II. Các biện pháp tu từ.
1. Lý thuyết
- Điệp ngữ
- Chơi chữ
* Đáp án
- Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
- Điệp ngữ có ba dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).
* Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo ra sắc thái dí dỏm, hài hước làm cho câu văn hấp dẫn, thú vị.
6 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 903 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 Chủ đề: ôn tập tiết 68: ôn tập Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05 /11/ 2018
Ngày dạy: 14/11/ 2018
CHỦ ĐỀ: ÔN TẬP
Tiết 68: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức.
Hệ thống hóa những kiến thức Tiếng Việt về:
- Từ - cụm từ: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ.
- Các biện pháp tu từ: Điệp ngữ, chơi chữ.
2.Kĩ năng
- Rèn kĩ năng sử dụng từ để nói và viết.
- Kĩ năng giải nghĩa một số yếu tố Hán Việt đã học.
3. Thái độ
- Giáo dục HS ý thức ôn tập để chuẩn bị kiểm tra học kì I.
4. Phẩm chất năng lực.
- Năng lực chung: năng lực tự học, giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng Tiếng Việt, năng lực cảm thụ văn học.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK, giáo án, máy chiếu
2. Học sinh: SGK, ôn tập trước theo yêu cầu của GV, vở ghi.
III. Tổ chức các hoạt động học tập.
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
* Phương pháp: Nêu vấn đề.
* Hình thức tổ chức: Nhóm học tập.
* Phẩm chất năng lực cần đạt: Năng lực giải quyết vấn đề.
- Giáo viên chia nhóm học tập:
- Gọi một học sinh xung phong lên điều hành trò chơi.
- Học sinh phổ biến luật chơi. (bấm và đọc luật chơi trên màn chiếu).
- Học sinh trong hai nhóm thảo luận.
- Từng học sinh trong hai nhóm lên bảng viết kết quả.
- Học sinh điều hành trò chơi kiểm tra kết quả của hai đội chơi, đối chiếu với đáp án và thông báo đội thắng cuộc.
- Giáo viên dẫn dắt vào nội dung tiết học.
- Giáo viên trình chiếu tiêu đề bài học và ghi bảng.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút)
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung
* Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, đàm thoại.
* Hình thức tổ chức: Nhóm học tập.
* Phẩm chất năng lực cần đạt: Năng lực giao tiếp, hợp tác.
- GV đặt câu hỏi hướng học sinh ôn lại lý thuyết của chủ đề: Từ - Cụm từ.
- Một HS trả lời.
- GV khẳng định và ghi bảng.
Thảo luận nhóm. (3 phút)
- Giáo viên hướng dẫn HS thảo luận.
- Giáo viên chiếu câu hỏi thảo luận lên màn hình.
- GV gọi một học sinh đọc câu hỏi thảo luận.
- Một học sinh đọc to câu hỏi thảo luận.
- Học sinh thảo luận nhóm trong vòng 3 phút.
- GV quan sát các nhóm thảo luận, có thể giúp đỡ những nhóm còn vướng mắc.
- Giáo viên thu phiếu học tập của các nhóm và trưng bày trên bảng.
- GV yêu cầu đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Nhóm 1 đọc kết quả thảo luận.
- GV yêu cầu nhóm 2 có cùng nội dung thảo luận nhận xét và bổ sung thêm.
(Nếu nhóm 1 còn vấn đề gì cần giải đáp hoặc giải thích thêm thì nhóm 2 sẽ giải thích thông qua ví dụ minh họa.)
- Giáo viên đưa ra đáp án để các nhóm đối chiếu. ( trình chiếu đáp án trên màn chiếu)
- GV nhận xét hai nhóm.
- GV yêu cầu đại diện nhóm 4 báo cáo kết quả.
- Một HS nhóm 4 đọc kết quả. Một HS thuộc nhóm 3 nhận xét.
( Nếu nhóm 3 có thắc mắc cần giải đáp thì nhóm 4 sẽ giải đáp thắc mắc đó, giải thích cụ thể hoặc lấy ví dụ minh họa.)
- Giáo viên đưa ra đáp án cho câu hỏi thảo luận của nhóm 3 & 4.
- Một học sinh đọc to đáp án.
- GV nhận xét kết quả của cả hai nhóm.
- GV dẫn dắt HS thực hành làm một số bài tập.
Thực hành.
* Phương pháp: Vấn đáp.
* Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp đôi, nhóm.
* Phẩm chất năng lực cần đạt: Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác.
- GV ghi bảng và trình chiếu nội dung bài tập thứ nhất .
- GV gọi một HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thực hành bài tập theo cặp đôi: một bạn hỏi – một bạn trả lời và đổi vai.
- GV chiếu đáp án và nhận xét cặp đôi đó.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập thứ hai.
- Một HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV đặt câu hỏi gợi mở.
- Một HS trả lời.
- GV giải thích thêm.
- HS làm việc các nhân.
- GV yêu cầu HS trình bày câu trả lời của mình, gọi một HS khác nhận xét sau đó đưa ra đáp án.
- Sau khi HS hoàn thành bài tập, GV nhận xét hoạt động học tập của HS.
- GV trình chiếu nội dung trò chơi và nêu cách thức tổ chức trò chơi.
- Một HS đọc luật chơi.
- HS chơi theo nhóm.
* Phương pháp: Vấn đáp.
* Hình thức tổ chức: Cá nhân
* Phẩm chất năng lực cần đạt: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.
- GV đặt câu hỏi hướng vào nội dung ôn tập tiếp theo.
- Một HS trả lời.
- GV dẫn dắt vào nội dung kiến thức thứ 2.
- GV ghi bảng.
Hoạt động cá nhân
- GV đặt câu hỏi gợi cho HS nhớ lại lý thuyết.
- Một HS trả lời.
- GV đưa ra câu trả lời (trình chiếu trên màn hình)
- GV làm tương tự với phần kiến thức “chơi chữ”
Thực hành
- GV hướng dẫn HS thực hành làm bài tập.
- GV ghi bảng.
- GV trình chiếu bài tập.
- Một HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thực hiện bài tập theo cặp đôi
- GV yêu cầu HS đưa ra câu trả lời.
- GV đưa ra đáp án, HS đối chiếu câu trả lời với đáp án.
Câu đố
- GV giới thiệu câu đố.
- GV trình chiếu các câu đố lên màn hình và tổ chức cho HS giải đố .
- HS giải các câu đố.
- HS đưa ra câu trả lời, GV đưa ra đáp án.
- GV yêu cầu HS xác định biện pháp tu từ được sử dụng trọng các câu đố đó.
- HS trả lời.
- GV hướng dẫn HS hệ thống lại toàn bộ kiến thức bằng sơ đồ.
- HS làm việc theo nhóm, vẽ sơ đồ lên phiếu học tập.
- GV thu và chiếu một phiếu học tập lên màn hình yêu cầu HS khái quát lại kết quả sơ đồ của nhóm.
- GV nhận xét thêm về kết quả của HS và đưa ra sơ đồ của mình để HS đối chiếu và bổ sung vào sơ đồ của mình.
I. Từ - Cụm từ
1. Lý thuyết
- Từ đồng nghĩa.
- Từ trái nghĩa.
- Từ đồng âm.
- Thành ngữ.
Câu hỏi thảo luận nhóm
N1+N2:
Câu 1. Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ đồng nghĩa có mấy loại? Tại sao có hiện tượng từ đồng nghĩa?
Câu 2. Thế nào là từ trái nghĩa? Lấy ví dụ?
N3+N4:
Câu 3. Thế nào là từ đồng âm? Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa?
Câu 4. Thế nào là thành ngữ? Thành ngữ có thể giữ những chức vụ gì trong câu?
Đáp án:
Câu 1.
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Từ đồng nghĩa có hai loại:
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn (xe lửa, tàu hỏa..)
+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn. (hi sinh, tạ thế, bỏ mạng)
- Có hiện tượng từ đồng nghĩa là do: hiện tượng nói giảm, nói tránh, tập quán vùng miền, cấu trúc từ Hán Việt.
Câu 2.
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau:
Ví dụ: giàu – nghèo, lớn – bé, to – nhỏ.
2. Thực hành.
Bài tập 3 - SGK/193: Tìm một số từ đồng nghĩa và một số từ trái nghĩa với mỗi từ: bé (về mặt kích thước, khối lượng), thắng, chăm chỉ.
* Đáp án:
Từ đồng nghĩa:
nhỏ
được
siêng năng
Từ trái nghĩa:
to, lớn
thua
lười biếng
Bài tập 6 - SGK/193: Tìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với mỗi thành ngữ Hán Việt sau:
Thành ngữ Hán Việt:
- Bách chiến bách thắng
- Bán tín bán nghi
- Kim chi ngọc diệp
- Khẩu phật tâm xà
* Đáp án:
Thành ngữ thuần Việt:
- Trăm trận trăm thắng
- Nửa tin nửa ngờ
- Cành vàng lá ngọc
- Miệng nam mô bụng bồ dao găm
Trò chơi: Nhanh tay nhanh mắt.
II. Các biện pháp tu từ.
1. Lý thuyết
- Điệp ngữ
- Chơi chữ
* Đáp án
- Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
- Điệp ngữ có ba dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).
* Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo ra sắc thái dí dỏm, hài hước làm cho câu văn hấp dẫn, thú vị.
Ví dụ:
Xanh xanh, đỏ đỏ, vàng vàng
Bắc cầu hoa lý, nằm ngang giữa trời.
2.Thực hành
Bài tập 1. Xác định điệp ngữ và nêu tác dụng:
a. Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Cảnh khuya – Hồ Chí Minh)
b. Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
(Ca dao)
Đáp án
a. Điêp từ: lồng
Tác dụng: gợi tả vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của đêm trăng.
Điệp ngữ: chưa ngủ
Tác dụng: thể hiện nỗi lòng lo lắng băn khoăn của Bác trước vận mệnh của dân tộc.
b. Lá xanh: Điệp ngữ cách quãng.
Nhị vàng: Điệp ngữ chuyển tiếp.
Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp trong sáng, tinh khiết của hoa sen
Câu đố
1. Có con mà chẳng có cha
Có lưỡi, không miệng, đó là vật chi?
(Là con gì?)
Đáp án: Con dao
2. Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn (Là con gì?)
Đáp án: con ngựa
3. Trên trời rớt xuống mau co.
(Là cái gì?)
Đáp án: mo cau
4. Trùng trục như con bò thui
Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu (Là con gì?)
Đáp án: Con bò thui
3. Vận dụng (8 phút)
* Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
* Hình thức tổ chức: Cá nhân
* Phẩm chất năng lực cần đạt: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ.
- GV trình chiếu nội dung bài tập 1.
- HS đọc bài tập và thực hiện cá nhân.
- Mỗi HS đưa ra một câu trả lời. GV yêu cầu HS đưa ra được lý do tại sao có câu trả lời đó.
- GV đưa ra đáp án đúng.
- GV nhận xét hoạt động của học sinh và hướng dẫn HS làm tiếp bài tập 2.
- GV chiếu bài tập 2.
- Một HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- GV hướng dẫn HS những điểm cần lưu ý khi làm bài tập 2.
- HS viết đoạn văn vào phiếu học tập trong thời gian là 5 phút.
- Hết thời gian 5 phút, GV thu phiếu học tập, chiếu trên màn hình.
- Học sinh đọc bài viết, chỉ ra điệp ngữ trong đoạn văn.
- GV nhận xét bài viết về hình thức cũng như nội dung.
- GV yêu cầu các HS khác tiếp tục hoàn thiện bài viết tại nhà.
Bài tập 1: Chọn một đáp án đúng nhất.
Câu 1. Dòng nào sau đây toàn từ láy ?
A. Lao xao, liêu xiêu, xăm xăm.
B. Xanh xanh, cỏ cây, đỏ ối.
C. Lúng túng, rì rào, cá cờ.
D. Rào rào, ào ào, căng phồng
Câu 2. Từ nào sau đây có thể thay thế cho từ “chết” trong câu: “Chiếc ô tô đã bị chết máy”?
A. Mất
B. Hỏng
C. Đi
D. Qua đời
Câu 3. Điền cặp từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ trống trong câu sau : “Nước ... không cứu được lửa”
A. Thấp – cao
B. Lạnh – nóng
C. Nặng – nhẹ
D. Xa – gần
Câu 4. Thành ngữ nào sau đây có nghĩa là “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế, thiếu tính khả thi”?
A. Đeo nhạc cho mèo
B. Thầy bói xem voi
C. Đẽo cày giữa đường
D. Ếch ngồi đáy giếng
Bài tập 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn(5-7 câu) về chủ đề quê hương, đất nước trong đó có sử dụng từ trái nghĩa, điệp ngữ.
4. Tìm tòi, mở rộng (2 phút)
* Phương pháp: Vấn đáp
* Hình thức tổ chức:Cá nhân
* Phẩm chất năng lực cần đạt: Giải quyết vấn đề
- GV yêu cầu HS:
a. Ôn lại các kiến thức.
- Từ ghép, từ láy.
- Đại từ.
- Quan hệ từ .
- Từ Hán Việt.
- Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
- Thành ngữ.
- Các biện pháp tu từ: điệp ngữ, chơi chữ.
b. Sưu tầm những câu văn, câu thơ có sử dụng thành ngữ địa phương
c. Chuẩn bị bài chương trình địa phương phần Tiếng Việt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GIAO AN HOI GIANG MON VAN 7 . xuyen (1).docx