*Hệ thống luận điểm:
1. Thế nào là tự học ? - Tự học là không ai bắt buộc mà tự mình tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm.
2.Lợi ích và hứng thú của công việc tự học ?
- Ở bất cứ bộ môn nào, lĩnh vực nào, kiến thức cũng liên tục thay đổi theo những kết quả nghiên cứu mới, đáp ứng yêu cầu do cuộc sống đặt ra. Trong khi đó, kiến thức ở trường học phải theo một khung chương trình nhất định, phù hợp với nhiều đối tượng, nên có khi không bắt kịp sự thay đổi đó, không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người học.
- Tự học giúp chúng ta bổ khuyết nền giáo dục ở trường, bắt kịp những kiến thức phong phú, mới mẻ, đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Dù làm ngành gì, nghề gì cũng cần tự học thường xuyên. Nếu không chúng ta sẽ trở nên lạc hậu, cũ mòn.
- Đồng thời, bên cạnh việc đem lại những kiến thức, việc tự học cũng đem lại sự hứng thú, yêu thích lĩnh vực mà mình theo đuổi.
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 30: Văn bản Báo cáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 30: VĂN BẢN BÁO CÁO
I. Mục tiêu: ( Như tài liệu)
II. Chuẩn bị:
Gv soạn bài
HS: Đọc trước bài, làm bài theo HD
III. Lên lớp
1. CTHĐ tự quản cho lớp hát (trò chơi) – báo cáo sĩ số, chuẩn bị bài của lớp, mời GV lên lớp.
2. GV lên lớp
A. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: tạo cho HS tâm thế thoải mái khi vào bài học, định hướng kiến thức cần đạt được.
GV: Cho HS hoạt động nhóm câu hỏi phần khởi động.
HS: Nhận nhiệm vụ - suy nghĩ – trao đổi kết quả với bạn – thống nhất kết quả - xin ý kiến, báo cáo.
GV: Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 nhóm báo cáo kết quả - nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung. GV đánh giá, điều chỉnh (nếu cần), vào bài.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu mục đích, nội dung, cách viết văn bản báo cáo
* HĐ cá nhân: Hs đọc 2 văn bản
- Văn bản 1: báo cáo về hoạt động chào mừng ngày 20.11.
- Văn bản 2: báo cáo về kết quả quyên góp ủng hộ các bạn hs vùng lũ lụt.
-> Mục đích: Viết báo cáo để tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và kết quả đạt được của một số cá nhân hay một tập thể đã làm.
- Về hình thức trình bày: Trang trọng, rõ ràng, và sáng sủa theo một số mục yêu cầu của báo cáo.
- Về nội dung: Không nhất thiết phải trình bày đầy đủ, tất cả. Chỉ cần nêu: Báo cáo của ai ? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả như thế nào ?
? Em đã viết báo cáo lần nào chưa. Hãy dẫn ra một số trườngcần viết báo cáo trong sinh hoạt và trong học tập ở
trường, ở lớp em . (Lớp trưởng viết báo cáo kết quả buổi lao động trồng cây sau tết của lớp cho thầy cô chủ nhiệm, báo cáo kết quả tham gia hoạt động chào mừng ngày 26.3 của lớp cho thầy cô chủ nhiệm).
2. Ôn tập về văn bản đề nghị và văn bản báo cáo
* Điểm khác nhau về mục đích viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo
- Văn bản đề nghị: nhằm để đạt một yêu cầu, một nguyện vọng, xin được cấp trên xem xét, giải quyết.
- Văn bản báo cáo: nhằm trình bày những việc đã làm và chưa làm được của một cá nhân hay một tập thể cho cấp trên biết.
* Điểm khác nhau về nội dung văn bản đề nghị và văn bản báo cáo
- Văn bản đề nghị: nêu những dự tính, những nguyện vọng của cá nhân hay tập thể cần được cấp trên xem xét. Đó là những điều chưa thực hiện, là những định hướng ở tương lai.
- Văn bản báo cáo: nêu những sự kiện, sự việc đã xảy ra, có diễn biến, có kết quả làm được hoặc chưa làm được cho cấp trên biết. Đó là những điều đã qua, xảy ra trong quá khứ.
* Điểm giống nhau và khác nhau về hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo
- Giống nhau: trình bày trang trọng, rõ ràng, sáng sủa theo số mục quy định sẵn.
- Khác nhau:
+ Văn bản đề nghị phải có mục chủ yếu: ai đề nghị, đề nghị ai, đề nghị điều gì.
+ Văn bản báo cáo phải có mục chủ yếu: báo cáo của ai, báo cáo với ai, báo cáo về việc gì, kết quả như thế nào.
3. Ôn tập về văn biểu cảm và văn nghị luận
- Phương thức biểu đạt chủ yếu là: biểu cảm.
- Mục đích: Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết.
- Nội dung: viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm.
* Bố cục của văn bản biểu cảm:
- Mở bài: Có thể giới thiệu sự vật, cảnh vật trong thời gian và không gian. Cảm xúc ban đầu của mình.
- Thân bài: Qua miêu tả, tự sự mà biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ một cách cụ thể, chi tiết, sâu sắc.
- Kết bài: kết đọng cảm xúc, ý nghĩ hoặc nâng lên bài học tư tưởng.
C. Hoạt động luyện tập
* Dàn bài cho bài văn nghị luận: “ bàn về tinh thần tự học của học sinh THCS hiện nay”
MB: - Trong nhà trường, ngoài việc tiếp thu kiến thức do các thầy cô truyền đạt, người học sinh cần có biện pháp mới có thể giỏi được. - Một trong số những biện pháp có kết quả là phương pháp tự học.
TB:
*Giải thích: -“Tự học” nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.
-“Tự học” là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn.
*Chứng minh:
- Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng.
Phê phán: - Những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học , lười hoc.
* Đánh giá
- Việc tự học ở nhà của người học sinh thường là soạn bài,làm bài, học bài, xem trước bài mới
- Người học lên kế hoạch cho mình, học vào lúc nào, học những gì? Cài gì trước, cái gì sau.
- Học sinh chuẩn bị bài trước khi vào lớp sẽ dễ hiểu hơn,sẽ trả lời được các câu hỏi của thầy cô đặt ra, đồng thời tạo ra hứng thú hơn trong việc học.
-“Tự học” là biện pháp giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.
-“Tự học” là phương pháp mới giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
- Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học.
- Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.
KB: -Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập.
- Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người.
- Mỗi học sinh cần đề ra cho mình biện pháp tự học.
*Hệ thống luận điểm:
1. Thế nào là tự học ? - Tự học là không ai bắt buộc mà tự mình tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm.
2.Lợi ích và hứng thú của công việc tự học ?
- Ở bất cứ bộ môn nào, lĩnh vực nào, kiến thức cũng liên tục thay đổi theo những kết quả nghiên cứu mới, đáp ứng yêu cầu do cuộc sống đặt ra. Trong khi đó, kiến thức ở trường học phải theo một khung chương trình nhất định, phù hợp với nhiều đối tượng, nên có khi không bắt kịp sự thay đổi đó, không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người học.
- Tự học giúp chúng ta bổ khuyết nền giáo dục ở trường, bắt kịp những kiến thức phong phú, mới mẻ, đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Dù làm ngành gì, nghề gì cũng cần tự học thường xuyên. Nếu không chúng ta sẽ trở nên lạc hậu, cũ mòn.
- Đồng thời, bên cạnh việc đem lại những kiến thức, việc tự học cũng đem lại sự hứng thú, yêu thích lĩnh vực mà mình theo đuổi.
3. Tự học như thế nào để đạt hiệu quả ?
- Có hai kiểu tự học chính: tự học có người chỉ dẫn và tự học không có người chỉ dẫn. Tuy nhiên, dù học theo kiểu nào, hình thức tự học quan trọng nhất vẫn là đọc sách. (Gần đây có thêm hình thức truy cập thông tin trên mạng Internet, tuy nhiên đó cũng chỉ là nguồn thông tin khác nhau. Điều quan trọng nhất vẫn là cách đọc và xử lý thông tin của người tự học)
- Đọc sách là một việc quen thuộc của người tự học và mỗi người có thói quen đọc sách khác nhau. Tuy nhiên, cần phải rèn luyện những kỹ năng, thói quen tốt để việc đọc sách thực sự có hiệu quả .
- Quan sát, tìm hiểu trong thực tế cuộc sống ở lĩnh vực bộ môn mình nghiên cứu .
- Lịch sử khoa học-nghệ thuật thế giới đã có những tấm gương tự học vĩ đại: nhà bác học Ê-đi-xơn, tác giả của hàng ngàn phát minh khoa học có ích cho nhân lọai, đại văn hào Nga Mácxim Gorki, người coi cuộc sống là "những trường đại học của tôi"....Việt Nam cũng có những tấm gương như thế :Chủ tịch Hồ Chí Minh, người luôn tự học không ngừng ở nhiều lĩnh vực, biết nhiều ngọai ngữ; học giả Đào Duy Anh, tác giả nhiều từ điển, nhiều công trình nổi tiếng ....vv
D. Hoạt động vận dụng
- Như tài liệu
* Nhận xét sau buổi học
.
.
.
.
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BÀI 30.doc