Giáo án Ngữ văn 7 kỳ I

 Tiết 54: LUYỆN NÓI: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1.Kiến thức:

 - Củng cố kiến thức về cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.

 - Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về tác phẩm văn học.

 - Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học.

 - Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm về một tác phẩm văn học.

 2.Kĩ năng:

 *Kĩ năng chuyên môn:

 - Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học.

 - Biết cách bộc lộ tình cảm về một tác phẩm văn học trước tập thể.

 - Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về một tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ nói.

 *Kĩ năng sống: Giao tiếp, ra quyết đinh.

 3.Thái độ:

 Học sinh có tính mạnh dạn, tự tin, trình bày cảm nghĩ trước tập thể.

 4. Xác định nội dung trọng tâm:

 - Rèn luyện kĩ năng phát triển dàn ý thành bài nói theo chủ đề cảm nghĩ về tác phẩm văn học

 - Nắm được những yêu cầu khi trình bày văn nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.

 

doc348 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 kỳ I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỏi: Các em có hiểu biết gì về tác giả Hồ Chí Minh? - HS trả lời: Tuỳ vào hiểu biết của mình: Các em nói được một số nét về tiểu sử, sự nghiệp cảu Bác. - GV giới thiệu thêm: Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già kính yêu của dân tộc ta, không những là nhà chính trị, nhà quân sự tài ba, Bác còn là một nhà thơ lớn. Một số bài thơ của Bác tuy là bài thơ hiện đại nhưng lại rất đậm đà màu sắc cổ điển, từ thể thơ đến hình ảnh, ngôn ngữ. Để hiểu thêm một số nét nghệ thuật đặc sắc trong thơ Bác, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ Cảnh khuya. Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm. - HS đọc phần chú thích */SGK. - GV nêu câu hỏi: ? Nêu vài nét hiểu biết của em về tác giả Hồ Chí Minh? - HS trả lời: Là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một nhà văn, nhà thơ, một người chiến sĩ cách mạng, một danh nhân văn hóa thế giới..) - GV khái quát một số nét lớn về Hồ Chí Minh: Vị lãnh tụ vĩ đại, danh nhân văn hoá thế giới. * GV hướng dẫn HS đọc: Đọc diễn cảm, đúng nhịp bài thơ: câu 1(nhịp ¾); câu 2,3 (4/3); câu 4 (2/2/3) -> GV đọc mẫu -> HS đọc -> Nhận xét - GV hỏi: ? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? HS: Bài thơ được sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) tại chiến khu Việt Bắc. * Tích hợp kiến thức lịch sử lớp 9 (HKII: giai đoạn 1946 – 1954): ? Em hiểu biết gì về giai đoạn lịch sử này của đất nước ta? - HS: Đây là thời kì cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân ta đang ở vào giai đoạn khó khăn, gian khổ và thử thách. - GV nói thêm: Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt lực lượng chủ yếu của cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến. Bác Hồ của chúng ta đã trực tiếp ra mặt trận chỉ huy cuộc kháng chiến ? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Nhắc lại đặc điểm thể thơ? - HS trả lời: Thất ngôn tứ tuyệt: viết bằng chữ quốc ngữ. *Kết cấu: 2 câu đầu tả cảnh 2 câu sau thể hiện tâm trạng ->Năng lực hình thành: Năng lực tự học, lựa chọn các nguồn tài liệu, hình thành cách ghi nhớ của bản thân *Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu vẻ đẹp cảnh trăng rừng và tâm trạng của tác giả qua bài thơ Cảnh khuya. - HS đọc hai câu thơ đầu - GV nêu một số câu hỏi -> HS lần lượt trả lời: ? Nêu nội dung hai câu thơ đầu? - HS: Bức tranh khuya ở rừng Việt Bắc. ? Em nhìn và nghe thấy những gì trong bức tranh thiên nhiên “Cảnh khuya”? - HS: suối, tiếng nước suối chảy, ánh trăng, cây cổ thụ, bóng cây, hoa. ? Bức tranh thiên nhiên được Bác miêu tả ở thời điểm nào? -HS: Đêm khuya. ? Lúc đó không gian như thế nào? - HS: Yên Tĩnh. - Động não: ? Có gì độc đáo trong cách tả cảnh khuya ở lời thơ thứ nhất? - HS: Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, có nhiều hình ảnh thơ lung linh, kì ảo; Tả bằng ấn tượng âm thanh “tiếng suối”, dùng phép tu từ so sánh, từ ngữ gợi cảm, điệp từ có tác dụng miêu tả chân thực âm thanh, hình ảnh trong rừng đêm. - GV chốt: Miêu tả, hình ảnh thơ lung linh, so sánh, từ ngữ gợi cảm, điệp từ ? Cách tả này gợi một cảnh tượng như thế nào? HS: (Đêm trăng khuya giữa rừng già Việt Bắc yên tĩnh vắng lặng, chỉ có tiếng suối chảy từ xa vọng lại mà tác giả nghe như tiếng hát xa. Cách so sánh này làm cho núi rừng yên tĩnh trong đêm bỗng trở nên ấm cúng lạ thường. Tiếng đàn, tiếng hát đều làm cho đêm rừng bớt đi cái hoang sơ lạnh lẽo-> Thơ Hồ Chí Minh vừa cổ điển vừa hiện đại là vậy.) ? Từ nào được lặp lại ở câu thơ thứ hai, việc lặp lại có tác dụng gì ? HS: (Điệp từ “lồng”, gợi một bức tranh ba tầng “ánh trăng, cây cổ thụ , hoa” ->Gợi lên sự giao hòa quấn quýt giữa cảnh vật thiên nhiên, thiên nhiên, tạo vật được nhân hóa mang tính người). ? Như vậy hai câu thơ đầu đã tạo nên được một vẻ đẹp thiên nhiên như thế nào? – HS trao đổi, phát biểu. - GV khái quát 2 câu đầu: Bức tranh khuya ở chiến khu Việt Bắc với bốn nét vẽ (suối, trăng, cây cổ thụ, hoa) tả ít, gợi nhiều làm hiện lên cái hồn cảnh vật núi rừng một đêm thu về khuya hơn 50 năm về trước, một vẻ đẹp cổ điển. Biểu hiện một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại, một tình yêu thiên nhiên chan hòa dạt dào của Hồ Chí Minh trong kháng chiến gian khổ. - HS đọc 2 câu sau. ? Giới thiệu nội dung của 2 câu? (Tâm trạng của tác giả trong đêm trăng khuya ở Việt Bắc). GV: Trong thơ Bác thiên nhiên không tách khỏi con người mà hòa hợp với con người. Con người trong thơ Bác là con người vừa say đắm thiên nhiên, vừa là con người lo toan công việc cách mạng. ? Theo em, lời thơ nào diễn tả điều này? ? Trong hoàn cảnh “Cảnh khuya như vẽ” thì “người chưa ngủ” vì lý do gì? HS: (chưa ngủ là để thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên: Cảnh khuya với ánh trăng sáng, tiếng suối như tiếng hát. Điều đó phản ánh được tâm hồn say đắm, hòa hợp với thiên nhiên của tác giả). ? Lời thơ sau “người chưa ngủ” vì lo nỗi nước nhà. Em hiểu tâm sự lo nỗi nước nhà của Bác như thế nào? HS: (lo cho cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ sao cho nhanh đến ngày thắng lợi). ? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở hai câu thơ này ? Em có nhận xét gì về từ ngữ được sử dụng ở đây? HS: ->Nghệ thuật so sánh, điệp từ, từ ngữ gợi cảm. ? Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì? HS: (diễn tả cảm xúc của tác giả vừa tha thiết với vẻ đẹp của thiên nhiên, vừa tha thiết với vận mệnh của dân tộc hay nói cách khác thể hiện tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu đất nước trong tâm hồn Hồ Chí Minh). GV: Hai câu cuối diễn tả một cách bình dị mà thấm thía tình yêu thiên nhiên thiết tha, tình yêu nước sâu sắc, ở đây tâm hồn thi sĩ đã hòa hợp với lí tưởng chiến sĩ như Bác đã nói “Một ngày mà Tổ quốc chưa được thống nhất, đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. *Tích hợp: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ - Ngữ văn 6 (HKII). ->Năng lực hình thành: Năng lực giải quyết vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập Năng lực sáng tạo: Hình thành ý tưởng, dựa trên các nguồn thông tin đã có. *Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập. - Sử dụng kĩ thuật thảo luận nhóm, trình bày 1 phút: ? Khái quát những nét nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng ở bài thơ? Nêu ý nghĩa của bài thơ? - HS thảo luận nhóm 2 phút, đại diện trình bày trong thời gian một phút, nhóm khác bổ sung, GV khái quát. ? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Em hiểu gì về tâm hồn, phong thái của Bác Hồ trong hoàn cảnh ấy ? HS: (Tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước và phong thái ung dung, niềm lạc quan cách mạng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh). - Giáo dục tình yêu thiên nhiên, lòng tự hào về vị lãnh tụ, nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. - Biết yêu quý, trân trọng phẩm chất cao quý của Bác thể hiện qua bài thơ. Học tập và làm theo tấm gương của Bác. - GV khái quát toàn bộ nội dung bài học - HS đọcghi nhớ SGK. *Hướng dẫn luyện tập: ? Hãy đọc một số bài thơ của Bác viết về trăng hoặc thiên nhiên mà em biết? - HS trình bày ->GV liên hệ mở rộng. ->Năng lực hình thành: Năng lực sáng tạo: Hình thành ý tưởng, dựa trên các nguồn thông tin đã có. I-Tìm hiểu chung: 1)Tác giả: Hồ Chí Minh (1890-1969). 2)Tác phẩm: - Cảnh khuya: 1947 ‘ - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt. II-Đọc, hiểu văn bản: 1)Bức tranh cảnh khuya. Tiếng suối trong nhưxa Trăng lồng cổ lồng hoa ->Miêu tả, hình ảnh thơ lung linh, so sánh, từ ngữ gợi cảm, điệp từ =>Thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng, gần gũi với cuộc sống con người 2)Hình ảnh con người trong cảnh khuya. Cảnh khuya như chưa ngủ Chưa ngủ vì lonước nhà ->Nghệ thuật so sánh, điệp từ, từ ngữ gợi cảm. =>Tình yêu thiên nhiên gắn với tình yêu đất nước trong tâm hồn Hồ Chí Minh. III.Tổng kết; - Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, hình ảnh thơ lung linh, kì ảo; phép tu từ so sánh, điệp từ; sáng tạo về nhịp điệu ở câu 1,4. - Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện một đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Chí Minh: sự gắn bó, hòa hơp giữa thiên nhiên và con người. IV.Luyện tập: IV. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH 1.Bảng mô tả các mức độ nhận thức: Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Nhận diện kiến thức về thể thơ. Hiểu vẻ đẹp nổi bật trong hai câu thơ đầu. Vận dụng sưu tầm một số bài thơ của cùng tác giả viết về cùng chủ đề. Viết đoạn văn 2.Câu hỏi, bài tập kiểm tra/ đánh giá: *Mức độ nhận biết: Câu hỏi: Bài thơ “Cảnh khuya” được làm theo thể thơ nào? A. Thất ngôn bát cú B.Thất ngôn tứ tuyệt C. Lục bát D. Ngũ ngôn tứ tuyệt -> Đáp án: B *Mức độ thông hiểu: Câu hỏi: Vẻ đẹp hai câu thơ đầu của bài thơ Cảnh khuya là gì? A. Sử dụng có hiệu quả phép so sánh và nhân hoá. B. Miêu tả âm thanh tinh tế và hình ảnh sinh động. C. Vận dụng sáng tạo những hình ảnh quen thuộc của thơ Đường thi. D. Kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm trực tiếp. -> Đáp án: B *Mức độ vân dụng: Câu hỏi: Hãy sưu tầm một số bài thơ khác về của Hồ Chí Minh nói về ánh trăng? -> Đáp án: Đi thuyền trên sông đáy, Tin thắng trận *Mức độ vân dụng cao: Câu hỏi: Hãy viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về bài thơ Cảnh khuya (5 – 7 câu). -> Đáp án: HS viết đoạn văn có nghĩa, đúng chủ đề, đảm bảo hình thức, nội dung đoạn văn. V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ - Học thuộc lòng bài thơ - Nắm vững giá trị nội dung, ý nghĩa của bài thơ - Học tập theo tấm gương của Bác - Chuẩn bị bài: Từ trái nghĩa + Đọc kĩ nội dung bài học, các ví dụ (SGK). + Trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu nội dung bài học. + Sưu tầm thêm những câu tục ngữ, câu thơ có sử dụng từ trái nghĩa. *RÚT KINH NGHIỆM: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ******************************** Tiết 42: N.S: 06/11/2017 N.G:08 /11/2017 TỪ TRÁI NGHĨA I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Khái niệm từ trái nghĩa. - Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản. 2. Kĩ năng: * Kĩ năng chuyên môn: - Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản. - Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh. * Kĩ năng sống: Giao tiếp, ra quyết định. 3. Thái độ: Ý thức sử dụng từ trái nghĩa. 4. Xác định nội dung trọng tâm: - Khái niệm từ trái nghĩa. - Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản. - Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh. 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: Tiếp nhận văn bản, giao tiếp Tiếng Việt, nhận diện từ trái nghĩa, sử dụng từ ngữ, mở rộng vốn từ. 6.Địa chỉ tích hợp: - Tích hợp với ca dao, dân ca : Những câu hát châm biếm, những câu hát than thân, bài thơ: bánh trôi nước (Ngữ văn 7- tập I) II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1.Giáo viên : + SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức + Tìm hiểu kĩ nội dung bài, chuẩn kiến thức, soạn bài + Hướng dẫn HS chuẩn bị bài. 2.Học sinh : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên, bảng phụ. III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: 1. Bài cũ: ? Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ? ? Đặt một câu có sử dụng từ đồng nghĩa hoàn toàn, một câu với từ đồng nghĩa không hoàn toàn? Đáp án và biểu điểm: - Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. (3 điểm) - Cho ví dụ: trái, quả; chết, từ trần; cha, ba, bố (2 điểm) - Đặt hai câu đúng ngữ pháp, nội dung trong sáng, đúng yêu cầu (mỗi câu 2,5 điểm). 2)Bài mới: GV khổi động giới thiệu bài mới: - Từ phần trả lời bài cũ của HS, các em đặt câu có sử dụng từ đồng nghĩa trên bảng đen. - GV yêu cầu HS qua sát để nhắc lại và chỉ rõ từ nào là từ đồng nghĩa - GV dùng phương pháp đặt câu hỏi: ? Những từ đó có nghĩa như thế nào với nhau? - HS trả lời: Có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau - GV nói : Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần nhau nhau. Khác với từ đồng nghĩa, có những từ có nghĩa trái ngược nhau - gọi là từ trái nghĩaVậy thế nào là từ trái nghĩa, việc sử dụng từ trái nghĩa mang lại tác dụng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay - HS sẽ thấy được sự trái ngược giữa từ trái nghĩa với từ đồng nghĩa, hứng thú trong việc tìm hiểu bài mới để hiểu về từ trái nghĩa. Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu KN từ trái nghĩa. - GV treo bảng phụ ghi bản dịch thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Tương Như và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Trần Trọng San. - HS đọc ví dụ trên bảng phụ. - Phân tích tình huống mẫu: ? Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học hãy hãy chỉ ra các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau ở 2 ví dụ trên ? - HS: Ngẩng >< trở lại. - GV nêu một số câu hỏi: ? Cặp từ “ngẩng-cúi” diễn tả một động tác hoạt động như thế nào? ? Cặp từ “trẻ-già” trái nghĩa nhau về điều gì - HS: Trái nghĩa nhau về tuổi tác (tính từ). ?Cặp từ “đi-trở lại” trái nghĩa nhau về hoạt động gì? ? Nhận xét về nghĩa của các cặp từ trên ? Các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau người ta gọi là từ gì ? ? Chúng thuộc những từ loại nào đã học ? - HS lần lượt trả lời - GV chốt và nói thêm: Từ trái nghĩa phần lớn thuộc động từ, tính từ. - HS nêu yêu cầu câu hỏi 2/SGK ? Trong các từ “cau già”, “rau già” thì “già” ngoài nghĩa trái với trẻ như trên, nó còn trái nghĩa với từ nào nữa? - HS: (non). ? Tìm từ có nghĩa trái ngựơc với từ “già” trong trường hợp “rau già”, “cau già”? ? Các cặp từ này trái nghĩa với nhau về cái gì? ? Từ “già” thuộc từ loại gì đã học ? (tính từ). ? Từ “già” có những nghĩa nào? HS: (2 nghĩa: tuổi cao (tuổi già - tuổi trẻ); quá lứa (rau già – rau non)) -> Từ nhiều nghĩa -> Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. - GV: Các cặp từ trên có nghĩa trái ngựơc nhau gọi là từ trái nghĩa, chúng thường thuộc động từ, tính từ. ? Qua tìm hiểu các VD trên, em hiểu thế nào là từ trái nghĩa? - HS đọc ghi nhớ 1/ SGK. ? Kể tên một số cặp từ trái nghĩa, đặt câu với mỗi cặp từ trái nghĩa vừa tìm ? - GV chốt: Từ trái nghĩa như tên gọi của nó là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Nói như vậy có nghĩa là các từ trái nghĩa biểu thị những hoạt động, tính chất sự vật trái ngược nhau. Sự trái ngược nhau về nghĩa là dựa trên một cơ sở, một tiêu chí nhất định. Trên cơ sở, tiêu chí đó các từ trái nghĩa nằm ở 2 cực đối lập nhau. Ví dụ: + Dài-ngắn: Trái nghĩa về chiều dài + Cao -thấp: Trái nghĩa nhau về chiều cao + Sạch-bẩn: Trái nghĩa nhau về phương diện vệ sinh. + Hiền-ác: Trái nghĩa nhau về tính cách. - Hiện tượng trái nghĩa không phải bao giờ cũng xẩy ra với toàn bộ ý nghĩa của một từ mà có tính chất bộ phận, tức là một từ có thể tham gia vào các dãy từ trái nghĩa khác nhau. Ví dụ: Lành : Áo lành - áo rách Bát lành – bát sứt Tính lành – tính dữ Vị thuốc lành - vị thuốc độc - Các cặp từ trái nghĩa thường có khả năng tổ hợp cú pháp giống nhau. Trong một cặp từ trái nghĩa nếu từ này có thể tổ hợp với từ nào đó thì từ kia cũng có thể tổ hợp được với từ đó. Ví dụ: người cao- người thấp Giá cao – giá hạ Tuy nhiên không thể nói: trình độ cao - trình độ hạ. GV chuyển ý: Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì ? ->Năng lực hình thành: - Năng lực giải quyết vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập - Năng lực sáng tạo: Hình thành ý tưởng, dựa trên các nguồn thông tin đã có. *Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu việc sử dụng từ trái nghĩa. - GV nêu câu hỏi: ? Các cặp từ trái nghĩa dùng trong các bài thơ (phần I) để thực hiện phép tu từ nào? - HS trả lời: (phép đối). - Động não: - GV nêu câu hỏi: ? Phép tu từ ấy có tác dụng gì trong việc diễn đạt ý của bài thơ? - HS suy nghĩ trả lời: + Bài 1 Tĩnh dạ tứ: Tạo hình ảnh tương phản diễn ra 2 tư thế, 2 tâm trạng trong một con người thi nhân Lí Bạch. + Bài 2 Hồi hương ngẫu thư: Đối lập về tuổi tác, vóc dáng của con người khi rời quê còn rất trẻ, nay trở về đã già hình dáng không còn như trước. - GV: Ngoài ra còn làm cho lời nói, câu văn-thơ thêm sinh động. ? Vậy sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng như thế nào trong khi nói, viết ? - HS trả lời: Từ trái nghĩa tạo phép đối; tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh. - GV chốt: Từ trái nghĩa tạo phép đối; tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh.Làm cho lời nói, câu văn, câu thơ thêm sinh động. ? Tìm một số thành ngữ sử dụng từ trái nghĩa, nêu tác dụng việc dùng các từ trái nghĩa ấy? - HS tìm, nêu tác dụng. - GV khái quát: Từ trái nghĩa được dùng trong các phép tu từ nào? Có tác dụng gì? - HS đọc ghi nhớ 2 SGK/tr 128. =>Tích hợp với ca dao, dân ca : Những câu hát châm biếm, những câu hát than thân, bài thơ: bánh trôi nước.Ngữ văn 7 ? Kể một số bài thơ, văn bản đã học có sử dụng từ trái nghĩa ? – Ca dao: Thân cò lên thác xuống ghềnh.. - Số cô chẳng giàu thì nghèo - Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dặc dầu tay kẻ nặn. - GV củng cố thêm về tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa bằng đoạn thơ: Thiếu tất cả ta giàu dũng khí Sống chẳng cúi đầu; chết vẫn ung dung Giặc muốn ta nô lệ ta lại hóa anh hùng Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo. (Tố Hữu) * GV: Từ trái nghĩa không chỉ được dùng trong thơ văn, còn được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, làm cho lời nói thêm sinh động, có hình ảnh, có sức gợi cảm. Cần chú ý vận dụng cho phù hợp để mang lại hiệu quả. Từ trái nghĩa còn được dùng như một phương tiện để chơi chữ (Tiết 58). - GV khái quát lại toàn bộ nội dung bài học. -HS đọc 2 ghi nhớ Sgk/ tr 128. - HS tự nhận thức, sử dụng từ trái nghĩa trong giao tiếp phù hợp, mang lại hiệu quả. ->Năng lực hình thành: Năng lực giải quyết vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập. - Năng lực sáng tạo: Hình thành ý tưởng, dựa trên các nguồn thông tin đã có. *Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. - HS đọc yêu cầu bài tập 1 (trên bảng phụ) - HS thảo luận nhóm bàn (1 phút), đại diện trả lời, GV nhận xét. - HS đọc bài tập 2, GV nêu lại yêu cầu. + 2 HS lên bảng làm, HS còn lại làm vào vở nháp + HS khác nhận xét, GV kết luận. - GV hướng dẫn HS làm miệng BT 3. - GV nêu yêu cầu BT 4. Yêu cầu tất cả HS thực hiện viết đoạn văn 3->5 câu vào vở nháp. - GV chọn một số đoạn văn cho HS đọc. - HS khác nhận xét, GV nhận xét, sữa chữa. ->Năng lực hình thành: Năng lực hợp tác: Chủ động đề xuất hình thức hợp tác. I-Thế nào là từ trái nghĩa: 1)Xét các ví dụ: *Ví dụ 1: a)Ngẩng >< cúi àHoạt động của đầu theo hướng lên xuống (động từ). b)Trẻ >< già àTrái nghĩa nhau về tuổi tác (tính từ). - Đi >< trở tại. àTrái nghĩa nhau về sự di chuyển. (động từ). =>Các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau => Từ trái nghĩa. *Ví dụ 2: Cau già >< cau non Rau già >< rau non àTrái nghĩa nhau về tính chất (tính từ). àCác cặp từ trên có nghĩa trái ngược nhau. ->Từ nhiều nghĩa. => Từ trái nghĩa. *Ghi nhớ 1: (SGK). Ví dụ: Nắng - mưa Sáng - tối Trong - ngoài Sống- chết Đặt câu: -Bạn ấy xấu người nhưng tốt nết. -Mẹ phải vất vả ngược xuôi để kiếm tiền nuôi anh em tôi ăn học. - Cậu nhớ điều tớ vừa kể sống để bụng chết mang theo nhé. II-Sử dụng từ trái nghĩa: àTừ trái nghĩa tạo phép đối ->Tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh. àLàm cho lời nói, câu văn, câu thơ thêm sinh động. *Ví dụ : Ba chìm bảy nổi Chân cứng đá mềm Bên trọng bên khinh *Ghi nhớ 2: (SGK). III-Luyện tập: 1)Bài tập 1:Các cặp từ trái nghĩa: lành – rách; giàu – nghèo; đêm – ngày; sáng - tối; dài - ngắn. 2)Bài tập 2: Tìm từ trái nghĩa với từ đã cho. cá tươi - cá ươn a)tươi hoa tươi – hoa héo ăn yếu- ăn khỏe b)yếu học lực yếu –học l.giỏi chữ xấu - chữ đẹp c)Xấu đất xấu - đất tốt 3)Bài tập 4: Viết đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa. IV. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH 1.Bảng mô tả các mức độ nhận thức: Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Nhận diện được cặp từ trái nghĩa, không trái nghĩa trong câu. Hiểu được nét nghĩa của các cặp từ trái nghĩa. Vận dụng đặt câu Vận dụng kiến thức về từ trái nghĩa để viết đoạn văn. 2.Câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá: *Mức độ nhận biết: Câu hỏi: Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa ? A. trẻ -già B. sáng – tối C.sang - hèn D.chạy – nhảy -> Đáp án: D *Mức độ thông hiểu: Câu hỏi: Cặp từ trái nghĩa nào sau đây không gần nghĩa với cặp từ “im lặng - ồn ào”? A.tĩnh mịch – huyên náo B.đông đúc – thưa thớt C.vắng lặng - ồn ào D. lặng lẽ - ầm ĩ -> Đáp án: B *Mức độ vận dụng Câu hỏi: Đặt câu với các cặp từ trái nghĩa sau: a, sáng – tối: Mẹ em đi làm từ sáng sớm đến tối mịt mới về b, xấu – tốt: Cô ấy xấu người nhưng tốt nết. ->Đáp án: HS đặt câu với từ đã cho, câu có nghĩa, đúng ngữ pháp. *Mức độ vận dụng cao: Câu hỏi: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3 đến 5 câu, nội dung tự chọn) có sử dụng từ trái nghĩa, gạch chân dưới các từ trái nghĩa đó. ->HS tự viết đoạn văn. V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ: - Nắm chắc nội dung bài học, học thuộc ghi nhớ SGK. - Hoàn thành các bài tập vào vở bài tập. - Hoàn thành đoạn văn có sử dụng từ trái nghĩa. - Chuẩn bị bài: Rằm tháng giêng + Đọc văn bản nhiều lần + Tìm hiểu kĩ phần giải thích nghĩa của yếu tố Hán Việt trong bài thơ. + Trả lời các câu hỏi đọc – hiểu văn bản (SGK). *RÚT KINH NGHIỆM: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . *************************************** Tiết 43: N.S:07/11/2017 N.G:10/11/2017 RẰM THÁNG GIÊNG (Hồ Chí Minh). I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: - Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng; tâm hồn chiến sĩ – nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan của Hồ Chí Minh biểu hiện trong bài Rằm tháng giêng. - Hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. 2.Kĩ năng: * Kĩ năng chuyên môn: - Đọc – hiểu tác phẩm thơ hiên đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật - Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh. - So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và văn bản dịch bài thơ Rằm tháng giêng. * Kĩ năng sống: Giao tiếp, tự nhận thức, ra quyết định. 3.Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên, tự hào về vị lãnh tụ, nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. - Tích hợp đạo đức Hồ Chí Minh (Mức độ bộ phận): Sự kết hợp hài hòa giữa tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh. - Biết yêu quý, trân trọng phẩm chất cao quý của Bác thể hiện qua bài thơ. Học tập và làm theo tấm gương của Bác. 4. Xác định nội dung trọng tâm: - Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng; tâm hồn chiến sĩ – nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan của Hồ Chí Minh biểu hiện trong bài thơ Rằm tháng giêng. - Hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: Tiếp nhận, đọc hiểu văn bản, cảm thụ tác phẩm văn học. 6. Đại chỉ tích hợp: * Tích hợp kiến thức lịch sử lớp 9 (HKII: giai đoạn 1946 – 1954) II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1.Giáo viên : + SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức + Tìm hiểu kĩ nội dung bài, chuẩn kiến thức, soạn bài + Hướng dẫn HS chuẩn bị bài. 2.Học sinh : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên. III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: 1)Bài cũ: ? Đọc thuộc lòng bài thơ “Cảnh khuya” của tác giả Hồ Chí Minh. Nêu nghệ thuật, ý nghĩa của bài thơ ? Đáp án và biểu điểm: * HS đọc thuộc lòng đúng, đầy đủ nội dung, diễn cảm bài thơ (5 đ) * Giá trị nghệ thuật, ý nghĩa của bài thơ: (5 đ) + Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, hình ảnh thơ lung linh, kì ảo; phép tu từ so sánh, điệp từ; sáng tạo về nhịp điệu ở câu 1,4. + Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện một đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Chí Minh: sự gắn bó, hòa hơp giữa thiên nhiên và con người. 2)Bài mới: GV khỏi động giới thiệu bài: - GV chiếu bức tranh: Bác Hồ trực tiếp ra chỉ huy mặt trặt kháng chiến năm 1950 - Hỏi HS: Em biết gì về nội dung của bức tranh này - HS trả lời: Đây là hình ảnh Bác Hồ đang quan sát trận địa, bác trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến. - GV chiếu tiếp: Bức tranh cảnh ánh trăng khuya ở đêm rừng Việt Bắc - GV hỏi HS: Bức tranh miêu tả điều gì/ - HS trả lời: Cản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12428002.doc
Tài liệu liên quan