Tiết :26 * Bài dạy:
Hướng dẫn đọc thêm:
(Trích “ Chinh phụ ngâm khúc” )
I. MỤC TIÊU:
1 Kiến thức : Cảm nhận được nỗi sầu chia li sau phút chia tay, giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa, niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi và giá trị nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích “Chinh phu ngâm khúc”, bước đầu tìm hiểu thơ song thất lục bát.
2 Kỹ năng : Nhận diện và hiểu những hình ảnh nghệ thuật trong thơ cổ Việt Nam.
3 Thái độ: Giúp các em có được sự cảm thông đối với nỗi đau, nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hôi phong kiến và hiểu được bản chất của xã hội phong kiến.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của thầy : Đọc TLTK, SGK, SGV, soạn giáo án và bảng phụ.
2. Chuẩn bị của trò : Học bài cũ và soạn bài theo hướng dẫn ở tiết học trước.
132 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án: Ngữ văn 7 – Phân môn Văn - Học kì I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
câu, số chữ trong các câu và cách hiệp vần trong một khổ thơ ?
* GV nhận xét và chốt lại:
- Song thất : 2 câu 7 chữ.
- Lục bát : 1 câu 6 chữ, 1 câu 8 chữ.
=> 4 câu trong một khổ.
- Hỏi: Quan sát một khổ thơ, em hãy nhận xét về cách hiệp vần ?
* GV kết luận: ( GV treo bảng phụ để học sinh quan sát bài thơ)
Hiệp vần : (câu song thất) chữ cuối của câu thứ nhất vần với chữ thứ 5 của câu thứ 2.
- HS đọc phần chú thích * SGK tr: 91.
* Dự kiến trả lời :
Tác giả Đặng Trần Côn và dịch giả Đoàn Thị Điểm.
* Dự kiến trả lời :
- Tác giả Đặng Trần Côn:
( Khoảng 1710 à 1720 – 1745) Sống vào thời vua Lê chúa Trịnh.
Người làng: Nhân mục, nay thuộc Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Dịch giả: Đoàn Thị Điểm:
( 1705 – 1748), là một người phụ nữ tài sắc, người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc. Nay thuộc huyện Yên Mỹ, Hưng Yên.
- HS đọc văn bản SGK
- HS đọc các từ khó SGK tr 92.
- HS theo dõi GV chốt lại.
* Dự kiến trả lời :
Song thất : 2 câu 7 chữ.
- Lục bát : 1 câu 6 chữ, 1 câu 8 chữ.
=> 4 câu trong một khổ.
* Dự kiến trả lời :
Hiệp vần : (câu song thất) chữ cuối của câu thứ nhất vần với chữ thứ 5 của câu thứ 2.
a. Tác giả tác phẩm:
( Chú thích * SGK tr 91)
b. Đọc văn bản và tìm hiểu hiểu chú thích:
- Đọc văn bản
- Chú thích:
c.Thể thơ: song thất lục bát.
- Song thất : 2 câu 7 chữ.
- Lục bát : 1 câu 6 chữ, 1 câu 8 chữ.
=> 4 câu trong một khổ.
- Hiệp vần : (câu song thất) chữ cuối của câu thứ nhất vần với chữ thứ 5 của câu thứ 2.
12’
* Hoạt động2/ Tìm hiểu chi tiết:
2/ Tìm hiểu chi tiết:
- GV:gọi HS đọc 2 câu đầu
- Hỏi: Ở hai câu đầu, ta thấy 2 nhân vật trữ tình “chàng” và “thiếp” đang ở trong hoàn cảnh như thế nào ?
* GV nhận xét và chốt lại:
Hai người đã chia tay, đã xa cách hai nơi
- Hỏi: Cách nói “chàng thì đi” còn “thiếp thì về” tác giả đã vận dụng biện pháp tu từ gì?
Hãy nêu ý nghĩa của cách nói đó?
* GV nhận xét và chốt lại:
Tương phản, đối nghĩa, hai vợ chồng đang gắn bó với nhau nay bị bắt buộc phải chia ly, người đi, người ở đều mang một nỗi sầu, dằng dặc, miên man.
- GV gọi HS đọc hai câu thơ tiếp theo.
- Hỏi: Theo em, từ “đoái” trong câu thơ thứ ba có nghĩa là gì? Tại sao lại “đoái trông theo”?
* GV nhận xét và chốt lại:
“ Đoái”, “ngoảnh lại”.
Đoái trông theo : người vợ đã quay về những vẫn còn ngoảnh lại nhìn, cái nhìn đầy nỗi lưu luyến, bịn rịn, không muốn rời xa.
- Hỏi: Ở khổ thơ này hình ảnh “mây biếc”, “núi xanh” có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia ly?
* GV nhận xét và chốt lại:
Nỗi sầu như nhuốm cả vào trong cảnh, sự buồn bã, nhớ thương trong lòng người chinh phụ đã nặng nề nay phủ thêm màu biếc của trời mây, trải vào màu xanh của núi ngàn. Hình ảnh “mây biếc, núi xanh”
à Hình ảnh đã góp phần lên độ lớn, mênh mông cái tầm vũ trụ của nỗi sầu chia li.
- Hỏi: Như vậy, thực tế chia ly và nỗi sầu chia ly được diễn tả như thế nào trong khổ thơ thứ nhất ?
è GV: Thực trạng chia ly đã diễn ra để chàng thì vào cõi xa vất vả với bao hiểm nguy đang chờ, thiếp sẽ về với cảnh vò võ cô đơn. Hai người đã chia tay, đã xa cách hai nơi, khiến người chinh phụ cảm thấy nỗi nhớ thương, trống vắng, buồn bã dường như phá lên cả vũ trụ.
- Hỏi: Vậy ở không gian mênh mông ấy thì tâm trạng con người như thế
nào ?
* GV nhận xét và chốt lại:
Con người cảm thấy lẻ loi, đơn chiếc.
- GV:gọi HS đọc 4 câu tiếp theo.
- Hỏi: Ở bốùn câu thơ khổ 2, nỗi sầu chia ly được gợi tả thêm bằng cách nói như thế nào ? Nhận xét nghệ thuật cuả cách nói này?
* GV nhận xét và chốt lại:
Cách nói tương phản, đối nghĩa “Chàng còn ngoảnh lại, thiếp hãy trông sang”
Hỏi: Trong khổ thơ này địa danh Hàm Dương và Tiêu Tương được nhắc lại 4 lần và cặp câu lục bát tác giả đã đảo vị trí hai địa danh. Vậy cách sử dụng điệp từ và đảo từ như trên có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia ly?
è GV : Từ “cách” được nhắc lại, được nhấn mạnh giữa hai địa danh làm cho nỗi nhớ và nỗi sầu càng day dứt như xoáy vào cả tim gan kẻ ở, người đi. Hai đại danh này cứ trở đi trở lại
à nỗi nhớ về sự cách ngăn được diễn tả bằng những cách ngăn
à ước lệ chỉ sự xa cách nghìn trùng
à không gian mênh mông làm cho người ở lẻ loi, cô độc, người đi thì vời vợi cách xa.
- Hỏi: Cũng nói về sự cách ngăn nhưng sự cách ngăn ở khổ thơ thứ hai có gì khác với khổ thơ thứ nhất ?
* GV nhận xét và chốt lại:
Cũng nói về sự chia li nhưng chia li ở đây chia li về cuộc sống, do hoàn cảnh chiến tranh mang lại nhưng vẫn gắn bó thiết tha cực độ à lời thơ không chỉ gợi sự chia li mà còn nói lên sự oán ăm, nghịch chướng : gắn bó mà không được gắn bó, gắn bó mà phải chia li.
- GV gọi học sinh đọc lại đoạn thơ cuối.
- Hỏi: Tiếp tục nói về nỗi cách xa nhưng ở khổ 3 nỗi sầu chia ly được diễn tả như thế nào ? Ta thấy cách dùng từ ngữ ấy có ý nghĩa gì?
* GV nhận xét và chốt lại:
- Dùng điệp từ, điệp ý và điệp ngữ liên hoàn (cũng, thấy ngàn dâu, những mấy)
- Cách nói đối nghĩa (lòng chàng _ ý thiếp )
à Nhấn mạnh sự quyến luyến của hai người cùng tâm trạng, mang nỗi sầu muộn (cùng trông lại – cùng chẳng thấy)
- Nhấn mạnh sự ngăn cách giữa hai người : những _ mấy à không phải chỉ cách ngăn bởi một nương dâu mà những mấy và mấy ngàn.
=> Nỗi sầu thăm thẳm, mênh mang không chỉ nhuốm cà vào mây trời núi non mà còn trãi rộng vào cái màu xanh bát ngát, mênh mông của ngàn dâu.
- Hỏi: Ta thấy màu xanh thường gợi lên niềm hi vọng, nhưng màu xanh trong khổ thơ này có ý nghĩa gì, có gợi lên niềm hi vọng không?
* GV nhận xét và chốt lại:
Màu xanh ở đây không liên quan gì đến niềm hi vọng mà chỉ là màu để gợi tả cảnh trời cao, đất rộng, mênh mông
à nơi gửi gắm, lan tỏa nỗi sầu chia li.
- Hỏi: Vậy “màu xanh của ngàn dâu” có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li ?
* GV nhận xét và chốt lại:
Nỗi sầu chia li thật da diết cồn cào và ngày càng tăng tiến như các sắc độ của màu xanh (mây biếc, núi xanh, xanh xanh, xanh ngắt)
- Hỏi: Khổ ba không nhắc đến địa danh như khổ hai, vậy cách diễn đạt có ý nghĩa
gì ?
* GV nhận xét và chốt lại:
Diễn tả sự xa cách không còn giới hạn, người ra đi đã cách xa tới độ hoàn toàn mất hút vào ngàn dâu, vào chốn xa xám, mịt mù.
- Hỏi: Câu thơ cuối mang hình thức nghi vấn “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai” có ý nghĩa gì ?
* GV nhận xét và chốt lại:
Hỏi người nhưng để hỏi chính mình, không mang ý nghĩa so đo về nỗi sầu muộn mà nhấn mạnh nỗi sầu của người chinh phụ : Chữ “sầu” ở câu cuối có vai trò đắc lực, đúc kết nỗi sầu chia li.
à Núi sầu, khối sầu cho cả đoạn thơ.
- Hỏi: Hãy chỉ ra một cách đầy đủ các kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ và nêu lên tác dụng biểu cảm của các điệp Ngữ ấy ?
* GV nhận xét và chốt lại:
+ Điệp từ (chàng thì, thiếp cách, Hàm dương, Tiêu Tương, cùng )
+ Điệp ngữ ( Sự lặp lại ở 3 khổ thơ, các sắc độ xanh)
+ Điệp ngữ liên hoàn ( khổ)
=> Cách vận dụng điệp ngữ đều đặn trong các câu thơ đã tạo nên, âm điệu, tiết tấu nhịp nhàng phù hợp với tình cảm của nhân vật trữ tình và tạo nên khúc nhạc cho khúc ngâm.
- HS đọc 2 câu đầu
* Dự kiến trả lời :
Hai người đã chia tay, đã xa cách hai nơi.
* Dự kiến trả lời :
Tương phản, đối nghĩa, hai vợ chồng đang gắn bó với nhau nay bị bắt buộc phải chia ly, người đi, người ở đều mang một nỗi sầu, dằng dặc, miên man.
- Học sinh đọc hai câu thơ tiếp theo.
* Dự kiến trả lời :
“ Đoái”, “ngoảnh lại”.
Đoái trông theo : người vợ đã quay về những vẫn còn ngoảnh lại nhìn, cái nhìn đầy nỗi lưu luyến, bịn rịn, không muốn rời xa.
* Dự kiến trả lời :
Nỗi sầu như nhuốm cả vào trong cảnh, sự buồn bã, nhớ thương trong lòng người chinh phụ đã nặng nề nay phủ thêm màu biếc của trời mây, trải vào màu xanh của núi ngàn. Hình ảnh “mây biếc, núi xanh” à Hình ảnh đã góp phần lên độ lớn, mênh mông cái tầm vũ trụ của nỗi sầu chia li.
* HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1:.
+ Nhóm 2:.
+ Nhóm 3:
+ Nhóm 4:
- Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Ghi phần GV chốt lại.
* Dự kiến trả lời :
Con người cảm thấy lẻ loi, đơn chiếc.
- HS đọc 4 câu tiếp theo.
* Dự kiến trả lời :
Cách nói tương phản, đối nghĩa “Chàng còn ngoảnh lại, thiếp hãy trông sang”
* Dự kiến trả lời :
- Bến Tiêu Dương cách Hàm Dương
- Cây Hàm Dương Tiêu Dương.
à Điệp từ đảo vị trí hai địa danh, một phần chuyển đổi trong cách nói địa danh
à tiếp tục diễn tả sự cách ngăn.
* Dự kiến trả lời :
Cũng nói về sự chia li nhưng chia li ở đây chia li về cuộc sống, do hoàn cảnh chiến tranh mang lại nhưng vẫn gắn bó thiết tha cực độ à lời thơ không chỉ gợi sự chia li mà còn nói lên sự oán ăm, nghịch chướng : gắn bó mà không được gắn bó, gắn bó mà phải chia li.
- HS đọc lại đoạn thơ cuối.
* Dự kiến trả lời :
- Dùng điệp từ, điệp ý và điệp ngữ liên hoàn (cũng, thấy ngàn dâu, những mấy)
- Cách nói đối nghĩa (lòng chàng _ ý thiếp )
à Nhấn mạnh sự quyến luyến của hai người cùng tâm trạng, mang nỗi sầu muộn (cùng trông lại – cùng chẳng thấy)
- Nhấn mạnh sự ngăn cách giữa hai người : những _ mấy à không phải chỉ cách ngăn bởi một nương dâu mà những mấy và mấy ngàn.
=> Nỗi sầu thăm thẳm, mênh mang không chỉ nhuốm cà vào mây trời núi non mà còn trãi rộng vào cái màu xanh bát ngát, mênh mông của ngàn dâu.
* Dự kiến trả lời :
Màu xanh ở đây không liên quan gì đến niềm hi vọng mà chỉ là màu để gợi tả cảnh trời cao, đất rộng, mênh mông à nơi gửi gắm, lan tỏa nỗi sầu chia li.
* Dự kiến trả lời :
Nỗi sầu chia li thật da diết cồn cào và ngày càng tăng tiến như các sắc độ của màu xanh (mây biếc, núi xanh, xanh xanh, xanh ngắt)
* Dự kiến trả lời :
Diễn tả sự xa cách không còn giới hạn, người ra đi đã cách xa tới độ hoàn toàn mất hút vào ngàn dâu, vào chốn xa xám, mịt mù.
* Dự kiến trả lời :
Hỏi người nhưng để hỏi chính mình, không mang ý nghĩa so đo về nỗi sầu muộn mà nhấn mạnh nỗi sầu của người chinh phụ : Chữ “sầu” ở câu cuối có vai trò đắc lực, đúc kết nỗi sầu chia li.
à Núi sầu, khối sầu cho cả đoạn thơ.
* HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1:.
+ Nhóm 2:.
+ Nhóm 3:
+ Nhóm 4:
- Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Ghi phần GV chốt lại.
a. Khổ thứ nhất:
“chàng thì đi”-“thiếp thì về”:Cách nói tương phản, đối nghĩa
à Sự gắn bó của hai vợ chồng nay bị bắt buộc phải chia li.
-Đoái trông theo : cái nhìn đầy lưu luyến,bịn rịn,không muốn rời xa.
-Nỗi sầu như nhuốm vào cảnh vật : mây biếc, núi xanh à gợi lên độ lớn, mênh mông, cái tầm vũ trụ của nỗi sầu chia li.
=> Con người cảm thấy lẻ loi, đơn chiếc.
b.Khổ thứ hai.
“Chốn Hàm Dương ngoảnh lại
Bến Tiêu Dương trông sang
Hàm Dương ”
- Cách nói tương phản đối nghĩa
- Điệp từ đảo vị trí 2 địa danh một phần chuyển đổi trong cách nói địa danh à tiếp tục diễn tả sự ngăn cách .
- Lời thơ không chỉ gợi sự chia li mà còn nói lên sự oán ăm, nghịch chướng : gắn bó mà không được gắn bó, gắn bó mà phải chịu chia li
Khổ thứ ba:
“ Cùng trông lại mà cùng
Thấy xanh xanh
Ngàn dâu xanh ngắt
Lòng chàng, ý thiếp ai sầu hơn ai ?”
Điệp từ, điệp ý và điệp ngữ liên hoàn, cách nói đối nghĩa.
à Nhấn mạnh sự quyến luyến
- Nỗi sầu thăm thẳm, mênh mang không chỉ nhuốm vào mây trời mà còn trải ra bất tận.
à Diễn tả sự xa cách tới độ hoàn toàn mất hút.
- Chữ “sầu” ở câu cuối có vai trò đắc lực à đúc kết nỗi sầu à , khối sầu, núi sầu.
5’
* Hoạt động 3/ Tổng kết bài:
3/ Tổng kết bài:
- Hỏi: Từ những phân tích trên, em hãy phát biểu về cảm xúc chủ đạo qua ngôn ngữ, giọng điệu của đoạn thơ ?
* GV nhận xét và chốt lại:
Cả đoạn thơ diển tảnỗi sầu chia li của người chinh phụ sau phút tiễn đưa chồng ra trận. Nỗi sầu này có ý nghĩa tố cáo chiến tranh và khát khao hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ.
è GV cho học sinh đọc ghi nhớ SGK tr 93.
* HS thảo luận nhóm:
Cả đoạn thơ diển tảnỗi sầu chia li của người chinh phụ sau phút tiễn đưa chồng ra trận. Nỗi sầu này có ý nghĩa tố cáo chiến tranh và khát khao hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ.
- HS đọc ghi nhớ SGK tr 93.
Đoạn thơ diển tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau phút tiễn đưa chồng ra trận. Nỗi sầu này có ý nghĩa tố cáo chiến tranh và khát khao hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ.
5’
* Hoạt động 4/ Luyện tập:
4/ Luyện tập:
- GV:gọi HS đọc bài tập 1 SGK tr 93.
* GV nhận xét và chốt lại:
Phân tích màu xanh trong đoạn thơ:
- Mây biếc: xanh lam có pha màu lục
-> nỗi sầu nhẹ nhàng.
-Núi xanh: màu xanh bình thường -> nỗi buồn thắm đượm vào cảnh vật thiên nhiên.
-Xanh xanh:hơi xanh, nhợt nhạt
-> nỗi buồn mênh mang, lan tỏa.
-Xanh ngắt: màu xanh trải dài trên diện rộng
-> sầu bao trùm lên tất cả.
=> Nỗi sầu da diết, cồn cào, tăng tiến theo các sắc độ của màu xanh
- HS đọc bài tập 1 SGK tr 93.
HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1:.
+ Nhóm 2:.
+ Nhóm 3:
+ Nhóm 4:
- Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Ghi phần GV chốt lại.
* Đáp án:
Phân tích màu xanh trong đoạn thơ:
- Mây biếc: xanh lam có pha màu lục
-> nỗi sầu nhẹ nhàng.
- Núi xanh: màu xanh bình thường -> nỗi buồn thắm đượm vào cảnh vật thiên nhiên.
- Xanh xanh:hơi xanh, nhợt nhạt
-> nỗi buồn mênh mang, lan tỏa.
Xanh ngắt: màu xanh trải dài trên diện rộng -> sầu bao trùm lên tất cả.
=> Nỗi sầu da diết, cồn cào, tăng tiến theo các sắc độ của màu xanh
3’
* Hoạt động 5/ Củng cố bài:
5/ Củng cố bài:
- GV củng cố lại toàn bộ kiến thức đã cung cấp:
+ Tác giả và dịch giả?
+ Nội dung văn bản?
+ Nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?
è GV gọi HS đọc Ghi nhớ SGK
- HS nắm lại các kiến thức đã học
- HS đọc Ghi nhớ SGK
- Ghi nhớ SGK
4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(3’
a/ Ra bài tập về nhà:
- Học thuộc lòng đoạn thơ vànắm nội dung baiø học.
- Học thuộc phần ý nghĩa của bài thơ
- Làm bài tập SGK trang 93 vào vở bài tập
b/ Chuẩn bị bài mới : Soạn bài: “ Qua đèo Ngang” :cần chú ý:
- Đọc trước văn bản
- Đọc phần chú thích * SGK tr 102 – 103 để hiểu thêm về tác giả, tác phẩm
- Xác định thể loại của bài thơ
- Tìm hiểu nội dung thể hiện trong bài bằng cách trả lời các câu hỏi ở SGK tr 92
- Rút ra ý nghĩa của bài thơ.
IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
- Thời gian:.
- Nội dung kiến thức:
- Phương pháp giảng dạy:
- Hình thức tổ chức:.
- Thiết bị dạy học:
Ngày soạn : 02/ 10/ 2010
Tiết :29 * Bài dạy:
Qua đèo Ngang
( Bà Huyện Thanh Quan )
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hình dung được cảnh tượng đèo Ngang, tâm trạng cô đơn của bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo.
- Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh biết phân tích thơ thất ngôn bát cú Đường luật và tâm trạng nhân vật trong tác phẩm trữ tình. Đồng thời biết liên hệ với môi trường yên tĩnh, hoang sơ của đèo Ngang xưa và nay.
3. Thái độ: Giúp học sinh có được tình yêu quê hương, đất nước qua tâm sự của nhà thơ.
II. CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của thầy : Đọc TLTK, soạn giáo án.
* Bảng phụ 1:
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau:
Qua 2 bài” Sau phút chia ly” và bài “ Bánh trôi nước” chúng ta có thể khái quát ntn về số phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến?
A Long đong, chìm nổi
B Ba chìm, bảy nỗià vẫn giữ tấm lòng son
C Xa cáchà chờ đợià chung thủy
D Buồn bã, cô đơn, than thân trách phận
* Bảng phụ 2: Thể loại:
Bài thơ : Qua đèo Ngang được viết theo thể loại thất ngôn bát cú đường luật, chia làm 4 phần:
+ Hai câu đề ( câu 1,2)
à Câu 1: Phá đề: Mở ý của đề bài.
à Câu 2: Thừa đề: Tiếp ý phá đề , chuyển ý vào thân bài.
+ Hai câu thực ( 3,4) Giải thích rõ ý của đề bài.
+ Hai câu luận ( 5,6) Phát triển rộng ý của đầu bài.
+ Hai câu kết ( 7,8) Kết thúc ý của đầu bài.
2. Chuẩn bị của trò : Học bài cũ, soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp: ( 1’)
- Nề nếp: ( Của từng lớp)
- Chuyên cần: 7A1:., 7A4:., 7A5:.
2/ Kiểm tra bài cũ: ( 5’) ( GV treo bảng phụ 1)
* Câu hỏi: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau:
Qua 2 bài” Sau phút chia ly” và bài “ Bánh trôi nước” chúng ta có thể khái quát ntn về số phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến?
A Long đong, chìm nổi
B Ba chìm, bảy nỗià vẫn giữ tấm lòng son
C Xa cáchà chờ đợià chung thủy
D Buồn bã, cô đơn, than thân trách phận
* Dự kiến trả lời : Đáp án B
3. Giảng bài mới :
* Giới thiệu bài :(1’) Đèo Ngang thuộc dãy núi Hành Sơn, phân cách địa giới hai tỉnh Hà Tĩnh Và Quảng Bình, là môït địa danh nổi tiếng trên đất nước ta. Đã có nhiều thi nhân làm thơ Vịnh Đèo Ngang như : Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Thượng Hiền nhưng tựa trung được nhiều người ưa thích nhất vẫn là bài : “Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan.
* Tiến trình bài dạy: ( 35’)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
10’
* Hoạt động 1/ Tìm hiểu chung:
1/ Tìm hiểu chung:
- GV:gọi HS đọc chú thích * SGK tr: 102.
- Hỏi: Dựa vào chú ,thích hãy nêu vài nét về tác giả?
è GV nhận xét và bổ sung:
Bà HTQ là bút danh độc đáo của nhà thơ Nguyễn Thị Hinh, người quê làng Nghi Tàm( nay thuộc quận Hồ Tây –Hà Nội), vợ ông quan huyện Thanh Quan( Thái Bình). Bà cùng Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương là 3 nhà thơ nữ nổi tiếng ở thế kỉ XVIII- XIX với các bài thơ nổi tiếng của bà như: Thăng Long thành hoài cổ; Chiều hôm nhớ nhà, Chùa Trấn Bắc, Qua đèo Ngang
- GV nêu yêu cầu đọc: Các em cần chú ý đọc đúng nhịp ( 3/4), sau nữa là chú ý phép đối trong hai cặp 3 – 4, 5 – 6. Riêng với bài thơ này, cần đọc chậm, diễn cảm thể hiện được nổi buồn sâu lắng của tác giả.
- GV đọc mẫu một lần Gọi HS đọc
- GV nhận xét cách đọc của HS và bổ sung.
- GV gọi HS đọc chú thích SGK tr:
102 – 103.
- Hỏi: Hãy cho biết bài thơ viết theo thể loại nào?
*GV nhận xét và bổ sung:
Bài thơ : Qua đèo Ngang được viết theo thể loại thất ngôn bát cú đường luật, chia làm 4 phần:
+ Hai câu đề ( câu 1,2)
à Câu 1: Phá đề: Mở ý của đề bài.
à Câu 2: Thừa đề: Tiếp ý phá đề , chuyển ý vào thân bài.
+ Hai câu thực ( 3,4) Giải thích rõ ý của đề bài.
+ Hai câu luận ( 5,6) Phát triển rộng ý của đầu bài.
+ Hai câu kết ( 7,8) Kết thúc ý của đầu bài.
- HS đọc chú thích * SGK tr: 102.
* Dự kiến trả lời :
Bà HTQ là bút danh độc đáo của nhà thơ Nguyễn Thị Hinh, người quê làng Nghi Tàm( nay thuộc quận Hồ Tây –Hà Nội), vợ ông quan huyện Thanh Quan( Thái Bình). Bà cùng Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương là 3 nhà thơ nữ nổi tiếng ở thế kỉ XVIII- XIX với các bài thơ nổi tiếng của bà như: Thăng Long thành hoài cổ; Chiều hôm nhớ nhà, Chùa Trấn Bắc, Qua đèo Ngang
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu đọc văn bản.
- Lắng nghe GV đọc.
- HS đọc văn bản ( 2 HS).
- HS đọc chú thích SGK tr:
102 – 103.
HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1:.
+ Nhóm 2:.
+ Nhóm 3:
+ Nhóm 4:
- Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Ghi phần GV chốt lại.
a. Tác giả – Tác phẩm:
*Tác giả
-Tên thật là: Nguyễn thị
Hinh
-Quê: làng Nghi Tàm( nay thuộc quận Hồ Tây –Hà Nội), Là một nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa.
* Tác phẩm:
b. Đọc và tìm hiểu chú thích:
* Đọc:
* Chú thích: SGK tr: 102 – 103.
c. Thể loại:
Thất ngôn bát cú đường luật: bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
-Đề ( câu 1-2)
-Thực( câu 2-4)
-Luận ( câu 5-6)
-Kết ( câu 7-8)
-cách gieo vần: ở các chữ cuối các câu 1,2,4,6,8.
-phép đối giữa câu 3-4,
câu 5-6.
12’
* Hoạt động2/ Tìm hiểu chi tiết:
2/ Tìm hiểu chi tiết:
- GV gọi HS đọc hai câu đề ( 1 và 2).
- Hỏi: Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày ? Gợi cảm giác gì ?
* GV Nhận xét và chốt lại:
Cảnh tượng đèo Ngang được miêu tả vào buổi chiều tàn: “ Bóng xế tà”.
à gợi cảm giác buồn.
- Hỏi: Cảnh Đèo Ngang được phát họa bằng cách nói ra sao ?
* GV Nhận xét và chốt lại:
Cảnh đèo Ngang được nhà thơ phác họa bằng những nét bút chấm phá, nhưng vô cùng hùng vĩ.
“Cỏ cây đá, lá chen hoa”
à Từ chen được nhắc đi nhắc lại à tạo ra một cảnh tượng thiên nhiên hoang dã, ngút ngàn cây, lá, đá, hoa.
- GV : Hãy đọc hai câu tiếp theo ?
-Hỏi:Bức tranh về cảnh sườn non,
chân núi trong hai câu thơ trên được vẻ lên bằng những nét cụ thể như thế
nào ?
* GV Nhận xét và chốt lại:
+ Từ láy lom khom, lác đác gợi nên dáng vẻ nhỏ bé của con người và sự ít ỏi của cảnh vật, thưa thớt.
+ Phép đối tăng thêm sức gợi tả vè cuộc sống con người thưa thớt, vắng lặng à làm cho cảnh thêm buồn.
=> tả cảnh để ngụ tình.
- Hỏi: Hãy nêu nhận xét của em về cách miêu tả ấy ?
* GV Nhận xét và chốt lại:
Cảnh đã có bóng dáng nhưng con người không làm vơi được cái vắng vẻ, chưa đủ làm rộn vui, nồng ấm lên cả một vùng thiên nhiên cảnh vật bạt ngàn.
- GV gọi HS đọc hai câu luận...
è GV : Người ta thường thấy chim cuốc và chim đa đa hay kêu gióng giả từng hồi vào tảng sáng mùa hè. Truyền thuyết cho rằng hai giống chim này là hiện thân của những người mất nước. ( Truyền thuyết Vua Thục Đế..)
- Hỏi:Vậy tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan trong hai câu thơ này là
gì ?
* GV Nhận xét và chốt lại:
Tâm trạng nhớ nước thương nhà
- Hỏi: Tâm trạng đó được tác giả diển tả bằng nghệ thuật gì ?
* GV Nhận xét và chốt lại:
Biểu hiện qua tiếng chim cuốc và chim đa đa à quốc quốc, gia gia (chơi chữ) nhân hóa
à Thể hiện sự tiếc núi.
- GV : Bà Huyện Thanh Quan đau lòng vì những biến thiên của xã hội, kín đáo gửi nỗi tiếc nuối một thời vàng son, rực rỡ đã đi qua, nỗi buồn hiu hắt, nhẹ nhàng trong bài thơ đã trở nên mênh mông, nặng trĩu hơn trước cái vô tận của đất trời.
- GV gọi HS đọc hai câu thơ cuối.
- Hỏi: Tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang được thể hiện qua hai hình thức 6 câu trên là mượn cảnh để ngụ tình còn hai câu cuối nhà thơ trực tiếp nói về tình hình như thế nào ?
* GV Nhận xét và chốt lại:
Tâm trạng buồn, cô đơn, hoài cổ.
- Hỏi: Nói đến mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non, nước với một cảnh tình riêng là tương quan ngược chiều như thế nào ?
* GV Nhận xét và chốt lại:
Tương quan giữa cảnh trời, non, nước với mảnh tình riêng là tương quan đối lập ngược chiều.
- Hỏi: Tìm h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phan mon Van7.doc