời, nhất là cuộc sống con người ở các thời đại xa xưa. Nhưng nhờ có học truyện cổ tích, ca dao. tục ngữ mà ta hình dung được cuộc đời đầy vất vả gian truân của người xưa. Từ đó chúng ta được tiếp nhận những tư tưởng, tình cảm mới: thương yêu những người lao động có những thân phận đầy đắng cay". Vì vậy có thể nói xoá bỏ văn chương đi thì cũng xoá bỏ hết những dấu vết lich sử, loài người sẽ nghèo nàn về tâm linh đến mức nào.

 

doc5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 23: Ý nghĩa văn chương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 23: Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG I. Mục tiêu: ( Như tài liệu) II. Chuẩn bị: Gv soạn bài HS: Đọc trước bài, làm bài theo HD III. Lên lớp 1. CTHĐ tự quản cho lớp hát (trò chơi) – báo cáo sĩ số, chuẩn bị bài của lớp, mời GV lên lớp. 2. GV lên lớp A. Hoạt động khởi động * Mục tiêu: tạo cho HS tâm thế thoải mái khi vào bài học, định hướng kiến thức cần đạt được. * GV: Cho HS hoạt động nhóm câu hỏi phần khởi động. * HS: Nhận nhiệm vụ - suy nghĩ – trao đổi kết quả với bạn – thống nhất kết quả - xin ý kiến, báo cáo. GV: Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 nhóm báo cáo kết quả - nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung. GV đánh giá, điều chỉnh (nếu cần), vào bài. - Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và văn chương sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn. B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Đọc các văn bản * Hoạt động 1: Hoạt động chung *Mục tiêu: Giúp HS đọc hiểu được phần nào trong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh GV: Nêu yêu cầu đọc, đọc bài – gọi HS đọc lại. - Giọng chậm rãi, sâu lắng, rành mạch, biểu lộ cảm xúc. HS : đọc – nhận xét – gv có thể cho HS đọc lại theo cảm nhận. * Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của văn bản và một số từ khó trong bài. GV: Cho HS tự nghiên cứu phần chú thích, HS có thể hỏi thêm HS: Nhận nhiệm vụ -Tác giả: Hoài Thanh (1909-1982). Là nhà phê bình văn học xuất sắc. -Tác phẩm: in trong sách "Văn chương và hoạt động". 2. Tìm hiểu văn bản * Mục tiêu: Hiểu được q.niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người. * HĐ nhóm * GV giao nhiệm vụ * HS thực hiện nhiệm vụ - báo cáo kết quả - nhóm khác nhận xét – GV bổ sung * GV chốt ? Văn bản chia làm mấy phần. Nội dung từng phần Phần 1: Từ đầu-> muôn loài: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương Phần 2: Phần còn lại: phân tích, chứng minh ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống con người a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương: - Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. - Việc đưa câu chuyện về 1 thi sĩ Ấn Độ thể hiện dụng ý của tác giả đi tìm ý nghĩa của văn chương bắt đầu từ câu chuyện -> chính là dẫn chứng ? Vậy đâu là câu văn nêu lí lẽ . (Tiếng khóc ấy, nhịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca). GV: Từ câu chuyện ấy tác giả đi đến KL: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. ? Đây có phải là luận điểm không. ? Em có nhận xét gì về vị trí của luận điểm trong đoạn văn. Vị trí ấy cho thấy luận điểm đã được trình bày theo cách nào. ->Luận điểm ở cuối đoạn -Thể hiện cách trình bày theo lối qui nạp từ cụ thể đến khái quát. ? Em hiểu luận điểm này như thế nào. +GV: Câu chuyện có lí lẽ là một chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa. Đây chính là lí lẽ để chuyển tiếp đến luận điểm. b. Ý nghĩa và công dụng của văn chương * Ý nghĩa của văn chương ? Theo Hoài Thanh văn chương có ý nghĩa ntn - Hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. - Sáng tạo ra sự sống. ? Hình dung ra sự sống hoặc sáng tạo ra sự sống thì nguồn gốc của văn chương là gì. - nguồn gốc của văn chương là tình cảm, lòng vị tha b.Công dụng của văn chương - Là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. - Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. -Văn chương luyện những tình cảm gia đình, anh em, bè bạn, tình yêu quê hương đất nước. - Văn chương gây cho ta tình cảm vị tha, tình cảm với những người tốt, người cùng chí hướng, những người lao động trong cộng đồng và trên thế giới nói chung. (Ví dụ đọc truyện Cây bút thần, ta yêu mến nhân vật Mã Lương, căm ghét tên địa chủ và tên vua tham lam.) c. Quan điểm về nguồn gốc và công dụng của văn chương: -Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm là lòng vị tha, văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống - gây cho ta những tình cảm không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có * NT của văn bản: Có luận điểm rõ ràng, lý lẽ dẫn chứng thuyết phục, diễn đạt bằng lời văn giản dị , giàu hình ảnh, cảm xúc. C. Hoạt động luyện tập * Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức. * HĐ nhóm *GV: Cho HS thảo luận bài tập 1,2/ 65 SHD. HS: Nhận nhiệm vụ - nghiên cứu – trao đổi kết quả với bạn- thống nhất kết quả - xin báo cáo. GV : Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 nhóm báo cáo kết quả từng ý - nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: chốt kiến thức dựa trên kết quả tìm được của HS 1. a. Tạo lập đoạn văn - Văn chương là hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú. Văn chương phản ánh cuộc sống. Cuộc sống đa dạng cho nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng đa dạng. Qua văn chương, ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt Nam xưa kia, ta cũng biết cuộc sống của các dân tộc khác nhau trên thế giới. 2. Luyện tập ? Hoài Thanh viết: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có". Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó . Bước vào đời không phải chúng ta đã sẵn có tất cả những kiến thức, những tình cảm của người đời, nhất là cuộc sống con người ở các thời đại xa xưa. Nhưng nhờ có học truyện cổ tích, ca dao. tục ngữ mà ta hình dung được cuộc đời đầy vất vả gian truân của người xưa. Từ đó chúng ta được tiếp nhận những tư tưởng, tình cảm mới: thương yêu những người lao động có những thân phận đầy đắng cay". Vì vậy có thể nói xoá bỏ văn chương đi thì cũng xoá bỏ hết những dấu vết lich sử, loài người sẽ nghèo nàn về tâm linh đến mức nào. - Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có Cuộc sống muôn hình vạn trạng không thể thiếu sự đóng góp của văn chương. Để đề cao vai trò và tác dụng tích cực của vản chương đối với đời sống tâm hồn con người Hoài Thanh - là cây bút phê bình văn học xuất sắc đã viết "Ý nghĩa văn chương", những bài thơ của ông rất đặc sắc tài hoa, tên tuổi của ông đã trở thành bất tử với tác phẩm "Thi nhân Việt Nam". Là 1 trong những người cả đời gắn bó với sự nghiệp văn chương, Hoài Thanh đã có những quan niệm sâu sắc về văn chương :" Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có " Khái niệm văn chương là để chỉ những tác phẩm thơ văn hoặc là vẻ đẹp của câu thơ và lời văn. Văn chương bồi đáp sâu sắc và phong phú thêm những tình cảm luôn thường trực sẵn có trong tâm hồn mỗi người. Nhờ đọc văn chương mà con người mới củng cố nâng cao làm giàu hơn đẹp hơn và trong sáng hơn cao cả hơn tình cảm tâm hồn chúng ta. Càng tiếp xúc với nhiều tác phẩm vẳn học ta càng hiểu rõ hơn, nhận thức rõ hơn về mức độ tình cảm tâm hồn. 3. Trên con dduwwongf thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng. Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ, cũng chẳng ai đạt được thành công mà không phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt". Sự cần cù chịu khó luôn là yếu tố chính dẫn đến thành công. Nhà văn lớn người Trung Quốc Lỗ Tấn từng nói: "Trên đường thành công không có dấu chân của những người lười biếng". Thành công là hành động đạt tới mục đích bản thân đặt ra và được cả xã hội công nhận. "Đường thành công" chỉ khoảng thời gian từ lúc bắt đầu thực hiện mục đích tới lúc đạt được mục đích. "Đường thành công" tuỳ ở mỗi thì có thể dài hay ngắn. Còn "bước chân của người lười biếng" chỉ sự có mặt của sự lười biếng trên "đường thành công" của mỗi người. Những con người lười biếng là những con người không chịu lao động cho bản thân, cho xã hội. Câu nói của Lỗ Tấn khẳng định rằng muốn có được thành công, mỗi người đều phải cần cù, chăm chỉ; những người lười biếng thì không bao giờ hái được thành công. Của cải vật chất trong xã hội đều do con người tạo ra. Để có được nó, con người phải lao động: người nông dân cuốc đất, trồng cây; người công nhân vận hành máy móc; nhà khoa học thực hiện các thí nghiệm,... Mỗi người đều phải chăm chỉ làm việc để gặt hái được thành công, ngoài sự chăm chỉ, họ còn phải vượt qua gian khó, có khi là cả sự thất bại. Sự cần cù ấy không phải tính bằng ngày, bằng giờ mà bằng năm tháng, có khi phải trả giá bằng cả cuộc đời mình. Nhưng họ đã đạt được những thành công trong cuộc sống của mình: người nông dân làm ra hạt gạo, cây rau để nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội; người công nhân làm ra máy móc phục vụ nhu cầu thị trường; nhà khoa học có những phát minh làm thay đổi đời sống,.:. Trong số họ, còn có những người lưu danh trong sử sách. Đó là Mạc Đĩnh Chi xấu người mà tài giỏi. Nhờ chăm chỉ học tập, ông đã đỗ Trạng nguyên và đặc biệt, ông còn được vua nhà Nguyên phong làm "Lưỡng quốc Trạng nguyên" nhờ tài ứng đối khi đi sứ. Nói đến nghề thuốc phải kể đến Tuệ Tĩnh. Với ước muốn "Nam dược trị nam nhân”, ông đã chăm chỉ học tập nghề thuốc và còn đi tìm hiểu nhiều sách thuốc. Cuối cùng, ông đã trở thành thầy thuốc nổi tiếng và thực hiện được ước muốn của mình. Với tài năng của mình, ông còn nổi tiếng ở Trung Quốc khi chữa khỏi bệnh cho Vương phi của vua nhà Minh. D. hoạt động vận dụng - Như tài liệu * Nhận xét sau buổi học .. ..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBÀI 23.doc
Tài liệu liên quan