Giáo án Ngữ văn 7 cả năm - Trường THCS Bình Minh

Tiết 60:

 LÀM THƠ LỤC BÁT

I/ Mục tiêu cần đạt

- HS phân biệt được thơ lục bát với văn vần 6/8, câu lục bát với dòng thơ.

- Vẻ đẹp của thơ truyền thống Việt Nam với những mẫu mực như ca dao, và đỉnh cao như Truyện Kiều – Nguyễn Du; Rèn kĩ năng làm thơ đúng luật

- Tích hợp với phần văn qua bài thơ “ Rằng tháng giêng” – dịch thơ với phần TV qua bài điệp ngữ.

II/ Chuẩn bị: Bảng phụ, 1 số bài văn vần 6/8, 1 số bài thơ lục bát

III/ Tiến trình hoạt động dạy và học:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra:

? Điệp ngữ là gì? Tác dụng của điệp ngữ ? Làm BT4 – SGK (153)

3. Bài mới:

Thơ lục bát (6/8) là thể thơ dân tộc Việt Nam chúng ta, để làm được thơ đúng luật

 

doc245 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 cả năm - Trường THCS Bình Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ta phải đọc kĩ toàn bộ tác phẩm, chuẩn bị kĩ dàn ý, khi nói phải luôn chú ý, theo dõi, quan sát thái độ của người nghe, từ đó điều chỉnh cách nói III. Luyện nói: Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Rằm tháng giêng” – Hồ Chí Minh 4. Củng cố: Giáo viên khái quát nội dung bài học ? Văn biểu cảm và nghị luận khác nhau như thế nào? 5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Viết hoàn chỉnh đề bài luyện nói thánh bài văn khoảng 1 trang giấy. - PBCN về bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” của Lý Thạch --------------------------------------------------------- Ngày soạn : .. Tuần 15 Mục tiêu cần đạt - Cảm nhận được phạm vi đặc sắc, nét đẹp văn hoá trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dt: Cốm - Bước đầu biết được thể văn tuỳ bút, thấy được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong tuỳ bút của Thạch Lam. - Nắm được khái niệm: Chơi chữ, bước đầu cảm thụ được cái hay, cái đẹp của chơi chữ. - Nắm được yêu cầu trong việc sử dụng từ. Rèn luyện sử dụng từ đúng. - Ôn tập văn biểu cảm. Tiết 57: Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam) I/ Mục tiêu cần đạt - Kiến thức: Như trên. - Tích hợp với Tiếng Việt ở bài “Chơi chữ” và chuẩn mực sử dụng từ với TLV ở bài: Ôn tập văn biểu cảm, đánh giá. - Rèn kĩ năng đọc, cảm nhận, tìm hiểu, phân tích chất chữ tình, chất thơ trong văn bản tuỳ bút. II/ Chuẩn bị: Tranh ảnh về Cốm, cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán rong, bánh cốm III/ Tiến trình hoạt động dạy và học: 1. ổn định: 2. Kiểm tra: - Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh. ? Cảm tưởng của em về hình ảnh giấc mơ - Quả trứng hồng vẫn trở về trong giấc ngủ và trong kí ức tuổi thơ của tác giả Xuân Quỳnh. 3. Bài mới: Đã là người Hà Nội, hay từng sống một thời ở Hà Nội, mấy ai không một lần ăn cốm với chuối tiêu vào một ngày mùa thu mát trời. Nhưng sẽ thú vị ngon lành hơn nếu chúng ta để thưởng thức những bài tuỳ buút về cốm của tác giả Nguyễn Tuân, Bằng Sơn, Thạch Lam. ? Nêu những nét chính về tác giả? Học sinh dựa vào chú thích * để trả lời. SGK 16 GV: Trước Cách mạng đã nổi tiếng là mọtt nhà văn lãng mạn, 1 cây bút truyện ngắn và tuỳ bút với vút pháp lãng mạn, về những cảm giác tinh tế nhẹ nhàng nhưng nhạy cảm, sâu sắc và thân ái. Tác phẩm chính: Gió đầu mùa, nắng trong vườn, sợi tóc (Hà Nội năm sáu phố phương là tập tuỳ buý duy nhất viết về những nét văn hoá của Hà Nội ) I. Giới thiệu tác giả: - Thạch Lam:1910 – 1942 Sinh tại Hà Nội * Yêu cầu đọc: Giọng tình cảm. tha thiết, trầm lắng, chậm, êm - GV đọc đoạn 1, 2 học sinh đọc -> hết - GV nhận xét cách đọc của học sinh * Tìm hiểu thể loại: ? Cho biết thể loại của VB? - Tuỳ bút: Là thể loại căn xuôi, thuộc loại kí (bút kí) thường ghi chép những hình ảnh, sự việc, câu chuyện có thật mà tác giả quan sát, chứng kiến. Tùy bút thiên về biểu cảm, chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, được coi là những bài thơ bằng văn xuôi. ? Văn bản được chia làm mấy đoạn, nội dung từng đoạn? (3 đoạn) - Đoạn 1: Từ đầu -> những chiếc thuyền rồng. Từ hương thơm của sen, của lúa non mùa thu nhớ và nghĩ đến cốm, việc làm cốm, sự khéo léo của con người. - Đoạn 2: Cốm là thứ quà riêng nhũn nhũn Phát hiện và ca ngợi giá trị đặc biệt của cốm: Thức dâng của thiên nhiên, phong tục sêu tết phong tục Việt Nam. - Đoạn 3: Còn lại Bàn về việc thưởng thức cốm, lời đề nghị của tác giả với người thưởng thức cốm. Lưu ý: Bố cục theo mạch cảm xúc, không theo hình thức tự thời gian, sự việc. * Từ khó: SGK (161) II. Đọc – Tìm hiểu thể loại, bố cục. - Thể loại: Tuỳ bút - Cho học sinh đọc diễn cảm đoạn 1 -> trong sạch của trời ? Bài tuỳ bút này nói về cái gì? - Viết về cốm. ? Tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào để viết về cốm? Phương thức nào là chủ yếu? - Phương thức: miêu tả, thuyết minh, bình luận, biểu cảm. - Phương thức biểu cảm là chủ yếu -> tuỳ bút là thể văn mang đậm màu sắc chủ quan và dấu ấn của tác giả; -> bộc lộ trực tiếp hay gián tiếp ? - Bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc, cảm giác của mình trước 1 sản vật bình dị mà độc đáo của đất nước; Cốm. III. Phân tích ? Cảm xúc về Cốm – sản vật bình dị – bắt nguồn từ đâu? Đoạn văn đó gồm mấy câu? 1. Cảm xúc của tác giả - Đoạn văn gồm 4 câu, khá dài, nhịp văn chậm rãi thể hiện cái ngọn nguồn từ xa, đưa dẫn tác giả đến sự hình thành của hạt lúa non: Bắt nguồn từ hương thơm của cơn gió mùa hạ lướt qua trên hồm từ hương thơm của những cánh đồng lúa và những bông lúa non - Bắt nguồn từ hương thơm của cơn gió, từ hương thơm của cánh đồng lúa ? Giọng văn của tác giả chứa đựng cảm xúc như thế nào? - Giọng văn rất trang trọng, vừa dịu dàng, vừa tinh tế, nhẹ nhàng. ? Em hãy kiệt kê các từ ngữ thể hiện cảm giác? - Lướt, nhuần thầm, thanh nhã, tinh khiết, ngửi, trĩu, tươi, mùi thơm, vỏ xanh, giọt trắng thơm, phảng phất, giọt sữa dần dần đọng lại, ngày càng cong, nặng, chất quý trong sạch của trời => cảm giác đó có được là nhờ khứu giác, cảm nhận nét đặc trưng nhất của mùa thu Việt Nam, mùa thu Hà Nội. ? Cảm giác của nhà văn đạt tới mức độ nào? - Đoạn dẫn nhập thật từ tốn, tự nhiên, thanh nhã, trang trọng, thể hiện sự nhạy cảm, cảm giác tinh tế, tình yêu sâu nặng với một vùng nông thôn Hà Nội. ? Nhưng nhà văn có đi sâu tả cách thức làm cốm không? - Không tả tỉ mỉ mà chỉ nói 1 cách khái quát và ca ngợi sự khéo kéo của người làm cốm, 1 làng quê ngoại thành Hà Nội – Làng Dịch Vọng – cầu giấy: cô gái bán cốm xinh xinh, gọn ghẽ, đặc biệt là cái đòn gánh 2 đầu cong vút lên Ca ngợi sự khéo léo của người làm cốm - HS đọc lại đoạn văn thứ 2. ? Tác giả ca ngợi Cốm như một thức quà như thế nào, được dùng phổ biến nhất trong việc gì ? Vì sao? - Câu văn trang 160 SGK: Cốm là thức quà An Nam. ? “ Là thức dâng” Dâng là gì? => Đó là câu khái quát nhất chủ đề của bài viết ca ngợi cốm chân thực, sâu sắc và thấm thía. 2. Giá trị đặc biệt của Cốm Cốm chính là một trong những thứ quà rất riêng của con người và đất nước này. - Cốm được dùng trong “ sêu tết” SGK chú thích 5. Giá trị của Cốm, vượt lên một thức quà hàng ngày, mùa thu, để trở thành 1 thứ lễ vật rất thanh quí, rất sang trọng, rất Việt Nam: Lễ tết, sính lễ trong phong tục cưới hỏi ( trầu cau, chè, thuốc ) ? Bàn về tục lệ sêu tết, tác giả Thạch Lam chú ý đến những mặt nào? - Hồng – cốm tốt đôi. có sự hoà phối về màu sắc: + Màu xanh tươi nhe ngọc thạch quý – màu đỏ .. + Hoà hợp về hương vị: Thanh đạm -> ngọt sắc-> nâng đỡ nhau -> hương vị lâu bền -> hạnh phúc lâu bền. - Cốm là thứ quà rất riêng của con người, đất nước Việt Nam + Hoà hợp của triết lý âm – dương: Hạnh phúc lâu bền, nhiều con lắm cháu. - Cốm được dùng trong lễ tết, sính lễ trong cưới hỏi với tất cả tấm lòng trân trọng ? Tác giả phê phán điều gì? ( tục lệ mới nảy sinh). ( câu văn trong dấu ngoặc đơn – 160 SGK) ? Đến nay, ý kiến của nhà văn còn có ý nghĩa thời sự nhắc nhở không? - ý kiến của nhà văn tỏ ra sâu sắc, chí lí và đậm tính thời sự cho đến tận bây giờ. Đọc thầm đoạn 3 – HS thảo luận ? Tác giả bàn về vấn đề gì? - Từ giá trị văn hoá của Cốm, nhà văn bàn đến cách ăn Cốm – nói một cách trang nhã là thưởng thức cốm sao cho xứng với giá trị của nó. ? Nhận xét về nhịp câu văn ? tác dụng? - Nhịp ngắn, chậm. - Ngòi bút tỏ ra tỉ mỉ, chi li, cặn kẽ -> ăn chậm rãi, thật thong thả, vừa ăn vừa ngẫm nghĩ, vừa nhấm nháp cái hương vị của cốm, từ màu sắc, cái xanh tươi non, dịu dàng của hạt lúa non lại ướp cả cái hơi hương sưn bọc cốm -> cách thưởng thức cốm, ẩm thực văn hoá. ? Qua cách thưởng thức như vậy, tác giả đề nghị ai ? đề nghị điều gì?? - Đề nghị các bà mua cốm: ? Tìm những từ ngữ chỉ mệnh lệnh trong đoạn cuối ? - Hãy, chớ, phải nên ? Thái độ của nhà văn? 3. Thưởng thức cốm và lời nhắn: - Xuất phát từ một tấm lòng, một trái tim người Hà Nội luôn tha thiết đến việc bảo lưu, giữ gìn những phong tục tập quán tốt đẹp của cha ông. - Giữ gìn, bảo lưu phong tục truyền thống dân tộc ? Nội dung chính của văn bản là gì ? HS đọc ghi nhớ (163) * Ghi nhớ: SGK (163) ? Nếu chọn học thuộc 1 đoạn văn, em sẽ chọn đoạn nào? vì sao? ? Sưu tầm : Đêm giăng chày đập vang thôn bản Phấn cốm bay bay phủ bá ngàn ( Thôi Hữu) Giã gạo thì ốm, giã cốm thì khoẻ ( ca dao) IV. Luyện tập 1. Học thuộc lòng 1 đoạn 5 – 6 dòng 2. Sưu tầm.. 4.Củng cố: Câu văn nêu chủ đề gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì về đất nước và con người Việt Nam ? ( ở ghi nhớ) 5.Hướng dẫn học sinh tự học: - Học thuộc ghi nhớ, học thuộc một đoạn văn ngắn - Sưu tầm thêm một đoạn văn nói về Cốm - Soạn: Sài Gòn tôi yêu, mùa xuân của tôi ********************************** Ngày soạn . Tiết 58: Trả bài tập làm văn số 3. I/ Mục tiêu cần đạt - HS tự đánh giá được sự tiến bộ của bản thân ở bài viết thứ 2 về văn biểu cảm, tự sửa được lỗi. - Củng cố kiến thức về văn biểu cảm, kĩ năng liên kết văn bản. - Tích hợp với phần Tiếng việt ở bài: Thành ngữ. II/ Chuẩn bị: III/ Tiến trình hoạt động dạy và học: 1. ổn định: 2. Kiểm tra: - GV chọn một bài cho HS đọc trước lớp: chậm, to, rõ ? Bài văn viết về ai? ? Bài viết có làm đúng kiểu loại văn biểu cảm hay không ? vì sao? 3. Bài mới: GV hướng dẫn học sinh sửa lỗi về thể loại ( kiểu bài) ? Có phải bài văn miêu tả không? vì sao? HS trả lời. ? Đây là bài văn thuộc kiểu bài nào? - Theo đề bài thì đó là kiểu bài biểu cảm. - yêu cầu của đề: cần phát biểu được cảm xúc, suy nghĩ của người viết về một đối tượng (ông, bà, anh, chị, em) - GV kết luận: * Đọc 1 bài khá nhất, 1 bài mắc nhiều lỗi. ( lạc kiểu bài, sang miêu tả hay kể chuyện). ? Hãy so sánh 2 bài vừa đọc? - GV nhận xét, nêu cách sửa: Đây là kiểu bài biểu cảm, cần sử dụng yếu tố miêu tả, kể chuyện để phát biểu cảm xác suy nghĩ, sự đánh giá. * Trả bài. * HS trao đổi bài để sửa lỗi, rút kinh nghiệm. ? Nhóm em đã phát hiện được những lỗi nào? Nêu cách sửa ? - HS cử đại diện trả lời. - GV nhận xét, bổ sung. Đề 1: Cảm nghĩ về anh chị hoặc em. Đề 2: Cảm nghĩ về ông (hoặc bà) của em. 4.Củng cố: GV khái quát những lỗi HS thường mắc. 5.Hướng dẫn học sinh tự học: - Về nhà tự sửa tất cả các lôix còn lại ở bài. * Đề bài: Viết thành văn với 1 trong 2 đề sau: 1. Phát biểu cảm nghĩ bài “ Ca Huế trên sông Hương” – Minh ánh 2. Phát biểu cảm nghĩ bài “ Bánh trôi nước” – Vũ Bằng - Tự ôn, đọc tham khảo các bài văn mẫu. ******************************** Ngày soạn : Tiết 59: Chơi chữ I/ Mục tiêu cần đạt - HS hiểu thế nào là chơi chữ, các cách chơi chữ thường dùng - Bước đầu cảm nhận cái hay, cái lí thú do hiệu quả nghệ thuật đem lại - Tích hợp với : Một thứ quà ; ôn tập văn biểu cảm, đánh giá. - Luyện kĩ năng phân tích , cảm nhận và tập vận dụng chơi chữ đơn giản. II/ Chuẩn bị: SGK, SGV, bài soạn; một số câu văn, thơ chơi chữ III/ Tiến trình hoạt động dạy và học: 1. ổn định: 2. Kiểm tra: ? Thế nào là điệp ngữ ? Tác dụng ? ? Đọc 1 đoạn thơ ( văn) có dùng điệp ngữ ? giá trị trong đoạn đó? 3. Bài mới: Trong văn, thơ, các nhà văn, nhà thơ lợi dụng từ có vần âm giống nhau để tạo sự hài hước thú vị cho người đọc, giờ GV dùng bảng phụ ghi bài ca dao ở mục I – SGK 163 “ Bà già đi chợ cầu đông ? Em có nhận xét gì về nghĩa từ “ lợi” trong bài ca dao? - Lợi: Phát âm giống nhau, nghĩa khác nhau -> đồng âm + Bà già muốn biết lấy chồng có lợi không : thuận lợi, lợi lộc. - Trong câu trả lời của thầy bói: Mới nghe tưởng chừng như đúng nghĩa của câu nói của bà già, câu hỏi được giải đáp theo đúng chiều hướng của bà, song đọc đến vế sau “ nhưng răng không còn” ta mới thấy cái ý định thực của thầy bói -> lợi này không còn là lợi lộc nữa mà chuyển sang nghĩa khác: Răng lợi. I. Thế nào là chơi chữ: Bài tập: ? Tác dụng việc dùng từ đồng âm? - tạo cảm giác bất ngờ, thú vị. ? Xét ví dụ sau: Xác định từ trái nghĩa ? - Bài ca dao sử dụng từ đồng âm Trang bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non ( ca dao) - Sử dụng từ trái nghĩa - Còn trời, còn nước, còn non Còn cô bán rượu, anh còn say sưa ( ca dao) ? Say sưa thuốc loại từ nào? ( từ nhiều nghĩa) - Yêu thích cái đẹp, cảnh đẹp thiên nhiên ( trời, non ) - Say mê sắc đẹp, vẻ duyên dáng, nhanh nhẹn của cô hàng rượu. -> GV: Đó là biện pháp chơi chữ bằng nhiều cách khác nhau. ? Thế nào là chơi chữ - Say sưa => từ nhiều nghĩa HS đọc to mục ghi nhớ * Ghi nhớ: SGK (164) II. Các lối chơi chữ. GV: ngoài lối chơi chữ như ở mục 1: Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa còn nhiều cách khác, xét các ví dụ SGK (164). HS làm bài tập theo nhóm. 1. Dùng lối nói đồng âm lời nói -> giễu cợt Na va; “ Ranh tướng” – “ danh tướng” - “ Nồng nặc” đi với “tiếng tăm” -> tạo sự tương phản về ý nghĩa, châm biếm, đả kích Nava. 2. Điệp phụ âm đầu; m VD: - Cô Cẩm cầm cây chổi chọc chú chuột chù chết cứng. - Tết tiếc túng tiền tiêu thàng tí toe toét, thong thả tìm tôi. 3. Nói lái: cá đối – cối đá , mèo cái -> mái kèo VD: đầu tiên -> tiền đâu; bí mật -> bật mí; bò lang – làng bo. - Còn cỏ có con cá dua là con cua đá. ( Lời bài hát con cua đá - Ngọc Từ) - Đại phong là ( gió to), gió to -> chùa đổ; chùa đổ thì tượng lo -> Lọ tương. 4. Sầu riêng: Trạng thái tâm lí tiêu cực cá nhân ( tính từ) - Sầu riêng: chỉ một loại quả (DT) - Vui chung: chỉ một trạng thái tâm lí tích cực tập thể ( tính từ) - Sầu riêng 1: Trái nghĩa vui chung: chơi chữ = nhiều nghĩa và trái nghĩa. 1. Bài tập ? Có những lối chơi chữ nào ? HS đọc to mục ghi nhớ (165) 2. * Ghi nhớ: SGK III. Luyện tập HS làm bài tập theo nhóm. Bài 1: Dùng các từ có nghĩa gần gũi nhau: Các từ chỉ loài rắn: Liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ( rắn) ráo. lằn, trâu lỗ, hổ mang. Bài 2: Những từ gần nghĩa với từ thịt: Mỡ, dò, chả, nem. Những từ gần nghĩa với từ nứa: tre, trúc, hóp. Bài 3: Làm ở nhà Bài 4: Thành ngữ H – V: Khổ tận tâm lai: nghĩa bóng là: Hết khổ sở đến lúc sung sướng -> lối chơi chữ đồng âm ( cam) Khổ: đằng; tận : hết; cam: ngọt; lai : đến Gói cam 1 – cam 2 lai: Cam 1: DT chung chỉ 1 loại quả Cam 2: tính từ chỉ sự vui vẻ, hạnh phúc, tốt đẹp 4. Củng cố: - HS đọc to phần ghi nhớ (165) ? Văn bản “ Một thứ quà” sử dụng phương thức biểu đạt nào? phương thức nào là chính? 5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Học thuộc lòng ghi nhớ SGK; hoàn chỉnh các bài tập ở lớp. - Bài tập thêm: Đặt 1 – 2 câu văn có sử dụng chơi chữ ( vận dụng các từ đồng âm, trái nghĩa Giáo án: Ngữ văn 7 Năm học: 2009- 2010 Ngày soạn : 22/11/2009 Tiết 60: Làm thơ lục bát I/ Mục tiêu cần đạt - HS phân biệt được thơ lục bát với văn vần 6/8, câu lục bát với dòng thơ. - Vẻ đẹp của thơ truyền thống Việt Nam với những mẫu mực như ca dao, và đỉnh cao như Truyện Kiều – Nguyễn Du; Rèn kĩ năng làm thơ đúng luật - Tích hợp với phần văn qua bài thơ “ Rằng tháng giêng” – dịch thơ với phần TV qua bài điệp ngữ. II/ Chuẩn bị: Bảng phụ, 1 số bài văn vần 6/8, 1 số bài thơ lục bát III/ Tiến trình hoạt động dạy và học: 1. ổn định: 2. Kiểm tra: ? Điệp ngữ là gì? Tác dụng của điệp ngữ ? Làm BT4 – SGK (153) 3. Bài mới: Thơ lục bát (6/8) là thể thơ dân tộc Việt Nam chúng ta, để làm được thơ đúng luật GV dùng bảng phụ ghi ví dụ Trông xa như một đàn cò Từ trong xóm ngõ lò dò bước ra Huyền, Thanh, Đức, Chấn, Hoa, Nga Mấy đứa 7H bạn ta đó mà Trời thì đang mưa rõ to Thế mà vẫn cứ định mò đi đâu ? ( Trích báo tường) I. Phân biệt thơ lục bát với văn vần 6-8 2. Con mèo con chó có lông Bụi tre có mắt, nồi đồng có tai ( đồng dao) 3. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ ( ca dao) ? Hãy nhận xét 3 bài thơ trên? - Bài 1: Chỉ là văn vần vì đọc lên chỉ thấy buồn cười chứ không có cảm xúc gì . - Bài 2: Chỉ là văn vần, giúp trẻ em nhận ra sự vật quen thuộc xung quanh, không có giá trị biểu cảm. - Bài 3: Là thơ dân gian ( cao dao) vì nó không chỉ vẽ ra con đường vào xứ Nghệ rất đẹp mà còn thể hiện niềm tự hào về tình yêu quê hương đất nước của người sáng tác. GV chốt: Bài 1, 2 là văn vần lục bát vì chúng có cấu tạo giống với thơ lục bát về số câu, số tiếng, về vần nhưng không có giá trị biểu cảm. * Bài 3 là thơ lục bát vì: có giá trị biểu cảm, gợi cho người đọc, người nghe những liên tưởng phong phú về tình yêu quê hương, hạnh phúc ? Đọc bài ca dao SGK (155): em thấy cặp thơ lục bát gồm mấy tiếng ? vì sao gọi là lục bát ? Một cặp lục bát (6/8) gọi là câu thơ lục bát. ? Kẻ sơ đồ vào vở, điều các kí hiệu : B = bằng, t = trắc, v = vần ứng với mỗi tiếng của bài ca dao ? Anh đi . nhớ nhà b t b (vần) Nhớ canh muống.. cà tương b t b(v) b(v) - Các tiếng có dấu huyền và không dấu gọi là thanh bằng. - Các tiếng có dấu ?, ~, / gọi là thanh trắc. II. Tìm hiểu luật thơ lục bát - Số câu không hạn định nhưng thực tế là có giới hạn, bài ngắn nhất cũng phải gồm 1 câu lục bát. 1. Số câu: không hạn định - Số tiếng trong một câu: cứ 1 dòng 6 tiếng lại tiếp 1 dòng 8 tiếng 2. Số tiếng: 6 – 8 - Vần: chủ yếu là vần bằng, vần lưng và vần chân. 1 lưng 1 chân nối tiếp nhau 3. Vần: Vần bằng, vần lưng, vần chân. 4. Luật bằng trắc: - Tiếng lẻ: tự do - Tiếng chẵn: theo luật * Lưu ý: Các tiếng thứ 6 và thứ 8 trong câu đều là thanh bằng nhưng không được hoàn toàn trùng dấu. Không được: Huyền – Huyền ; không - không mà cần: Huyền – Không; Không – Huyền VD: Ngân ( không) đầy thuyền ( Huyền) - Nhóm bổng: âm vực cao: (/); (?); không (0) - Nhóm trầm: âm vực thấp: (\); (~); nặng (.) ? Trong thơ lục bát, phổ biến là những nhịp nào? Dẫn chứng bằng 1 khổ thơ? Phổ biến hơn cả là nhịp chẵn: 2 – 2 -2; 4,4 Học sinh đọc phần ghi nhớ: SGK 156 (Chưa tính đến các dạng phổ biến) 5.Nhịp: Với câu 6: 2-2-2, 2-4; 4-2, 3 – 3, 1 – 5. Với câu 8: 2 - 2 - 2 -2, 4- 4, 2 – 4 – 2, 3 -1- 2 - 2 * Ghi nhớ: (156) Giáo viên dựa vào phần bài tập kiểm tra ở trên để vào bài. Giờ hôm nay luyện tập làm thơ lục bát - Học sinh hoạt động nhóm, làm cả 2 bài tập 1 và 2 SGK - Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung Đáp án: Bài 1: Cần điền là: (..) giải thích a. Kẻo mà. (điểm 2 tiếng). Mà vần với xa. (Vb) b. Mới nên con người (4 tiếng). Nên vần với bền. (Vb) Bài 2: Sửa các câu lục bát cho đúng luật a. Tiếng thứ 6 câu 8 lạc vần với tiếng thứ 6 câu 6 (Loài - Na) cách sửa: Thay bằng tiếng có vần oai hoặc ai. VD: Mai, đào phai, (Bỏ 1 từ có); khoai -> có cam, có quýt, có bòng, có mai. b. Lỗi như câu a. Cách sửa: Thay vần anh (inh): Trở thành trò ngoan, trở thành đội (đoàn) viên => Cho em phấn đấu trở thành đoàn viên. Bài tập 3: Trò chơi: Ai nhanh hơn Hình thức: Bốn tổ: Mỗi tổ làm 1 câu nối tiếp nhau, đọc to, trong khoảng 1 phút (mỗi tổ). VD: Tổ 1: Vui sao xuân mới sắp về Tổ 2: Chúng mình sắp nghỉ học kì vui sao Tổ 3: Bõ bao ngày những ước mơ Tổ 4: Ai thăm lăng Bác, ai vào khuê Văn? => Đại diện tổ đọc to -> các thành viên nhóm khác nhận xét Giáo viên nhận xét - Còn thời gian sẽ đổi vị trí cho nhau, chọn đề tài khác. 4. Củng cố: ? Nhắc lại luật thơ lục bát đã học ở giờ trước? 5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Sưu tầm1 bài thơ lục bát, học thuộc - Tập làm 1 bài thơ lục bát 6 câu, chủ đề mùa xuân, (học tập); giờ sau: Chuẩn mực sử dụng từ. ******************************* Ngày soạn : 29/11/2009 Mục tiêu cần đạt - Thấy được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đớivà hất là phong cách con ngướiaì Gòn. Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc trong bài. - Cảm nhận được nét riêng của cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và Miền Bắc, tình yêu quê hương thắm thiết qua ngòi bút tinh tế.... - Rèn kĩ năng sử dụng từ đúng chuẩn mực - Luyện tập làm văn biểu cảm. Tiết 61: Chuẩn mực sử dụng từ I/ Mục tiêu cần đạt - Giúp học sinh nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ, trên cơ sở đó tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ, có ý thức sử dụng từ đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói, viết. - Tích hợp với phần văn ở bài: Sài Gòn tôi yêu, với TLV ở bài viết số 3 II/ Chuẩn bị: - SGK, 8 GV, bài soạn, bảng phụ - Câu hỏi trắc nghiệm, bảng phụ III/ Tiến trình hoạt động dạy và học: 1. ổn định: 2. Kiểm tra: ? Thế nào là chơi chữ? Các lối chơi chữ thường gặp? BT 2 (165 3. Bài mới: Để diễn đạt trôi chảy, lưu loát, khi nói cũng như khi viết cần sử dụng từ đúng chuẩn mực. Giờ Học sinh đọc BT 1 SGK (166) ? Các từ in đậm trong những câu sau dùng sai như thế nào? - Một số người dùi đầu vào làm văn -> - tập tẹ biết nói -> - Đó là những khoảng khắc -> => Nguyên nhân do đâu? - Sai cặp phụ âm đầu - Sai vì gần âm ? Xét VD sau: Thầy cô đã dạy em lên người? Sai như thế nào? => sai chính tả, cặp phụ âm đầu l – n - Con châu đang gặm cỏ chên đồi ? em hãy tìm thêm 1 số VD dùng sai âm, sai chính tả mà học sinh mắc phải? Học sinh tự do phát biểu. I. Sử dụng từ đúng âm đúng chính tả: Vùi đầu -> Sai phạm Tập tọc -> gần âm Khoảng khắc -> gần âm, nhớ không chính xác. l – n: Chính tả tr – ch: Chính tả HS đọc BT mục II ( SGK - 166) ? Chỉ rõ các câu dùng sai như thế nào ? nguyên nhân? * Đất nước ta ngày càng sáng sủa => tươi đẹp. - Ông cha để lại những câu tục ngữ cao cả => thay = sâu sắc. - Con người phải biết lương tâm => biết = có. * Nguyên nhân: Không hiểu đúng nghĩa của từ. a. Biểu diễn – diễn đạt II. Sử dụng từ đúng nghĩa - Biểu diễn: Nhận biết đối tượng bằng thị giác - Xem biểu diễn xiếc - Diễn đạt: Nhận thức bằng tư duy - Bạn ấy diễn đạt thật dễ hiểu b. Sáng sủa – tươi đẹp Nhận biết bằng thị giác Nhận biết bằng tư duy, cảm xúc, liên tưởng c. Cao cả - sâu sắc Phẩm chất tốt đẹp tuyệt đối Nhận thức và thẩm định bằng tư duy, cảm xúc ? Để sử dụng từ đúng nghĩa, yêu cầu cơ bản là gì? - Cần nắm vững khái niệm của từ, ý nghĩa từ trong văn cảnh. HS đọc bài tập mục III ( SGK – 167) ? Phát hiện các từ dùng sai trong những câu, tìm cách chữa lại cho đúng? - Nước sơn hào quang -> hoà nhoáng - ăn mặc của chị -> ĐT - . Chết với nhiều thảm hại => bỏ từ “với nhiều” thay bằng từ “ rất”. - Đất nước . giả tạo phồn vinh => đổi thành phồn ving giả tạo. => sai trật tự từ ( quan hệ tuyến tính) III. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ. - Hào quang : TT -> không dùng được như DT – VN. - ăn mặc: ĐT, không làm CN => chị ăn mặc thật giản dị. ? Từ “ lãnh đạo” dùng sai như thế nào ? thay thế 1. Quân thanh . do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu + Lãnh đạo: đứng đầu các tổ chức hợp pháp, chính danh -> sắc thái tôn trọng. + Cầm đầu: Đứng đầu các tổ chức phi pháp, phi nghĩa -> sắc thái khinh bỉ. 2. chú hổ -> sắc thái đáng yêu Thay chú hổ = nó hoặc con hổ IV. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách. Do những đặc điểm về lịch sử, địa lí, phong tục tập quán mỗi địa phương có những từ ngữ riêng gọi là từ địa phương. VD: Miền Bắc Bao diêm Nón Thìa Muôi Miền Nam Hộp quẹt Mũ nón Muỗng Muỗng ( vá: Bình Định) V. Không lạm dụng từ địa phương, từ hán việt ? Trong trường hợp nào không nên sử dụng từ ngữ địa phương ? - Trong các tình huống giao tiếp trang trọng và trong các văn bản chuẩn mực ( hành chính, chính luận) ? Ta không nên lạm dụng từ hán việt, vì sao? - Từ nào tiếng việt có thì không nên dùng từ Hán Việt . VD: - Cha mẹ nào mà chẳng thương con Phụ mẫu nào mà chẳng thương con => không nên - Huynh đệ ( anh em) như thể tay chân HS đọc ghi nhớ ( SGK – 167) * Ghi nhớ (167) ? Hai nhóm từ sau đây, nhóm nào có thể đảo trật tự, nhóm nào không thể đảo? Nhóm 1ẩm ao ước bàn luận ca ngợi cầu khẩn thét gào bảo đảm Nhóm 2 Hồn nhiên Kế thừa Người tình Yếu điểm Xót xa Ngơ ngác IV. Luyện tập: Nhóm 1: Đảo được Nhóm 2: Không đảo được vì khi đảo nghĩa của từ thay đổi hoặc sắc thái thay đổi. 4.Củng cố: - HS đọc lại ghi nhớ (167) ? Nêu nội dung chính của văn bản? 5.Hướng dẫn học sinh tự học: - Học và nắm vững phần ghi nhớ SGK - Xem lại các bài tập ơe mỗi phần - Giờ sau: Luyện tập sử dụng từ SGK ***************************************** Ngày soạn : 30/11/2009 Tiết 62: Ôn tập văn bản biểu cảm I/ Mục tiêu cần đạt - Nắm vững khái niệm, bản chất của văn bản biểu cảm, đánh giá. Phân biệt văn bản biểu cảm với văn bản tự sự miêu tả. - Thấy rõ vai trò của tự sự và miêu tả đối với biểu cảm, đánh giá. - Giải thích được tại sao văn bản biểu cảm gần với thơ? - Tích hợp với phần văn : Một thứ quà ; với tiếng việt: Thành ngữ II/ Chuẩn bị: SGK, SGV, bài soạn III/ Tiến trình hoạt động dạy và học: 1. ổn định: 2. Kiểm tra: ? Nhắc lại nhắn gọn thế nào là văn biểu cảm, đánh giá? Là bày tỏ thái độ, tình cảm, sự đánh giá của con người với thiên nhiên, cuộc sống. 3. Bài mới: GV chuyển tiếp từ phần kiểm tra vào bài ôn tập. ? Vậy, muốn bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của mình, trước hết phải có yếu tố gì? tại sao? - Các yếu tố cần có để qua đó hình thành và thể hiện cảm xúc, thái độ, tình cảm của người viết đó là tự sự và miêu tả. - GV chốt: cảm xúc là yếu tố đầu tiên và hết sức quan trọng trong văn biểu cảm. Đó là sự xúc động của con người trước vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống. Chính sự xúc động ấy đã làm nảy sinh nhu cầu biểu cảm của con người. ? Em hãy kể tên 2 tác phẩm văn học ở lớp 7 thuộc văn biểu cảm? HS tự do kể. I. Thế nào là văn biểu cảm, đánh giá? ? Những yêu cầu của văn tự sự là gì ? - Yêu cầu kể lại một sự việc, câu chuyện có đầu có đuôi, có nguyên nhân, d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12492947.doc
Tài liệu liên quan