- Nêu hiểu biết của em về tác giả Phạm Duy Tốn?
GV nhận xét, bổ sung:
Phạm Duy Tốn là một trong những tên tuổi tiêu biểu cho lớp “ Tây học” đầu thế kỷ XX, ông khá thành công về thể loại truyện ngắn. Ông được coi là cây bút tiên phong bước đầu hình thành truyện ngắn hiện đại và khuynh hướng hiện thực.
- Truyện ngắn được sáng tác trong khoảng thời gian nào? Nêu bối cảnh lịch sử nước ta lúc bấy giờ?
GV chốt ý: Đầu thế kỷ XX đất nước ta dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, đời sống nhân dân lầm than cực khổ, quan lại ăn chơi xa xỉ, chèn ép, bóc lột nhân dân.
8 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1057 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 tiết 110: Sống chết mặc bay Phạm Duy Tốn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 110:
SỐNG CHẾT MẶC BAY
Phạm Duy Tốn
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và những thành công về nghệ thuật của tác phẩm.
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn.
- Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ.
- Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay – một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lý.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỷ XX
3. Thái độ
- Thông cảm sâu sắc với cuộc sống khổ cực của người nông dân dưới chế độ cũ.
- Căm ghét bọn quan lại của chế độ cũ vô trách nhiệm đã đẩy người nông dân vào cảnh màn trời chiếu đất
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án, Sách giáo khoa, Sách giáo viên, tài liệu liên quan
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi, đồ dùng học tập
C. PHƯƠNG PHÁP
- Động não
- Hoạt động nhóm
- Vấn đáp
D. NĂNG LỰC CẦN ĐẠT
- Bình giảng, cảm thụ, phân tích, chứng minh
E. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Ổn định tổ chức lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 – 5p)
- Trình bày những luận điểm chính của Hoài Thanh khi ông luận bàn về ý nghĩa văn chương. Theo em, những ý nghĩa ấy đã bao quát đầy đủ, toàn diện tất cả ý nghĩa của văn chương hay chưa ? Vì sao ?
- Em hiểu như thế nào về luận điểm “ văn chương sẽ hình dung ra sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.” Cho mỗi ý một ví dụ ?
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế,định hướng chú ý cho HS
- Phương pháp: Thuyết trình
- Thời gian: ( 1 phút )
3. Bài mới
Tục ngữ có câu “Sống chết mặc bay”, “Tiền thầy bỏ túi” – câu tục ngữ nói về thái độ vô trách nhiệm một cách trắng trợn của các viên quan phụ mẫu trong một lần hộ đê. Câu chuyện đặc sắc đã được ngòi bút hiện thực và nhân đạo của Phạm Duy Tốn kể lại một màn kịch bi – hài rất hấp dẫn qua văn bản “Sống chết mặc bay”.
Hoạt động 2: ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG
- Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm,...
- Phương pháp: Vấn đáp tái hiện,thuyết trình.
- Thời gian: (17 phút )
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
- Nêu hiểu biết của em về tác giả Phạm Duy Tốn?
ð GV nhận xét, bổ sung:
Phạm Duy Tốn là một trong những tên tuổi tiêu biểu cho lớp “ Tây học” đầu thế kỷ XX, ông khá thành công về thể loại truyện ngắn. Ông được coi là cây bút tiên phong bước đầu hình thành truyện ngắn hiện đại và khuynh hướng hiện thực.
- Truyện ngắn được sáng tác trong khoảng thời gian nào? Nêu bối cảnh lịch sử nước ta lúc bấy giờ?
ð GV chốt ý: Đầu thế kỷ XX đất nước ta dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, đời sống nhân dân lầm than cực khổ, quan lại ăn chơi xa xỉ, chèn ép, bóc lột nhân dân.
- Gọi HS tóm tắt câu truyện này?
- GV gọi HS đọc văn bản
ð Hướng dẫn đọc: Đọc diễn cảm, chú ý thay đổi ngữ điệu phù hợp với nội dung mạch truyện.
+ Cảnh dân đi từ hè đê: khẩn trương
+ Cảnh quan lại, nha phủ đánh bài: châm biếm, mỉa mai.
- Giải thích các từ khó
- Văn bản này kể về sự việc gì? Nhân vật chính là ai?
ð GV chốt ý:
+ Sự việc: vỡ đê nhưng các quan phụ mẫu vẫn bình thản không quan tâm đến nhân dân
+ Nhân vật: Nhân dân, Quan phụ mẫu
- Sự kiện và nhân vật đó được tổ chức trong một cốt truyện gồm mấy phần nội dung (Bố cục truyện)?
- Theo em, văn bản này thuộc thể loại nào?
- Trong 3 phần theo em thì phần nào là nội dung chính? Vì sao?
ð GV nhận xét, bổ sung: Phần 2 là phần quan trọng nhất. Vì đây là phần dài nhất trong truyện, tập trung miêu tả sự vô trách nhiệm của quan phụ mẫu
- Qua phần chuẩn bị bài ở nhà,em thấy trong truyện ngắn này tác giả chủ yếu sử dụng nghệ thuật gì?
ð NT tương phản, tăng cấp
- Em hiểu gì về nghệ thuật này?
ð Tương phản (đối lập) tạo ra những cảnh tượng, những hành động, những tính cách trái ngực nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng
Tăng cấp: các sự việc, chi tiết diễn ra ở mức độ tăng dần
- Hai mặt tương phản, đối lập trong truyện là gì?
ð Một bên là cảnh người dân đang vật lộn vất vả để bảo vệ khúc đê. Một bên là cảnh các quan phụ mẫu đang lao vào cuộc tổ tôm
- HS đọc chú thích SGK trả lời
- HS lắng nghe
- HS phát biểu
- HS đọc bài đã chuẩn bị ở nhà
- HS đọc
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS phát biểu
- HS đọc văn bản trả lời
- HS trả lời
- HS suy nghĩ, trả lời độc lập
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS lắng nghe
I. Đọc - Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- 1883 – 1924
- Là một trong những nhà văn mở đường cho nền văn xuôi quốc ngữ hiện đại Việt Nam
2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Truyện được viết tháng 7/1918, đăng báo Nam Phong số 18 (tháng 12/1918)
- Tóm tắt:
- Bố cục: 3 phần
+ Từ đầu đến không khéo thì vỡ mất
ð Cảnh sắp vỡ đê và sự chống đỡ của người dân
+ Tiếp theo đến điếu mày
ð Cảnh trên đê và trong đình trước khi vỡ đê
+ Đoạn còn lại
ð Cảnh vỡ đê
- Thể loại: Truyện ngắn hiện đại
Hoạt động 3: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
- Mục tiêu: HS hiểu cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
- Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi, đọc sáng tạo tái hiện hình tượng, kĩ năng động não.
- Thời gian: 20 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
- Gọi HS đọc lại phần 1?
- Cảnh đê sắp vỡ được miêu tả ở đâu, thời gian nào?
- Tìm những chi tiết miêu tả: sự tàn phá của thiên nhiên, tình trạng con đê, sự chống đỡ của dân để cứu con đê?
- Các chi tiết đó gợi cảnh tượng như thế nào?
- Ngôn ngữ miêu tả dân phu hộ đê có gì đặc sắc?
- Em cảm nhận như thế nào về cảnh dân phu hộ đê ở đây?
- Câu văn biểu cảm có tác dụng gì?
- Tên sông được nói cụ thể, nhưng tên làng, tên phủ chỉ được ghi bằng kí hiệu. Điều đó thể hiện dụng ý gì của tác giả ?
ð GV nhận xét, chốt ý: Tác giả muốn bạn đọc hiểu câu chuyện ày không chỉ xảy ra ở một nơi mà có thể là phổ biến ở nhiều nơi trong nước ta.
- Em hiểu thế nào là phép tương phản, tăng cấp?
- Em hãy chỉ ra phép tương phản và tăng cấp trong phần 1?
- Em cảm nhận được điều gì qua nghệ thuật tương phản và tăng cấp mà tác giả sử dụng ở đây?
- HS đọc
- HS trả lời
- HS suy nghĩ, trả lời độc lập
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS nêu suy nghĩ
- HS trả lời
- HS phát biểu
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS phát biểu
II. Đọc - Hiểu văn bản:
1. Cảnh đê sắp vỡ và sự chống đỡ của người dân:
- Gần 1 giờ đêm, con sông Nhị Hà ở làng X phủ X
Hình ảnh thiên nhiên, con đê
Hình ảnh dân phu hộ đê
- Trời mưa tầm tã mỗi lúc một to
- Nước sông lên to, vẫn cuồn cuộn bốc lên
- Khúc đê hai ba đoạn đã thẩm lậu, không khéo thì vỡ mất.
ð Thiên nhiên mỗi lúc một dữ dội, con đê mỗi lúc một suy yếu, có nguy cơ vỡ
- Hình ảnh: Hàng trăm nghìn con người, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy, ướt lướt thướt như chuột lột
- Âm thanh: Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ
ð Phép liệt kê, dùng nhiều từ láy, câu văn biểu cảm gợi cảnh nhốn nháo hỗn loạn, không khí khẩn trương căng thẳng vất vả cực độ, tâm trạng lo lắng bất lực, kêu cứu của người dân
- Nghệ thuật:
+ Tương phản:
Thiên nhiên mỗi lúc một dữ, nguy cơ vỡ đê lớn dần mỗi lúc một lớn ó sức người hộ đê mỗi lúc một yếu
+ Tăng cấp:
Mưa mỗi lúc một nhiều
Nước sông mỗi lúc một dâng cao
Âm thanh mỗi lú một ầm ĩ
Sức ng mỗi lúc một yếu
Nguy cơ vỡ đê mỗi lúc một đến gần
ð Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe dọa cuộc sống của người dân
4. Củng cố: (1p)
- Ở phần 1, BPNT được sử dụng chủ yếu là biện pháp nào ?
- BPNT đó đã được tác giả sử dụng như thế nào và qua đó tác giả muốn nhắn nhủ điều gì ?
5. Hướng dẫn học bài: (1p)
- Học thuộc ghi nhớ
- Chuẩn bị bài: Sống chết mặc bay (Tiết 2)
GIÁO ÁN VIẾT BẢNG:
I/ Đọc – Tìm hiểu chung:
Tác giả
Tác phẩm:
II/ Đọc – Hiểu văn bản:
Cảnh đê sắp vỡ và sự chống đỡ của người dân:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 2_12323589.docx