C. Hoạt động luyện tập
*Đề bài: Một nhà văn có nói: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con
ng¬ười". Hãy giải thích nội dung câu nói đó.
I- Tìm hiểu đề và tìm ý
- Kiểu bài: Giải thích.
- ND: giải thích vai trò của sách đối với trí tuệ con ng¬ời.
II- Lập dàn bài
1- MB:
- Nhận xét khái quát về vai trò của câu dẫn trong đời sống con ng¬ời.
- Trích dẫn câu nói.
2-TB:
a- Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Sách là gì: là kho tàng tri thức, là sản phẩm tinh thần, là ng¬ời bạn tâm tình gần gũi.
-Tại sao sách là ngọn đèn bất diệt của con ngư¬ời: Sách giúp ta hiểu về mọi lĩnh vực, sách giúp ta vư¬ợt mọi khoảng cách về thời gian, không gian.
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 997 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 25: Giải thích về một vấn đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 25: GIẢI THÍCH VỀ MỘT VẤN ĐỀ
I. Mục tiêu: (ý 1 - tài liệu)
II. Chuẩn bị:
Gv soạn bài
HS: Đọc trước bài, làm bài theo HD
III. Lên lớp
1. CTHĐ tự quản cho lớp hát (trò chơi) – báo cáo sĩ số, chuẩn bị bài của lớp, mời GV lên lớp.
2. GV lên lớp
A. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: tạo cho HS tâm thế thoải mái khi vào bài học, định hướng kiến thức cần đạt được.
* GV: Cho HS hoạt động nhóm câu hỏi phần khởi động.
* HS: Nhận nhiệm vụ - suy nghĩ – trao đổi kết quả với bạn – thống nhất kết quả - xin ý kiến, báo cáo.
GV: Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 nhóm báo cáo kết quả - nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung. GV đánh giá, điều chỉnh (nếu cần), vào bài.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
* Mục tiêu: - Nắm được các bước làm bài văn lâp luận giải thích.
- Rèn các kĩ năng làm văn: Tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết bài, sửa lỗi.
* HĐ cá nhân
* GV giao nhiệm vụ cho học sinh
* HS thực hiện nhiệm vụ
* GV chốt:
I- Các bước làm một bài văn lập luận giải thích
* Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Hãy giải thích ND câu tục ngữ đó.
1-Tìm hiểu đề và tìm ý
- Kiểu bài: Giải thích.
- ND: Đi ra ngoài, đi đây, đi đó sẽ học được nhiều điều hay, mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan từng trải.
2- Lập dàn ý: Như TLHD/ 78,79
3- Viết bài
a- Cách viết phần Mb
- Dẫn dắt vào đề: Đưa người đọc vào bài văn.
- Chép câu trích: Giới thiệu vấn đề cần giải thích.
b- Cách viết phần TB
- Giải thích nghĩa đen.
- Giải thích nghĩa bóng.
- Giải thích nghĩa sâu.
- Nêu dẫn chứng minh họa.
c- Cách viết phần KB
- Tổng kết ý nghĩa điều đã giải thích.
- Rút ra bài học cho bản thân.
- Nêu suy nghĩ, ý nghĩa của vấn đề đã đợc giải thích.
4- Đọc và sửa lại bài
? Muốn làm một bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện những bước nào.
? Em hãy nêu dàn ý chung của bài văn lập luận giải thích.
? Khi viết văn giải thích cần chú ý gì.
* Kết luận:
- Muốn làm bài văn lập luận giải thích thực hiện các bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, đọc lại và sửa chữa.
- Dàn bải: Mb: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương huiowngs giải thích
TB: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng cách lập luận giải thích phù hợp
KB: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.
- Lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. Giữa các phần các đoạn cần có liên kết.
C. Hoạt động luyện tập
*Đề bài: Một nhà văn có nói: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con
người". Hãy giải thích nội dung câu nói đó.
I- Tìm hiểu đề và tìm ý
- Kiểu bài: Giải thích.
- ND: giải thích vai trò của sách đối với trí tuệ con ngời.
II- Lập dàn bài
1- MB:
- Nhận xét khái quát về vai trò của câu dẫn trong đời sống con ngời.
- Trích dẫn câu nói.
2-TB:
a- Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Sách là gì: là kho tàng tri thức, là sản phẩm tinh thần, là ngời bạn tâm tình gần gũi.
-Tại sao sách là ngọn đèn bất diệt của con người: Sách giúp ta hiểu về mọi lĩnh vực, sách giúp ta vượt mọi khoảng cách về thời gian, không gian.
b- Thái độ đối với việc đọc sách:
- Tạo thói quen đọc sách.
- Cần chọn sách để đọc.
- Phê phán và lên án những sách có ND xấu.
3-KB:
- Khẳng định lại tác dụng to lớn của sách.
III-Viết bài văn
Đã từ lâu, sách đã kết tinh trí tuệ của con người, sách là nguồn của cải vô giá của nhân loại. Nhận định về giá trị của sách, một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
Đúng vậy, sách chứa đựng trí tuệ của con người nghĩa là chứa đựng những tinh hoa của sự hiểu biết. Ngọn đèn sáng, đối lập với bóng tối. Ngọn đèn ấy rọi chiếu, soi đường đưa con người ra khỏi chỗ tối tăm. Sách là ngọn đèn sáng bất diệt cũng là ngọn đèn sáng không bao giờ tắt, càng lúc càng rực rỡ bởi sự tiếp nối trí tuệ của nhân loại, soi đường giúp cho con người thoát khỏi chốn tối tăm của sự hiểu biết. Nghĩa là, sách là nguồn sáng bất diệt được thắp lên từ chính trí tuệ con người.
Không phải mọi cuốn sách đều là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Nhưng những cuốn sách có giá trị thì đúng là như thế. Bởi vì, những cuốn sách có giá trị ghi lại những điều hiểu biết quý giá nhất mà con người thâu tóm được trong lao động sản xuất, trong chiến đấu và trong các mối quan hệ xã hội. Như sách kĩ thuật hướng dẫn con người cách trồng trọt ngày càng đạt năng suất cao,Do đó, “Sách là ngọn đèn sáng của trí tuệ con người” Những hiểu biết được sách ghi lại không chỉ có ích trong một thời mà còn có ích cho mọi thời đại. Mặt khác, nhờ có sách, ánh sáng trí tuệ ấy được truyền lại cho các đời sau. Vì thế, sách thực sự là một ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Đó là điều mà đã được mọi người ở nhiều thời đại thừa nhận. Nhà văn M Gooc- ki đã viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. “ Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”- La Roche fou.
Hiểu được giá trị của sách, chúng ta cần vận dụng chân lí ấy như thế nào trong cuộc sống? Chúng ta cần phải chăm đọc sách để hiểu biết nhiều hơn, sống tốt hơn. Cần phải chọn sách tốt, sách hay để đọc, không được chọn sách giở , có hại để đọc. Cần tiếp nhận những điều hay chứa đựng trong sách, cố hiểu nội dung trong sách và làm theo sách.
Câu nói đó vẫn còn nguyên giá trị đối với mọi thời đại. Sách sẽ mãi mãi là người bạn cần thiết cho chúng ta. Chúng ta phải biết yêu mến sách, biết giữ gìn sách thật tốt.
2. Lập dàn ý, viết đoạn văn giải thích
Đề bài: Giải thích ý nghĩa của câu ca dao: Nhiễu điều
Từ bao đời nay, dân tộc việt Nam luôn có truyền thống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Tinh yên thương đó là phẩm chất của con người Việt Nam và đã được thể hiện qua nhiều câu ca dao, tục ngữ. Ông cha ta đã dung hình ảnh ví von rất gần gũi để khuyên nhủ con cháu:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu ý nghĩa câu ca dao trên để thấy được tình đồng bào ruột thịt của cha ông ta.
Nhiễu điều là một loại hàng tơ mềm mịn, màu đỏ rất sang quý.Giá gương là là vật dụng bằng gỗ được chạm khắc công phu để đỡ lấy gương soi, vừa là vật trang hoàng trong nhà. Hai vật ấy để riêng lẽ với nhau thì không có gì đặc sắc mà trái lại tấm nhiễu điều cũng để phí mà giá gương lại bị bụi phủ mờ, dễ hư hỏng, hoen ố nhưng nếu lấy tấmnhiễu điều phủ lêngiá gương thì chúng ta lại được một vật dụng rất sang quý, đẹp đẽ trong nhà. Tấm lụa ấy che phủ cho tấm gương kia khỏi bị bụi bám mãi mãi sáng đẹp. Và ngược lại, tấm gương ấy cũng nâng cao giá trị của tấm nhiễu điều,gương sáng được lồng trong tấm nhiễu điều rực rỡ sẽ ánh lên được sắc màu sang trọng biết bao. Đó là vẻ đẹp hài hòa, là vẻ đẹp cuả sự bao bọc và tình thương yêu.Và chính từ hình ảnh gợi cảm ví von dặc sắc đó, nhan dân ta muốn giữ mãi tryền thống nhân đạo cao quý:Phải thương nhau cùng. Lý do yêu thương thật cảm động và đơn giản là người trong một nước .
Thực vậy, về mặt tình cảm, người trong một nước có chung một nguồn gốc lịch sử, cùng chung những giờ phút tự hào vinh quang cũng như cùng chia sẽ những ngày đau thương xót xa của đất nước. chung lịch sử có nghĩa là chung cả tổ tiên, chung một tiếng nói , một phong tục tập quán, một điều kiện sống, một bầu không khí thương yêu với biết bao gắn bó, biết bao kỉ niệm trong những giây phút đau thương tân tác, trong những giờ phút lịch sử thiêng liêng cao quý khi cờ Tổ quốc tung bay phấp phới. Vì thế người trong một nước Việt Nam sẽ đau xót biết bao nếu đòng bào mình bị kẻ thù coi thường, khinh rẻ, bị lấn lướt hoặc đối xử bất công. Ngược lại, nếu đồng bào ta được quý mến, được tôn trọng thì chung ta cũng cảm thấy rất vui và tự hào.
Người trong một nước vốn có quan hệ gắn bó chặt chẽ để tồn tại và phát triển. Chúng ta là một tập thể lớn với nhiều nghành nghề, hoàn cảnh khác nhau, trao đổi nhau để sinh sống. chúng ta càng phải ý thức rõ hơn về mối quan hệ đó để cùng nhau phát triển xã hội. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, trong công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa , đất nước trong giai đoạn phát triển như hiện nay thì chúng ta càng phải thương yêu, đồng tâm hiệp lực hơn nữa để đấu tranh với thiên tai, lũ lụt hàng năm,với các kẻ thù đang chống phá chúng ta trong mọi lĩnh vực phát triển của đất nước. những tấm lònglá lành đùm lá rách được thể hiện trong lúc khó khăn hoạn nạn, thiên tai bão lũ thật là một tấmnhiễu điều thần kì tạo nên tình yêu thương, tình đoàn kết dân tộc đã trở thành một nét văn hóa của dân tộc ta để cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Là một công dân trẻ của dân tộc luôn có truyền thống nhân ái tốt đẹp, là học sinh khi còn trên ghế nhà trường em vô cùng tự hào khi được sinh ra và lớn lên, được nuôi dưỡng và đạo tạo trong tình yêu thương ấy. Em nguyện ra sưc phấn đấu học tập, rèn luyện đẻ được mãi mãi sống trong truyền thống nhân ái của dân tộc.
D. Hoạt động vận dụng
- Bài 1: Như tài liệu
- Bài 2:
Chúng gợi lên cho chúng ta một thế giới tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng và vui tươi giống như hai anh em Thành và Thủy.
Những con búp bê vô tội kia đâu có lỗi lầm gì mà chúng phải chia tay nhau? Hai anh em Thành và Thủy đã phải chia tay nhau nên thủy cũng không muốn ngững con búp bê phải chia tay nhau.
Cuối cùng những con búp bô đã không phải xa nhau nhờ tình yêu thương của người em.
Qua nhan đề câu chuyện, tác giả muốn ca ngợi tấm lòng vị tha, sự bao dung của những đứa trẻ ngày cả trong tình huống bi đát nhất, tình cảm thiêng liêng trong gia đình và tình anh em ruột thịt.
Tác giả muốn nhắn nhủ: đừng vì bất cứ lí do gì mà tổn hại đến tình cảm trong sáng, vô tư ấy. Hãy bảo vệ và vun đắp hạnh phúc gia đình.
* Nhận xét sau buổi học
..
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BÀI 25.doc