Rằm tháng giêng
1. Gọi HS đọc bài thơ ( phần dịch thơ)
2. Câu 1, 2 của bài thơ là tả cảnh gì? .
Cho HS quan sát tranh số (3) tương ứng với 2 câu thơ
3. Câu 1, câu 2 này gợi lên trước mắt ta không gian cảnh vật như thế nào?
4. Từ nào thể hiện rõ nhất cái không gian cao rộng bát ngát tràn ngập ánh trăng ấy ?
5. Vậy từ “ lồng lộng”này là từ ghép hay từ láy?
6.Ở 2 câu thơ này từ nào được lặp lại ? Lặp lại như thế nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp gì?
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 Chủ đề: Rằm tháng giêng – Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN BÀI/CHỦ ĐỀ: Rằm THÁNG GIÊNG – HỒ CHÍ MINH.
Ngày soạn: 10/10/2018
Ngày dạy: từ ngày ..... đến ngày .......
Lớp dạy: 7
Tiết: 45 từ tiết ......... đến tiết ..............
Số tiết: 1
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
1/ Kiến thức - Sơ giản về Hồ Chí Minh
-Tình yêu thiên nhiên, gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh được biểu hiện trong hai bài thơ.
- Tâm hồn chiến sĩ – nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.
- Nghệ thuật tả cảnh ,tả tình ; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ
Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ .
2/ Kỹ năng
- Đọc- hiểu tác phẩm hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật .
- Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
- So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và văn bản dịch thơ bài thơ Rằm tháng giêng
3/ Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập và rèn luyện theo gương Bác .
- Giáo dục HS sống và làm theo tấm gương đạo đức của Bác .
Năng lực cần phát triển
Cảm thụ cái hay cái đẹp về thể thơ, nhận xét giá trị tác phẩm
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRÊN LỚP
phương pháp dạy học được áp dụng như thuyết trình, giải quyết vấn đề, phân tích.
Kể chuyện về Bác, ảnh minh họa trên đường kháng chiến của Bác.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: GV: SGK, SGV, bảng phụ ghi bài thơ.
2. Chuẩn bị của học sinhxem bài trước và trả lời những câu hỏi trong SGK
IV. MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN
Mức độ nhận biết
Mức độ thông hiểu
Mức độ vận dụng
và vận dụng cao
Tác giả, thể thơ , hoàn cảnh sáng tác.
Hiểu được giá trị Nội dung và nghệ thuật so sánh..
Cảm thụ tác phẩm viết đoạn văn
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Khởi động (5-7 phút)
*Hoạt động 1Ổn định ( 1 phút )
*Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )Đọc thuộc bài thơ cảnh khuya, nêu ý nghĩa bài thơ.
- Giới thiệu về Bác
- Kể chuyện, quan sát tranh, nghe nhạc, xem phim,
*Bài mới
2. Hình thành kiến thức
1. Cho HS chú ý phần chú thích dấu *SGK.
(Các em đã có chuẩn bị ở nhà ) .
2. Cho biết tác giả của hai bài thơ –
3. Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của hai bài thơ ?
1. GV nêu yêu cầu đọc – Đọc mẫu – Gọi HS đọc
2. HS xem chú thích trong SGK ( Các em đã có chuẩn bị ở nhà )
3.bài thơ được viết theo thể thơ gì? ( Xem phần phiên âm ở hai bài)
GV nêu : bài thơ này 2 câu đầu miêu tả , 2 câu sau bộc lộ cảm xúc . Vậy phương thức biểu đạt là miêu tả với biểu cảm
Rằm tháng giêng
1. Gọi HS đọc bài thơ ( phần dịch thơ)
2. Câu 1, 2 của bài thơ là tả cảnh gì? .
Cho HS quan sát tranh số (3) tương ứng với 2 câu thơ
3. Câu 1, câu 2 này gợi lên trước mắt ta không gian cảnh vật như thế nào?
4. Từ nào thể hiện rõ nhất cái không gian cao rộng bát ngát tràn ngập ánh trăng ấy ?
5. Vậy từ “ lồng lộng”này là từ ghép hay từ láy?
6.Ở 2 câu thơ này từ nào được lặp lại ? Lặp lại như thế nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp gì?
Chuyển ý
(GV cho HS xem tranh trong SGK , tranh số 4.)
1. Giữa không gian lồng lộng tràn ngập sắc xuân ấy xuất hiện hình ảnh gì?
2. Mọi người trên thuyền chở đầy trăng này đang làm gì ?
3. Hình ảnh “ trăng ngân đầy thuyền” em hình dung cảnh như thế nào?.
4. Vậy người và cảnh trong câu thơ như thế nào?
Qua đó, ta thấy tinh thần gì của Bác ? Và phong thái của Bác ra sao ?
1. Hai bài thơ toát lên vẻ đẹp gì trong tâm hồn Bác ? ( GV chốt lại)
GV có lời chuyển
GV sử dụng sơ đồ tổng kết
HS theo dõi .
=>HCM.- là vị anh hùng dân tộc
Danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ lớn của Việt Nam
=>Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp – tại chiến khu Việt Bắc .
GV nêu yêu cầu đọc – Chú ý – Lắng nghe – HS 1, HS2.
Quan sát
+ Cổ thụ
+ Lồng
=>Thể thơ TNTT .
HS đọc bài thơ
=> Cảnh sông nước đêm trăng rằm tháng giêng
=> Một không gian cao rộng, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức sống của mùa xuân
=> Từ “ lồng lộng”
.=> Từ láy .
=> Từ “ xuân” được lặp lại – Lặp lại như thế gợi tả vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân
=> Hình ảnh con thuyền chở người .
> Bàn việc quân
=> “ngân” ở đây là sự lan tỏa của ánh trăng .=> Cảnh con thuyền chở cả trăng, người lướt nhanh trên sông dưới ánh trăng .
=> Người và cảnh gắn bó hòa hợp với nhau .
=> Tinh thần yêu nước, yêu thiên nhiên , phong thái ung dung và lạc quan , tin vào thắng lợi của Bác
>Yêu nước, yêu thiên nhiên,sự gắn bó hài hòa giữa thiên nhiên và con người
HS quan sát – GV nêu câu hỏi
=> Cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc .
- Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu nước và phong thái ung dung
=> Thể thơ TNTT
- Ngôn ngữ bình dị .
- Sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ
Đọc ghi nhớ sgk
I. Giới thiệu chung .
1. Tác giả - Tác phẩm
- Hồ Chí Minh (1890-1969).
-Được viết ở chiến khu Việt Bắc .
2. Đọc – Hiểu chú thích
-Thể thơ : TNTT
Phương thức biểu đạt: Miêu tả với biểu cảm
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1/ Cảnh sông nước đêm rằm tháng giêng.
-* Từ láy “lồng lộng”:
Không gian cao ,rộng, bát ngát, tràn ngập ánh trăng
*Điệp từ “ xuân” gợi tả vẻ đẹp và tràn đầy sắc xuân .
b/ Hình ảnh Bác giữa đêm rằm
+ Bàn việc quân , giữa dòng sông bát ngát trăng .
+ Tinh thần yêu nước phong thái ung dung ,lạc quan của Bác
3.Ý NGHĨA.
+ Sự gắn bó hài hòa giữa thiên nhiên và con người, người chiến sĩ trước vẻ đẹp thiên nhiên
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước .
- Phong thái ung dung lạc quan
2.Nghệ thuật .
- Thể thơ TNTT.
- Ngôn ngữ bình dị
- Sử dụng biện pháp tu từ hiệu quả cao.
3 Luyện tập
Đọc diễn cảm bài thơ, có thể học thuộc tại chỗ , xem bài tập ở SGK
4. Vận dụng :Ngâm thơ, viết đoạn văn ngắn về nội dung bài thơ.
5. Tìm tòi, mở rộng
- Tìm đọc trên sách, báo, mạng một số mẫu chuyện về Bác, sưu tâm tranh ảnh, clip về những năm tháng bác học động kháng chiến.
- Tham quan thực tế :
- Trao đổi với người thân,
Dặn dò
Về nhà làm câu 2 – SGK và xem trước tiết 46 KIỀM TRA VĂN BẢN CÁC BÀI ĐÃ GIỚI HẠN
Đ. NHẬN XÉT
PHẦN RÚT KINH NGHIỆM
a/ Nội dung
b/ Phương pháp
c/ Thiết bị và phương tiện dạy học
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12481604.docx