Giáo án Ngữ văn 7 tiết 1 đến 4

TIẾT 3: TỪ GHÉP

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận diện được hai loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập .

- Hiểu được tính chất phân nghĩa và hợp nghĩa của từ ghép chính phụ và đẳng lập.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện các loại từ ghép.

- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ.

- Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.

3. Thái độ: Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ ghép một cách hợp lí.

4. Định hướng hình thành năng lực :

a. Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic

b. Năng lực chuyên biệt : năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ.

 

docx15 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 tiết 1 đến 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h một số từ khó trong phần chú thích H: Theo em văn bản này thuộc thể loại gì? HS trả lời à HS khác nhận xét, bổ sung GV nhận xét, chuẩn kiến thức  - Văn bản nhật dụng là loại văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá, về những vấn để, những hiện tượng gần gũi, bức xúc với cuộc sống con người và cộng đồng. - Đây là một văn bản nhật dụng nằm trong hệ thống các văn bản nhật dụng về vấn đề quyền trẻ em, nhà trường, phụ nữ, văn hóa, xã hội sẽ được học trong chương trình lớp 7. H : Em hãy kể tên những văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6 ? H: Toàn bộ văn bản đề cập đến nhân vật nào với tình cảm gì ? HS trả lời à HS khác nhận xét, bổ sung GV nhận xét, chuẩn kiến thức à Toàn văn bản là những tâm sự và nỗi lòng của ngời mẹ đối với con. Cảm xúc trước ngày con vào lớp 1. H: Văn bản sử dụng ngôi kể thứ mấy ? Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể này ? HS trả lời à HS khác nhận xét, bổ sung GV nhận xét, chuẩn kiến thức - Nhân vật chính: Người mẹ, đứa con. - Ngôi kể thứ nhất à Rất ít sự việc, chi tiết; chủ yếu là tâm trạng của người mẹ và đứa con. H: VB được chia làm mấy phần? Giới hạn và nội dung chính của từng phần là gì HS trả lời à HS khác nhận xét, bổ sung GV nhận xét, chuẩn kiến thức - Đọan 1: .... đến "thế giới mà mẹ bước vào" Tâm trạng của người mẹ và con trong đêm trước ngày khai trường. - Đoạn 2: Còn lại: Tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ. Hoạt động hình thành kiến thức 2: Hướng dẫn HS phân tích văn bản GV cho HS thảo luận theo nhóm - Nhóm 1: Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng của con ? Phân tích và cho biết đó là tâm trạng gì ? - Nhóm 2: Tìm những chi tiết miêu tả hành động, tâm trạng của người mẹ? HS thảo luận, đại diện trả lời à HS khác nhận xét Gv nhận xét, chuẩn kiến thức Mẹ Con - Thao thức không ngủ, chuẩn bị đồ dùng, sách vở, đắp mền, buông màn, trằn trọc, suy nghĩ triền miên - Giấc ngủ đến với con nhẹ nhàng như một li sữa, ăn một cái kẹo, gương mặt thanh thoát, nghiêng trên gối mền, đôi môi hé mở, thỉnh thoảng chúm lại háo hức, trong lòng không có mối bận tâm, hăng hái tranh mẹ dọn dẹp đồ. H: Theo em tại sao người mẹ không ngủ được? HS trả lời à HS khác nhận xét, bổ sung GV nhận xét, chuẩn kiến thức + Mừng vì con đã lớn. Thương yêu con, luôn nghĩ về con. + Hy vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với con. + Vì mẹ nhớ lại những ấn tượng tuổi thiếu thời đi học của mẹ H: Em hãy tìm và nhận xét về cách dùng từ của tác giả trong đoạn văn trên ? H: Từ đó em hiểu gì về tình cảm của mẹ đối với con? H: Vậy em làm gì đề đền đáp tình cảm của mẹ đối với mình? H: Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn mẹ? HS trả lời à HS khác nhận xét, bổ sung GV nhận xét, chuẩn kiến thức à Sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đến trường, sự chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại H: Vì sao tác giả để mẹ nhớ lại ấn tượng buổi khai trường đó của mình? HS trả lời à HS khác nhận xét, bổ sung GV nhận xét, chuẩn kiến thức à Mẹ có phần lo lắng cho đứa con trai nhỏ bé lần đầu tiên đến trường H: Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em, mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết dó có tác dụng? à Mẹ tâm sự gián tiếp với con, nói với chính mình -> nội tâm nhân vật được bộc lộ sâu sắc, tự nhiên. Những điều đó đôi khi khó nói trực tiếp. Tác dụng truyền cảm. H: Câu văn nào nói về tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? HS trả lời à HS khác nhận xét, bổ sung GV nhận xét, chuẩn kiến thức “Bằng hành động đó họ muốn. cả hàng dặm sau này” GV: Mở rộng về giáo dục ở Việt Nam và sự ưu tiên cho giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn (5’) Người mẹ nói: bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì? HS thảo luận, đại diện trả lời à HS khác nhận xét Gv nhận xét, chuẩn kiến thức H : Em hãy nêu những đặc sắc nghệ thuật của văn bản? HS trả lời à HS khác nhận xét, bổ sung GV nhận xét, chuẩn kiến thức I. Tìm hiểu chung 1. Đọc và tìm hiểu chú thích a. Đọc b. Tìm hiểu chú thích 2. Thể loại - Văn bản nhật dụng. - Phương thức biểu đạt: biểu cảm. 3. Bố cục: 2 phần II. Phân tích 1. Tâm trạng của người con - Hăng hái dọn dẹp đồ chơi - Háo hức - Giấc ngủ đến dễ dàng à Vô tư, thanh thản, ngủ ngon lành. 2. Tâm trạng của người mẹ - Trằn trọc suy nghĩ miên man. - Lo lắng, hồi hộp, xúc động. - Nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình. NT : Sử dụng từ láy gợi tả, ngôn từ giàu cảm xúc, lời văn độc thoại è Mẹ có tấm lòng sâu nặng, quan tâm sâu sắc đến con. 3. Tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ. - Nhà trường mang lại tri thức, hiểu biết. - Bồi dưỡng tư tưởng tốt đẹp, đạo lí làm người. - Mở ra ước mơ, tương lai cho con người, cho đất nước III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của mẹ nói với con. - Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm 2. Nội dung - Tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con. - Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người. Hoạt động 3 : Luyện tập (5’) ĐH hình thành năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng tiếng Việt, đọc hiểu văn bản, cảm thụ văn học. Hướng dẫn học sinh làm bài tập IV. Luyện tập Bài 1 Em tán thành ý kiến trên vì nó đánh dấu bước ngoặt, sự thay đổi lớn lao trong cuộc đời mỗi con người: sinh hoạt trong môi trường mới, học nhiều điều -> tâm trạng vừa háo hức vừa hồi hộp, lo lắng Hoạt động 4 : Vận dụng (2’) – Về nhà ĐH hình thành năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng tiếng Việt, đọc hiểu văn bản, cảm thụ văn học. Viêt đoạn văn kể về kỉ niệm đáng nhớ của em trong ngày khai trường. Hoạt động 5 : Tìm tòi, mở rộng (1’) – về nhà - ĐH hình thành năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề Tìm hiểu và đọc trước bài : Văn bản Mẹ tôi Ngày soạn:18/08/2018 TIẾT 2: MẸ TÔI Ét- môn-đô-đơ A- mi-xi. A. MỤC TIÊU Kiến thức: Sơ giản về tác giả Et-mon-đô đơ A-mi-xi. Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi. Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản với hình thức một bức thư. Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong thư. Thái độ: Giáo dục yêu thương, kính trọng cha mẹ cho HS. Định hướng hình thành năng lực : Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic Năng lực chuyên biệt : năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, đọc hiểu văn bản, cảm thụ văn học, cảm thụ thẩm mĩ. B. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Tranh ảnh, tài liệu tham khảo, bảng phụ. Học sinh: bài soạn, bảng phụ, C. PHƯƠNG PHÁP Thuyết trình, thảo luận nhóm, dạy học theo hợp đồng, vấn đáp D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động 1: Khởi động (5’) Gv sử dụng phương pháp thuyết trình, gợi mở Rèn năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông Kiểm tra bài cũ Tóm tắt ngắn gọn văn bản “Cổng trường mở ra” Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ bài “cổng trường mở ra” là gì? Giới thiệu bài mới: Từ xưa đến nay, người VN ta luôn có truyền thống thờ cha kính mẹ. Cho dù xã hội có văn minh tiến bộ như tế nào đi nữa thì sự hiếu thảo, thờ kính cha mẹ vẫn là biểu hiện hàng đầu của con cháu. Tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng ý thức được điều đó, có lúc vì vô tình hay tự nhiên mà ta phạm phải những lỗi lầm đối với cha mẹ. Chính những lúc ấy cha mẹ mới giúp ta nhận ra được những tội lỗi mà ta đã làm. Văn bản “Mẹ tôi” mà chúng tá cùng tìm hiểu ngày hôm nay sẽ cho ta thấy được tình cảm của các bậc cha mẹ đối với con cái của mình. 2. Hoạt động : Hình thành kiến thức (32’) GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình Kĩ thuật: động não Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động hình thành kiến thức 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm H: Cho biết đôi nét về tác giả ? HS trả lời à HS khác nhận xét GV nhận xét, bổ sung - Chưa đầy 20 tuổi ông đã là sĩ quan Quân đội chiến đấu cho nền độc lập, thống nhất đất nước. 1981 ông nhập Đảng XH Ý đấu tranh cho công bằng XH, vì h/phúc của nd lao động. H/động XH và con đường v/chương đối với ông là một. Độc lập XH, tình thương con ngườilà cảm hứng v/chương của ông. Tất cả kết tinh thành chủ nghĩa nhân văn lấp lánh. Để lại một sự nghiệp v/chương với rất nhiều thể loại: truyện ngắn, phê bình VH, luận văn chính trị. Tên tuổi của ông trở thành bất tử qua tp “những tấm lòng cao cả”. Hơn 1 TK qua trẻ em trên khắp hành tinh đều đc đọc và học. GV hướng dẫn đọc: Giọng đọc thể hiện tình cảm sâu sắc, tha thiết nhưng đôi chỗ cũng nghiêm khắc - Giải thích từ khó H: Nêu xuất xứ của văn bản ? H: Theo em, bài văn chia làm mấy phần ? Đó là những phần nào? Nội dung chính của từng phần ? - Đoạn 1 : Từ đầu sẽ là ngày con mất mẹà Nêu hoàn cảnh người bố viết thư cho con. - Đoạn 2 : Tiếp chà đạp lên tình thương yêu à Tâm trạng của người bố trước lỗi lầm của người con. - Đoạn 3 : Còn lại à Bố muốn con xin lỗi mẹ, thể hiện tình yêu của mình với con. H: Em hãy tóm tắt nội dung chính của văn bản ? En-ri-cô ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. Bố biết chuyện, viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vửa yêu thương vừa tức giận. Trong thư, bố nói về tình yêu, về sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-côTrước cách ứng xử khéo léo và tế nhị nhưng kiên quyệt, gay gắt của bố, En-ri-cô vô cùng hối hận. H: Tại sao văn bản là một bức thư người bố gửi cho con nhưng nhan đề lại lấy tên là “Mẹ Tôi”? GV cho HS thảo luận theo cặp (3’) HS thảo luận, trả lời GV nhận xét, chuẩn kiến thức H: Văn bản được viết theo thể loại nào? Về hình thức văn bản có gì đặc biệt? à Mang tính chuyện nhưng được viết dưới hình thức bức thư ( qua nhật ký của con) Hoạt động hình thành kiến thức 2: Hướng dẫn HS phân tích tác phẩm H: Ngôi kể trong văn bản này là ngôi thứ mấy ? Của nhân vật nào? H: Nêu nguyên nhân khiến người cha viết thư cho con? à Chú bé nói không lễ độ với mẹ à cha viết thư giáo dục con H: Những chi tiết nào miêu tả thái độ của người cha trước sự vô lễ của con? HS trả lời à HS khác nhận xét, bổ sung GV nhận xét, chuẩn kiến thức - Sự hỗn láo của con .đâm vào tim bố vậy - Bố không thể nén được cơn giận - Con mà lại xúc phạm đến mẹ ư? - Thà bố không có con..tái phạm nữa. - Trong một thời gian con đừng hôn bố. GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn (4’) H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng trong phần trên? H: Qua các chi tiết đó em thấy được thái độ của cha như thế nào? HS thảo luận à đại diện trả lời GV nhận xét, chuẩn kiến thức - Sự hỗn láo vào tim bố à so sánh è đau đớn - Con đến mẹ ư? à câu hỏi tu từ è Ngỡ ngàng - Thà bố . bội bạcà câu cầu khiến à mệnh lệnh H: Có ý kiến cho rằng bố En-ri-cô quá nghiêm khắc có lẽ ông không còn yêu thương con mình ? Ý kiến của em? è Bố rất yêu con nhưng không nuông chiều, xem nhẹ, bỏ qua. Bố dạy con về lòng biết ơn kính trọng cha mẹ. Những suy nghĩ và tình cảm ấy của người Ý rất gần gũi với quan niệm xưa nay của chúng ta. “bất trung, bất hiếu là 1 tội lớn”. GV cho HS hoạt động theo cặp (2’) H: Những chi tiết nào nói về người mẹ? HS trả lời à HS khác nhận xét GV nhận xét, chuẩn kiến thức - Thức suốt đêm, quằn quại, nức nở mất con. - Người mẹ sẵn sàng . đau đớn cho con . - Có thể đi ăn xin, hi sinh tính mạng để cứu con. - Dịu dàng, hiền hậu. H: Hình ảnh người mẹ được tác giả tái hiện qua điểm nhìn của ai? Vì sao? HS trả lời à HS khác nhận xét GV nhận xét, chuẩn kiến thức Bố à thấy hình ảnh, phẩm chất của mẹ à tăng tính khách quan, dễ bộc lộ tình cảm thái độ đối với người mẹ, người kể. HS thảo luận theo bàn (3’) H: Từ điểm nhìn ấy người mẹ hiện lên như thế nào? H: Thái độ của người bố đối với người mẹ như thế nào? è Trân trọng, yêu thương, một người mẹ như thế mà En-ri-cô không lễ độ à sai lầm khó mà tha thứ. Vì vậy thái độ của bố là hoàn toàn thích hợp. H: Trước thái độ của bố En-ri-cô có thái độ như thế nào? H: Điều gì đã khiến em xúc động khi đọc thư bố? - Bố gợi lại những kỉ niệm mẹ và En-ri-cô - Lời nói chân thành, sâu sắc của bố - Em nhận ra lỗi lẫm của mình H: Nhưng, tại sao người cha không nói trực tiếp với con mà lại chọn hình thức viết thư? è Bằng hình thức viết thư, người cha có điều kiện dạy bảo vừa tâm tình với con trai một cách tỉ mỉ, cặn kẽ, cho con có thời gian để suy ngẫm từng câu, chữ. Viết thư là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo, vừa không làm người mắc lỗi xấu hổ, mất lòng tự trọng. Đây chính là bài học về cách ứng xử trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. H: Đã bao giờ em mắc lối với bố mẹ không? Lúc đó em làm gì để chuộc lỗi? - HS tự bộc lộ cảm xúc H: Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bải 1. Nghệ thuật - Hình thức viết thư, tạo cảm giác thân mật, dễ đi vào lòng người. - Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, câu hỏi tu từ, 2. Nội dung - Văn bản chứa chan tình phụ tử, mẫu tử. - Để lại trong lòng người đọc hình ảnh cao đẹp thân thương của người mẹ hiền. Qua đó giáo dục con người lòng hiếu thảo, đạo làm con. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Et-môn-đô-đơ A-mi-xi (1846-1908) nhà văn Ý. - Ông là nhà h/đg xã hội, nhà văn hoá, nhà văn lỗi lạc. 2. Tác phẩm a. Đọc và tìm hiểu chú thích b. Xuất xứ : VB trích trong “Những tấm lòng cao cả”. c. Bố cục: 3 phần d. Thể loại : Thư từ, biểu cảm. II. Phân tích 1. Thái độ của người cha trước lỗi lầm của con. - Nghệ thuật: So sánh, dùng câu hỏi tu từ, câu cầu khiến à Người cha ngỡ ngàng, buồn bã, đau đớn, tức giận, cương quyết, nghiêm khắc nhưng chân thành nhẹ nhàng. 2. Hình ảnh người mẹ - Là người hiền hậu, dịu dàng, giàu đức hi sinh, hết lòng yêu thương, chăm sóc con è người mẹ cao cả, lớn lao. 3. Thái độ của En-ri-cô - Xúc động vô cùng. - Em nhận ra lỗi lầm của mình. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật 2. Nội dung Hoạt động 3 : Luyện tập (5’) ĐH hình thành năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng tiếng Việt, đọc hiểu văn bản, cảm thụ văn học. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 IV. Luyện tập Bài tập1 Vai trò vô cùng to lớn của người mẹ được thể hiện trong đoạn: “ Khi đã khôn lớn.. tình yêu thương đó”. Hoạt động 4 : Vận dụng (2’) – Về nhà ĐH hình thành năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng tiếng Việt, đọc hiểu văn bản, cảm thụ văn học. Kể lại một sự việc em lỡ gây ra làm cho cha mẹ phiền lòng ? Em có ân hận không ? Em đã chuộc lỗi như thế nào? Hoạt động 5 : Tìm tòi, mở rộng (1’) – về nhà - ĐH hình thành năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề + Tìm các câu ca dao, bài hát ca ngợi tình cảm, sự hi sinh của mẹ dành cho con. + Tìm hiểu và đọc trước bài : “Từ ghép” ************************************************************************ Ngày soạn:18/08/2018 TIẾT 3: TỪ GHÉP A. MỤC TIÊU Kiến thức Nhận diện được hai loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập . Hiểu được tính chất phân nghĩa và hợp nghĩa của từ ghép chính phụ và đẳng lập. Kĩ năng: Nhận diện các loại từ ghép. Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ. Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát. Thái độ: Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ ghép một cách hợp lí. Định hướng hình thành năng lực : Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic Năng lực chuyên biệt : năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ. B. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Tranh ảnh, tài liệu tham khảo,.... Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên C. PHƯƠNG PHÁP Thuyết trình, thảo luận nhóm, dạy học theo hợp đồng, vấn đáp D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động 1: Khởi động (5’) Gv sử dụng phương pháp thuyết trình, gợi mở Rèn năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông Kiểm tra bài cũ H: Trong truyện “Mẹ tôi” có các từ: Khôn lớn, trưởng thành. Theo em đó là từ đơn hay từ phức? Nếu là từ phức thì nó thuộc kiểu từ phức nào? b. Giới thiệu bài mới: Ở lớp 6 các em đã học Cấu tạo từ trong đó phần nào các em đã nắm được khái niệm từ ghép(đó là những từ phức được cấu tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau).Để giúp các em có kiến thức sâu rộng hơn về cấu tạo,trật tự sắp xếp của từ ghép. Chúng ta đi tìm hiểu bài học hôm nay. 2. Hoạt động : Hình thành kiến thức (32’) GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình Kĩ thuật: động não Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động hình thành kiến thức 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu thế nào từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập. GV yêu cầu HS đọc ví dụ SGK Gv cho HS hoạt động cá nhân (3’) H: Xét về cấu tạo, các từ bà ngoại, thơm phức thuộc từ loại nào? H: Trong 2 từ đó, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? H: Em có nhận xét gì về trật tự của những tiếng chính trong những từ ấy, tiếng và tiếng phụ có quan hệ như thế nào ? H: Theo em từ ghép chính phụ có cấu tạo như thế nào? Cho Vd minh họa ? Chú ý các từ trầm bổng, quần áo . H: Các tiếng trong 2 từ ghép trên có phân ra thành tiếng chính, tiếng phụ không ? H: Hai tiếng này có quan hệ với nhau như thế nào? H: Khi đảo vị trí của các tiếng thì nghĩa của từ có thay đổi không ? H: Vậy từ ghép đẳng lập có cấu tạo như thế nào? H: Từ ghép có mấy loại ? Thế nào là từ ghép chính phụ, thế nào là từ ghép đẳng lập ? - HS trả lời à HS khác nhận xét - GV chốt ý - Gọi HS đọc ghi nhớ Hoạt động hình thành kiến thức 2: Tìm hiểu nghĩa của từ ghép GV cho HS thảo luận theo nhóm (4’) - Nhóm 1: H: So sánh nghĩa của từ “bà ngoại” với nghĩa của từ “bà”? Nghĩa của từ “thơm phức” với nghĩa của tiếng “thơm”? H: Vậy từ ghép chính phụ có nghĩa như thế nào? - Nhóm 2: H: So sánh nghĩa của từ “quần áo” với nghĩa của mỗi tiếng “quần” và “áo”, “trầm bổng” với “trầm” và “bổng”? H: Từ ghép đẳng lập có nghĩa như thế nào? - HS thảo luận à trả lời - GV nhận xét, chuẩn kiến thức GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK I. Các loại từ ghép 1. Ví dụ 1(SGK/tr13) - Tiếng chính: bà, thơm - Tiếng phụ: ngoại, phức à Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau. è Từ ghép chính phụ. 2. Ví dụ 2 (SGK/tr14) - Từ “quần áo”, “trầm bổng” không phân ra tiếng chính, tiếng phụ à Bình đẳng về mặt ngữ pháp. è Từ ghép đẳng lập. 3. Ghi nhớ (SGK/Tr14) II. Nghĩa của từ ghép 1. Ví dụ (SGK/Tr14) - Nghĩa của từ bà ngoại, thơm phức hẹp hơn nghĩa của các từ bà, thơm. è có tính chất phân nghĩa. - Nghĩa của các từ quần áo, trầm bổng rộng hơn nghĩa của các từ quần, áo, trầm, bổng. è có tính chất hợp nghĩa và có nghĩa khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo nên nó. 2. Ghi nhớ (SGK/Tr14) Hoạt động 3 : Luyện tập (13’) - ĐH hình thành năng lực : NL giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng tiếng Việt - Phương pháp: dạy học hợp tác, dạy học họp đồng, vấn đáp, thuyết trình - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, lắng nghe va phản hồi tích cực. - GV tổ chức cho HS làm việc theo 2 nhóm + Nhóm 1: từ ghép chính phụ + Nhóm 2: Từ ghép đẳng lập - Thời gian làm bài: 3 phút - Hình thức: làm trên bảng phụ Bài tập 2/15 HS làm việc độc lập GV gọi 1 em làm 2 từ - HS khác nhận xét - GV nhận xét, chuẩn kiến thức Bài tập 3/15 GV yêu cầu HS làm từng cặp theo bàn (3’) HS thảo luận à Đại diện trình bày à nhóm khác nhận xét, bổ sung GV nhận xét, chuẩn kiến thức GV nêu yêu cầu bài tập 4 HS thảo luận nhóm bàn (3’) - HS thảo luận à đại diện báo cáo à nhóm khác nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét, chuẩn kiến thức GV hướng dẫn hs thực hiện các bài tập còn lại ở nhà III. Luyện tập Bài 1/Tr15 - Từ ghép đẳng lập: Suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi . - Từ ghép chính phụ: Xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, nụ cười . Bài 2/Tr15: Điền thêm để tạo từ ghép CP - Bút: bút bi, bút mực, bút chì - Thớc: thước kẻ, thước gỗ - Mưa: mưa rào, mưa phùn - Làm: làm rẫy, làm ruộng - Ăn: ăn ý, ăn ảnh - Trắng: trắng phau, trắng xóa Bài tập 3/15: Điền thêm tiếng để tạo từ ghép đẳng lập - Núi sông, núi đồi - Ham muốn, ham mê - Mặt mũi, mặt mày - Tươi tốt, tươi vui - Xinh đẹp, xinh tươi - Học hành, học hỏi Bài tập 4/Tr15 - Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở được vì : sách và vở là danh từ chỉ đơn vị có thể đếm được - Không thể nói một cuốn sách vở được vì : sách vở là từ ghép đẳng lập mang ý nghĩa khái quát nên không thể đếm được Hoạt động 4 : Vận dụng (2’) – Về nhà ĐH hình thành năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng tiếng Việt Phương pháp : Nêu vấn đề Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi H: Kể tên những đồ vật trong phòng học bằng từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. Hoạt động 5 : Tìm tòi, mở rộng (1’) – về nhà - ĐH hình thành năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề - Phương pháp : Nêu vấn đề - Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi + Tìm hiểu và đọc trước bài : “Liên kết trong văn bản” ************************************************************************ Ngày soạn:18/08/2018 TIẾT 4: LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Hiểu rõ liên kết là một trong những đặc tính quan trọng nhất của văn bản. Sự liên kết của một văn bản được thể hiện ở cả hai mặt hình thức lẫn nội dung. Nắm được các phương tiện liên kết là những từ ngữ, câu văn thích hợp. 2. Kĩ năng: Biết vận dụng những hiểu biết về liên kết vào việc đọc văn bản và tạo lập văn bản. Thái độ: Giáo dục ý thức tạo lập VB có tính liên kết cho HS. Định hướng hình thành năng lực : Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic Năng lực chuyên biệt : năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ. B. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, máy tính, máy chiếu,.... Học sinh: chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC Phương pháp : vấn đáp, dạy học nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác. Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực. D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động 1: Khởi động (5’) Gv sử dụng phương pháp thuyết trình, gợi mở Rèn năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông Gv cho HS thi xem ai nhớ kiến thức cũ tốt hơn GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 1 đại diện lên trả lời H: Ở lớp 6 các em đã học các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt nào ? b. Giới thiệu bài mới: Ở lớp 6 các em đã học văn bản và phương thức biểu đạt - Gọi HS nhắc lại 2 kiến thức này. Để văn bản có thể biểu đạt rõ mục đích giao tiếp cần phải có tính liên kết và mạch lạc. Vậy liên kết trong văn bản là như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu rõ hơn. 2. Hoạt động : Hình thành kiến thức (32’) GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình Kĩ thuật: động não Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hướng dẫn HS tìm hiểu tính liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản. - Mục tiêu: Giúp HS thấy được muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết - Phương pháp: Vấn đáp, minh hoạ, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm GV gọi học sinh đọc đoạn văn sgk và đoạn văn trong vb Mẹ tôi. H: So sánh 2 đoạn văn, đoạn nào En-ri-cô có thể hiểu rõ hơn người bố muốn nói gì ? H: Nếu En-ri-cô chưa hiểu ý bố thì hãy cho biết vì lí do nào trong các lí do kể trên? HS trả lời à HS khác nhận xét Gv nhận xét, chuẩn kiến thức - Vì giữa các câu còn chưa có sự liên kết H: Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì? à Liên kết Thế nào là liên kết trong văn bản? Gv cho HS thảo luận nhóm (4’) – 2 nhóm - Nhóm 1: Đọc lại đoạn văn sgk/17 và cho biết do thiếu ý gì mà đoạn văn trở nên khó hiểu ? Hãy sửa lại đoạn văn để En-ri-cô có thể hiểu được ý bố? - Nhóm 2: Đọc đoạn văn b sgk/18 và chỉ ra sự thiếu liên kết của chúng. Hãy sửa lại để thành một đoạn văn có nghĩa? HS thảo luận à đại diện trả lời GV nhận xét, chuẩn kiến thức - Đoạn 1 : Các câu trong đoạn trích không có cùng nội dung, mỗi câu đề cập đến một vấn đề, ghép các câu lại thành những vấn đề khác nhau. - Đoạn 2 : So với văn bản gốc, cả ba câu đều sai và thiếu các từ nối Câu 2 thiếu cụm từ: còn bây giờ Câu 3 từ "con" chép thành "đứa trẻ" Việc chép sai, chép thiếu làm cho câu văn trên rời rạc, khó hiểu. H: Một văn bản muốn có tính liên kết trước hết phải có điều kiện gì? Các câu trong văn bản phải sử dụng các phương tiện gì? à Muốn tạo được tính liên kết trong văn bản cần phải sử dụng những phương tiện liên kết về hình thức và nội dung. I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản: 1. Tính liên kết của văn bản * Ví dụ (SGK/17) - Đoạn văn khó hiểu, lộn xộn, không rõ ràng vì không có tính liên kết. - Muốn văn bản rõ nghĩa , dề hiểu à có tính liên kết 2. Phương tiện liên kết trong văn bản a. Ví dụ 1 (sgk/tr18) - Nội dung giữa các câu chưa có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. à Thiếu LKND b. Ví dụ 2 (sgk/Tr18) - Giữa các câu không có các phương tiện ngôn ngữ để nối kết. (cả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 1 Cong truong mo ra_12395848.docx
Tài liệu liên quan