Bài 28 - Tiết 115
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
(Hà Ánh Minh)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Giúp HS nắm đượckhái niệm thể loại bút kí, giá trị văn hoá, nghệ thuật của ca Huế và vẻ đẹp của con người xứ Huế.
- Hiểu vẻ đẹp và ý nghĩa văn hoá, xã hội của ca Huế.
2. Kĩ năng
- Phân tích và tìm hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hoá dân tộc.
3. Thái độ
- Giáo dục tinh thần tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Từ đó có thái độ và hành động tích cực góp phần bảo tồn, phát triển di sản văn hoá dân tộc đặc sắc và độc đáo này.
4. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, tự học, hợp tác, phân tích, bình giảng.
19 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 113 đến 116, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/03/2018
Ngày giảng: 7B 21/03/2018
7A 24/03/2018
Bài 27 - Tiết 113
LUYỆN NÓI: BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Rèn luyện kĩ năng nghe, nói giải thích một vấn đề.
- Rèn luyện kĩ năng phát triển dàn ý thành bài nói giải thích một vấn đề.
2. Kỹ năng
- Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý bài văn giải thích một vấn đề.
- Biết cách giải thích một vấn đề trước tập thể.
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng một vấn đề mà người nghe chưa biết bằng ngôn ngữ nói.
3. Thái độ
- Nghiêm túc trong giờ luyện nói.
4. Năng lực
- Năng lực tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên
- Nghiên cứu tài liệu, kế hoạch dạy học, bài văn mẫu.
2. Học sinh
- Ôn tập văn nghị luận giải thích
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp:
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ
? Em hãy nêu dàn ý chung của bài văn lập luận giải thích ?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Trải nghiệm
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình.
- Thời gian: 3 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
? Kể tên các bước làm bài văn lập luận giải thích
GV gợi dẫn vào bài: Để có một bài văn hay, có sức thuyết phục, người nói không những phải nắm vững phương pháp lập luận giải thích mà còn thuyết trình lưu loát trôi chảy. Làm thế nào đẻ trình bày ý kiến của mình trước tập thể được tốt à Giờ hôm nay luyện nói.
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 2: Hoạt động cơ bản
- Mục tiêu: Gióp HS trình bày được bài văn giải thích đã chuẩn bị bằng văn nói
- Phương pháp - Kĩ năng: giải thích, nêu và giải quyết vấn đề.
- Thời gian: 15 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
GV chia lớp và hướng dẫn lập dàn bài:
Tổ 1,3: Đề 1
Tổ 2,4: Đề 2
* Đề trên thuộc kiểu bài nào ?
* Đề bài yêu cầu giải thích vấn đề gì ?
*Làm thế nào để nhận ra yêu cầu đó ? Căn cứ vào mệnh đề và căn cứ vào các từ ngữ trong đề.
* Để đạt được yêu cầu giải thích đã nêu, bài làm cần có những ý gì ?
*MB cần nêu những gì ?
* Ta có thể sắp xếp các ý của phần TB như thế nào ?
*Giải thích thành ngữ Sống chết mặc bay ?
*Vì sao tác giả Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề của t/phẩm là : Sống chết mặc bay ?
*KB cần phải nêu gì ?
Gv hướng dẫn HS lập dàn ý.
I. Chuẩn bị ở nhà:
Đề bài 1: Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề “Sống chết mặc bay” cho truyện ngắn của mình.
1- Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Kiểu bài: Giải thích.
- ND: giải thích khẩu ngữ ngữ sống chết mặc bay
2- Lập dàn bài:
a- MB:
- Giới thiệu tác giả phạm Duy Tốn và tác phẩm Sống chết mặc bay của ông.
b-TB:
* G.thích tên tác phẩm Sống chết mặc bay .
- Sống và chết là hai từ đối lập nhau. Sống là có sinh khí và hoạt động, chết hết sống, không có biểu hiện của sự sống.
Mặc bay : không thèm để ý đến người khác.
-Sống chết mặc bay Chê trách những người ích kỉ chỉ nghĩ đến quyền lợi mà không thèm để ý hoặc chú ý đến người khác.
* Truyện Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn đã mượn ý nghĩa của câu tục ngữ này để đặt nhan đề cho t/phẩm của mình.
c-KB:
- Khẳng định lại tác dụng to lớn của sách.
- Nêu phương hướng hành động của cá nhân.
3-Viết bài văn:
Đề bài 2: Hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê - nin : “Học, học nữa, học mãi ”.
*) Dàn ý:
*MB
- Dẫn vào đề: Phong trào học tập hiện nay.
- Giới thiệu câu nói của Lênin:"Học, học nữa, học mãi"
*TB
1. Giải thích ý nghĩa lời khuyên:"Học, học nữa, học mãi"
* Học (nghĩa đen) là hoạt động thu nhận kiến thức và tái hiện kiến thức của học sinh dưới sự hứơng dẫn và truyền đạt của giáo viên trong nhà trường...
- Học (nghĩa bóng) là người muốn theo kịp đà phát triển của xã hội thì phải học tập, học không ngừng nghỉ, học tập suốt đời, không chỉ học trong trường học mà cần học mọi lúc, mọi nơi...
* Học nữa: học thêm, nâng cao, bổ sung thêm vào những điều đã học được
* Học mãi: học không ngừng, học suốt đời
- Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi. Con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi đã có được vị trí nhất định trong xã hội.
2. Tại sao ta cần phải "Học, học nữa, học mãi"
- Kiến thức nhân loại phát triển từng ngày, khoa học kĩ thuật ngày càng cao, nếu không học sẽ bị lạc hậu, không phù hợp với sự phát triển của xã hội.
- Học tập để nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn...
- Kiến thức học ở trường chỉ là cơ bản phải luôn học tập nâng cao để có kiến thức sâu rộng.
- Biển học mênh mông, hiểu biết của con người là nhỏ bé ( học tập giúp làm cho tâm hồn, trí tuệ thêm phong phú, góp phần nâng cao giá trị của bản thân).
- Học tập giúp ta tồn tại và sống tốt trong xã hội.
- Xã hội luôn vận động, phát triển, không chịu khó học hỏi sẽ tụt hậu về kiến thức.
- Cuộc sống có nhiều người tài giỏi, không học sẽ tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống.
3. Ta phải học tập như thế nào để đạt kết quả?
- Học ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, học trên lớp, học trong sách vở, học từ thầy cô, bạn bè, cuộc sống.
- Nắm vững kiến thức cơ bản để học theo yêu cầu công việc hoặc sở thích.
- Có thể học mọi lúc, mọi nơi.
- Cần có kế hoạch học tập cụ thể và ý chí thực hiện kế hoạch đó.
- Áp dụng những điều học được vào trong cuộc sống.
- Phải xác định đựơc mục đích học tập, nội dung học tập và phương pháp học tập...
- "Học, học nữa, học mãi" là mục đích của tất cả mọi người, đặc biệt là đối với thanh niên, học sinh...
4. Liên hệ bản thân: Em đã và sẽ học tập như thế nào?
*KB:
- Khẳng định sự sâu sắc và đúng đắn của câu nói:"Học, học nữa, học mãi"
- Rút ra bài học cho bản thân
*KB:
- Khẳng định sự sâu sắc và đúng đắn của câu nói:"Học, học nữa, học mãi"
- Rút ra bài học cho bản thân.
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: HS luyện nói trên lớp
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 10 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
GV tổ chức cho HS trình bày bài nói của mình trước lớp
Yêu cầu HS khác nhận xét
GV nhận xét, đánh giá khả năng thuyết trình của HS trước tập thể
GV chấm điểm động viện khích lệ
Gv sửa lỗi cho hs
Gv đọc cho hs nghe một bài mẫu.
II. Thực hành trên lớp
*MB: Trong những tác phẩm của Phạm Duy Tốn, một trong ít nhà văn có được thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam, Sống chết mặc bay trở thành t/phẩm thành công nhất, đồng thời nó cũng là t/phẩm được ra đời đầu tiên của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Sống chết mặc bay là một nhan đề hay , không những thế nó còn là một nhan đề mới mẻ độc đáo.
*KB: Sống chết mặc bay là một nhan đề hay, đặc sắc, chính nó đã làm cho giá trị của t/phẩm được đề cao, nhấn mạnh. Một lần nữa ta khẳng định sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút của nhan đề văn bản.
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học viết lại phần mở bài
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 4 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
? Viết mở bài cho đề văn 1.
Bài tập
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: HS nắm được nhiệm vụ ở nhà
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân làm ở nhà
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
- GV nhận xét, đánh giá giờ luyện nói của HS.
- Chuẩn bị Tiết 114, 115: Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh theo câu hỏi Đọc hiểu SGK (Những đặc sắc của ca Huế)
Bài tập về nhà
* Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 16/03/2018
Ngày giảng: 7B 21/03/2018
7A 24/03/2018
Bài 28 - Tiết 114
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
(Hà Ánh Minh)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Giúp HS nắm đượckhái niệm thể loại bút kí, giá trị văn hoá, nghệ thuật của ca Huế và vẻ đẹp của con người xứ Huế.
2. Kĩ năng
- Phân tích và tìm hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hoá dân tộc.
3. Thái độ
- Giáo dục tinh thần tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
4. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, tự học, hợp tác, phân tích, bình giảng.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, TL tham khảo về Huế, ca Huế, kế hoạch dạy học.
2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu, tìm hiểu đất và người xứ Huế
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp: 7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Trải nghiệm
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình.
- Thời gian: 3 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
? Kể tên các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn 6?
GV gợi dẫn vào bài: Nếu như những văn bản nhật dụng ở lớp 6: Động Phong Nha, Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử chủ yếu muốn giới thiệu những danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử thì Ca Huế trên sông Hương lại giúp người đọc hình dung một cách cụ thể một sinh hoạt văn hóa rất đặc trưng, nổi bật ở xứ Huế mộng mơ.
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
- Thời gian: 20 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
? Nêu xuất xứ văn bản?
? Nội dung cơ bản?
- Ca ngợi tuyên truyền cho nét đẹp văn hoá : dân ca Huế.
? Thuộc loại văn bản nào?
? Văn bản nhật dụng là loại văn bản ntn?
- Văn bản đề cập đến những vấn đề thời sự gần gũi đang diễn ra trong cuộc sống hôm nay.
? Loại văn bản này thường sử dụng các PTBĐ nào?
- Sử dụng tất cả các phương thức biểu đạt.
+ Cụ thể văn bản này sử dụng các PTBĐ: Thể bút kí kết hợp nghị luận, miêu tả, biểu cảm).
? Ta có thể chia văn bản thành mấy phần?
+Theo dõi phần thứ nhất của văn bản.
? Xứ Huế nổi tiếng nhiều thứ, nhưng ở đây tác giả chú ý đến sự nổi tiếng nào của Huế ?
- Dân ca Huế
?Vì sao tác giả lại quan tâm đến dân ca Huế?
- Huế là một trong những cái nôi dân ca nổi tiếng ở nước ta. Dân ca Huế mang đậm bản sắc tâm hồn và tài hoa của vùng đất Huế.
GV sử dụng bảng phụ.
? Hãy kể tên các làn điệu dân ca Huế có trong bài?
- Chèo cụm, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, vàng vung, hò lô, hò ô, xay lúa
- Rất nhiều điệu hò trong lao động:
+ Hò khi đánh cá trên sông, hò lúc cấy cày, gặt hái, hò khi chăn tằm,trồng cây
+ Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh
+ hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung
+ Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện...
+ nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân...
+ Tứ đại cảnh
- Nhiều điệu lí:
+ Lí con sáo, lí hoài xuân,lí hoài nam...
? Em cã thÓ nhí hÕt ®îc tªn c¸c lµn ®iÖu ca HuÕ, ®ưîc nh¾c tíi vµ c¸c chó thÝch cã trong VB kh«ng? §iÒu ®ã cã ý nghÜa g×? (Không thể nhớ hết -> ca Huế rất phong phú)
? Mỗi làn điệu dân ca Huế mà em vừa tìm được có đặc điểm gì?
- Mỗi làn điệu có một vẻ đẹp riêng...
? Em có nhận xét gì về đặc điểm ngôn ngữ trong phần văn bản này?
- Dùng phép liệt kê kết hợp với lời giải thích, bình luận.
? Qua đó, tác giả đã chứng minh được những giá trị nổi bật nào của dân ca Huế?
? Ngoài ca Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta? - Dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca đồng bằng Bắc Bộ, dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc và Tây nguyên.
? Tất cả đã thể hiện tâm hồn người dân Huế ntn?
- Tất cả thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ, hoài vọng tha thiết của tâm hồn Huế .
? Để làm nổi bật điều đó tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
- Liệt kê ;giải thích; bình luận.
? Tác dụng?
Làm nổi bật giá trị của ca Huế
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Hà Ánh Minh
2. Tác phẩm
- Là bài báo đăng trên báo người Hà Nội.
- Loại văn bản nhật dụng.
+ Thể: bút kí.
*Bố cục: 2 phần.
- Đ1: G.thiệu Huế- cái nôi của dân ca.
- Còn lại: Những đặc sắc của ca Huế.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Huế- Cái nôi của dân ca
- Huế là một trong những cái nôi dân ca nổi tiếng ở nước ta.
- Ca Huế:
+ Phong phú về làn điệu.
+ Sâu sắc thấm thía về nội dung tình cảm.
+ Mang những nét đặc trưng
của miền đất và tâm hồn Huế.
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
? Kể tên làn điệu dân ca mà em biết?
III. Luyện tập
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học làm bài tập
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 3 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Kể tên các loại nhạc cụ trong dân ca Huế nói riêng và trong các làn điệu dân ca người Việt nói chung?
Bài tập
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: HS nắm được nhiệm vụ ở nhà
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 4 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Chuẩn bị Tiết 115: Ca Huế trên sông Hương (Những đặc sắc của ca Huế)
Bài tập
* Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 16/03/2018
Ngày giảng: 7B 22/03/2018
7A 24/03/2018
Bài 28 - Tiết 115
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
(Hà Ánh Minh)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Giúp HS nắm đượckhái niệm thể loại bút kí, giá trị văn hoá, nghệ thuật của ca Huế và vẻ đẹp của con người xứ Huế.
- Hiểu vẻ đẹp và ý nghĩa văn hoá, xã hội của ca Huế.
2. Kĩ năng
- Phân tích và tìm hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hoá dân tộc.
3. Thái độ
- Giáo dục tinh thần tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Từ đó có thái độ và hành động tích cực góp phần bảo tồn, phát triển di sản văn hoá dân tộc đặc sắc và độc đáo này.
4. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, tự học, hợp tác, phân tích, bình giảng.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, TL tham khảo về Huế, ca Huế, kế hoạch dạy học.
2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu, tìm hiểu đất và người xứ Huế
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp: 7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Trải nghiệm
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp - Kĩ năng: Trực quan
- Thời gian: 3 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
GV cho HS xem Video về ca Huế trên sông Hương
GV gợi dẫn vào bài: - Ca Huế với sự phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu, tinh tế trong biểu diễn và thưởng thức là một nét đẹp của văn hoá cố đô Huế cần được giữ gìn và phát triển.
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét đặc sắc của ca Huế.
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
- Thời gian: 20 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
? Theo dõi phần thứ 2 của VB và nhắc lại nội dung chính?
? Hãy kể tên các loại nhạc cụ dùng để biểu diễn ca Huế và tên các bản đàn?(Đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh ->phong phỳ).
? Đàn tam là loại đàn như thế nào? cặp sanh là gì? (Đàn tam: đàn 3 dây, nhạc cụ dân tộc có từ xưa. Cặp sanh: (sênh tiền) nhạc khí cổ làm bằng hai thỏi gỗ cứng cố định cọc tiền đồng dùng để điểm nhịp).
? Tác giả nhận xét gì về về sự hình thành của dân ca Huế?(Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhặn, trang trọng uy nghi...)
? Tại sao nói ca Huế là một thứ tao nhã? (Vì ca Huế thanh tao, lịch sự, nhã nhặn, trang trọng và duyên dáng từ ND đến hình thức; từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức; từ ca công đến nhạc công; từ giọng ca đến trang điểm, ăn mặc...)
?Đoạn văn nào trong bài cho ta thấy tài nghệ chơi đàn của các ca công và âm thanh phong phú của các nhạc cụ?
(Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu... Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người).
?Em có nhận xét gì về đặc điểm ngôn ngữ trong đoạn văn này?(Liệt kê dẫn chứng để làm rõ sự phong phú của cách diễn ca Huế)
?Qua đó ta thấy nét đẹp nào của ca Huế được nhấn mạnh ?
? Em thấy có gì độc đáo trong cách thưởng thức ca Huế? (Thưởng thức ca Huế trên thuyền, giữa sông Hương, vào đêm trăng gió mát).
?Khi viết lời cuối văn bản: Không gian như lắng đọng. Th.gian như ngừng lại. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm. Tác giả muốn người đọc cảm nhận sự huyền diệu nào của ca Huế trên sông Hương ?
?Sau khi học xong văn bản này, em hiểu thêm những vẻ đẹp nào của Huế ?
?Tác giả đã viết Ca Huế trên sông Hương với sự hiểu biết sâu sắc, cùng với tình cảm nồng hậu, điều đó đã gợi tình cảm nào trong em? (Yêu quí Huế, tự hào về Huế, mong được đến Huế để được thưởng thức ca Huế trên sông Hương).
I. Tìm hiểu chung
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Huế- Cái nôi của dân ca
2. Những nét đặc sắc của ca Huế
- Nhạc cụ biểu diễn phong phú.
- Ca Huế có sự kết hợp 2 tính chất dân gian và cung đình.
- Ca Huế thanh lịch, tinh tế, có tính dân tộc cao trong biểu diễn.
- Cách thưởng thức vừa dân dã, vừa trang trọng.
- Ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng tâm hồn đến những vẻ đẹp của tình người xứ Huế.
III. Tổng kết
*Ghi nhớ: sgk/104
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Ở địa phương em có những làn điệu dân ca nào đặc sắc?
Dân ca Quan Họ: Ba mươi sáu thứ chim.
Dân ca Phú Thọ: Đố hoa
Dân ca Quan Họ Bắc Ninh: Bèo dạt mây trôi, Hoa thơm bướm lượn.
Dân ca Phú Thọ: Bà Rí (hát ghẹo).
Dân ca Bắc Bộ: Cây trúc xinh, Cò lả, Qua cầu gió bay.
Dân ca Thanh Hoá: Đi cấy.
Dân ca Nghệ An: Ví dặm.
Dân ca miền Trung: Lý ngựa ô Huế.
Dân ca Quảng Nam: Lý thương nhau, Hò ba lý.
Dân ca Nam Bộ: Lý cây bông, Lý con sáo, Bắc kim thang, Lý chim quyên, Lý ngựa ô, Lý quạ kêu,...
III. Luyện tập
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học làm bài tập
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 3 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Em hãy hát một làn điệu dân ca mà em yêu thích
Bài tập
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: HS nắm được nhiệm vụ ở nhà
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 4 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Chuẩn bị Tiết 116: Liệt kê
(Hoàn thành bài tập trong bài Dùng cụm C-V để mở rộng câu)
Bài tập
* Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 16/03/2018
Ngày giảng: 7B 23/03/2018
7A 26/03/2018
Bài 28 - Tiết 116
LIỆT KÊ
1. Kiến thức
- Hiểu thế nào là phép liệt kê.
- Nắm được các kiểu liệt kê.
- Nhận biết và tác dụng của phép liệt kê trong văn bản.
- Biết cách vận dụng phép liệt kê voà thực tế nói và viết.
2. Kĩ năng
- Nhận biết phép liệt kê, các kiểu liệt kê.
- Phân tích giá trị của phép liệt kê.
- Sử dụng phép liệt kê trong nói và viết.
3. Thái độ
- Học sinh có ý thức tìm hiểu về phép liệt kê.
4. Năng lực
- Năng lực giải thích, giải quyết vấn đề, năng lực vấn đáp, phân tích, hợp tác.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, ví dụ mẫu, kế hoạch dạy học.
2. Học sinh: đọc trước bài, SGK
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp: 7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu.
? Những trường hợp nào có thể dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Trải nghiệm
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp - Kĩ năng: Trực quan, thuyết trình.
- Thời gian: 3 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
GV chiếu VD có sử dụng phép liệt kê
GV gợi đẫn vào bài: Chúng ta muốn sắp xếp từ hoặc cụm từ cùng loại để diễn tả một sự vật, sự việc đầy đủ, rõ ràng thì ta phải dùng liệt kê. Vậy liệt kê có tác dụng gì? Có bao nhiêu kiểu liệt kê? Hôm nay, ta tìm hiểu bài để nắm rõ điều đó.
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: HS hiểu được phép liệt kê và các kiểu liệt kê
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích
- Thời gian: 20 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
+ Hs đọc ví dụ (bảng phụ).
? Cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu in đậm có gì giống nhau ?
(Về cấu tạo: Các bộ phận in đậm đều có kết cấu tương tự nhau.Về ý nghĩa: Chúng cùng nói về các đồ vật được bày biện xung quanh quan lớn).
?Việc tác giả đưa ra hàng loạt sự vật tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên có tác dụng gì?(Làm nổi bật sự xa hoa của viên quan đối lập với tình cảnh của dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió).
? Đvăn trên có sử dụng phép liệt kê. Vậy thế nào là phép liệt kê ?Cho VD?
+ GV gọi Hs đọc ví dụ.
? Xét theo cấu tạo các phép liệt kê dưới đây có gì khác nhau?(Câu a: sử dụng liệt kê không theo từng cặp.Câu b: sử dụng liệt kê theo từng cặp).
+ GV gọi Hs đọc ví dụ.
?Thử đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê dưới đây rồi rút ra KL: Xét theo mặt ý nghĩa, các phép liệt kê ấy có gì khác nhau?(Khác nhau về mức độ tăng tiến:Câu a: dễ dàng thay đổi các bộ phận liệt kê.Câu b: không thể dễ dàng thay đổi các bộ phận liệt kê, bởi các hiện tượng liệt kê được sắp xếp theo mức độ tăng tiến).
? Xét theo cấu tạo, có những kiểu liệt kê nào? Xét theo ý nghĩa, có những kiểu liệt kê nào?
I. Thế nào là phép liệt kê:
1. Ví dụ: SGK/104
2. Nhận xét:
- Có kết cấu tương tự nhau
- Đều nói về những đồ vật được bày biện xung quanh quan lớn
*Ghi nhớ: SGK /105
II. Các kiểu liệt kê:
1. Ví dụ:SGK/105
2. Nhận xét:
Xét theo cấu tạo:
- Liệt kê theo từng cặp
- Liệt kê không theo từng cặp
Xét theo ý nghĩa:
- Liệt kê tăng tiến
- Liệt kê không tăng tiến
*Ghi nhớ: SGK/105
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào làm bài tập
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, để chứng minh cho luận điểm "Yêu nước là một truyền thống quí báu của ta", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng phép liệt kê nêu ra nhiều dẫn chứng sinh động, giàu sức thuyết phục. Hãy chỉ ra những phép liệt kê ấy ?
- Hs đọc đoạn trích.
- Tìm phép liệt kê có trong đoạn trích ?
HS th¶o luËn nhãm. §¹i diÖn nhãm tr¶ lêi.
III. Luyện tập
Bài tập 1
Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 3 lần dùng phép liệt kê để diễn tả đầy đủ, sâu sắc:
- Sức mạnh của tinh thần yêu nước: Từ xưa đến nay, mỗi khi TQ bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nớc và cướp nước.
- Lòng tự hào về những trang sử vẻ vang qua tấm gương những vị anh hùng dân tộc: Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...
- Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân đứng lên chống Pháp: Từ các cụ già tóc bạc... đến..., từ nhân dân miền ngược... đến... Từ những c.sĩ... đến..., từ những phụ nữ... đến...
Bài tập 2
a. Và đó cũng là... ĐD, dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm. Những cu li xe kéo tay phóng cật lực, đôi bàn chân...nóng bỏng; Những quả dưa hấu...; những xâu lạp sườn..; cái rốn một chú khách..; một viên quan... hình chữ thập. Thật là lộn xộn! Thật là nhốn nháo !
b. Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào làm bài tập
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
a) Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê để tả một số hoạt động trên sân trường em trong giờ ra chơi.
Gợi ý:
Có thể dùng liệt kê để tả cảnh náo động của các hoạt động khác nhau trên sân trường.
b) Đặt câu có sử dụng phép liệt kê để trình bày nội dung truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
Gợi ý: Tham khảo phần ghi nhớ của bài đọc văn.
c) Đặt câu có sử dụng phép liệt kê để nói lên cảm xúc của em về hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu trong truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
Gợi ý: Có thể dùng phép liệt kê để chỉ ra những cảm nhận của mình về những phẩm chất của hình tượng anh hùng Phan Bội Châu trong truyện. Đọc lại văn bản để khái quát những phẩm chất ấy và đặt câu.
Bài tập 3
a. "Sân trường em trong giờ ra chơi thật là náo nhiệt: chỗ này một nhóm đá cầu, chỗ kia nhảy dây, keo co... Trên những ghế đá, dưới các tàn cây rợp mát, những nhóm bạn lặng lẽ hơn. Họ đang thủ thỉ tâm sự, chia nhau miếng bánh, đọc truyện hoặc cùng ôn bài..."
b. "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" đã khắc họa được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta dưới thời Pháp thuộc. Va-ren gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập", tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam."
c. Qua truyện ngắn "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" chúng ta thấy hình ảnh Phan Bội Châu hiện lên thật hiên ngang, bất khuất. Ông luôn luôn tỉnh táo, cảnh giác trước miệng lưỡi của kẻ thù. Phan Bội Châu chính là tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: HS nắm được nhiệm vụ ở nhà
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 3 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
- Chuẩn bị Tiết 117: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính
* Rút kinh nghiệm
Ký duyệt, ngày 19 tháng 03 năm 2018
Tổ trưởng
Hoàng Thúy Vinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V7 Tiet 113~116.doc