Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 27: Ca Huế trên sông Hương

4. Tìm hiểu chung về văn bản hành chính

* Mục tiêu: Giúp HS có được hiểu biết chung về văn bản hành chính: Mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thờng gặp.

* HĐ chung

* GV giao nhiệm vụ

* HS thực hiện nhiệm vụ

* GV chốt

a- Khi cần truyền đạt 1 vấn đề gì đó (thường là quan trọng) xuống cấp thấp hơn hoặc muốn cho nhiều người biết, thì ta dùng văn bản thông báo.

- Khi cần đề đạt 1 nguyện vọng chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể đối với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết thì người ta dùng văn bản đề nghị (kiến nghị).

- Khi cần phải thông báo 1 vấn đề gì đó lên cấp cao hơn thì người ta dùng văn bản báo cáo.

Gv: Cấp trên không bao giờ dùng báo cáo với cấp dưới và ngược lại cấp dưới không dùng thông báo với cấp trên. Đề nghị cũng chỉ dùng trong

trường hợp cấp dưới đề nghị lên cấp trên, cấp thấp đề nghị lên cấp cao.

 

doc6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 774 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 27: Ca Huế trên sông Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 27: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG I. Mục tiêu: (Như tài liệu) II. Chuẩn bị: Gv soạn bài HS: Đọc trước bài, làm bài theo HD III. Lên lớp 1. CTHĐ tự quản cho lớp hát (trò chơi) – báo cáo sĩ số, chuẩn bị bài của lớp, mời GV lên lớp. 2. GV lên lớp A. Hoạt động khởi động * Mục tiêu: tạo cho HS tâm thế thoải mái khi vào bài học, định hướng kiến thức cần đạt được. * GV: Cho HS hoạt động nhóm câu hỏi phần khởi động. * HS: Nhận nhiệm vụ - suy nghĩ – trao đổi kết quả với bạn – thống nhất kết quả - xin ý kiến, báo cáo. GV: Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 nhóm báo cáo kết quả - nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung. GV đánh giá, điều chỉnh (nếu cần), vào bài. B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Đọc văn bản * Mục tiêu: trong bài, thủ pháp liệt kê thường xuyên được tác giả sử dụng nhằm làm rõ vẻ đẹp phong phú, đa dạng của ca Huế, cần đọc rõ ràng, rành mạch từng yếu tố để tăng ý nghĩa biểu cảm. * HĐ chung * GV giao nhiệm vụ: ? Với văn bản này cần đọc với giọng ntn? HS đọc * HS thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn: Giọng chậm rãi, rõ ràng, mạch lạc, lưu ý những câu đặc biệt, những câu rút gọn. ? HD học sinh tìm hiểu phần chú thích ? Dựa vào chú thích*, em hãy nêu 1 vài nét về ca Huế. 2. Tìm hiểu văn bản * Mục tiêu: - Thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt cố đô Huế, một vùng dân ca với những con người rất đỗi tài hoa. - Thể bút kí kết hợp với nghị luận, miêu tả, biêủ cảm là hình thức của VB nhật dụng này. * HĐ cặp, nhóm, cá nhân * GV giao nhiệm vụ * HS thực hiện nhiệm vụ * GV chốt: a. ? Tác phẩm thuộc thể loại nào. (Bút kí) ? Thế nào là bút kí ? Ghi lại sự việc gì. - Bút kí: thể loại văn học ghi chép lại con người và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó - Ca Huế là một trong những di sản văn hóa đáng tự hào của người dân xứ Huế ? Ta có thể chia văn bản thành mấy phần. *Bố cục: 2 phần. - Đ1: Giới thiệu Huế- cái nôi của dân ca. - Còn lại: Những đặc sắc của ca Huế. Gv: Đây là văn bản nhật dụng kết hợp nhiều phương thức như nghị luận, miêu tả, biểu cảm: Phần 1 dùng phương thức nghị luận chứng minh, phần 2 kết hợp miêu tả với biểu cảm. b.*Tên các làn điệu dân ca Huế: - Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã - Hò giã gạo, ru em, giã vội, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức, nồng hậu tình người. - Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh... thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. - Lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam. - Nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn. - Tứ đại cảnh mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam. * Tên dụng cụ âm nhạc: - Đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn nhị, đàn tang, đàn bầu. - Cặp sanh: gõ nhịp  * Ngón đàn: nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi c. Nối d. Cảm nhận - Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các làn điệu dân ca Huế (điệu ca, nhạc cụ, cách đàn, ca). - Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương mờ ảo... - Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế. e. Ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình, nhã nhạc. Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò, lí... thường sôi nổi, lạc quan, tươi vui. Nhạc cung đình, nhã nhạc là nhạc dùng trong những buổi lễ trang nghiêm nơi tôn miếu, trong cung đình của vua chúa, thường trang trọng, uy nghi. g. Các điệu ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi do nguồn gốc hình thành nêu trong câu trả lời: tính chất sôi nổi, tươi vui của các làn điệu dân ca, điệu hò, lí và tính chất trang trọng, uy nghi của nhạc cung đình, nhã nhạc. ? Tại sao có thể nói nghe ca Huế là một thú vui tao nhã? Nghe ca Huế là một thú tao nhã vì ca Huế thanh tao, lịch sự, sang trọng và duyên dáng: - Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch. - Thể điệu có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán. - Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người... -     Ca Công ăn mặc trang nghiêm, duyên dáng, nhạc công tài hoa với các ngón đàn trau chuốt... - Đặc biệt là cảnh đêm trăng trên dòng sông Hương mờ ảo, lắng đọng, thời gian như ngừng lại.  * Nội dung: Cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch suwrmaf còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã; một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển. 3. Tìm hiểu phép liệt kê * Mục tiêu: - Hiểu được thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê. - Phân biệt được các kiểu liệt kê. - Biết vận dụng các kiểu liệt kê trong nói, viết. * HĐ nhóm ý a * GV giao nhiệm vụ * HS thực hiện nhiệm vụ - trao đổi – ý kiến – nhóm khác nhận xét * GV kết luận a. +Về cấu tạo: Các bộ phận in đậm đều có kết cấu tương tự nhau. +Về ý nghĩa: Chúng cùng nói về những các đồ vật được bày biện chung quanh quan lớn. 2. Việc nêu ra hàng loạt các sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên nhằm mục đích gì? +Làm nổi bật sự xa hoa của viên quan đối lập với tình cảnh của dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió GV: Cách dùng các kết cấu tương tự, với ý nghĩa tương tự như trên gọi là phép liệt kê. Vậy phép liệt kê là gì? b. Phép liệt kê là cách sắp xếp hàng loạt các từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh, biểu hiện khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. C .* Xét theo cấu tạo Có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp Với kiểu liệt kê không theo từng cặp - tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải - liệt kê theo từng cặp. - Bằng cổ, bằng vai,liệt kê không theo từng cặp d* Xét theo ý nghĩa Có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với kiểu liệt kê không tăng tiến Câu d2 dễ dàng thay đổi các bộ phận liệt kê. Câu d1: không thể dễ dàng thay đổi các bộ phận liệt kê, bởi các hiện tợng liệt kê đợc sắp xếp theo mức độ tăng tiến. e. HS lên bảng điền 4. Tìm hiểu chung về văn bản hành chính * Mục tiêu: Giúp HS có được hiểu biết chung về văn bản hành chính: Mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thờng gặp. * HĐ chung * GV giao nhiệm vụ * HS thực hiện nhiệm vụ * GV chốt a- Khi cần truyền đạt 1 vấn đề gì đó (thường là quan trọng) xuống cấp thấp hơn hoặc muốn cho nhiều người biết, thì ta dùng văn bản thông báo. - Khi cần đề đạt 1 nguyện vọng chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể đối với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết thì người ta dùng văn bản đề nghị (kiến nghị). - Khi cần phải thông báo 1 vấn đề gì đó lên cấp cao hơn thì người ta dùng văn bản báo cáo. Gv: Cấp trên không bao giờ dùng báo cáo với cấp dưới và ngược lại cấp dưới không dùng thông báo với cấp trên. Đề nghị cũng chỉ dùng trong trường hợp cấp dưới đề nghị lên cấp trên, cấp thấp đề nghị lên cấp cao. b- Mục đích: - Thông báo nhằm phổ biến một ND. - Đề nghị (kiến nghị) nhằm đề xuất 1 nguyện vọng, ý kiến. - Báo cáo nhằm tổng kết, nêu lên những gì đã làm để cấp trên được biết. c- Giống về hình thức trình bày đều theo một số mục nhất định (theo mẫu), nhưng chúng khác nhau về mục đích và những ND cụ thể được trình bày trong mỗi văn bản. ? Hình thức trình bày của 3 văn bản này có gì khác với các văn bản truyện và thơ mà em đã học . - Các loại VB trên khác các TP thơ văn: Thơ văn dùng hư cấu tưởng tượng, còn các văn bản hành chính không phải hư cấu tưởng tượng. Ngôn ngữ thơ văn được viết theo phong cách NT, còn ngôn ngữ các văn bản trên là ngôn ngữ hành chính. ? Em còn thấy loại văn bản nào tương tự như 3 văn bản trên . - Biên bản, sơ yếu lí lịch, giấy khai sinh, hợp đồng, giấy chứng nhận +Gv: Ba văn bản trên được gọi là văn bản hành chính hoặc văn bản hành chính công vụ. ? Vậy em hiểu thế nào là văn bản hành chính. văn bản hành chính đợc trình bày như thế nào. - Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết - Loại văn bản này thường được dùng theo một số mục nhất định (gọi là mẫu) trong đó nhất thiết phải ghi rõ: - Quốc hiệu và tiêu ngữ; - Địa điểm và ngày, tháng, năm làm văn bản; - Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản - Họ tên chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản - Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo; - Chữ kí và họ tên người gửi văn bản. C. Hoạt động luyện tập Bài 1: Qua học bài Ca Huế trên sông Hương , em thấy Cố Đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình . Với nhiều loại nhạc cụ biểu diễn và các bản đàn khác nhau nhưng đều thể hiện nét đặc trưng của tâm hồn Huế . Ca Huế có sự kết hợp nhuần nhuyễn của hai dòng nhạc : dân gian và cung đình . Nó còn là một thứ tao nhã , lịch sự duyên dáng từ nội dung đến hình thức , từ cách biểu diễn đến cách thuởng thức , từ ca công đến nhạc công , từ giọng ca đến cách ăn mặc . Ca Huế được hình thành từ cuộc sống lao động bền bỉ , cần lao của nhân dâv xứ Huế , vì thế mà có các điệu hò cày cấy , hò gặt hái , giã gạo ... Bài 2: HS lên bảng vẽ - HS khác nhận xét- GV nx và chỉnh sửa Bài 3: Thông báo, báo cáo, quyết định, nghị định.... D. Hoạt động vận dụng - Như tài liệu * Nhận xét sau buổi học ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBÀI 27.doc
Tài liệu liên quan