2. Tìm hiểu văn bản
* HĐ nhóm
* Mục tiêu : HS nắm được nội dung và hình thức NT được sử dụng trong ca dao
* Phương tiện : thông tin trong tài liệu
* GV giao nhiệm vụ : câu hỏi trong tài liệu. HS làm việc nhóm và ghi lại những kết quả mình làm được vào vở hoặc giấy nháp.
* HS nhận nhiệm vụ :Học sinh lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ.
- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
+ Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
GV : chốt :
a.- Bài 1 : Người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò, con tằm , con kiến .diễn tả cuộc đời, thân phận của mình và những nguời cùng cảnh ngộ
- Bài 2 : Lời than thân của người phụ nữ trong xã hội xưa.
-> Dựa vào lời ca trong bài.
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 735 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 4: Những câu hát than thân, châm biếm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN, CHÂM BIẾM
I. Mục tiêu bài học
- Như tài liệu
II. Chuẩn bị
Giáo viên: - Máy chiếu, tư liệu, phiếu học tập
Học sinh: - Trả lời nghiên cứu các câu hỏi trong tài liệu
III. Tiến trình lên lớp
- ổn định tổ chức lớp
- Để tinh thần vui vẻ cô mời bạn CTHĐTQ lên cho các bạn chơi trò chơi hoặc hát 1 bài
- Trò chơi kết thúc, CTHĐ mời cô giáo làm việc
GV: Các em đều có tâm thế rất vui vẻ hôm nay chúng ta đi vào bài 4.
? Về nhà các em đã chuẩn bị bài tốt chưa, bài học hôm nay chúng ta cần đạt mục tiêu gì?
- Hs trả lời
Các em nắm vững mục tiêu bài học hôm nay cô trò chúng ta cùng đi vào các hoạt động.
A. Hoạt động khởi động
* HĐ cả lớp:
- Cách 1: Gv tổ chức cho học sinh thi hát một số làn điệu dân ca (những bài ca gắn liền với miền quê em càng tốt)
- Cách 2: Cho học sinh quan sát các bức ảnh trong tài liệu
? Những bức ảnh gợi cho em liên tưởng đến nhữn bài ca dao nào đã học?
- Bài Con cò, bài mèo và chuột..
? Theo em những bài ca dao đó thể hiện nội dung gì? (than thân, trách phận, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội)
GV: Ca dao dân ca không chỉ thể hiện nội dung về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước mà ca dao còn thể hiện tâm tư tình cảm, số phận của người dân, mỏng manh, bạc phận, khổ cựccủa những người dân bất hạnh, đó là những câu hát than thân.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc các văn bản
* HĐ cả lớp
* Mục tiêu : HS đọc và cảm nhận được văn bản
* Phương tiện : văn bản trong tài liệu
* GV giao nhiệm vụ :
? Về nhà các em đã chuẩn bị bài, với văn bản Những câu hát than thân, châm biếm cần đọc với giọng ntn để hấp dẫn người đọc người nghe
- Hs trả lời – gv bổ sung
GV: các em đều có ý kiến rất đúng nhưng cô bổ sung thêm, cần đọc giọng diễn cảm để cảm nhận âm hưởng chung của các bài trong chủ đề.
? Các em vừa được nghe phần của cô cùng các bạn hướng dẫn, em nào đọc đúng hướng dẫn.
* HS nhận nhiệm vụ - Hs đọc
? Nhận xét giọng đọc
*Chú thích
Gv : Nhìn vào chú thích trong văn bản đọc thầm trog thời gian 1p
? Ngoài chú thích trong văn bản còn từ nào cảm thấy khó hiểu
- Hs đưa ra – bạn khác giải nghĩa
-> khi k hiểu được các bạn về nhà tra từ điển hoặc trên mạng
2. Tìm hiểu văn bản
* HĐ nhóm
* Mục tiêu : HS nắm được nội dung và hình thức NT được sử dụng trong ca dao
* Phương tiện : thông tin trong tài liệu
* GV giao nhiệm vụ : câu hỏi trong tài liệu. HS làm việc nhóm và ghi lại những kết quả mình làm được vào vở hoặc giấy nháp.
* HS nhận nhiệm vụ :Học sinh lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ.
- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
+ Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
GV : chốt :
a.- Bài 1 : Người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò, con tằm , con kiến ..diễn tả cuộc đời, thân phận của mình và những nguời cùng cảnh ngộ
- Bài 2 : Lời than thân của người phụ nữ trong xã hội xưa.
-> Dựa vào lời ca trong bài.
b. ND bài 1 : 4 câu thơ đầu : Thân phận của con tằm và cuộc đời lũ kiến nhỏ bé suốt đời ngược xuôi , làm lụng vất vả nhưng hưởng thụ ít.
4 câu tiếp theo: Mượn hình ảnh con cò, con quốc để nói tới tiêng kêu thương về nỗi oan trái không được lẽ công bằng soi tỏ
- Vì: Tượng trưng cho con người nhỏ nhoi, yếu đuối,cuộc đời khó nhọc, vất vả nhưng chịu đựng và hy sinh
ND bài 2: Bài ca dao nói lên sự trôi nổi không làm chủ được số phận mình của người phụ nữ trong xã hội xưa, Họ vừa khốn khổ, vừa bị người khác định đoạt số phận.
c. NT sử dụng:
Bài 1: Hình ảnh ẩn dụ và điệp từ được lặp lại 4 lần - Tô đậm mối thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng nhiều bề của người lao động.
Bài 2: Hình ảnh so sánh. gợi số phận chìm nổi, lênh đênh, vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
d. Từ những con vật này ta dễ dàng liên tưởng đến thân phận nhỏ nhoi, thấp hèn, lam lũ bất bình đẳng như con kiến, con tằm, của người nông dân trong xã hội cũ.
e.Ngoài ý nghĩa than thân đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội pk.
* HĐ nhóm bài 3,4 trả lời câu hỏi trong tài liệu
a. Bài 1 Nhân vật trong bài ca dao nói đến là “chú tôi” .Nhân vật này có những đặc điểm: hay nghiện rượu, chè,ngủ ngày, lười biếng
- Bài 2: Châm biếm đối tượng hành nghề mê tín dị đoan, bói toán
b. ND:
Bài 3: Bài ca dao tập trung phê phán kẻ lười biếng, nghiện ngập (loại người này ở thời đại nào cũng có) là bài ca dao có ý nghĩa giáo dục lâu dài.
Bài 4: Phê phán, châm biếm những kẻ hành nghề bói toán và những người mê tín, lợi dụng kẻ khác để kiếm tiền. Phê phán cả những người nhẹ dạ cả tin thiếu hiểu biết, tin vào bói toán nhảm nhí.
c. kiểu nói dựa nước đôi, lối nói nhại không có ý nghĩa tiên đoán.
3. Tìm hiểu về đại từ
* HĐ nhóm ý a trả lời câu hỏi trong tài liệu
- Từ “tôi” trỏ con cò.
- Từ “tôi” trỏ Thành
-> Dựa vào văn cảnh cụ thể.
-> Chức năng ngữ pháp: làm CN, VN
Từ “ ấy , thế” để trỏ sự việc của quan tướng và việc chia đồ chơi
-> Chức năng: “ thé” phụ ngữ cho đt
- Các từ ai, sao dùng để hỏi hỏi về sự vật.)
(hỏi về số lượng, hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.)=> Đó là những đại từ để hỏi.
* HĐ cặp đôi ý b trả lời câu hỏi trong tài liệu
- HS điền vào chỗ trống
* HĐ nhóm ý c trả lời câu hỏi trong tài liệu
* Đại từ để trỏ:
- Trỏ người, sự vật: nó, họ, hắn..
- Trỏ số lượng: bấy, bấy nhiêu
- Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc: Thế, vậy
* Đại từ để hỏi
- Hỏi về người, sự vật: ai, gì, vái gì
- Hỏi về số lượng: bao nhiêu
- Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc: ntn, sao
C. Hoạt động luyện tập
* HĐ cá nhân bài 1 trong tài liệu
- Thân em như hạt mưa sa...
- Thân em như trẽn lúa đòng đòng
-> Đều nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.
b. Nững câu hát châm biếm tập trung phê phán chế diễu thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội. Thông qua hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, cường diệu phóng đại...
* HĐ nhóm bài 2
a. Ý nghĩa đại từ thế:
b. Những từ là đại từ là:
c. Đặt câu:
- Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con
- Theo bạn, hoa cúc có bao nhiêu cánh?
* HĐ cá nhân bài 3
- HS làm theo hướng dẫn
D. Hoạt động vận dụng
3. Hãy so sánh giữa từ xưng hô tiếng Việt và đại từ xưng hô trong các ngoại ngữ mà em được học để thấy sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm.
Gợi ý: Đại từ xưng hô trong một số ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc ít hơn trong tiếng Việt. Nếu xét về ý nghĩa biểu cảm thì các đại từ xưng hô trong các ngôn ngữ ấy nhìn chung không mang nghĩa biểu cảm.
* Nhận xét sau buổi học
.
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BÀI 4.doc