Giáo án Ngữ văn 7 tiết 1: Cổng trường mở ra

III. Tổ chức hoạt động dạy và học

 1. Ổn định lớp.(1p)

 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra

 3. Tiến trình bài dạy

• Giới thiệu bài mới (1p)

 Có biết bao chuyện trong đời xảy ra khiến ta không thể nào quên. Để rồi một lần nào đó vô tình ta chạm phải, ta cũng chỉ có thể bồi hồi xúc động. À thì ra, kỉ niệm và thời gian đi cùng nhau, nhưng rồi để lại những hồi ức không một lần lặp lại y hệt. Các em còn nhớ ngày khai giảng đầu tiên vào lớp 1 của mình không? Quả là một kỉ niệm đối với mỗi người khó mà quên đi được. Nhưng không chỉ có riêng các em đâu, mà có một người yêu quý hơn cả, gần gũi hơn cả, đã- đang và sẽ mãi đồng hành với ta qua từng kỉ niệm đáng trân quý ấy. Chúng ta cùng tìm hiểu “người ấy” qua bài học hôm nay nhé.

 

docx4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 tiết 1: Cổng trường mở ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Người soạn: Nguyễn Thị Kim Trang Môn dạy: Ngữ Văn Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp dạy: Tiết PPCT:tiết 1 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA I. Mục tiêu cần đạt Giúp HS: 1. Kiến thức: - Cảm nhận, thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái. - Nhìn nhận được tầm quan trọng của giáo dục đối với cuộc đời của mỗi con người. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản nhật dụng. - Phân tích tâm trạng nhân vật. - Vận dụng viết đoạn văn biểu cảm 3. Thái độ: - Biết xúc cảm, rung động và trân trọng về những kỉ niệm, tình cảm thiêng liêng, quý báu. - Ý thức vai trò to lớn của giáo dục. II. Chuẩn bị của GV và HS Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. - Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, bình giảng.  2. Học sinh: Soạn bài mới theo câu hỏi hướng dẫn trong sách giáo khoa III. Tổ chức hoạt động dạy và học  1. Ổn định lớp.(1p)  2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra  3. Tiến trình bài dạy Giới thiệu bài mới (1p) Có biết bao chuyện trong đời xảy ra khiến ta không thể nào quên. Để rồi một lần nào đó vô tình ta chạm phải, ta cũng chỉ có thể bồi hồi xúc động. À thì ra, kỉ niệm và thời gian đi cùng nhau, nhưng rồi để lại những hồi ức không một lần lặp lại y hệt. Các em còn nhớ ngày khai giảng đầu tiên vào lớp 1 của mình không? Quả là một kỉ niệm đối với mỗi người khó mà quên đi được. Nhưng không chỉ có riêng các em đâu, mà có một người yêu quý hơn cả, gần gũi hơn cả, đã- đang và sẽ mãi đồng hành với ta qua từng kỉ niệm đáng trân quý ấy. Chúng ta cùng tìm hiểu “người ấy” qua bài học hôm nay nhé. 4. Dạy bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Đọc- Tìm hiểu chung (7p) GV: Đọc mẫu một đoạn, mời HS đọc tiếp văn bản trang 5-7 sgk ngữ văn 7 HS: Đọc GV: Nhận xét. GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những từ khó trong phần chú thích. GV: Em hãy cho biết nội dung chính của tác phẩm?(Đại ý ) Theo em, nên chia tác phẩm thành mấy phần? HS: trả lời. ) Hoạt động 2:Tìm hiểu văn bản( 25p) GV: Theo em, đêm trước ngày khai trường tâm trạng của hai mẹ con có gì khác nhau? Gợi mở: Em hãy tìm những chi tiết cho thấy tâm trạng khác thường của người con trước đêm khai giảng? Con làm gì? Thái độ ra sao? HS:Trả lời GV:(Gợi mở) Tâm trạng của người con thì như thế, còn người mẹ thì như thế nào? Em hãy tìm những chi tiết, hành động khác với ngày thường của người mẹ? (mẹ không ngủ lặp đi lặp lại nhiều lần) Chi tiết nào cho thấy ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu sắc cho người mẹ? GV: Em có nhận xét gì về cách miêu tả tâm trạng trẻ thơ của tác giả? GV: Nhận xét và bình luận. Tác giả (mẹ) nhận ra sự thay đổi rất hồn nhiên của con trẻ, chúng thường háo hức trước những thay đổi, trước những cái mới. Thực sự tự hào khi được nghe mẹ nói: “Ngày mai đi học, con là cậu học sinh lớp Một rồi”. Chao ôi, nghe sao mà nó sướng, nó thích đến thế, mình đã lớn hẳn lên và phải có trách nhiệm hơn. Thế là thay vì để mẹ nhọc công dọn dẹp những chiếc xe thiết giáp, những chú rô bốt vương vãi lung tung, cùng nhiều những thứ đồ chơi khác nữa. Thì hôm nay tất cả những việc đó con đã giúp mẹ làm từ chiều, còn tranh dọn dẹp với mẹ. Thế nhưng háo hức là vậy, đứa con vẫn rất ngây thơ biểu hiện qua việc giấc ngủ đến với con thật dễ dàng “như uống một li sữa, ăn một cái kẹo”. HS:trả lời GV: Theo em, vì sao người mẹ lại chọn đất nước Nhật Bản để liên tưởng?(Đất nước Nhật Bản có được kinh tế phát triển văn minh là nhờ họ đã biết coi trọng ngành giáo dục, sự liên tưởng của người mẹ chính là sự ý thức có cơ sở. Họ gần gũi và đáng để chúng ta ngưỡng mộ và học tập). GV: Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường? HS: Trả lời. “Ai cũng biết...sau này”. Hoạt động 3: Tổng kết GV: Theo em, những dòng tâm sự của người mẹ đang viết cho ai? Em hãy nhận xét về cách viết này. I. Đọc-Tìm hiểu chung: 1. Đọc văn bản 2. Chú thích 3. Tác phẩm - Bố cục: + Từ đầu đến trong ngày đầu của năm học: Tâm trạng của hai mẹ con trước ngày khai giảng. + Còn lại: Liên tưởng của người mẹ. Đại ý: Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai giảng của con. II. Tìm hiểu văn bản Tâm trạng của hai mẹ con trước ngày khai giảng. Người con Người mẹ Cùng mẹ chuẩn bị quần áo, giày nón. Háo hức: dọn dẹp đồ chơi thay vì bày bừa dàn trận. Cảm thấy tự hào, hăng hái hẳn lên. Chỉ nghĩ đến chuyện ngày mai thức giấc cho kịp giờ. Mẹ không ngủ được. Mẹ không thể tập trung làm gì khác. Mẹ lên giường và trằn trọc. Mẹ không tập trung làm được gì cả=> Lo lắng. Mẹ không lo đến nỗi không ngủ được. Mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được. => Bâng khuâng, xao xuyến về kỉ niệm tuổi thơ. Đêm nay mẹ không ngủ được.=> Tâm trạng đầy ắp ti yêu và hi vọng. Người con rất vô tư trong sáng, (dễ dàng đi vào giấc ngủ). Mẹ là người dịu dàng, tinh tế, và rất yêu thương con. . Sự liên tưởng của người mẹ và vai trò của nhà trường Đất nước Nhật Bản đáng để chúng ta ngưỡng mộ và học tập. Vai trò của nhà trường: “Sự hưng vong của đất nước được cân đo bằng nền giáo dục đương thời”. III. Tổng kết Nghệ thuật Văn phong (từ ngữ, nhịp điệu, cách viết) nhẹ nhàng, tinh tế, sâu lắng. Sử dụng cách lặp từ ấn tượng, nổi bật tâm trạng nhân vật. Sự liên tưởng độc đáo, đầy ý nghĩa. Nội dung Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người. GHI NHỚ: SGK Trang 9 IV.   CỦNG CỐ GV: Cảm xúc của em sau khi học xong bài này? HS: Tự bạch V. DẶN DÒ GV: Yêu cầu HS về nhà làm bài tập 2 SGK trang 9, đọc phần Đọc thêm văn bản Trường học SGK trang9 và chuẩn bị trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản của văn bản Mẹ tôi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxcổng trường mở ra.docx
Tài liệu liên quan