Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 31: Ôn tập tổng hợp

* Cách làm bài văn nghị luận giải thích

Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý

- Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì?

Có khi vấn đề cần giải thích được nêu ra một cách trực tiếp (ví dụ: giải thích về "lòng nhân đạo", giải thích về "lòng khiêm tốn",.) nhưng cũng có khi đề bài gián tiếp đưa ra vấn đề bằng cách mượn hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ,

 Bước 2: Lập dàn bài

Lập dàn bài theo bố cục ba phần:

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích hoặc giới thiệu câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, câu văn,. và nêu ra nội dung của nó. - Thân bài: Giải thích vấn đề (luận điểm) đã giới thiệu ở phần Mở bài

+ Giải thích các từ ngữ, khái niệm,

+ Giải thích các ý nghĩa mở rộng của vấn đề, liên hệ với thực tế, với các dẫn chứng khác

+ Giải thích ý nghĩa khái quát của vấn đề đối với cuộc sống của con người, lí giải sâu vấn đề

Chú ý cân nhắc cách sắp xếp các ý giải thích để làm sáng rõ, nổi bật vấn đề

- Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề vừa làm sáng tỏ

 

doc5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 31: Ôn tập tổng hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 31: ÔN TẬP TỔNG HỢP A. Hoạt động khởi động B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Luyện tập tiếng Việt a. Các phép biến đổi câu. * HĐ cá nhân ? Nêu khái niệm về câu rút gọn, câu mở rộng? lấy ví dụ ? Thế nào là câu chủ động, câu bị động? lấy ví dụ? ? Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? lấy ví dụ? - HS lên bảng làm – HS khác nhận xét – giáo viên nhận xét kết luận. b. Các phép tu từ cú pháp * HĐ cặp đôi ? Điệp ngữ là gì? Có mấy loại điệp ngữ? mỗi loại lấy 1 ví dụ ? Liệt kê là gì? Xét về ý nghĩa và xét về cấu tạo có những kiểu liệt kê nào? Mỗi loại lấy 1 ví dụ? - Đại diện cặp đôi lên báo cáo kết quả - cặp đôi khác nhận xét -> Gv chốt 2. Luyện tập về kỹ năng đọc văn bản a. Giá trị nội dung nghệ thuật của các tác phẩm tự sự Nội dung: -Lên án gay gắt bộ máy quan lại của thực dân phong kiến -Nỗi thương cảm, tình cảm xót thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân Nghệ thuật -Tình huống độc đáo -Thủ pháp tương phản tăng cấp -Chọn chi tiết tiêu biểu, lời văn cụ thể sinh động -Xây dựng nhân vật điển hình Có thể nói với sự khéo léo trong việc vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn hai biện pháp nghệ thuật cùng với ngôn từ chặt chẽ điêu luyện, phù hợp tương tác với nhau, bài văn đã rất thành công trong việc lột tả hai hình tượng đối lập.  Đồng thời cũng lên án những tên quan phụ mẫu đại diện chính quyền lại vô trách nhiệm hay nói đúng hơn là lòng lang dạ sói cứ ung dung, thoải mái trong nhung lụa, hạnh phúc, bỏ mặc người dân trong cảnh lầm than, cơ cực.  Hai bức tranh đời này mang đậm đà chất hiện thực và thắm đượm những cảm xúc nhân văn và gợi lên lòng đồng cảm nơi người đọc. b. c. giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản Ca Huế trên sông Hương *Nội dung:  Cố đô Huê nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và ân nhạc cung đình. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã; một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát huy. * Nghệ thuật:  - Liệt kê kết hợp giải thích và bình luận - Miêu tả đặc sắc, chân thực khơi gợi cảm xúc. *Thông điệp: Hà Ánh Minh muốn tuyên truyền quảng bá nét đẹp văn hóa của cố đô Huế. 3. Luyện tập về kỹ năng viết văn bản a. Trình bày hiểu biết - Văn nghị luận: + Văn bản nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó bằng những luận điểm rõ ràng, với lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng xác thực. + Văn nghị luận là thể loại văn: “Viết về những vấn đề nóng bỏng thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau: chính trị, kinh tế, triết học, văn hóa Mục đích của văn nghị luận là bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá tức thời một tư tưởng, một quan điểm nào đó nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích của một tầng lớp, một giai cấp nhất định Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận là tính chất luận thuyết – khác với văn học nghệ thuật, văn chương nghị luận trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lý lẽ + Bố cục của bài văn nghị luận: * Thao tác lập luận giải thích: – Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề. – Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm. – Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời. *Thao tác lập luận chứng minh: – Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa  nhận để chứng tỏ đối tượng. – Cách chứng minh: Xác định vấn đè chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí. * Cách làm bài văn nghị luận giải thích Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý - Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì? Có khi vấn đề cần giải thích được nêu ra một cách trực tiếp (ví dụ: giải thích về "lòng nhân đạo", giải thích về "lòng khiêm tốn",...) nhưng cũng có khi đề bài gián tiếp đưa ra vấn đề bằng cách mượn hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ,  Bước 2: Lập dàn bài                                        Lập dàn bài theo bố cục ba phần: - Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích hoặc giới thiệu câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, câu văn,... và nêu ra nội dung của nó. - Thân bài: Giải thích vấn đề (luận điểm) đã giới thiệu ở phần Mở bài + Giải thích các từ ngữ, khái niệm, + Giải thích các ý nghĩa mở rộng của vấn đề, liên hệ với thực tế, với các dẫn chứng khác + Giải thích ý nghĩa khái quát của vấn đề đối với cuộc sống của con người, lí giải sâu vấn đề Chú ý cân nhắc cách sắp xếp các ý giải thích để làm sáng rõ, nổi bật vấn đề - Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề vừa làm sáng tỏ  Bước 3: Viết bài * Cách làm bài văn nghị luận chứng minh Cho đề văn: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim. a. Tìm hiểu đề, tìm ý: Tìm hiểu đề: - Chứng minh một tư tưởng là đúng đắn. - Có ý chí, lòng kiên trì, nghị lực thì sẽ thành công. - Phải nắm chắc tư tưởng cần chứng minh trong đề bài (không giống phân tích một câu tục ngữ). Tìm ý: + Chí: là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp. . + Nêu lí lẽ: - Việc giản đơn không có chí thì không làm được việc. - Việc khó càng thất bại. + Nêu dẫn chứng - Lấy dẫn chứng từ đời sống. Những tấm gương bạn bè vượt khó học giỏi - Lấy dẫn chứng trong văn học những tấm gương có ý chí học tập rèn luyện (trong nước, ngoài nước) b. Lập dàn ý: + Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lý tưởng ý chí và nghị lực trong cuộc sống... + Thân bài: Chứng minh cụ thể - Xét về lí lẽ. - Xét về thực tế. + Kết bài: Bài học rút ra. c. Viết bài: - Mở bài cần lập luận. - Dùng từ liên kết: Đúng như vậy - Thật vậy để liên kết phần mở bài thân bài và kết bài. - Nêu lí lẽ trước rồi phân tích sau. - Sắp xếp theo trình tự hợp lí. b. Dàn ý: * MB - Dẫn dắt từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ Thân bài * TB: Giải thích về lòng yêu nước - Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. - Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình. * Biểu hiện của lòng yêu nước: Lòng yêu nước thời chiến - Thời kì chiến tranh – Đứng lên, cầm súng ra chiến trường để chiến đấu chống lại kẻ thù. Không ngại khó khăn, gian khổ mà xông lên giành độc lập cho dân tộc. – Ở hậu phương  thì không ngừng tăng gia sản xuất, chắt chiu lương thực, thực phẩm để chi viện cho chiến trường – Lòng yêu nước ở giai đoạn này là một tình cảm quyết liệt mà mạnh mẽ – Lấy ví dụ, lòng yêu nước thể hiện qua một số câu nói nổi tiếng như: “Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”  hay “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. – Các tấm gương hi sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Thạc – Sức mạnh của lòng yêu nước vô cùng lớn, như Bác Hồ đã nói: “Lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước” Lòng yêu nước chân thành * Thời kỳ hòa bình – Thể hiện ở nhưng hoạt động nhằm hướng tới con đường Xã hội chủ nghĩa . Với mong muốn mang lại cuộc sống no đủ, đầm ấm cho nhân dân và sự phát triển bền vững. - Thể hiện trong công việc và trong cuộc sống. Là không ngừng nỗ lực để góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới. - Ngoài ra, lòng yêu nước còn thể hiện qua những tình cảm giản dị, gần gũi: tình yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình yêu thương giữa con người với con người - Lòng yêu nước còn là niềm trăn trở trước những vấn đề của đất nước, dùng hành động thực tế để giải quyết những vấn đề đó. - Lòng yêu nước còn được thể hiện ở lòng tự hào dân tộc: biểu hiện cụ thể qua các áng thơ văn ngợi ca tinh thần ngoan cường của dân tộc; các bảo tang lưu giữ những kỷ vật khắc ghi chiến công của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc. * Vai trò của lòng yêu nước - Là bệ đỡ tinh thần cho con người: là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ; giúp đồng bào luôn vững tâm tiến bước (Kiều bào luôn hướng về tổ quốc; Con người khi về già đều muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn). Chính lòng yêu nước đã bồi dưỡng tâm hồn những con người nước Việt trở nên vững vàng, mạnh mẽ trong hành trình sống khắc nghiệt. - Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với chính bản thân mình. * Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Đất nước Lòng yêu nước không phải là lời nói suông mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể: - Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài. - Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác - Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đáng - Bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật - Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu. * Kết bài - Khẳng định lòng yêu nước của mỗi công dân Việt Nam - Kêu gọi mọi người hãy quên đi sự ích kỷ bản thân, “cái tôi” cá nhân để cùng hướng về tổ quốc - “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay” * Đức tính giản dị của Bác Hồ Mở bài: Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống giản dị, thanh bạch ở Bác Hồ. Thân bài: Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong con người, sinh hoạt, lốì sống, việc làm cụ thể: + Bữa ăn chỉ vài ba món đơn giản + Cái nhà sàn chỉ hai, ha phòng, hòa cùng thiên nhiên. + Việc làm: Từ việc nhỏ đến việc lớn ít cần đến người phục vụ. + Sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phong cao đẹp + Giản dị trong lời nói bài viết. Kết bài: Đề cao tấm gương giản dị của Bác Hồ để chúng ta noi gương tập ở Bác. D. Hoạt động vận dụng - Như tài liệu * Nhận xét sau buổi học . . . .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài 31.doc
Tài liệu liên quan