* Hoạt động 3: Hình thành kiến thức mới.
Giáo viên giảng : Ở lớp 6,các em đã làm bài tập phân biệt phép lặp như một biện pháp tu từ và lỗi lặp do vốn từ nghèo nàn,diễn đạt rườm rà trùng lặp,lủng củng qua bài chữa lỗi từ.
? Phân biệt 2 ví dụ sau,ví dụ nào là phép lặp còn ví dụ nào là lốĩ lặp.
Treo bảng phụ.
VD1 : Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai,ai nhớ,bây giờ nhớ ai?
VD2: Em nấu cơm.Em rủa bát.Em quét nhà.Em làm mọi việc trong gia đình.
? Nêu cảm xúc của em khi đọc 2 câu ca dao và đoạn văn trên.
( Lưu ý phần đầu cô vừa giảng rồi phát hiện đâu là phép lặp,đâu là lỗi lặp từ)
9 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7: Điệp ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT :ĐIỆP NGỮ.
Người soạn : Nguyễn Lê Hải Anh
Ngày soạn :
Lớp dạy :
A.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm và các loại điệp ngữ.
- Phân tích được tác dụng của điệp ngữ trong văn bản cụ thể.
- Áp dụng được điệp ngữ để giải quyết bài tập và tạo lập văn bản.
2.Kỹ năng:
- Nhận biết được phép điệp ngữ.
- Sử dụng được phép điệp ngữ trong giao tiếp cụ thể,trong viết văn bản.
3.Thái độ:
- Học sinh nhận thức được vai trò của phép điệp trong hoạt động giao tiếp.
- Luôn có ý thức sử dụng phép điệp trong hoạt động giao tiếp một cách phù hợp.
B.CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : SGK,SGV,Tài liệu tham khảo,giáo án,đồ dùng giảng dạy,...
- Học sinh : SGK,vở soạn,đồ dùng học tập.
C.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Thời gian
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ:
Điền từ còn thiếu vào thành ngữ:
1 Chuột sa...
2.Nước mắt...
3.Có công ...có ngày nên...
4.Nhanh như....
5.Chuột chạy cùng...
Học sinh suy nghĩ trả lời
1.chĩnh gạo.
2.cá sấu.
3.mài sắt,nên kim
4.cắt-chớp-điện giật,sào.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới.
Đôi khi do sơ ý hoặc do vốn từ ngôn ngữ ít ỏi ta thường lặp lại một số từ ngữ khiến cho câu văn trở nên nặng nề,ý không thanh thoát.Đó là hiện tượng lặp lại vô thức,nó khác với hiện tượng lặp lại có ý thức,có chủ động,nhằm tạo nên ấn tượng mới mẻ có tính chất tăng tiến.Đó là biện pháp tu từ điệp ngữ.
I.Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ.
1.Khái niệm điệp ngữ:
a.Xét ví dụ :
(Treo bảng phụ)
VD1 : “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai,ai nhớ,bây giờ nhớ ai?”
VD2: Em nấu cơm.Em rủa bát.Em quét nhà.Em làm mọi việc trong gia đình.
- Nhận xét :
+ VD 1 : Phép lặp
+ VD 2 :Lỗi lặp.
=> Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu). Cách lặp như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
2.Tác dụng của điệp ngữ.
- Các từ lặp lại :
+ Nghe 3 lần:
Nghe Xao động nắng trưa
Bàn chân đỡ mỏi
Gọi về tuổi thơ.
-> Nhấn mạnh cảm giác,cảm xúc khi nghe tiếng gà trưa.
+ Vì 4 lần:
Vì Lòng yêu tổ quốc.
Xóm làn thân thuộc
Bà
Tiếng gà cục tác.
->Nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ(vì kỉ niệm những ngày thơ ấu,vì bà,vì quê hương tổ quốc.)
=> Tác dụng: làm nổi bật ý,gây cảm xúc mạnh.
II.Các dạng điệp:
1.Xét Vd:
Ví dụ
Hình thức điệp
Cách điệp
a,Nghe...
Nghe...
Nghe...
Lặp lại tiếng đầu của mỗi bài thơ
Điệp ngữ cách quãng
b,...rất lâu,rất lâu.
...khăn xanh,khăn xanh.
Sắp xếp các điệp ngữ
liên tiếp nhau.
Điệp ngữ nối tiếp
c,...thấy
Thấy....
;ngàn dâu...
Ngàn dâu...
Các từ cuối câu trước điệp đầu câu sau
Điệp ngữ chuyển tiếp( Điệp vòng)
2.Kết luận :
*Có 3 dạng điệp :
- Điệp ngữ cách quãng.
- Điệp ngữ nối tiếp
- Điệp ngữ chuyển tiếp( Điệp vòng)
* Hoạt động 3: Hình thành kiến thức mới.
Giáo viên giảng : Ở lớp 6,các em đã làm bài tập phân biệt phép lặp như một biện pháp tu từ và lỗi lặp do vốn từ nghèo nàn,diễn đạt rườm rà trùng lặp,lủng củng qua bài chữa lỗi từ.
? Phân biệt 2 ví dụ sau,ví dụ nào là phép lặp còn ví dụ nào là lốĩ lặp.
Treo bảng phụ.
VD1 : Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai,ai nhớ,bây giờ nhớ ai?
VD2: Em nấu cơm.Em rủa bát.Em quét nhà.Em làm mọi việc trong gia đình.
? Nêu cảm xúc của em khi đọc 2 câu ca dao và đoạn văn trên.
( Lưu ý phần đầu cô vừa giảng rồi phát hiện đâu là phép lặp,đâu là lỗi lặp từ)
? Qua ví dụ phân tích em hiểu thế nào là điệp ngữ ?
Lưu ý : Từ ngữ lặp lại có giá trị biểu cảm mới được gọi là điệp ngữ.
Thảo luận cặp đôi.
Đọc khổ thơ đầu và cuối bài “ Tiếng gà trưa”
? Trong 2 khổ thơ từ nào lặp lại?
? Tác dụng của việc lặp lại?
? Qua các VD phân tích trên điệp ngữ có tác dụng gì ?
Sử dụng bảng phụ ghi ví dụ Tiếng gà trưa và VD a và b SGK trang 52
? So sánh khổ đầu Tiếng gà trưa với điệp ngữ trong 2 ví dụ ở trên bảng.Tìm đặc điểm mỗi dạng ?
a.Trên đường hành quân xa
...
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
b.Anh đã tìm em rất lâu,rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh khăn xanh phơi đầy lán sớm
c.Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy.
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt 1 màu.
Bài tập nhanh: Hãy đặt tên gọi cho các dạng điệp ngữ :
( Thảo luận nhóm đưa ra kết quả)
a....là phép điệp ngữ mà ta sắp xếp các từ ngữ được điệp giãn cách nhau tạo ấn tượng nổi bật và tạo tính nhạc.
b....là phép điệp mà người ta sắp xếp các từ ngữ được điệp liên tiếp nhau,tạo ấn tượng mới mẻ có tính chất tăng tiến.
c....là điệp ngữ mà ở đó từ ngữ được điệp nằm cuối câu trên chuyển xuống đầu câu dưới tiếp,làm cho câu văn câu thơ liền nhau nhằm khắc sâu ấn tượng.
- Học sinh nghe giảng.
- Học sinh suy nghĩ trả lời:
VD 1 : Phép lặp
VD 2 :Lỗi lặp.
- Đọc câu ca dao thấy hay,thú vị,ấn tượng nhờ lặp lại “ nhớ ai”.Nhấn mạnh cảm xúc nhớ nhung của nhân vật trữ tình..
=> Điệp ngữ
- Đọc 4 câu văn xuôi thấy nặng nề,trùng lặp,rườm rà,..do lặp từ “ em “ đến 4 lần.
=> Lỗi lặp
- Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ .Cách lặp như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc bài.
- Học sinh thảo luận.
- Đại diện đưa ra ý kiến.
Học sinh suy nghĩ trả lời
Học sinh suy nghĩ trả lời.
Học sinh suy nghĩ trả lời
a.Điệp cách quãng.
b.Điệp nối tiếp.
c.Điệp vòng tròn
III. Luyện tập
Câu 1:
a.
- Điệp ngữ: một dân tộc đã gan góc, dân tộc đó.( điệp ngữ cách quãng)
- Tác dụng: Trong đoạn văn của Hồ Chí Minh, các điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh tinh thần đấu tranh của dân tộc và sự xứng đáng được hưởng quyền tự do độc lập của dân tộc ấy.
b.
- Điệp ngữ: 9 lần từ trông( điệp ngữ cách quãng)
- Tác dụng: Ý nhấn mạnh nỗi lo toan, trông chừng thời tiết, mong cho mưa thuận gió hòa để người nông dân được mùa, bội thu.
Câu 2: Điệp ngữ :
Ví dụ
Hình thức điệp
Kiểu điệp
a. ...xa nhau.Có thể xa nhau mãi mãi
Các từ “xa nhau” giãn cách nhau.
điệp ngữ cách quãng.
b....một giấc mơ.Một giấc mơ thôi.
Cuối câu là từ “ một giấc mơ” ,đầu câu là “một giấc mơ”
điệp ngữ chuyển tiếp.
Câu 3:
Việc lặp lại quá nhiều từ trong đoạn văn trên không phải là phép tu từ. Nó tạo ra cảm giác nặng nề, nhàm chán.
Có thể chữa lại như sau:
Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em dành khu đất ấy để trồng các loại hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng và cả hoa lay ơn nữa. Ngày Quốc tế phụ nữ, em hái chính những bông hoa ấy để tặng chị và mẹ của em.
Câu 4: Tham khảo đoạn văn sau:
* Hoạt động 4 : Luyện tập.
? Yêu cầu học sinh đọc đề bài 1
Hướng dẫn cùng học sinh làm ví dụ a.
?Tìm điệp ngữ trong đoạn văn a.
? Nêu tác dụng của điệp ngữ em vừa tìm được ?
? Phần b mời học sinh lên bảng chữa bài
? Đọc đề bài 2.
? Kẻ bảng mời học sinh lên điền vào cột như sau
Ví dụ
Hình thức điệp
Kiểu điệp
a...xa nhau.Có thể xa nhau mãi mãi.
b....một giấc mơ.Một giấc mơ thôi.
? Đọc đề bài 3.
- Cho học sinh thảo luận cặp đôi tìm ra hướng giải quyết.
Đọc đề bài.
Giáo viên đọc cho học sinh tham khảo.
Trong cuộc sống, mỗi người hẳn ai cũng có một sở thích nào đó. Người thích vẽ, người thích đàn, người thích đi du lịchriêng em, em thích đọc sách. Đọc sách thú vị lắm ! Sách mang lại cho em nhiều tri thức, tăng hiểu biết ở các lĩnh vực khác nhau. Không những vậy, đọc sách – đặc biệt là các cuốn sách văn học, truyện ngụ ngôn, truyện cổ tíchcòn giúp cho em biết thêm về cách đối nhân xử thế, cách sống đẹp và có ích hơn. Với em, đọc sách là một thú vui nho nhỏ, một cách thư giãn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống.
Học sinh đọc bài 1.
Nghe giảng và trả lời các câu hỏi.
Học sinh lên bảng là bài còn lại làm bài tập vào vở.
Học sinh đọc
Học sinh đọc.
Lên bảng làm phầna, b.
- Học sinh thảo luận tìm ra hướng giải quyết.
Học sinh đọc.
Học sinh lắng nghe và tìm ra điệp ngữ.
* Hoạt động 5 : Tổng kết.
- Kiến thức : Sơ đồ tổng kết bên dưới.
+ Lấy thêm các ví dụ
- Bài tập :
+ Làm các bài tập còn lại trong SGK.
+ Soạn bài tiếp theo :”Chơi chữ”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 13 Diep ngu_12400257.docx