Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 3: Những câu hát nghĩa tình

3. Tìm hiểu về từ láy.

* HĐ nhóm ý a.

* Mục tiêu : HS nắm được các loại từ láy, nghĩa của từ láy.

* Phương tiện : thông tin trong tài liệu

* GV giao nhiệm vụ : câu hỏi trong tài liệu. HS làm việc nhóm và ghi lại những kết quả mình làm được vào vở hoặc giấy nháp.

* HS nhận nhiệm vụ :Học sinh lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ.

- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

+ Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

GV chốt:

- Láy toàn bộ: Đăm đăm, xinh xinh, đo đỏ

- Láy bộ phận:

+ Láy bộ phận phụ âm đầu: mếu máo, ngơ ngác

+ Láy bộ phận vần : liêu xiêu, lôi thôi

* HĐ nhóm ý b, c

- Ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu:

 

doc6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 799 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 3: Những câu hát nghĩa tình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 3: NHỮNG CÂU HÁT NGHĨA TÌNH I. Mục tiêu bài học ( Như tài liệu) II. Chuẩn bị Giáo viên: - Máy chiếu, tư liệu, phiếu học tập Học sinh: - Trả lời nghiên cứu các câu hỏi trong tài liệu III. Tiến trình lên lớp - ổn định tổ chức lớp - Để tinh thần vui vẻ cô mời bạn CTHĐTQ lên cho các bạn chơi trò chơi hoặc hát 1 bài - Trò chơi kết thúc, CTHĐ mời cô giáo làm việc GV: Các em đều có tâm thế rất vui vẻ hôm nay chúng ta đi vào bài 3. ? Về nhà các em đã chuẩn bị bài tốt chưa, bài học hôm nay chúng ta cần đạt mục tiêu gì? - Hs trả lời Các em nắm vững mục tiêu bài học hôm nay cô trò chúng ta cùng đi vào các hoạt động. A. Hoạt động khởi động * HĐ cả lớp - Một số bài ca dao : - ND các bài ca dao : thể hiện tình yêu gia đình, đôi lứa, quê hương, đất nước, lao động, giai cấp, thiên nhiên... - HT nghệ thuật : là những bài ngắn hai, bốn hoặc 8 câu... âm điệu lưu loát phong phú. B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Đọc các văn bản * HĐ cả lớp * Mục tiêu : HS đọc và cảm nhận được văn bản * Phương tiện : văn bản trong tài liệu * GV giao nhiệm vụ : ? Về nhà các em đã chuẩn bị bài, với văn bản Những câu hát nghĩa tình cần đọc với giọng ntn để hấp dẫn người đọc người nghe - Hs trả lời – gv bổ sung GV: các em đều có ý kiến rất đúng nhưng cô bổ sung thêm, giọng tha thiết, trìu mến, thể hiện được niềm yêu thương quí mến đối với người thân ? Các em vừa được nghe phần của cô cùng các bạn hướng dẫn, em nào đọc đúng hướng dẫn. * HS nhận nhiệm vụ :- Hs đọc GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. ? Nhận xét giọng đọc *Chú thích Gv : Nhìn vào chú thích trong văn bản đọc thầm trog thời gian 1p ? Ngoài chú thích trong văn bản còn từ nào cảm thấy khó hiểu - Hs đưa ra – bạn khác giải nghĩa -> khi k hiểu được các bạn về nhà tra từ điển hoặc trên mạng 2. Tìm hiểu văn bản * HĐ nhóm * Mục tiêu : HS nắm được nội dung và hình thức NT được sử dụng trong ca dao * Phương tiện : thông tin trong tài liệu * GV giao nhiệm vụ : câu hỏi trong tài liệu. HS làm việc nhóm và ghi lại những kết quả mình làm được vào vở hoặc giấy nháp. * HS nhận nhiệm vụ :Học sinh lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ. - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. + Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: GV : chốt : Bài 1: Là lời mẹ ru con, nói với con. Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi. -> Ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ và nhắc nhở kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ. -> Dùng hình ảnh so sánh, ví von quen thuộc của ca dao vừa cụ thể, vừa sinh động. GV: Đây là hình ảnh của thiên nhiên, to lớn, mênh mông vĩnh hằng được chọn làm biểu tượng cho công cha, nghĩa mẹ. Nhưng không phải là giáo huấn khô khan mà rất cụ thể, sinh động. Bài 2: Lời của ông bà, cô bác nói với con cháu -lời của cha mẹ nói với con - lời của anh em ruột thịt tâm sự với nhau. Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ, 1 nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân Anh em hoà thuận, 2 thân vui vầy. - Tình cảm anh em là sự gắn bó thiêng liêng như chân, tay -> Hình ảnh so sánh diễn tả sự gắn bó,keo sơn, không thể chia cắt => Bài ca là tiếng hát tình cảm về tình anh em yêu thương gắn bó đem lại hạnh phúc cho nhau Bài 3: - Phần đầu : Lời người hỏi (Phần đối) - Phần sau : Lời người đáp (Phần đáp) - Các địa danh : Năm cửa ô, sông Lục Đầu, sông Thương, núi Tản Viên-> Là những nơi nổi tiếng nhiều thời, cảnh sắc đa dạng => Gợi truyền thống lịch sử, văn hóa dt =>Hỏi - đáp để bày tỏ sự hiểu biết về về kiến thức địa lí, lịch sử . Thể hiện niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất, nước giàu đẹp. GV: Hỏi - đáp về... là hình thức để đôi bên thử sức, thử tài nhau về kiến thức địa lí, lịch sử của đất nước. Những địa danh mà câu đố đặt ra ở vùng Bắc Bộ. Những địa danh đó vừa mang đặc điểm địa lí tự nhiên vừa có dấu vết lịch sử, văn hoá tiêu biểu. Bài 4: Dòng thơ đầu có cấu trúc đặc biệt với những điệp ngữ, đảo ngữ và phép đối xứng ->Gợi sự rộng lớn mênh mông và gợi vẻ đẹp trù phú của cánh đồng. Thân em như chẽn lúa.... Phất phơ dưới ngọn nắng hồng.... - Hình ảnh so sánh: Gợi sự trẻ trung, hồn nhiên và sức sống đang xuân của cô thôn nữ đi thăm đồng. =>Tình yêu ruộng đồng và tình yêu con người. * HĐ cả lớp: ? Từ việc tìm hiểu các bài ca dao trên...... - Về ND, NT: Ca dao là những bài ca của người dân lao động thể hiện tâm tư tình cảm của con người với tình yêu quê hương đất nước..... Ca dao thường sử dụng các BPNT so sánh, ẩn dụ để thể hiện nội dung trữ tình. 3. Tìm hiểu về từ láy. * HĐ nhóm ý a. * Mục tiêu : HS nắm được các loại từ láy, nghĩa của từ láy... * Phương tiện : thông tin trong tài liệu * GV giao nhiệm vụ : câu hỏi trong tài liệu. HS làm việc nhóm và ghi lại những kết quả mình làm được vào vở hoặc giấy nháp. * HS nhận nhiệm vụ :Học sinh lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ. - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. + Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: GV chốt: - Láy toàn bộ: Đăm đăm, xinh xinh, đo đỏ - Láy bộ phận: + Láy bộ phận phụ âm đầu: mếu máo, ngơ ngác + Láy bộ phận vần : liêu xiêu, lôi thôi * HĐ nhóm ý b, c - Ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu: => mô phỏng âm thanh. - Mềm mại: Mang sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ. - Đỏ đỏ: sắc thái mạnh hơn. 4. Tìm hiểu quá trình tạo lập văn bản * HĐ cặp đôi vào phiếu học tập số 1 Tình huống 1: Em được nhà trường khen thưởng về thành tích học tập. Tan học, em muốn về nhà thật nhanh để báo tin vui cho cha mẹ. Em sẽ kể cho mẹ nghe em đã cố gắng như thế nào để có kết quả học tập tốt như hôm nay. Em tin rằng mẹ sẽ vui và tự hào về đứa con yêu quí của mẹ lắm. - Trong tình huống trên em sẽ báo tin cho mẹ bằng cách nào? - Em sẽ xây dựng vb nói hay vb viết? - Văn bản nói ấy có nội dung gì? Nói cho ai nghe? Để làm gì? -> Học sinh thực hiện -> Báo cáo kết quả -> cặp đôi khác nhận xét GV: Xây dựng văn bản nói: - Nội dung : Giải thích lí do đạt kquả tốt trong học tập - Đối tượng : Nói cho mẹ nghe - Mục đích : Để mẹ vui và tự hào về đứa con ngoan ngoãn, học giỏi của mình. * HĐ cặp đôi vào phiếu học tập số 2 Tình huống 2: Vừa qua em được nhà trường khen thưởng vì có nhiều thành tích trong học tập. Em hãy viết thư cho bạn để bạn cùng chia sẻ niềm vui với em. - Để tạo lập 1 văn bản (bức thư), em cần xác định rõ những vấn đề gì? -> Học sinh thực hiện -> Báo cáo kết quả -> cặp đôi khác nhận xét GV: Văn bản viết : - Đối tượng : Viết thư cho ai ? Viết cho bạn - Mục đích : Viết để làm gì ? Để bạn vui vì sự tiến bộ của mình - Nội dung : Viết về cái gì ? Nói về niềm vui được khen thưởng - Cách thức: Như thế nào? => Là định hướng để tạo lập văn bản GV: Khi có nhu cầu giao tiếp, ta phải xây dựng văn bản nói hoặc viết. Muốn giao tiếp có hiệu quả, trước hết phải định hướng văn bản về nội dung, đối tượng, mục đích. * HĐ cặp đôi ? HS chú ý vào tình huống 1: Để giúp mẹ dễ dàng hiểu được những điều em muốn nói thì em cần phải làm những gì? - Phải: xây dựng bố cục văn bảnrành mạnh, hợp lý đúng định hướng * Bố cục: 3 phần - MB : Giới thiệu buổi lễ khen thưởng của nhà trường. - TB : Lí do em được khen thưởng. - KB : Nêu cảm nghĩ. ? Trong thực tế người ta có thể giao tiếp bằng các ý của bố cục được hay không? Vì sao? - không thể vì bố cục mới là ý chính chưa thể diễn đạt các ý cụ thể mà người nói viết muốn trình bày. ? Vậy sau khi có bố cục ta phải làm gì? - Sau khi có bố cục ta phải diễn đạt thành lời văn bao gồm nhiều câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, mạch lạc có liên kết với nhau. * HĐ nhóm ý c - HS trả lời – nhóm khác nhận xét -> GV chốt * HĐ cá nhân ý d - Một nhà văn sau khi viết xong tác phẩm bao giờ cũng đọc lại bản thảo. Còn chúng ta sau khi xây dựng xong văn bản bao giờ cũng phải kiểm tra lại. Vậy chúng ta cần phải làm gì? - Kiểm tra lại các bước - Sửa chữa những sai xót, bổ sung những thiếu hụt C. Hoạt động luyện tập Bài 1:HĐ cá nhân - Đời sống tâm hồn tình cảm của dân lao động xưa: Ca dao là kho tàng văn hóa, tri thức dân gian, phản ánh những phong tục, tập quán, tâm tư nguyện vọng của con người VN tạo thành 1 hệ thống hình ảnh thiên nhiên, con người đc hòa quyện vào nhau tạo dựng cáh nghĩ, cách cảm về cs, thiên nhiên con người VN Thể thơ: Trong ca dao chiếm đa phần thể thơ lục bát Bài 2: HĐ cặp đôi - HS làm -> GV nhận xét Bài 3: HĐ cặp đôi ? Muốn viết thư cho người bạn ở nước ngoài để giới thiệu vẻ đẹp của quê hương em, em sẽ thực hiện những gì? - Định hướng: + Đối tượng: Viết cho ai (viết cho bạn ở nước ngoài) + Mục đích: Để làm gì (để bạn biết được vẻ đẹp quê hương em) + Nội dung: viết về cái gì ( giới thiệu vẻ đẹp quê hương em) + Cách thức: viết ntn - Xây dựng bố cục: + MB: Lý do viết thư + TB: Giới thiệu vẻ đẹp quê hương em + Kết bài: lời chào, lời hứa hẹn - Diễn đạt các ý trong bố cục thành lời văn - Kiểm tra, sửa chữa những sai xót, bổ sung những ý còn thiếu. D. Hoạt động vận dụng - Hướng dẫn học sinh về nhà * Nhận xét sau buổi học .. .. .. .. .. ..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBÀI 3.doc