Tiết 79 - Bài 20 - TLV Đặc điểm của văn bản nghị luận
I/Mức độ cần đạt: Giúp HS
-Nhận biết rõ các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ giữa chúng với nhau.
-Biết cách vận dụng những kiến thức về văn nghị luận vào đọc – hiểu văn bản.
II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1)Kiến thức:
-Đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau.
2)Kĩ năng:
-Biết xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản nghị luận.
-Bước đầu biết xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận cho một đề bài cụ thể.
III/Chuẩn bị :
1)Giáo viên:
-Đọc kĩ Sgk, Sgv và điều lưu ý trong Sgv để soạn bài.
-Dùng bảng phụ để minh hoạ luận điểm ,luận cứ.
2)Học sinh:
-Đọc kĩ Sgk/18,19và trả lời câu hỏi.
IV/Phương pháp: thuyết giảng, thảo luận
356 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 611 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn 7 cả năm - Trường THCS Phạm Ngọc Thạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớp 6 các em đã học những kiểu văn bản nào? Lớp 7 em học kiểu văn bản nào? Trong tiết học này,các em sẽ ôn lại những điểm quan trọng về văn biểu cảm và phân biệt văn biểu cảm với văn tự sự và miêu tả.
b.Tổ chức các hoạt động :
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1 :Phân biệt văn tự sự ,văn miêu tả với yếu tố tự sự,miêu tả trong văn biểu cảm.
MH: Đoạn văn “Hoa hải đường ... núi Nghĩa lĩnh”
-HS đọc đoạn văn và tìm yếu tố miêu tả trong đoạn văn ? Qua yếu tố miêu tả,tác giả muốn thể hiện tình cảm gì?(Cánh hoa khum khum ... yêu thích hoa hải đường)
-Đoạn văn thuộc thể loại gì?Yếu tố miêu tả trong đoạn văn có vai trò gì?(Văn biểu cảm ,yếu tố miêu tả cóvai trò thể hiện suy nghĩ cảm xúc của người viết.)
-Vậy văn miêu tả khác yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm ở những điểm nào?(Miêu tả là tái hiện đối tượng sao cho người đọc cảm nhận được đối tượng.Còn văn biểu cảm dùng yếu tố miêu tả nhằm nói lên cảm xúc ,suy nghĩ của mình.)
HS đọc lướt văn bản “Kẹo mầm”
-Chỉ ra yếu tố tự sự trong văn bản trên?Tác giả dùng yếu tố tự sự nhằm mục đích gì?
HS suy nghĩ và trả lời : Kể việc lấy tóc rối của mẹ,của chi để đổi kẹo mầm.Qua đó thể hiện cảm xúc ,tình cảm đối với mẹ.
- Thảo luận ( rèn luyện kĩ năng hoạt động theo nhóm ) :Văn tự sự khác yếu tố tự sự trong văn biểu cảm như thế nào?
(Văn tự sự là kể câu chuyện có nguyên nhân,diễn biến ,kết quả còn yếu tố tự sự trong văn biểu cảm nhằm nói lên cảm xúc qua sự việc.)
-HS nhắc lại khái niệm văn biểu cảm.
- Thảo luận ( rèn luyện kĩ năng hoạt động theo nhóm ) :Yếu tố miêu tả và tự sự có vai trò gì trong bài văn biểu cảm?(Là phương tiện để người viết bày tỏ cảm xúc)
GV: Miêu tả và tự sự đóng vai trò là giá đỡ cho tình cảm ,cảm xúc được bộc lộ ;thiếu yếu tố tự sự ,miêu tả thì tình cảm sẽ mơ hồ, không cụ thể vì cảm xúc của con người nảy sinh từ sự việc, cảnh vật.Do đó trong văn biểu cảm không kể hoặc tả đầy đủ như một văn bản độc lập.
MH:Văn miêu tả ,tự sự ,biểu cảm
Ghi bảng
I/Phân biệt văn miêu tả ,tự sự và biểu cảm:
1)Văn miêu tả :Tái hiện đối tượng (con người hoặc cảnh vật) sao cho người đọc cảm nhận được đối tượng.
2)Văn tự sự :kể một câu chuyện có nguyên nhân,diễn biến ,kết quả.
3)Văn biểu cảm:bày tỏ thái độ,tình cảm sự đánh giá của người viết đối với thiên nhiên, với cuộc sống.
II/Luyện tập :
Hoạt động 2 : Luyện tập
HS đọc đề bài (Sgk/168)
-Đề bài thuộc thể loại nào? Đối tượng biểu cảm là gì?
(Văn biểu cảm ,đối tượng là mùa xuân,bày tỏ thái độ ,tình cảm và cảm xúc đối với mùa xuân.)
-Nêu các bước làm bài văn biểu cảm?(Tìm hiểu đề và tìm ý ;lập dàn ý;viết bài ;đọc và sửa bài.)
-Em sẽ lập ý bằng cách nào?Thử hình dung khi mùa xuân đến cảnh vật như thế nào?Tâm trạng của con người như thế nào?...
Sau khi HS trả lời ,GV dùng MH để minh hoạ dàn bài.
-Trong bài văn biểu cảm em thường sử dụng những biện pháp tu từ nào?(So sánh ,nhân hoá ,điệp ngữ ,ẩn dụ ...)
GV cho HS viết đoạn mở bài
(Mùa xuân về ,trăm hoa khoe sắc,cảnh vật như bừng sáng dưới nắng xuân.Tâm hồn con người cũng rạo rực niềm vui khi xuân về.)
*Đề bài : Cảm nghĩ về mùa xuân.
1)Tìm hiểu đề và tìm ý :
-Thể loại : Văn biểu cảm.
-Đối tượng :mùa xuân.
2)Dàn ý :
a.Mở bài :Giới thiệu về mùa xuân và cảm nghĩ chung.
b.Thân bài:
*Mùa xuân đối với thien nhiên:
-Khí hậu ấm áp,cây cối nảy lộc đâm chồi,muôn hoa khoe sắc.
*Mùa xuân đối với con người:-Thêm một tuổi đời,đánh dấu sự trưởng thành.
*Cảm nghĩ về mùa xuân.
c.Kết bài:-Tình cảm đối với mùa xuân.
4)Củng cố:-Thế nào là văn biểu cảm?
-Nêu các bước làm bài văn biểu cảm?Nêu cách lập ý cho bài văn biểu cảm?
- Em hãy viết đoạn văn phát biểu cảm ngĩ của em về Bác Hồ kính yêu ( tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh )
5)Dặn dò : -Học ôn về văn biểu cảm.
-Hoàn chỉnh bài viết về cảm nghĩ mùa xuân.
-Xem lại cách làm bài văn biểu cảm.
-Soạn bài “Sài Gòn tôi yêu”.
Soạn 11.12.17
Tiết 64 : ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
I/Mức độ cần đạt: Giúp HS
-Hệ thống hóa những tác phẩm trữ tình dân gian, trung đại, hiện đại đã học ở học kì I lớp 7, từ đó hiểu rõ hơn, sâu hơn giá trị nội dung, nghệ thuật của chúng,
II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1)Kiến thức:
-Khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
-Một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình.
-Một số thể thơ đã học.
-Giá trị nội dung, nghệ thuật một số tác phẩm trữ tình đã học.
2)Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, chứng ming.
-Cảm nhận, phân tích tác phẩm trữ tình.
III/Chuẩn bị :
1)Giáo viên :
- Đọc kĩ Sgk và Sgv để soạn giáo án ;
- Sử dụng công nghệ thông tin.
2)Học sinh : - Soạn trước những câu hỏi ôn tập trong Sgk /180,181,182,
IV/Phương pháp: thuyết giảng, thảo luận
V/Tích hợp: -Tích hợp với TLV ở phần Văn biểu cảm ;với TV ở bài So sánh ,điệp ngữ.
-Tích hợp giáo dục kĩ năng sống
VI/Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1)ổn định :
2)Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra vở soạn bài của HS
3)Bài mới :
Tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1 :Xác định tên tác giả
GV kẻ 2 cột trên bảng và gọi HS điền vào theo thứ tự tên tác phẩm và tên tác giả
Tên tác phẩm
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Phò giá về kinh
Ngẫu nhiên viết ...về quê
Tiếng gà trưa
Cảnh khuya
Bạn đến chơi nhà
Buổi chiều đứng ở Phủ TT trông ra
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
Tác giả
Lí Bạch
Trần Quang Khải
Hạ Tri Chương
Xuân Quỳnh
Hồ Chí Minh
Nguyễn Khuyến
Trần Nhân Tông
Đỗ Phủ
Hoạt động 2:Sắp xếp tên tác phẩm phù hợp với nội dung
Tên tác phẩm
Nội dung ,tư tưởng ,tình cảm thể hiện
Bài ca Côn Sơn
Nhân cách thanh cao và sự giao hoà với TN
Cảnh khuya,Rằm tháng giêng
Tình yêu nước gắn liền yêu thiên nhiên.
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Tình cảm quê hương sâu nặng trong đêm thanh vắng.
Bài ca nhà tranh ...thu phá
Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả.
Qua Đèo Ngang
Nỗi buồn nhớ nhà,nhớ quá khứ cùng tâm trạng cô đơn thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ
Sông núi nước Nam
Y thức chủ quyền độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt kẻ thù xâm lược.
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Tình cảm yêu quê hương pha chút xót xa lúc mới trở về quê.
Tiếng gà trưa
Tình cảm gia đình ,quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
Hoạt động 3 :Sắp xếp tên tác phẩm phù hợp với thể thơ
Tác phẩm
Thể thơ
Sau phút chia li
Song thất lục bát
Qua Đèo Ngang
Thất ngôn bát cú Đường luật
Bài ca Côn Sơn
Lục bát
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Các thể thơ khác (ngũ ngôn cổ thể)
Sông núi nước Nam
Thất ngôn tứ tuyệt
Tiếng gà trưa
Thể thơ tự do (mỗi câu 5 tiếng)
Hoạt động 4 :Luyện tập :Đánh dấu (Đ) hoặc (S) vào các câu sau
a.Đã là thơ thì nhất thiết chỉ được dùng phương tiện biểu cảm.
b.Thơ trữ tình là một kiểu văn bản biểu cảm.
c.Ca dao trữ tình là một kiểu văn bản biểu cảm.
d.Tuỳ bút là văn bản biểu cảm.
e.Thơ trữ tình chỉ dùng lối nói trực tiếp để thể hiện tình cảm.
g.Thơ trữ tình biểu hiện gián tiếp tình cảm ,cảm xúc qua tự sự,miêu tả.
h.Ngôn ngữ thơ trữ tình cô đọng ,giàu hình ảnh.
i.Thơ trữ tình phải có cốt truyện hay và hệ thống nhân vật đa dạng.
k.Thơ trữ tình phải có hệ thống lập luận chặt chẽ.
*Điền vào chỗ trống
Tập thể và truyền miệng
Lục bát.
So sánh,ẩn dụ,nhân hoá,điệp ngữ.
Hoạt động 5 : Củng cố
Thảo luận ( rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm )Thế nào là tác phẩm trữ tình?(là văn bản biểu hiện tình cảm,cảm xúc của tác giả trước cuộc sống)
-Thơ là gì? (Thể loại văn học có vần điệu để thể hiện cảm xúc)
-Thế nào là ca dao trữ tình ? (Loại thơ thể hiện tình cảm,cảm xúc lưu hành trong dân gian.)
-Tình cảm trong thơ được thể hiện theo những cách nào? (Biểu hiện trực tiếp hoặc gián tiếp
Dặn dò : Sưu tầm những bài thơ hoặc ca dao mà em thích.
Viết đoạn văn biểu cảm về một bài thơ em thích nhất.
Soạn 11.12.17
Tiết 65 : ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
I/Mức độ cần đạt: Giúp HS
-Hệ thống hóa những tác phẩm trữ tình dân gian, trung đại, hiện đại đã học ở học kì I lớp 7, từ đó hiểu rõ hơn, sâu hơn giá trị nội dung, nghệ thuật của chúng,
II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1)Kiến thức:
-Khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
-Một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình.
-Một số thể thơ đã học.
-Giá trị nội dung, nghệ thuật một số tác phẩm trữ tình đã học.
2)Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, chứng ming.
-Cảm nhận, phân tích tác phẩm trữ tình.
III/Chuẩn bị :
1)Giáo viên :
- Đọc kĩ Sgk và Sgv để soạn giáo án ; - Sử dụng công nghệ thông tin.
2)Học sinh : - Soạn trước những câu hỏi ôn tập trong Sgk /180,181,182,
IV/Phương pháp: thuyết giảng, thảo luận
V/Tích hợp: -Tích hợp với TLV ở phần Văn biểu cảm ;với TV ở bài So sánh ,điệp ngữ.
-Tích hợp giáo dục kĩ năng sống
VI/Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1)ổn định :
2)Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra vở soạn bài của HS
3)Bài mới :
Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1 :GV kẻ bảng và ôn từng nội dung
Tên bài
Tác giả
Thể loại
Nghệ thuật
Nội dung, ý nghĩa
1.Sông núi nước Nam
2.Phò giá về kinh
3.Buổi ...trông ra
4.Bài ca Côn Sơn
Trần Quang Khải
Trần Nhân Tông
Nguyễn Trãi
Thất ngôn tứ tuyệt
Ngũ ngôn tứ tuyệt
............
Lục bát
Giọng thơ dõng dạc,đanh thép,cảm xúc ẩn trong ý tưởng.
Hình thức diễn đạt cô đúc,cảm xúc dồn nén bên trong ý tưởng.
...............
-Hình ảnh so sánh,điệp từ
Khẳng định chủ quyền của dân tộc và ý chí quyết tâm chống ngoại xâm.
Thể hiện hào khí chiến thắng
Và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.
.................
Cảnh tượng CS nên thơ,hấp dẫn,nhân cách thanh cao,tâm hồn thi sĩ của tác giả.
Hoạt động 2 :Phân tích 2 câu thơ của Nguyễn Trãi
Bảng phụ ghi 2 câu thơ:
Suốt ngày ôm nỗi ưu tư
Đêm lạnh quàng chăn ngủ chẳng yên
-Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông.
-Hãy nói rõ nội dung trữ tình và hình thức thể hiện của 2 câu thơ trên?Nỗi niềm lo nước ,thương dân được thể hiện qua những từ ngữ nào ?
HS suy nghĩ và trả lời
GV: Khác với đoạn trích “Bài ca Côn Sơn”,hai câu thơ thấm đượm nỗi lo nước thương dân sâu lắng trong tâm hồn tác giả.Đó là nỗi lo thường trực thể hiện ở những từ ngữ suốt ngày,đêm ,đêm ngày...
-“Bui”nghĩa là gì?(chỉ có,duy nhất)Nỗi lo thường trực duy nhất trong tâm hồn nhà thơ
-Hai câu thơ đầu thể hiện tình cảm trực tiếp, 2 câu sau thể hiện tình cảm gián tiếp.Hình ảnh so sánh tô đậm mức độ tình cảm.
Hoạt động3:So sánh 2 bài thơ “Cảm nghĩ trong đem thanh tĩnh” và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”
-Nêu điểm khác nhau về tình huống thể hiện tình yêu quê hương?
HS thảo luận và trả lời
GV:Với nhà thơ Lí Bạch đó là tình huống xa quê ,lúc đêm khuya yên tĩnh,nhìn trăng sáng mà nỗi nhớ quê hương trào dâng còn HTC là tình huống vừa đặt chân trở về quê sau nhiều năm xa cách.
Ghi bảng
I/Ôn tập chung:
II/Luyện tập:
1)Phân tích hai câu thơ của Nguyễn Trãi
-Nội dung trữ tình:Tình cảm lo nước thương dân của Nguyễn Trãi.
-Hình thức thể hiện bằng thơ
2)So sánh hai bài thơ :
*Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh : Tình yêu quê hương được biểu hiện lúc xa quê.Tình cảm biểu hiện trực tiếp,thể hiện nhẹ ngàng,sâu lắng.
*Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê:
Hoạt động 4 :Thảo luận so sánh bài “Đêm đỗ thuyền ở bến PK”và bài “Rằm tháng giêng” ( rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm )
-Em hãy so sánh cảnh vật được miêu tả và tình cảm được thể hiện trong 2 bài thơ?
HS suy nghĩ ,thảo luận và trả lời – GV chốt lại :
-Giống nhau : Cả 2 bài thơ đều tả cảnh đêm trăng,dòng sông ,con thuyền
-Khác nhau:Bài 1 – có tiếng quạ kêu,tiếng chuông ,ánh lửa chài –cảnh yên tĩnh. Thể hiện tâm trạng thao thức không ngủ được vì nỗi buồn xa xứ của một người sống xa quê.Còn bài 2 tả cảnh trăng tròn,không khí mùa xuân tràn ngập-cảnh sống động.Tình cảm của một người chiến sĩ vừa hoàn thành một công việc trọng đại.
Hoạt động 5 :Tìm hiểu thể loại tuỳ bút trong những bài đã học
-Nếu một bạn cho rằng :tất cả các ý kiến ở bài 4 đều đúng.Em có đồng ý không? Vì sao?
a.TB có nhân vật và cốt truyện. S
b.TB không có cốt truyện. Đ
c.TB sử dụng nhiều phương thức nhưng BC là chủ yếu. Đ
d.TB thuộc loại tự sự . S
e.TB gần với tự sự nhưng chủ yếu là trữ tình. Đ
3)So sánh hai bài thơ “Đêm ...PK”và “Rằm tháng giêng”
-Giống nhau :
-Khác nhau :
4)Chọn câu đúng :
4)Củng cố :-Thế nào là tác phẩm trữ tình? là VB biểu hiện tình cảm,cảm xúc.
-Thơ trữ tình là gì?là thể loại văn học biểu hiện tình cảm.
-Ca dao và thơ khác nhau như thế nào? Thơ:Tác giả là cá nhân còn ca dao tác giả là tập thể.
-Tình cảm trong thơ được biểu hiện theo những cách nào?Trực tiếp hoặc gián tiếp.
5)Dặn dò :-Sưu tầm những bài ca dao ,dân ca hoặc thơ mà em thích.
-Học ôn chuẩn bị KT học kì I.
-Soạn “”Ôn tập tiếng Việt”
Soạn : 19.12.17
Tiết 66 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I/Mức độ cần đạt: Giúp HS
Hệ thống hóa kiến thức tiếng Việt đã học ở học kì I.
II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1)Kiến thức:
-Cấu tạo từ ( yuwf ghép, từ láy)
-Từ loại ( đại từ, quan hệ từ).
-Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ.
-Từ Hán Việt.
-Các phép tu từ.
2)Kĩ năng:
-Giải thích nghĩa một số yếu tố Hán Việt đã học.
-Tìm thành ngữ theo yêu cầu.
III/Chuẩn bị :
1)Giáo viên :
:-Xem lại các bài học để soạn giáo án
-Đèn chiếu ,Phim trong ghi sơ đồ từ ghép,từ láy.
2)Học sinh :-Vẽ sơ đồ vào vở (Sgk/183) và làm bài tập 2và3 Sgk/184
IV/Phương pháp: thuyết giảng, thảo luận
V/Tích hợp: -Tích hợp với phần Văn ở bài Ôn tập tác phẩm trữ tình,phần TLV ở phần văn BC.
-Tích hợp giáo dục kĩ năng sống
VI/Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1)ổn định :
2)Kiểm tra bài cũ
KT việc chuẩn bị bài của HS
3)Bài mới :
Tổ chức các hoạt động :
Hoạt động 1:Hệ thống hóa kiến thức.
TT1 :-Thề nào là từ?Từ được phân thành những loại nào?(Từ là đơn vị ngôn ngữ tạo câu,tạo lời :từ được phân thành 2 loại là từ đơn và từ phức)
GV treo sơ đồ câm và cho HS thảo luận điền vào chỗ trống : ( rèn luyện kĩ năng hoạt động theo nhóm )
Tõ phøc
Tõ ghÐp
Tõ l¸y
Tõ l¸y toµn bé
Tõ l¸y bé phËn
Tõ ghÐp ®¼ng lËp
Tõ ghÐp chÝnh phô
Tõ l¸y phô ©m ®Çu
Tõ l¸y vÇn
§¹i tõ
§¹i tõ ®Ó hái
§¹i tõ ®Ó trá
Trá ngêi,trá vËt
Trá sè lîng
Trá ho¹t ®éng tÝnh chÊt
Hái vÒ ngêi,sù vËt
Hái vÒ sè lîng
Hái vÒ ho¹t ®éng,tÝnh chÊt
GV đặt câu hỏi để ôn lại những kiến thức đã học
-Thế nào là từ ghép?Từ láy?Cho VD
-Từ ghép được phân thành những loại nào?VD
-Từ láy phân thành những loại nào?VD
HS trả lời,GV bổ sung:TLTB trong đó tiếng láy láy lại nguyên vẹn tiếng gốc hoặc tiếng láy có thể biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối.TLBP:tiếng láy lặp lại phụ âm đầu hoặc phần vần của tiếng gốc.
GV:Trong từ phức ,các tiếng có quan hệ về ý nghĩa thì gọi từ ghép,có quan hệ lặp hoặc láy âm thì gọi là từ láy.
*Đại từ là gì?Có mấy loại đại từ?
-Đại từ có vai trò ngữ pháp như thế nào?
*Lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ,động từ,tính từ:
1)Từ phức :
a.Từ ghép
-Từ ghép chính phụ
-Từ ghép đẳng lập.
b.Từ láy :
-Từ láy toàn bộ
-Từ láy bộ phận
2)Đại từ :
a.Đại từ để trỏ
b.Đại từ để hỏi
Từ loại
ý nghĩa,chức năng
Danh từ ,động từ ,tính từ
Quan hệ từ
Y nghĩa
Biểu thị người sự vật,hoạt động ,tính chất
Biểu thị ý nghĩa về quan hệ
Chức năng
Có khả năng kết hợp với các từ khác để làm thành cụm danh từ,cụm động từ,cụm tính từ.
Làm thành phần chủ ngữ,vị ngữ.
Liên kết các bộ phận của câu và giữa câu với câu.
*Giải nghĩa các yếu tố HV đã học:
Bạch – trắng ;bán –nửa ; cô - cô đơn ; cư – ở ; cửu – chín ; dạ - đêm ; đại – lớn ; điền – ruộng ;
Hà - sông ; hậu – sau ; hồi –trở về ;hữu –có ;lực-sức ;mộc –cây ;tâm –tim ;thảo –cỏ; thiếu –nhỏ;thiết –sắt ,thép;thôn –làng,xóm ;thư –sách ;tiếu –cười ; vấn –hỏi ...
TT 2:Ôn tập về nghĩa của từ
*Bảng phụ ghi các ví dụ
-Đọc ví dụ và tìm từ đồng nghĩa? Thế nào là từ đồng nghĩa?
(Từ ĐN có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau)
-Vì sao có hiện tượng từ đồng nghĩa?(Do sắc thái ý nghĩa của từ khác nhau-một từ có thể có nhiều nghĩa nên 1 từ có thể tham gia vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau)
-Tìm từ trái nghĩa và cho biết thế nào là từ trái nghĩa?
*BT 3 : Sgk/193
-Bé – nhỏ ;trái nghĩa là to.lớn
-Thắng – thành công ;trái nghĩa là :thua ,thất bại.
-Chăm chỉ – cần cù,siêng năng ;trái nghĩa là : lười biếng
*Đặt câu có sử dụng từ đồng âm –Thế nào là từ đồng âm?Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa?
(Từ đồng âm : ca nước ,ca ba ,tam ca ...
Từ nhiều nghĩa :bụi bám (dính vào);-bám vào bờ (nắm chặt);-Em bé bám mẹ (Không rời ra)
Các từ đồng âm có nghĩa không liên quan với nhau còn từ nhiều nghĩa có liên quan với nhau ,từ nghĩa chính được hiểu sang nghĩa chuyển.
(Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ TN khác nhau VD)
TT3 : Ôn tập thành ngữ,điệp ngữ,chơi chữ
-Tìm thành ngữ trong câu sau : “Chúc chị thượng lộ bình an”(đi đường yên ổn)
-Thế nào là thành ngữ?(Cụm từ cố định biểu thị ý nghĩa hoàn chỉnh)
*BT 6 Sgk/193 Tìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với thành ngữ HV?
*BT 7 :Thay thế từ nhữ in đậm bằng những thành ngữ có ý nghĩa tương đương?(Đồng không mông quạnh, còn nước còn tát,con dại cái mang,giàu nứt đố đổ vách.)
-Thế nào là điệp ngữ?Nêu các dạng điệp ngữ thường gặp?
-Thế nào là phép chơi chữ?(Cách lợi dụng nét đặc sắc về ngữ âm ,ngữ nghĩa để tạo sắc tháidí dỏm ,hài hước.)
Hoạt động 2 : Luyện tập
GV dùng ĐC chiếu BT lên MH , HS đọc đề BT và trả lời
BT 1: Từ nào sau đây là từ ghép ? a.Lúng liếng b.Lụt lội c.Lung lay d.Lung linh
BT 2:Từ nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập?
a.Cổng trường b.Chăn màn c.Quần áo d.Nhà cửa.
BT 3:Trong các câu sau ,câu nào có dùng quan hệ từ?
ý kiến của anh rất hay.
Chúng ta chú ý bảo vệ của công.
Bây giờ,kẻ ở người đi.
Quyếnách đặt ở trên bàn.
Nam cho tôi cây viết.
Tôi mừng cho anh.
Nó còn rất nhiều tiền.
Ông tôi còn rất khoẻ.
Hoạt động 3: hướng dẫn tự học:
-Chọn một văn bản đã học, xác định trong văn bản đó: từ láy, từ ghép, từ Hán Việt, đại từ, quan hệ từ.
-Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ trong văn bản cụ thể.
5)Dặn dò : -Học ôn tiếng Việt để chuẩn bị KT học kì.
Soạn 19.12.16
Tiết 67, 68 KIỂM TRA HỌC KÌ I
I/Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
Bài kiểm tra nhằm đánh giá HS trên các phương diện :
-Đánh giá việc nắm các nội dung cơ bản của cả 3 phân môn :Văn-Tiếng Việt –Tập làm văn.
-Xem xét sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kién thức và kĩ năng V-TV-TLV.
-Đánh giá năng lực vận dụng phương thức tự sự nói riêng và kĩ năng làm văn nói chung để làm bài viết.
II/Chuẩn bị :
1)Giáo viên:-Ôn tập,dặn dò HS cách thức làm bài KT
-Ra đề nộp
2)Học sinh: -Học ôn
III/Tiến trình tổ chức:
1)ổn định:
2)Phát đề :
3)Thu bài :
4)Kiểm tra tổng số bài tập :
5)Dặn dò :
-Chuẩn bị soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất.
TUẦN 18
Soạn 19.12.16
Tiết 69 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
I/Mức độ cần đạt: Giúp HS
-Biết cách khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát amm địa phương.
-Có ý thức rèn luyện ngôn ngữ chuẩn mực.
Lưu ý học sinh học cách phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương.
II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1)Kiến thức:
-Một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương..
2)Kĩ năng:
-Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương.
III/Chuẩn bị :
1)Giáo viên :-Xem kĩ nội dung ôn tập ở Sgk và Sgv để soạn giáo án.
-Cho HS soạn ôn tập ở nhà ; -Dùng bảng phụ để ghi ví dụ minh hoạ.
2)Học sinh :-Soạn bài và làm bài tập ở nhà ;-Học ôn các khái niệm
IV/Phương pháp: thuyết giảng, thảo luận
V/Tích hợp: -Tích hợp với TLV ở phần Văn biểu cảm ;với TV ở bài So sánh ,điệp ngữ.
-Tích hợp giáo dục kĩ năng sống
VI/Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1)ổn định :
2)Kiểm tra bài cũ
2)Kiểm tra bài cũ :-Tìm đại từ trong hai câu sau và cho biết đó là loại đại từ gì?
--Sáng nay,Lan nhặtđược bao nhiêu là hoa phượng. –Bạn mua quyển sách giá bao nhiêu.
3)Bài mới :
Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1::Tìm hiểu chung:
Thảo luận ( rèn luyện kĩ năng thảo luận nhóm )Em hãy nêu trong các văn bản viết, có thể mắc một số lỗi chính tả là do đâu?
( Do phát âm, do dùng từ không hiểu chính xác nghĩa, do không nắm rõ cấu trúc câu)
GV: Trong một số văn bản viết có thể mắc một số lỗi chính tả do cách phát âm địa phương.
Đối với người ở các vùng miền khác nhau, lỗi chính tả do ảnh hưởng cách phát âm địa phương cũng giống nhau.
Hoạt động 2: luyện tập
BT 1 :Viết chính tả :
Bài thơ “Bánh trôi nước”
BT 2:Điền vào chỗ trống
BT3)Lập sổ tay chính tả :
Hoạt động 3: hướng dẫn tự học:
Đọc lại các bài làm văn của chính mình, phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
I.Tìm hiểu chung:
II.Luyện tập:
1)Viết chính tả:
2)Bài tập :
a.Điền vào chỗ trống
-Xử lí ;sử dụng ;giả sử ;xét xử
-Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã:
Tiểu sử, tiễu trừ , tiểu thuyết , tuần tiễu
Chung sức .trung thành , chung thuỷ ,trung đại
-Điền tiếng :
Mỏng mảnh , dũng mãnh, mãnh liệt , mảnh trăng.
b.Tìm từ theo yêu cầu :
--Cá chép ,cá chày ,cá chim,cá chình ,cá chuối ...
-Cá trắm ,cá trôi ,cá trê ,cá tràu ...
-nghỉ ngơi , nghỉ lễ ...
-Nghĩ ngợi , suy nghĩ , ngẫm nghĩ
c.Tìm từ : - Giả dối , gian ác , làm dấu .
- Dành dụm , Giành độc lập
- Tắt điện ,Tắc đường ...
4)Củng cố : Cho học sinh đứng lên đọc diễn cảm một số đoạn thơ, gv sửa những chỗ hs phát âm sai. ( rèn luyện kĩ năng nói trước tập thể )
5)Dặn dò
-Lập sổ tay chính tả ,ghi theo chữ cái a,b ,c ...
-Phân biệt từ có chứa phụ âm đầu hoặc phần vần dễ lẫn lộn :s/x ; t/c ,d/gi ,ch/tr ...
-Học ôn chuẩn bị thi học kì 1
Soạn 19.12.16
Tiết 70 bài 11 - Văn
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
(Mao ốc vị thu phong sở phá ca) Đỗ Phủ
I/Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
1)Kiến thức:
-Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ.
-Giá trị hiện thực : phản ánh chân thực cuộc sống của con người.
-Giá trị nhân đạo : thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của nhữn người nghèo khổ, bất hạnh
-Bước đầu thấy được vai trò và ý nghiã của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình; Thấy được đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự.
2)Kĩ năng:
-Đọc – hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt.
-Rèn kĩ năng đọc – hiểu, phân tích bài thơ qua bản dịch tiếng Việt.
II/Chuẩn bị:
1)Giáo viên: -Đọc kĩ Sgk, Sgv ,Stk để soạn giáo án.
-Tham khảo thơ Đường , phần tác giả Đỗ Phủ
-Vẽ lược đồ phương thức biểu đạt.
2)Học sinh: -Đọc kĩ bài thơ , tìm hiểu tác giả và trả lời câu hỏi tìm hiểu văn bản.
III/Phương pháp: thuyết giảng, thảo luận
IV/Tích hợp: -Tích hợp với TLV: văn biểu cảm ; với tiếng Việt : từ đồng âm.
V/Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1)ổn định :
2)Kiểm tra bài cũ:-Đọc thuộc lòng bài thơ “Hồi hương ngẫu thư”. Nêu nội dung bài thơ?
-TN : Tâm trạng của tác giả Hạ Tri Chương được thể hiện trong bài thơ là gì?
a.Vui mừng, háo hức khi trở về quê cũ. b.Vui mừng trước sự thay đổi của quê hương.
c.Ngậm ngùi, hụt hẫng khi bị xem là khách lạ ngay giữa quê nhà.
d.Luyến tiếc khi phải rời xa kinh thành.
3)Bài mới :
a.Giới thiệu bài: Nếu như Lí Bạch được mệnh danh là tiên thơ - biểu hiện tâm hồn tự do , phóng khoáng thì Đỗ Phủ lại là nhà thơ hiện thực lớn nhất trong lịch sử thơ ca cổ điển Trung Quốc.Thơ của Đỗ Phủ được xem là thi sử (sử bằng thơ) Vì ông phản ánh chân thực và sâu sắc lịch sử đương thời. Trong tiết học này các em sẽ tìm hiểu một bài thơ hay của ông.
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Hoạt động 1:Đọc văn bản và tìm hiểu tác giả
GV hướng dẫn HS đọc bài thơ: Ba khổ thơ đầu đọc với giọng vừa bộc lộ cảm xúc buồn,bất lực, cay đắng; khổ thơ cuối đọc với giọng phấn chấn hơn.
HS đọc phần chú thích (*)
-Em hãy nêu vài nét sơ lược về tác giả ĐP?
HS trả lời, GVbổ sung
ĐP là nhà thơ hiện thực vĩ đại nhưng cuộc đời lại long đong,khốn khổ,cuối cùng ông chết vì nghèo và bệnh.Ông để lại gần 1500 bài thơ.Thơ của ông trầm uất,đau buồn nhưng sáng ngời tinh thần nhân ái
Hoạt động 2:Đọc và tìm hiểu bài thơ
-Bài thơ được làm theo thể thơ nào?(Thơ cổ thể có vần, nhịp và câu thơ khá tự do.)
-Tìm hiểu và phân tích bố cục bài thơ
Đọc lướt bài thơ và phân đoạn cho bài thơ?
HS thảo luận về bố cục bài thơ.Nên chia bài thơ làm mấy đoạn?Nêu ý chính của mỗi đoạn?
Đoạn1 gồm 5 câu đầu-Cảnh gió thu thổi bay mái nhà.
Đoạn 2 gồm 5 câu tiếp theo-Cảnh trẻ con cướp tranh.
Đoạn3-8 câu-Cảnh mưa, rét,nhà dột,không ngủ được.
Đoạn4-5 câu còn lại-Mơ ước của tác giả.
-Em thử lí giải vì sao bài thơ lại có phần dài,phần ngắn,số chữ khác nhau như vậy
GV:Bài thơ có phần dài ,phần ngắn diễn tả sự việc xảy ra nhanh,nỗi khổ kéo dài;một số câu lẻ diễn tả sự việc như đang còn tiếp diễn;phần cuối dài hơn diễn tả lòng vị tha.
-Phân tích bài thơ
*Tích hợp với TLV- Nêu phương thức biểu đạt trong mỗi khổ thơ?
MH:
*Đọc thầm 5câu đầu-Tác giả dùng nghệ thuật gì?(miêu tả kết hợp kể)
-Căn nhà bị phá trong hoàn cảnh thời tiết như thế nào?Chi tiết nào được miêu tả cụ thể?Chi tiết đó gợi cảnh tượng như thế nào?
(Tháng tám thu cao gió thét già;nhũng mảnh tranh lợp nhà bị gió thổi tốc đi: mảnh bay sang sông,mảnh treo tót,mảnh quay lộn...gợi cảnh tan tác ,tiêu điều.)
-Trong hoàn cảnh này thì chủ nhà sẽ có tâm trạng gì?(lo,tiếc,bất lực)
*Đọc thầm khổ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao an van 7 kí i nam 2018 (1) (1).doc