Tiết 3
TỪ GHÉP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/Kiến thức,kĩ năng,thái độ
*.Kiến thức: Nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
* Kĩ năng: Hiểu được ý nghĩa của các loại từ ghép
*.Thái độ: Yêu mến sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
2. Hình thành năng lực cho HS:
- Năng lực sử dụng từ ghép
- Năng lực tạo lập văn bản, gồm kĩ năng nói, viết
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
GV: Tài liệu dạy học
HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV
III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
11 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 tiết 1 đến 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần1. Tiết 1:
Văn bản CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
- Lý Lan
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức,kĩ năng ,thái độ:
*Kiến thức
- Cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
- Nhận biết được ý nghĩa lớn lao và tầm quan trọng của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
*Kĩ năng:
- Chỉ ra được chi tiết thể hiện tâm trạng của người mẹ trong lần đầu tiên con đi học
- Bước đầu khái quát về tính liên kết của văn bản
*Thái độ:
- Trân trọng, biết ơn tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp
- Có ý thức xây dựng,giữ vững mối quan hệ gần gũi, tình cảm tốt đẹp với những người xung quanh.
-Yêu trường lớp, thầy cô,bạn bè
2. Hình thành năng lực cho HS:
- Năng lực tiếp nhận văn bản ,gồm kĩ năng nghe, đọc
- Năng lực tạo lập văn bản, gồm kĩ năng nói, viết
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ, khơi gợi liên tưởng ,tưởng tượng tư duy
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
GV: Kế hoạch dạy học, Tranh ảnh về ngày khai trường
HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV
III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Mục tiêu : Dẫn dắt , tạo cho hs tâm thế hứng khởi để huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm của bản thân tham gia vào tiết học.
-Kiểm tra bài cũ.
-Giới thiệu bài mới
A/ Hoạt động khởi động: 2 phút
*Mục tiêu: Tìm hiểu tác giả, thể loại, PTBĐ, bố cục của văn bản.
- Hoạt động của thầy:
+ Gọi 1 HS giới thiệu tác giả.
+Mời 1-2 HS đọc văn bản.
+ Nhận xét, rút kinh nghiệm về việc đọc.
+ Hướng dẫn đọc phần chú thích.
+ Giải đáp thắc mắc (nếu có).
+ Yêu cầu HS xác định thể loại, PTBĐ, bố cục của văn bản.
- Hoạt động của trò:
+ HS nghe và đọc tích cực (gạch chân chi tiết, đánh dấu những từ chưa rõ).
+ Đọc chú thích, nêu những thắc mắc (nếu có).
B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. Đọc, hiểu văn bản: 10 phút
1 .Tác giả, tác phẩm:
- Lý Lan sinh năm 1957, quê ở tỉnh Bình Dương. Bà là một nhà văn, nhà thơ, dịch giả.
- Văn bản “Cổng trường mở ra” là bài báo của Lý Lan, in trên báo “Yêu trẻ”, số 166, TP Hồ Chí Minh, 1.9.2000.
2. Thể loại: văn bản nhật dụng
3. PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm
4. Bố cục: 2 phần
+ Từ đầu -> bước vào : Nỗi lòng của mẹ
+ Còn lại : Cảm nghĩ của mẹ về giáo dục.
*Mục tiêu: Nhận biết được tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường của con.
- Hoạt động của thầy:
+ Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, cặp đôi (quan sát, giúp đỡ)
+ Yêu cầu HS:
. Tìm các chi tiết miêu tả tâm trạng của người mẹ.
. Xác định nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn.
+ Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả.
+ Nhận xét, chốt kiến thức.
- Hoạt động của trò:
+ Làm việc nhóm trên cơ sở đã làm việc cá nhân, cặp đôi.
+ Trình bày kết quả.
+ Ghi bài.
II.Tìm hiểu nội dung văn bản: 25 phút
1/ Tâm trạng của mẹ đêm trước ngày khai trường của con:
- Không ngủ được
- Không tập trung được vào việc gì cả.
- Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi.
->Tự sự kết hợp với miêu tả để biểu cảm - làm nổi rõ tâm trạng thao thức, hồi hộp, suy nghĩ triền miên của người mẹ.
* Những việc làm của mẹ :
- Đắp mền, buông mùng, ém chăn cẩn thận, lượm đồ chơi, nhìn con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con.
->Yêu thương con, hết lòng vì con.
* Kỉ niệm quá khứ :
- Nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng, khi cổng trường đóng lại.
-> Sử dụng một loạt từ láy gợi cảm xúc vừa phức tạp, vừa vui sướng, vừa lo sợ .
=> Là người mẹ yêu thương con, biết ơn trường học, tin tưởng ở tương lai của con .
*Mục tiêu: Nhận biết được suy nghĩ của người mẹ về vai trò của giáo dục đối với thế hệ trẻ.
- Hoạt động của thầy:
+ Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, cặp đôi (quan sát, giúp đỡ)
+ Yêu cầu HS:
. Tìm các chi tiết thể hiện suy nghĩ của người mẹ về vai trò của giáo dục.
. Xác định nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn.
+ Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả.
+ Nhận xét, chốt kiến thức.
- Hoạt động của trò:
+ Làm việc nhóm trên cơ sở đã làm việc cá nhân, cặp đôi.
+ Trình bày kết quả.
+ Ghi bài.
2. Cảm nghĩ của mẹ về vai trò của giáo dục:
- Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.
->Khẳng định vai trò to lớn của giáo dục, tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
=> Kết hợp hài hoà giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm làm nổi bật vẻ đẹp trong sáng, đôn hậu trong tâm hồn người mẹ .
*Mục tiêu: Củng cố kiến thức, liên hệ thực tế
- Hoạt động của thầy:
+ Tổ chức cho HS hoạt động nhóm
+ Quan sát, giúp đỡ, gợi ý,...
+ Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả.
+ Nhận xét, chốt kiến thức.
- Hoạt động của trò:
+ Làm việc nhóm trên cơ sở đã làm việc cặp đôi.
+ Trình bày kết quả.
C/ Hoạt động luyện tập: 5 phút
Trong đoạn kết người mẹ đã nói với con : ‘‘Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là 1 thế giới kì diệu sẽ mở ra.’’ Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì ?
*Mục tiêu: HS biết liên hệ thực tế
D/ Hoạt động vận dụng:3 phút
Ngày đầu tiên em vào lớp một đã diễn ra như thế nào?
E/ Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
IV/ Rút kinh nghiêm:
1/ Thời gian:
2/ Kiến thức: ..
3/ Kĩ năng: .
Tiết 2:
Văn bản MẸ TÔI
Et-môn-đô-đơ A-mi-xi
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức,kĩ năng,thái độ:
*Kiến thức:
-Cảm nhận được tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái. Không được chà đạp lên tình cảm đó.
* Kĩ năng:
- Cảm thụ tác phẩm văn chương.
*Thái độ:
- Trân trọng, biết ơn tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp
- Có ý thức xây dựng,giữ vững mối quan hệ gần gũi, tình cảm tốt đẹp với những người xung quanh.
2/ Hình thành năng lực cho HS:
- Năng lực tiếp nhận văn bản ,gồm kĩ năng nghe, đọc
- Năng lực tạo lập văn bản, gồm kĩ năng nói, viết
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ, khơi gợi liên tưởng ,tưởng tượng tư duy
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
GV: Tài liệu tham khảo, SGK
HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV
III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Mục tiêu:
- Dẫn dắt, tạo tâm thế học tập. (giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới) .
*Kiểm tra bài cũ.
*Giới thiệu bài mới.
- Hoạt động của thầy: Yêu cầu hs
+ Nêu cảm nhận về người người mẹ trong văn bản “Cổng trường mở ra”.
- Hoạt động của trò:
Thực hiện yêu cầu của thầy.
A/ Hoạt động khởi động: 2 phút
*Mục tiêu: Tìm hiểu tác giả, thể loại, PTBĐ, bố cục của văn bản.
- Hoạt động của thầy:
+ Gọi 1 HS giới thiệu tác giả.
+ Yêu cầu HS xác định thể loại, PTBĐ, bố cục của văn bản.
- Hoạt động của trò:
+ HS nghe và đọc tích cực (gạch chân chi tiết, đánh dấu những từ chưa rõ).
+ Đọc chú thích, nêu những thắc mắc (nếu có).
B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. Đọc, hiểu văn bản: 10 phút
1 . Tác giả: ( 1846- 1908 )
- Là nhà văn Ý.
- Thường viết về đề tài thiếu nhi và nhà trường, về những tấm lòng nhân hậu.
2. Tác phẩm:
- In trong tập truyện : “Những tấm lòng cao cả”
3. Theå loaïi: truyeän thiếu nhi
4. Phöông thöùc bieåu ñaït: Bieåu caûm
5. Bố cục : 2 phần
+ Đoạn đầu : Lí do bố viết thư
+ Còn lại : Nội dung bức thư
*Mục tiêu: Nhận biết được lỗi lầm của En-ri-cô
- Hoạt động của thầy:
+ Yêu cầu HS nêu lỗi lầm của En-ri-cô.
+ Yêu cầu HS nhận xét về việc làm của En-ri-cô.
- Hoạt động của trò:
+ Làm việc nhóm trên cơ sở đã làm việc cá nhân, cặp đôi.
+ Trình bày kết quả.
+ Ghi bài.
II. Tìm hiểu nội dung văn bản: 25 phút
1. Lỗi lầm của En ri cô :
- Vô lễ với mẹ trước mặt cô giáo
=> Đây là việc làm sai trái, xúc phạm tới mẹ.
*Mục tiêu: Nhận biết được thái độ của bố đối với En-ri-cô.
- Hoạt động của thầy:
+ Yêu cầu HS xác định các chi tiết thể hiện thái độ của bố đối với En-ri-cô.
+ Yêu cầu HS nhận xét về nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn.
- Hoạt động của trò:
+ Làm việc nhóm trên cơ sở đã làm việc cá nhân, cặp đôi.
+ Trình bày kết quả.
+ Ghi bài.
2. Thái độ của bố:
- Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy!
-... Bố không nén được cơn tức giận đối với con .
- Con mà xúc phạm đến mẹ con ư?
-> Phương thức biểu cảm được diễn đạt bằng các kiểu câu cảm thán, nghi vấn làm cho lời văn trở nên linh hoạt, sinh động, dễ đi vào lòng người .
=>Thể hiện thái độ buồn bã, đau đớn và tức giận .
*Mục tiêu: Nhận biết được thái độ của bố đối với En-ri-cô.
- Hoạt động của thầy:
+ Yêu cầu HS xác định các chi tiết miêu tả hình ảnh mẹ của En-ri-cô qua thư bố.
+ Yêu cầu HS nhận xét về nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn.
- Hoạt động của trò:
+ Làm việc nhóm trên cơ sở đã làm việc cá nhân, cặp đôi.
+ Trình bày kết quả.
+ Ghi bài.
3. Hình ảnh người mẹ:
- Mẹ đã phải thức suốt đêm ...có thể mất con.
- Người mẹ sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc...hi sinh tính mạng để cứu sống con.
-> Phương thức tự sự kết hợp với miêu tả làm nổi bật tình cảm của người mẹ.
=> Là người mẹ hết lòng yêu thương con, sẵn sàng quên mình vì con.
*Mục tiêu: Xác định được lời khuyên của bố dành cho En-ri-cô.
- Hoạt động của thầy:
+ Yêu cầu HS xác định các chi tiết thể hiện lời khuyên của người bố.
+ Yêu cầu HS nhận xét về nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn.
- Hoạt động của trò:
+ Làm việc nhóm trên cơ sở đã làm việc cá nhân, cặp đôi.
+ Trình bày kết quả.
+ Ghi bài.
* Tích hợp tình yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ.
4. Lời khuyên của bố:
- Không bao giờ được thốt ra những lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ,...
- Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xoá đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con .
-> Sử dụng câu cầu khiến làm cho lời văn trở nên rõ ràng, dứt khoát .
=> Là người bố nghiêm khắc nhưng đầy tình thương yêu sâu sắc .
*Mục tiêu: Củng cố kiến thức, liên hệ thực tế
- Hoạt động của thầy:
+ Tổ chức cho HS hoạt động nhóm
+ Quan sát, giúp đỡ, gợi ý,...
+ Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả.
+ Nhận xét, chốt kiến thức.
- Hoạt động của trò:
+ Làm việc nhóm trên cơ sở đã làm việc cặp đôi.
+ Trình bày kết quả.
C/ Hoạt động luyện tập: 5 phút
Tại sao người cha không nói trực tiếp với con mà lại viết thư?
*Mục tiêu: HS biết liên hệ thực tế
- Hoạt động của thầy:
+ Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân
+ Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả.
+ Nhận xét, chốt kiến thức.
- Hoạt động của trò:
+ Làm việc cá nhân
+ Trình bày kết quả.
D/ Hoạt động vận dụng: 3 phút
Sau khi học xong văn bản này, em rút ra được bài học gì ? Liên hệ với bản thân xem em đã có lần nào lỡ gây chuyện gì đó khiến bố mẹ buồn phiền. Nếu có thì văn bản này gợi cho em điều gì?
E/ Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
IV/ Rút kinh nghiệm:
1/ Thời gian: .
2/ Kiến thức:
3/ Kĩ năng: ..
Tiết 3
TỪ GHÉP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/Kiến thức,kĩ năng,thái độ
*.Kiến thức: Nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
* Kĩ năng: Hiểu được ý nghĩa của các loại từ ghép
*.Thái độ: Yêu mến sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
2. Hình thành năng lực cho HS:
- Năng lực sử dụng từ ghép
- Năng lực tạo lập văn bản, gồm kĩ năng nói, viết
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
GV: Tài liệu dạy học
HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV
III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Mục tiêu:
- Dẫn dắt, tạo tâm thế học tập. (giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới)
-Kiểm tra bài cũ.
-Giới thiệu bài mới
A/ Hoạt động khởi động: 2 phút
*Mục tiêu: HS phân biệt được các loại từ ghép.
- Hoạt động của thầy:
+ Yêu cầu HS xác định tiếng chính, tiếng phụ trong mỗi từ.
+ Yêu cầu HS nhận xét quan hệ giữa các tiếng trong từ.
- Hoạt động của trò:
+ Làm việc cặp đôi.
+ Trình bày kết quả.
+ Ghi bài.
B/ Hoạt động hình thành kiến thức: 25 phút
I. Các loại từ ghép:
*Ví dụ 1:
bà ngoại thơm phức
C P C P
- Tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính => quan hệ chính phụ => Từ ghép chính phụ.Tiếng chính đứng trước,tiếng phụ đứng sau.
*Ví dụ 2: - Trầm bổng
- Quần áo
-> Hai tiếng ngang bằng nhau-> quan hệ bình đẳng => Từ ghép đẳng lập
* Ghi nhớ 1: sgk/14
*Mục tiêu: HS phân biệt được nghĩa của từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.
- Hoạt động của thầy:
+ Yêu cầu HS so sánh nghĩa của từ ghép chính phụ với nghĩa của tiếng chính.
+ Yêu cầu HS so sánh nghĩa của từ ghép đẳng lập với nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
- Hoạt động của trò:
+ Làm việc cặp đôi.
+ Trình bày kết quả.
+ Ghi bài.
II. Nghĩa của từ ghép:
1. Nghĩa của từ ghép chính phụ :
+ Bà : chỉ người phụ nữ cao tuổi -> nghĩa rộng .
+Bà ngoại : chỉ người phụ nữ cao tuổi đẻ ra mẹ
-> nghĩa hẹp
+Thơm : có mùi như hương của hoa, dễ chịu -> nghĩa rộng .
+Thơm phức : có mùi bốc lên mạnh, hấp dẫn -> nghĩa hẹp.
-> Nghóa cuûa töø gheùp chính phuï heïp hôn nghóa cuûa tieáng chính.
2. Nghĩa của từ ghép đẳng lập :
- quaàn aùo: chæ quaàn aùo noùi chung-> nghóa khaùi quaùt.
- quaàn, aùo-> nghóa cuï theå
- traàm boång: aâm thanh luùc cao luùc thaáp-> nghóa khaùi quaùt
- traàm: aâm thanh thaáp
- boång: aâm cao
-> nghóa cuï theå
-> Nghóa cuûa töø gheùp ñaúng laäp khaùi quaùt hôn nghóa cuûa caùc tieáng taïo neân noù.
* Ghi nhớ 2: (sgk /14)
*Mục tiêu: HS nhận biết được từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.
- Hoạt động của thầy:
+ Yêu cầu HS làm các bài tập trong SGK
- Hoạt động của trò:
+ Làm việc cá nhân.
+ Trình bày kết quả.
+ Ghi bài.
C/ Hoạt động luyện tập: 20 phút
* Bài 1:
- Từ ghép đẳng lập : Suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi .
- Từ ghép chính phụ: Xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ.
* Bài 2:
- Bút mực ( bi, máy, chì )
- Thước kẻ (vẽ, may, đo độ )
* Bài 3:
- Núi rừng ( sông, đồi )
- Mặt mũi ( mày, )
D/ Hoạt động vận dụng
E/ Hoạt động tìm tòi, mở rộng
IV/ Rút kinh nghiệm:
1/ Thời gian: .
2/ Kiến thức : .
3/ Kĩ năng: .
Tiết 4:
LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/Kiến thức,kĩ năng,thái độ
*. Kiến thức: Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết. Sự liên kết ấy cần được thể hiện trên cả 2 mặt : Hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa.
s * Kĩ năng: Vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kết.
*. Thái độ: Yêu thích môn học, yêu cái hay của Tiếng Việt.
2. Hình thành năng lực cho HS:
- Năng lực tạo lập văn bản, gồm kĩ năng nói, viết
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
GV: Tài liệu tham khảo, SGK
HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV
III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Mục tiêu:
- Dẫn dắt, tạo tâm thế học tập. (giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới)
-Kiểm tra bài cũ.
-Giới thiệu bài mới
A/ Hoạt động khởi động: 2 phút
*Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là liên kết trong văn bản.
- Hoạt động của thầy:
+ Yêu cầu HS đọc ví dụ trong SGK và trả lời câu hỏi.
- Hoạt động của trò:
+ Làm việc cặp đôi.
+ Trình bày kết quả.
+ Ghi bài.
B/ Hoạt động hình thành kiến thức: 30 phút
I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản :
1. Tính liên kết của văn bản :
* Ví dụ SGK:
- Đoạn văn khó hiểu vì giữa các câu văn không có mối quan hệ gì với nhau.
- Liên kết: là sự nối kết các câu, các đoạn trong văn bản một cách tự nhiên, hợp lí, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
*Mục tiêu: HS biết sử dụng phương tiện liên kết văn bản.
- Hoạt động của thầy:
+ Yêu cầu HS đọc ví dụ trong SGK và trả lời câu hỏi.
- Hoạt động của trò:
+ Làm việc cặp đôi.
+ Trình bày kết quả.
+ Ghi bài.
2. Phương tiện liên kết trong văn bản:
* Ví dụ SGK:
- Thêm cụm từ : còn bây giờ
- Từ “ đứa trẻ” phải thay bằng từ “con”
→ Muốn tạo được tính liên kết trong văn bản cần phải sử dụng những phương tiện liên kết về hình thức và nội dung.
* Ghi nhớ : SGK /18
*Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào thực hành.
- Hoạt động của thầy:
+ Yêu cầu HS làm các bài tập trong SGK
- Hoạt động của trò:
+ Làm việc cá nhân.
+ Trình bày kết quả.
+ Ghi bài.
C/ Hoạt động luyện tập:
* Bài 1 ( SGK-18 ) :
Sơ đồ câu hợp lí : 1 - 4 - 2 - 5 - 3
* Bài 2 /19 :
- Đoạn văn chưa có tính liên kết.
- Vì chỉ đúng về hình thức ngôn ngữ song không cùng nói về một nội dung.
* Bài 3 /19 :
Điền từ : bà, bà , cháu, bà, bà, cháu, thế là.
D/ Hoạt độngvận dụng
E/ Hoạt động tìm tòi, mở rộng
IV/ Rút kinh nghiệm:
1/Thời gian: ..
2/ Kiến thức: .
3/ Kĩ năng:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12439298.doc