Giáo án Ngữ văn 7 đầy đủ

I- NỘI DUNG

- Cảm nghĩ về tác phẩm tất nhiên bắt nguồn từ tác phẩm và sự suy nghĩ, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Những cảm nghĩ ấy có thể:

+ Cảm xúc về cảnh, người trong tác phẩm.

 + Cảm xúc về tâm hồn con người, số phận nhân vật trong tác phẩm.

+Cảm xúc về vẻ đẹp ngôn từ của tác phẩm.

+Cảm xúc về tư tưởng của tác phẩm.

- Nên tập kể lại sự việc trong tác phẩm, tập miêu tả cảnh tượng trong bài, làm cơ sở phát biểu cảm nghĩ.

- Học sinh cấn có ấn tượng tổng thể về tác phẩm, về nhân vật chính hoặc về phong cảnh.để nói lên cảm xúc.

Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học:

 

doc294 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 đầy đủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a? HS đọc câu 3 và trả lời. Để tránh hiểu nhầm do hiện tượng đồng âm gây ra cần chú ý điều gì? Tìm từ đồng âm qua đoạn dịch thơ bài “Bài ca Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ cổ? Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm. I-NỘI DUNG: 1. Thế nào là từ đồng âm: a-Ngữ liệu: -Ngựa lồng: hành động đang đứng bỗng nhảy dựng lên. -Lồng: Vật làm bằng tre, gỗ, sắt dùng để nhốt gà, vịt, chim,, thỏ, ->2 từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau-> Từ đồng âm. b-Kết luận: Là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau. - Bàn ghế, bàn bạc. 2. Sử dụng từ đồng âm: a-Ngữ liệu: - Dựa vào văn cảnh (ngữ cảnh). - Đem cá về kho có thể hiểu theo 2 nghĩa: + Kho là động từ (đun cá chín) + Kho là danh từ (nơi để chứa cá). - Đem cá về kho với tương. - Đem cá về để ở kho đông lạnh. b-Kết luận: Để tránh hiểu nhầm do hiện tượng đồng âm gây ra cần chú ý đến ngữ cảnh giao tiếp. II-LUYỆN TẬP: 1-Bài tập 1/SGK 136: - Thu: mùa thu, thu tiền. - Cao: Cao rán, cao lớn. - Tranh: Tranh nhau, bức tranh. - Sang: Sang trọng, sang sông. - Nam: Phía nam, nam giới. - Sức khoẻ. – Anh Sức. - Nhè. – Khóc nhè, say bét nhè. - Tuốt. - Tuốt lúa. - Môi. – Môi giới. 2-Bài tập 2/SGK 136: Một bộ phận Cổ áo Cổ Cổ chai Cổ chân - Cổ hủ, cổ vật, cổ nhân. 3-Bài tập 3/SGK 136: a. Ngồi quanh chiếc bàn chúng tôi bàn việc học tập. b. Con sâu bị rơi xuống chiếc giếng sâu. c. Anh Năm là tôi vừa mua năm con chó nhỏ. 4-Củng cố - HDVN: -Khái quát lại nội dung chính của bài. -Về nhà: +Học bài cũ nắm nội dung. +Làm bài tập. +Chuẩn bị bài: Cảnh khuya. ***************************************** Ngày soạn: Ngày giảng: TIẾT 61,62: TÌM HIỂU VĂN BẢN “CẢNH KHUYA” (Hồ Chí Minh) A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Củng cố kiến thức về văn bản “Cảnh khuya”. - Rèn kỹ năng cảm thụ, phân tích thơ trữ tình. B-NỘI DUNG: 1-Tổ chức: 2-Kiểm tra: Nội dung tiết 69, 70. 3-Bài mới: Nêu vài nét về tác giả? Hoàn cảnh sáng tác? Bài làm theo thể thơ nào? Hai câu đầu miêu tả cảnh gì? được miêu tả như thế nào?So sánh với câu thơ của Nguyễn Trãi, tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng? Tác giả nhìn thấy trước mắt mình cảnh tượng gì? Tâm trạng tác giả được thể hiện trong 2 câu thơ như thế nào? 2 từ “chưa ngủ” được lặp lại thể hiện? Bác không ngủ được bởi cảnh trăng đẹp hay tại lo việc nước? I. NỘI DUNG: 1.Tác giả: -Hồ Chí Minh (1890-1969) là vị lãnh tụ vĩ đại; là danh nhân văn hoá thế giới; là nhà thơ lớn của dân tộc. -Thơ ca chiếm một vị trí đáng kể trong sự nghiệp văn học của người. Ở những sáng tác theo thể loại này, hình ảnh Hồ Chí Minh hiện lên với tâm hồn nghệ sỹ-chiến sỹ cao đẹp. 2.Tác phẩm: a-Hoàn cảnh sáng tác: -Bài thơ được viết ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954). b-Thể thơ: -Thất ngôn tứ tuyệt, viết bằng Tiếng Việt. c-Nội dung: Bài thơ đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên rất đẹp, vừa có nhạc, vừa có hoạ, rất trữ tình, huyền ảo, lung linh qua đó bộc lộ tâm hồn của Người. a. Cảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng: -Không gian của núi rừng được đặc tả qua âm thanh của tiếng suối. Nghệ thuật so sánh được tác giả sử dụng rất tinh tế “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. So sánh tiếng suối với tiếng hát làm cho tiếng suối gần gũi với con người hơn, cách so sánh đặc sắc làm cho đêm rừng bớt đi cái hoang sơ, lạnh lẽo. Có thể thấy sự đồng điệu của tâm hồn Hồ Chí Minh với hồn thơ Ức Trai trong Côn Sơn ca (Côn Sơn suối chảy rì rầm –Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai). -Câu thơ thứ hai miêu tả vẻ đẹp của trăng rừng. “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”, bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng. Có dáng hình vươn cao toả rộng của vòm cổ thụ, ở trên cao lấp loáng ánh trăng, có bóng lá, bóng cây, bóng trăng lồng vào nhau, in trên mặt đất thành những hình như những bông hoa thêu dệt. Bức tranh chỉ có hai màu sáng-tối, trắng đen mà tạo nên vẻ lung linh, chập chờn, huyền ảo, lại ấm áp, hoà hợp quấn quýt bởi âm hưởng của hai từ “lồng” trong một câu thơ. ->Cảnh rừng Việt Bắc trong đêm trăng thật đẹp. b. Tâm trạng của tác giả: Cảnh khuya như vẽ cảnh người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. -Hai từ “chưa ngủ” ở cuối câu thứ ba, lặp lại ở đầu câu thứ tư cho thấy sự biến chuyển bất ngờ của hai nét tâm trạng, bộc lộ chiều sâu nội tâm của tác giả. -Câu thơ thứ ba thể hiện chất nghệ sĩ trong tâm hồn tác giả, đó là sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp như tranh của rừng Việt Bắc. -Câu thơ thứ tư: Tác giả thao thức chưa ngủ vì lo nghĩ đến vận mệnh đất nước. Điệp ngữ “chưa ngủ” là bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng: niềm say mê cảnh đẹp của thiên nhiên và nỗi lo việc nước. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người của Bác, thể hiện sự hoà hợp thống nhất giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong vị lãnh tụ. -Bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ. II- LUYỆN TẬP: Đọc diễn cảm bài thơ. 4-Củng cố - HDVN: -Khái quát lại nội dung chính của bài. -Về nhà: + Học bài cũ nắm nội dung. + Làm bài tập. + Chuẩn bị bài: Các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn biểu cảm. ******************************* Ngày soạn: Ngày giảng: TIẾT 33- 35 ÔN LUYỆN CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Củng cố kiến thức về văn biểu cảm. - Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm. B-NỘI DUNG: 1-Tổ chức: . 2- Kiểm tra: Kết hợp trong giờ 3- Bài mới: Nêu các cách lập ý của bài văn biểu cảm? Đọc bài thơ (đ1) Bài ca nhà tranh bị gió thu phá- Hãy chỉ ra yếu tố tự sự, miêu tả trong đoạn thơ? Ý nghĩa của chúng? Đọc đoạn văn 2 (Duy Khán). Chỉ ra các yếu tố tự sự, miêu tả trong đoạn văn? Niềm hồi tưởng đã chi phối việc miêu tả và tự sự? Vai trò của yếu tố miêu tả và tự sự trong văn bản biểu cảm? Kể lại nội dung bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ bằng bài văn xuôi biểu cảm? Trên cơ sở văn bản Kẹo mầm, viết lại thành bài văn biểu cảm? Lập dàn bài cho bài văn biểu cảm sau. Cảm xúc về vườn nhà. HS dựa vào dàn trên viết phần mở bài và kết bài. Lập dàn ý cho đề văn sau. I- CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM *Những cách lập ý của bài văn biểu cảm thường gặp. a. Liên hệ thực tại với tương lai b. Hồi tượng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại c. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước d. Quan sát, suy ngẫm II. CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM 1. Ngữ liệu: a-Ngữ liệu 1/SGK 137: -Đoạn 1: +2 câu đầu: Tự sự. +2 câu sau: Miêu tả. ->Ý nghĩa: Tạo bối cảnh chung: Miêu tả và kể cảnh bão cuốn mất mái tranh. -Đoạn 2: Tự sự kết hợp biểu cảm: bị trẻ con cướp mất tranh, sự uất ức vì già yếu. - Đoạn 3: Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm: nỗi khổ vì lạnh, ướt, không ngủ được. -Đoạn 4: Biểu cảm: T/c cao thượng, tấm lòng vị tha. ->Các yếu tố tự sự, miêu tả nhằm khêu gợi cảm xúc. b-Ngữ liệu 2/SGK 137: -Việc miêu tả bàn chân của bố và việc kể chuyện bố ngâm chân nước muối, bố đi sớm về khuya -> Làm nền tảng, làm cơ sở cho việc bộc lộ cảm xúc. Đó là tình thương yêu và kính trọng bố ở trong bài. -Tình cảm đã chi phối việc miêu tả và tự sự. Tự sự, miêu tả góp phần khêu gợi cảm xúc cho người đọc. 2-Kết luận: -Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với sống xung quanh, hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc. -Tự sự và miêu tả ở đây nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh. III- LUYỆN TẬP: 1-Bài tập 1/SGK 138: -Học sinh viết bài. -Đọc bài. -Nhận xét, bổ sung. -Giáo viên đánh giá. 2- Bài tập 3/SGK 138: -Diễn đạt lại mẩu truyện “Kẹo mầm” theo trình tự: +Kể lại chuyện đổi tóc rối lấy kẹo mầm ngày trước. +Loại kẹo làm bằng mầm cây mạ. +Loại kẹo chỉ đổi tóc rối, không bán. +Tả cảnh trải tóc của mẹ. Vo tóc rối, giắt lên mái nhà. +Kí ức, cảm xúc về que kẹo mầm tuổi thơ. +Mẹ ơi! -Học sinh viết bài, đọc bài. -Nhận xét, bổ sung. -Giáo viên đánh giá. 3. Bài tập 3./ SGK / 121. Bước 1. Tìm hiểu đề. Bước 2. Tìm ý cho bài văn Bước 3. Lập dàn bài. a. Mở bài: - Giới thiệu về vườn nhà em. - Bước đầu bộc lộ tình cảm về vườn nhà. b. Thân bài: - Miêu tả vườn, lai lịch của khu vườn. - Vườn và cuộc sống gia đình vui, buồn của gia đình. - Vườn và lao động của cha mẹ. - Vườn qua bốn mùa. - Cảm xúc của em về khu vườn. c. Kết bài: Cảm xúc về vườn nhà. - GV cho HS đọc bài của mình. Hs khác nhận xét và bổ sung. - GV cho điểm những bài viết tốt nhằm động viên các em. 4. Bài tập 4: Cảm nghĩ của em về ngôi trường cũ. GV gợi ý. - Nhân một dịp nào đó nhắc em nhớ tới thầy giáo (cô giáo) dạy em ở Tiểu học.(Ví dụ; khai giảng năm học, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11, ngày tết Nguyên đán,...). - Nhớ phút chia tay cảm động sau khi em tốt nghiệp Tiểu học. Nhớ những gắn bó của em với thầy giáo ( cô giáo) để bày tỏ nỗi nhớ và lòng biết ơn. Tưởng các tình huống khi thăm thầy (cô) giáo;và các tình huống sau này với thời gian xa hơn nữa, để khơi sâu thêm cảm xúc,... 4-Củng cố - HDVN: -Khái quát lại nội dung chính của bài. -Về nhà: +Học bài cũ nắm nội dung. +Làm bài tập. +Chuẩn bị bài: Rằm tháng giêng Ngày soạn: Ngày giảng: TIẾT 65, 66: TÌM HIỂU THÊM VĂN BẢN: RẰM THÁNG GIÊNG (Hồ Chí Minh) A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Củng cố kiến thức về văn bản bản “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh. - Rèn kỹ năng phân tích, cảm thụ thơ trữ tình. B-NỘI DUNG: 1-Tổ chức: 2-Kiểm tra: Nội dung tiết 63, 64 3-Bài mới: Nêu những nét chính về tác giả? Bài làm theo thể thơ nào? Đọc bài thơ? Cảnh trăng rằm được miêu tả như thế nào? Không gian bức tranh? Em hãy miêu tả câu thơ 1? Trong phiên âm thì từ nào được nhắc lại nhiều lần? Tác dụng? Phong thái ung dung, lạc quan của Bác được thể hiện như thế nào? Khái quát nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ? I. ĐỌC ,TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả: -Hồ Chí Minh (1890-1969) là vị lãnh tụ vĩ đại; là danh nhân văn hoá thế giới; là nhà thơ lớn của dân tộc. -Thơ ca chiếm một vị trí đáng kể trong sự nghiệp văn học của người. ở những sáng tác theo thể loại này, hình ảnh Hồ Chí Minh hiện lên với tâm hồn nghệ sỹ-chiến sỹ cao đẹp. 2-Tác phẩm: a-Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt, viết bằng tiếng Hán. b-Hoàn cảnh sáng tác: -Bài thơ được viết ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954). c-Nội dung: -Bài thơ có nhiều hình ảnh và từ ngữ tương đồng với những hình ảnh và từ ngữ trong nhiều câu thơ cổ Trung Quốc, đặc biệt là thơ Đường (ví dụ: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền –Phong Kiều dạ bạc, Trương Kế). Cả tứ thơ cũng vậy. -Bài sử dụng nhiều chất liệu cổ thi nhưng vẫn là sáng tạo đặc sắc của Hồ Chí Minh. Mang vẻ đẹp, sức sống của thời đại mới, khác thơ Đường. * Cảnh đêm rằm tháng giêng: Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. - Không gian: Cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh trăng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng. +Câu 1: “Rằm xuân lồng lộng trăng soi”. Mở ra khung cảnh bầu trời cao rộng, trong trẻo, nổi bật trên bầu trời ấy là vầng trăng tròn đầy, toả sáng xuống khắp trời đất. +Câu 2: “Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”. Từ “xuân” lặp lại 3 lần nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời, một không gian xa rộng bát ngát như không có giới hạn, con sông, mặt nước như tiếp liền với bầu trời. b. Phong thái ung dung, lạc quan của Bác: -Bài thơ ra đời trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy khó khăn, gian khổ. Bài được viết đầu năm 1948 ngay sau chiến thắng Việt Bắc, ta đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của Pháp lên Việt Bắc, câu thơ càng cho ta hiểu rõ được sự bình tĩnh, chủ động, lạc quan của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh. -Dù phải ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ, nhưng không phải vì thế mà tâm hồn Người quên rung cảm trước vẻ đẹp của một ánh trăng rừng, một tiếng suối trong, hay cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng rằm tháng giêng. Đó là sự rung cảm tinh tế và dồi dào trước cảnh thiên nhiên đất nước. Phong thái ung dung, lạc quan còn được thể hiện ở hình ảnh con thuyền của vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc bàn việc quân trở về, lướt đi phơi phới trở đầy ánh trăng. Phong thái ấy được toát ra từ giọng thơ vừa cổ điển vừa hiện đại, khoẻ khoắn, trẻ trung. Tóm lại, bài thơ có nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ điển mà bình dị, tự nhiên. Là bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh được sáng tác trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ. II- LUYỆN TẬP: 1-Nét đẹp riêng trong cảnh trăng ở mỗi bài thơ: -Một bài tả cảnh trăng rừng lồng vào vòm cây, hoa lá tạo bức tranh nhiều tầng, nhiều đường nét. -Một bài tả cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông nước, có không gian bát ngát, tràn đầy sức xuân. 2-Đọc diễn cảm hai bài thơ. 4-Củng cố - HDVN: -Khái quát lại nội dung chính của bài. -Về nhà: +Học bài cũ nắm nội dung. +Làm bài tập. +Chuẩn bị bài: Thành ngữ. *********************************** Ngày soạn: Ngày giảng: TIẾT 42-44: ÔN TẬP CÁC BIỆN PHÁP TU TỪTIẾNG VIỆT A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Củng cố kiến thức về thành ngữ. - Rèn kỹ năng sử dụng thành ngữ. B-NỘI DUNG: 1-Tổ chức: . 2-Kiểm tra: Kết hợp trong giờ 3-Bài mới: Thành ngữ là gì? Sử dụng thành ngữ? Điệp ngữ là gì? Thế nào là chơi chữ? Các lỗi chơi chữ? Tìm các thành ngữ và giải thích nghĩa cua chúng? Sưu tầm thêm 10 thành ngữ và giải thích? Tìm điệp ngữ trong các đoạn văn sau? Nêu tác dụng của các điệp ngữ vừa tìm được. Tìm các điệp ngữ và cho biết chúng thuộc vào dạng điệp ngữ nào? Việc lặp từ trong đoạn văn có tác dụng gì không? Chữa lại cho đúng. HS viết một đoạn văn có sử dụng điệp ngữ. Trong bài thơ tác giả đã dùng những từ ngữ nào để chơi chữ? Các tiếng nào chỉ các sự vật gần gũi nhau? HS sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo? Trong bài thơ Bác Hồ đã dùng cách chơi chữ như thế nào? I-THÀNH NGỮ 1-Thế nào là thành ngữ: -Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. -Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhng thờng thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh. +Phần lớn thành ngữ mang ý nghĩa hàm ẩn (nghĩa bóng): ruột để ngoài da (tính thật thà, trong bụng nghĩ gì nói ra hết), khẩu phật tâm xà (miệng nói từ bi, lòng nham hiểm độc ác), thâm căn cố đế ( ăn sâu, bền chắc khó lòng thay đổi, cải tạo)... 2. Sử dụng thành ngữ: -Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hay phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ. -Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao. II. ĐIỆP NHỮ 1. Khái niệm về thành ngữ. - Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là 2. Các dạng điệp ngữ - Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (vòng). III. CHƠI CHỮ 1. Khái niệm. Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm câu văn hấp dẫn, thú vị. 2.Các lối chơi chữ. -Dùng từ ngữ đồng âm. -Dùng lối nói trại âm. -Dùng cách điệp âm. -Dùng lối nói lái. -Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa II-LUYỆN TẬP: 1-Bài tập 1/SGK 145: - Sơn hào hải vị: Thức ăn ngon và lạ ( sơn hào: thức ăn quý chế biến từ sản phẩm lấy ở rừng núi, hải vị thức ăn quý chế biến từ sản phẩm lấy ở biển). - Nem công, chả phượng: Món ăn ngon sang và quý. - Khoẻ như voi: Rất khoẻ. - Da mồi tóc sương: Da lấm tấm như vảy con đồi mồi, tóc trắng-> chỉ người già nua. - Tứ cố vô thân: Cảnh sống đơn độc, không họ hàng thân thích, không nơi nương tựa. 2-Bài tập 2/SGK 145: - Lời ăn tiếng nói: Cách nói năng trong giao thiệp hàng ngày. - Một nắng hai sương: Tả cảnh làm lụng vất vả ngoài đồng ruộng, dãi nắng dầm sương từ sáng sớm đến chiều tối. - Ngày lành tháng tốt: Ngày tháng được coi là tốt lành để làm những việc hệ trọng. - No cơm ấm áo: Nhu cầu về sinh lý được thoả mãn đầy đủ. - Bách chiến bách thắng: Trăm trận đánh, trăm trận thắng. - Sinh cơ lập nghiệp: Sinh sống và xây dựng cơ nghiệp ổn định ở một nơi nào đó. 3-Bài tập 3/SGK 145: - Ngàn cân treo sợi tóc: Tình thế cực kỳ nguy hiểm, đe doạ đến số phận, vận mệnh. - Mèo mả gà đồng: Ví hạng người lăng nhăng, không có nhân cách, đáng khinh. - Mèo mù vớ cá rán: Trường hợp gặp may bất ngờ đạt được cái ngoài khả năng của mình ( hàm ý mỉa mai, châm biếm). - Danh bất hư truyền: Danh tiếng xưa nay như thế nào thì thực tế quả đúng như vậy - Cơm liêu nước lọ: Tả cảnh sống lúi xùi, tạm bợ, không có nơi ăn ở cố định. -Cơm thừa canh cặn: Đồ ăn thừa (ví lợi ích vật chất đê tiện dành cho kẻ làm tôi, tớ). -Thắt lưng buộc bụng: Cam chịu thiếu thốn, hết sức tiết kiệm trong hoàn cảnh khó khăn. - Bảy nổi ba chìm: Cuộc đời bấp bênh, chìm nổi, long đong. - Tắt lửa tối đèn: Trong lúc nhà có việc riêng, lúng túng, cần có người giúp đỡ. - Sơn hào hải vị: Thức ăn ngon và lạ. - Ruột để ngoài da: Tính thật thà, trong bụng nghĩ gì nói ra hết. - Khẩu phật tâm xà: Miệng nói từ bi, lòng nham hiểm độc ác. -Thâm căn cố đế: Ăn sâu, bền chắc khó lòng thay đổi, cải tạo. - Con Rồng cháu Tiên: Nòi giống cao quý, đáng tự hào. - Chơi với lửa: Ví việc đùa dại dột với cái nguy hiểm. - Cao chạy xa bay: Trốn đi thật nhanh, thật xa tránh nguy hiểm. - Bị thịt: Người to xác mà đần độn. - Bia miệng: Tiếng xấu để lại ở đời. (Trăm năm bia đá thì mòn. Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ). 3-Bài tập 1/SGK 153: *Đoạn 1: - Một dân tộc đã gan góc (2). - Dân tộc đó phải được (2). Tác dụng: - Khẳng định hùng hồn quyền xứng đáng được hưởng tự do độc lập của dân tộc ta. * Bài ca dao: Điệp từ “trông” nhấn mạnh khát vọng chính đáng và mong muốn thiết tha của người nông dân. 4-Bài tập 2/SGK 153: - Điệp ngữ “xa nhau”: ĐN cách quãng. - Điệp ngữ “Một giấc mơ: ĐN chuyển tiếp. 5-Bài tập 3/SGK 153: -Việc lặp lại: Mảnh vườn, em: Không có tác dụng biểu cảm mà làm cho đoạn văn lủng củng. - Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em trồng rất nhiều loại hoa ở đấy: Hoa cúc, hoa thược dợc, hoa đồng tiền, hoa hồng, hoa lay ơn. Hàng năm đến ngày phụ nữ quốc tế (8/3) em thường hái hoa tặng mẹ và chị em. 6-Bài tập 4/SGK 153: - Học sinh viết đoạn văn ngắn từ 5->7 dòng. - Có sử dụng điệp ngữ. - Trao đổi bài viết với bạn. Nhận xét về cách dùng điệp ngữ của bạn. 7-Bài tập 1/SGK 165: -Tác giả vừa chơi chữ đồng âm vừa chơi chữ theo lối dùng các từ có nghĩa gần gũi nhau. Các từ chỉ loài rắn : liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, trâu lỗ, hổ mang. 8. Bài tập 2/ SGK/ 156 -Thịt, mỡ, giò, nem, chả. - Nứa, tre, trúc, hóp. - Tác giả dùng những từ ngữ đồng âm, gần nghĩa nhau để tạo nên sắc thái dí dỏm cho câu văn ® chính là chơi chữ. 9. Bài tập 3/SGK/ 156 Học sinh sưu tầm. Đọc, nhận xét. 10. Bài tập 4/ SGK/ 156 Bác Hồ đã sử dụng lối chơi chữ dựa vào hiện tượng đồng âm. -Khổ (đắng), tận (hết), cam (ngọt), lai (đến). Khổ tận cam lai: Hết khổ sở là đến sung sướng 4-Củng cố - HDVN: -Khái quát lại nội dung chính của bài. -Về nhà: +Học bài cũ nắm nội dung. +Làm bài tập. +Chuẩn bị bài: Ôn tập tác phẩm trữ tình. Ngày soạn: Ngày giảng: TIẾT 36- 38: RÈN KỸ NĂNG LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Củng cố kiến thức cách làm bài biểu cảm về tác phẩm văn học. - Rèn kỹ năng làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. B-NỘI DUNG: 1-Tổ chức: .. 2-Kiểm tra: Kết hợp trong giờ 3-Bài mới: Giáo viên giới thiệu. Đọc bài văn: Cảm nghĩ về một bài ca dao? Bài cảm nghĩ có mấy đoạn? Tác giả cảm nhận như thế nào về 2 câu đầu? Câu 3,4 tác giả tưởng tượng? Câu 5, 6 tác giả cảm nhận về hình ảnh nào? Hai câu cuối tác giả cảm nghĩ về hình ảnh nào? Em hiểu thế nào là biểu cảm về tác phẩm văn học? Phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm Thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.. Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm tưởng về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. HS lập dàn bài cho đề văn. HS lập dàn bài cho đề bài. I- NỘI DUNG - Cảm nghĩ về tác phẩm tất nhiên bắt nguồn từ tác phẩm và sự suy nghĩ, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Những cảm nghĩ ấy có thể: + Cảm xúc về cảnh, người trong tác phẩm. + Cảm xúc về tâm hồn con người, số phận nhân vật trong tác phẩm. +Cảm xúc về vẻ đẹp ngôn từ của tác phẩm. +Cảm xúc về tư tưởng của tác phẩm. - Nên tập kể lại sự việc trong tác phẩm, tập miêu tả cảnh tượng trong bài, làm cơ sở phát biểu cảm nghĩ. - Học sinh cấn có ấn tượng tổng thể về tác phẩm, về nhân vật chính hoặc về phong cảnh....để nói lên cảm xúc. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học: 1-Ngữ liệu: Bài văn: Cảm nghĩ về một bài ca dao. (HS đọc liền mạch bài ca dao gồm 8 câu). - Đây là bài văn hồi tưởng. Nhà văn hồi tưởng lại cảm xúc của mình khi đọc bài ca dao và những ấn tượng do bài ca dao gợi lên. “Cảnh minh hoạ” ở đây là minh hoạ trong SGK thời trước. Tranh minh hoạ vẽ người đàn ông mặc áo dài, đội khăn (Nhưng ta vẫn có thể tưởng tượng lời trong bài ca là lời cô gái nhớ đến người yêu...) -Bài cảm nghĩ này có 4 đoạn. Mỗi đoạn nói về hai câu lục bát trong bài. * Hai câu đầu: Cảm nhận về một người đàn ông, thậm chí là người quen nhớ quê. Đây là cảnh giả định, cụ thể hoá, đặt mình vào trong cảnh để thể nghiệm, bày tỏ cảm xúc. Nếu tưởng tượng là cô gái thì lại khác.. * Câu 3,4: Tưởng tượng cảnh ngóng trông và tiếng kêu, tiếng nấc của người trông ngóng. * Câu 5, 6: Cảm nghĩ về sông Ngân Hà - con sông chia cắt – con sông nhớ thương đối với Ngưu Lang, Chức Nữ. * 2 câu cuối: Cảm nghĩ về sông Tào Khê, hình ảnh con sông chảy xiết, nước không bao giờ cạn. Þ Biểu cảm về tác phẩm văn học là phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học thông qua các biện pháp tưởng tượng, liên tưởng, suy luận. 2-Kết luận: - Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó. - Bố cục: 3 phần. +MB: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh giao tiếp (tiếp xúc với tác phẩm). +TB: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên. +KB: Ấn tượng chung về tác phẩm. 3. Đề văn: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng. *Dàn ý: - Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và cảm nghĩ chung của em. +Cảnh khuya (Rằm tháng giêng) là một bài thơ.... +Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào thời kỳ... -Thân bài: Nêu cảm nghĩ của em: - Cảm nhận, tưởng tượng về hình tượng thơ trong tác phẩm. - Cảm nghĩ về từng chi tiết (theo thứ tự trước, sau). - Cảm nghĩ về tác giả của bài thơ. +Đọc bài cảnh khuya, em thấy một bức tranh thiên nhiên hiện ra trong tâm trí... +Hai câu thơ .... - Kết bài: Tình cảm của em đối với bài thơ. +Bài thơ cho thấy Bác Hồ là một nhà cách mạng, một nhà thơ.... +Qua bài thơ ta thấy Bác Hồ là một con người lạc quan, yêu đời... II- LUYỆN TẬP 1.Bài tập 1/SGK 148: -Em có cảm nghĩ gì? -Hãy kể lại và miêu tả những gì đã làm cho em có những cảm nghĩ trên? 2. Bài tập 2/SGK 148: a.Mở bài: -Giới thiệu tên bài thơ. Hoàn cảnh ra đời (ngắn gọn). -Tác giả, hoàn cảnh tiếp xúc: Được học về bài thơ. b.Thân bài: Cảm xúc chủ đạo của bài thơ: Tình yêu quê hương sâu đậm của tác giả. - Thái độ, tình cảm của em đối với tác giả (nhân vật trữ tình trong bài thơ). c.Kết bài: Cảm xúc ấn tượng về tác phẩm (đánh giá). 4-Củng cố - HDVN: -Khái quát lại nội dung chính của bài. -Về nhà: +Học bài cũ nắm nội dung. +Làm bài tập. +Chuẩn bị bài: Tiếng gà trưa Ngày soạn: Ngày giảng: TIẾT 39-41 ÔN TẬP CHỦ ĐỀ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM ( 1945- 1975) A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Củng cố kiến thức về ba bài thơ hiện đại giai đoạn 1945-1975. - Nắm được nét đặc sắc về nghệ thuật được sử dụng trong bài. - Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, có ý thức giẵ gìn và bảo vệ đất nước. - Rèn kỹ năng phân tích, cảm thụ thơ trữ tình. B-NỘI DUNG: 1-Tổ chức: .. 2-Kiểm tra: Nội dung tiết trước. 3-Bài mới: Nêu một vài nét chính về tác giả ? Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ? Nêu nội dung chính của bài thơ ? Cảnh đẹp ở hai câu thơ đầu ? Phong thái ung dung, lạc quan của Bác được thể hiện trong hai câu thơ sau như thế nào ? GV chốt lại. Khái quát những nét chính về tác giả, tác phẩm? Cảm hứng của người chiến sỹ được khơi nguồn từ đâu? HS đọc khổ thơ. Tác giả đã nhớ lại những kỉ niệm gì thời thơ ấu? Hình ảnh về người bà được thể hiện như thế nào? Những chi tiết trên cho ta thấy bà là người như thế nào? Tình bà cháu được thể hiện trong bài thơ ra sao? Khổ thơ kết bài có ý nghĩa gì? Khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Chọn học thuộc một đoạn của bài thơ khoảng 10 dòng? Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ. A-NỘI DUNG: I. VĂN BẢN CẢNH KHUYA VÀ RĂM THÁNG GIÊNG: ( HỒ CHÍ MINH) 1. Tác giả: - Hồ Chí Minh (1890-1969) là vị lãnh tụ vĩ đại; là danh nhân văn hoá thế giới; là nhà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12431901.doc
Tài liệu liên quan