? Em hãy nhận xét về cấu tạo của phụ ngữ?
HS: Có cấu tạo là một cụm C - V.
? Quan sát về hình thức cấu tạo của các cụm C - V làm phụ ngữ sau ta thấy chúng giống loại câu nào đã được học?
HS: Câu đơn bình thường.
? Xét về vai trò, cụm C-V ấy làm thành phần gì trong câu?
HS: Làm thành phần của cụm từ.
GV: chiếu Slide 5: So sánh hai cách viết
? So sánh 2 cách viết sau. Theo em, cách viết nào hay hơn?
Cách 1:
Văn chương gây cho ta tình cảm, luyện cho ta tình cảm.
Cách 2:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 2229 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 tiết 103: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết: 103
Tuần 27
DÙNG CỤM CHỦ- VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu mục đích của việc dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
- Thấy được các trường hợp dùng cụm chủ – vị làm thành phần câu.
2. Kĩ năng
- Nhận biết các cụm chủ – vị làm thành phần câu.
- Nhận biết các cụm chủ – vị làm thành phần của cụm từ.
3. Định hướng phát triển năng lực:
- Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng cách dùng cụm chủ vị để mở rộng câu theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cá dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
4. Thái độ
- Biết vận dụng vào quá trình giao tiếp và tạo lập văn bản
B. Chuẩn bị của GV và HS
- Giáo viên: Bài soạn, SGK, bảng phụ.
- Học sinh: Vở ghi, vở bài tập, SGK, bảng nhóm.
C. Phương pháp:
- PPDH: + Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách sử dụng câu (mở rộng câu) theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.
+ Phương pháp thực hành có hướng dẫn sử dụng câu rộng câu trong tình huống giao tiếp cụ thể.
+ Thực hành giao tiếp. Học nhóm cùng trao đổi phân tích về những đặc điểm, cách chuyển đổi câu theo tình huống cụ thể.
- KTDH: Kĩ thuật động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong sử dụng câu Tiếng Việt.
D. Tiến trình giờ học
1. Ổn định lớp (1 phút)
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
7
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
? Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Đó là những cách nào? Cho VD.
Đáp án:
- Có 2 cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
+ Cách 1: Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị (được) vào sau từ (cụm từ) ấy.
+ Cách 2: Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành bộ phận không bắt buộc trong câu.
- HS lấy ví dụ
3. Giảng bài mới: (35 phút)
Đặt vấn đề bài mới: Khi nói hoặc viết, nhiều khi người ta cần dùng những kiểu câu mở rộng để đảm bảo đủ thông tin. Vậy thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu , các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay
Hoạt động của giáo thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu
- Phương pháp: nêu vấn đề, phát vấn, khái quát,
- Phương tiện: Máy chiếu
- Kĩ thuật: động não, trình bày một phút
- Năng lực: nhận thức, suy nghĩ sáng tạo, giao tiếp
GV: chiếu Slide 3 VD (SGK- 68).
HS đọc VD.
? Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6 về cụm danh từ. Em hãy tìm các cụm danh từ có trong các câu đã cho?
HS trả lời
GV: chiếu Slide 4
? Em hãy phân tích cấu tạo của những cụm danh từ vừa tìm?
HS: + Những tình cảm ta / không có.
C V
PPT DTTT PPS
+ Những tình cảm ta / sẵn có.
C V
PPT DTTT PPS
? Em hãy nhận xét về cấu tạo của phụ ngữ?
HS: Có cấu tạo là một cụm C - V.
? Quan sát về hình thức cấu tạo của các cụm C - V làm phụ ngữ sau ta thấy chúng giống loại câu nào đã được học?
HS: Câu đơn bình thường.
? Xét về vai trò, cụm C-V ấy làm thành phần gì trong câu?
HS: Làm thành phần của cụm từ.
GV: chiếu Slide 5: So sánh hai cách viết
? So sánh 2 cách viết sau. Theo em, cách viết nào hay hơn?
Cách 1:
Văn chương gây cho ta tình cảm, luyện cho ta tình cảm.
Cách 2:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
*Nhận xét: Cách viết 2, nội dung cụ thể hơn, nhịp điệu câu văn uyển chuyển hơn hay hơn.
? Vậy việc thêm những cụm C-V có hình thức giống câu đơn bình thường vào thành phần của câu hoặc của cụm từ là để làm gì?
HS: Để mở rộng câu.
HS đọc ghi nhớ (SGK- 68)
GV: chiếu Slide 6:
GV: Đưa bài tập vận dụng nhanh:
? Cụm C-V được gạch chân trong câu sau làm thành phần gì?
Cái bàn này chân đã gẫy.
A. Chủ ngữ B. Vị ngữ
C. Bổ ngữ D. Định ngữ
Hoạt động 2: Tìm hiểu các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu
- Phương pháp: nêu vấn đề, phát vấn, khái quát,
- Phương tiện: Máy chiếu
- Kĩ thuật: động não, trình bày một phút
- Năng lực: nhận thức, suy nghĩ sáng tạo, giao tiếp
GV: Yêu cầu HS đọc VD (SGK- 68)
GV: chiếu Slide 9 đến Slide 14 :Ngữ liệu phần II
? Hãy tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu trên?
HS: Thảo luận nhóm bàn (3’) -> Phát biểu
HS nhận xét
GV nhận xét
GV: Trên đây là các trường hợp đã dùng cụm C-V để mở rộng câu.
? Đó là những trường hợp cụ thể nào? Em hãy rút ra kết luận?
HS: Trả lời
HS đọc ghi nhớ 2 (SGK- 69)
GV: chiếu Slide 16 đến Slide 18 :Ngữ liệu
? Ph©n tÝch cÊu t¹o ng÷ ph¸p, t×m côm C-V lµm thµnh phÇn c©u hoÆc thµnh phần côm tõ trong c¸c c©u sau:
1.C¸i bót b¹n t¨ng t«i rÊt ®Ñp
2.Tay «m cÆp, nã chay nhanh tíi trêng.
3.C¸i c©y nµy l¸ vÉn cßn t¬i.
4. Hoa häc giái, lµm cha mÑ rÊt vui lßng.
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Phương pháp: nêu vấn đề, phát vấn, khái quát,
- Phương tiện: Máy chiếu
- Kĩ thuật: động não, trình bày một phút
- Năng lực: nhận thức, suy nghĩ sáng tạo, giao tiếp
? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1.
HS: - Tìm cụm C-V làm cho thành phần câu hoặc thành phần cụm từ.
- Cho biết mỗi cụm C-V đó làm thành phần gì?
HS lên bảng làm bài
HS nhận xét
GV nhận xét
Gv treo bảng phụ bài tập bổ sung
HS đọc bài tập
HS làm bài
HS nhận xét
GV nhận xét
I. Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu
1. Phân tích ngữ liệu:
Ví dụ SGK t68:
- Cụm danh từ:
+ những tình cảm ta không có
+ những tình cảm ta sẵn có
- Cấu tạo của cụm danh từ :
phụ trước
trung tâm
phụ sau
những
tình cảm
ta sẵn có
những
tình cảm
ta không có
- Phần phụ sau của cụm danh từ có cấu tạo một cụm C-V (câu đơn bình thường)
ta / không có.
ta / sẵn có.
-> Cụm C-V: Làm thành phần của cụm từ để mở rộng câu
2. Ghi nhớ: (SGK - 68)
II. Các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu
1. Phân tích ngữ liệu
Ví dụ SGK t68
a. Chị Ba/ đến// khiến tôi/rất vui.
c v c v
-> Cụm C - V làm CN, phụ ngữ bổ sung nghĩa cho động từ khiến.
b. Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta// tinh thần/ rất hăng hái.
c v
-> Cụm C - V làm VN.
c. Chúng ta // có thể nói rằng trời / sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời / sinh cốm nằm ủ trong lá sen.
-> Cụm C - V làm phụ ngữ trong cụm động từ
d. Nói cho đúng thì phẩm giá của tiếng Việt// chỉ mới thực sự được xác định và đảm bảo từ ngày Cách mạng tháng Tám/ thành công.
-> Cụm C - V làm phụ ngữ trong cụm danh từ
-> Các thành phần câu như: chủ ngữ, vị ngữ, các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V để mở rộng câu.
2. Ghi nhớ: (SGK- 69)
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1: (SGK- 69)
a. chỉ riêng những người chuyên môn/ mới định được.
-> C- V làm phụ ngữ trong cụm DT.
b. khuôn mặt/ đầy đặn
-> cụm C- V làm VN.
c. + các cô gái làng Vòng/ đỗ gánh.
-> C- V làm phụ ngữ trong cụm DT.
+ hiện ra/từng lá cốm sạch sẽ và tinh khiết
-> C- V (đảo) làm phụ ngữ trong cụm ĐT.
d.+ một bàn tay/ đập vào vai.
-> cụm C- V làm CN.
+ hắn/ giật mình.
-> cụm C - V làm BN.
2. Bài tập bổ sung
Hãy xác định cụm C-V mở rộng câu trong các câu
a. Tôi // đọc quyển truyện bạn Mai / cho mượn. (làm phụ ngữ của cụm danh từ)
C V
b. Tôi / nhìn qua khe cửa // thấy em tôi / đang vẽ bức tranh mà cha tôi / đã hướng dẫn.
- Tôi / nhìn qua khe cửa : Cụm C-V là chủ ngữ.
- em tôi / đang vẽ : Cụm C-V là bổ ngữ.
- cha tôi / đã hướng dẫn: Cụm C-V là định ngữ.
4. Củng cố: (2 phút)
? Thế nào là cụm C-V mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu.
? Theo em khái niệm cụm C-V có đồng nhất với khái niệm câu không? (không)
5. Hướng dẫn HS ở nhà: (5 phút)
- Học bài:
+ Nắm được nội dung lí thuyết
+ Hoàn thiện các bài tập
+ Xác định chức năng ngữ pháp của cụm chủ – vị trong những câu văn cụ thể.
- Chuẩn bị bài: Kiểm tra Văn
+ Ôn tập các văn bản đã học kì 2
E. Rút kinh nghiệm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dung cum chuvi de mo rong cau_12334936.doc