Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 121 đến 123

Bài 29 - Tiết 122

DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Nắm được công dụng của dấu chấm phẩy và dấu chấm lửng. Biết sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi viết.

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm chấm lửng và dấu chấm phẩy khi tạo lập văn bản.

3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

4. Năng lực

- Năng lực tự học, vấn đáp, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

1. Giáo viên

- Nghiên cứu tài liệu, kế hoạch dạy học, ví dụ mẫu.

2. Học sinh

- Làm BT, đọc trước bài, soạn bài, vở ghi, sách giáo khoa.

 

doc11 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 121 đến 123, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/03/2018 Ngày giảng: 7B 04/04/2018 7A 09/04/2018 Bài 29 - Tiết 121 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - HS nhận ra được những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày. Thấy được phương hướng sửa chữa các lỗi sai. - Ôn tập lại kiến thức đọc - hiểu văn bản nghị luận. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng tự chữa lỗi trong bài làm của mình và chữa những lỗi trong bài làm của bạn. - Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu văn ba nghị luận 3. Thái độ - Có thái độ hứng thú trong tiết học và tham gia xây dựng bài. 4. Năng lực - Năng lực tự học, giải thích, phân tích, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên: Chấm bài, nhận xét bài làm học sinh, kế hoạch dạy học 2. Học sinh: - Ôn tập các văn bản nghị luận đã học C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Đọc lại đề bài, xác định yêu cầu và các bước hoàn thành bài theo yêu cầu của đề. - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình. - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT - GV cho HS đọc GV Gợi dẫn HS vào bài. *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hoạt động cơ bản - Mục tiêu: Yêu cầu HS nắm được đề bài, đáp án, biết cách sửa lỗi bài làm - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề. - Thời gian: 17 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT GV: Yêu cầu HS: §äc l¹i ®Ò bµi. GV gọi HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. Câu 1: (2 điểm) Nêu khái niệm tục ngữ? Cho ví dụ? Câu 2: (3 điểm) Phân tích câu tục ngữ : “Đói cho sạch rách cho thơm” theo những nội dung sau: a. Nghĩa của câu tục ngữ b. Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện c. Nêu một số trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ Câu 3: (5 điểm) Trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả Phạm Văn Đồng đã nêu bật sự giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh trên những phương diện nào? Qua văn bản này, em rút ra được bài học gì cho bản thân? * Yêu cầu: Trình bày thật rõ ràng, chữ viết dễ đọc, sạch sẽ. * Ưu điểm: + Nội dung: Nhìn chung trình bày được kiến thức. Nhiều bài viết có tiến bộ hơn so với các bài viết trước. Đa số có sự vận dụng kiến thức đã học ở VB để đưa vào bài làm có chất lượng. Tuyên dương những em đạt được điểm cao + Hình thức: - Đúng chính tả, chữ viết cẩn thận, trình bày rõ ràng, sạch đẹp. - 7A: - 7B: * Nhược điểm: + Một số em lười ôn tập, học yếu, nhận thức kém. + Trình bày cẩu thả, chữ ẩu xấu + Còn sai chính tả + Còn viết tắt khi làm bài. (7A: B Anh, Duy, T Vũ; 7B Dũng, H. Ngân, An) * Lỗi diễn đạt Đọc các bài làm của HS (7A: Bình; 7B: An, H. Ngân, T. Thành) GV trả bài Yêu cầu HS sửa bài theo cặp I. Đề bài – Đáp án Câu 1: (2 điểm) - Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (Tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, vào lời ăn tiếng nói hàng ngày. (1.5 đ) - Cho VD đúng (0.5 đ) Câu 2: (3 điểm) a) + Nghĩa đen: Dù đói vẫn phải ăn ở sạch sẽ, dù rách vẫn phải giữ quần áo thơm tho. (0.5 đ) + Nghĩa bóng: Dù đói rách, nghèo khổ vẫn phải sống trong sạch, không làm điều xấu xa tội lỗi. - Nghệ thuật: Nhịp 3/ 3,đối vế, vần lưng. (1.0 đ) b. Câu tục ngữ nhắc nhở mọi người phải giữ gìn cái sạch, cái thơm của nhân phẩm. Giáo dục con người có lòng tự trọng. (1.0 đ) c. HS lấy dẫn chứng trong thực tế (0.5 đ) Câu 3: (5 điểm) a.Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ đã nêu bật sự giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh trên các phương diện: trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. (1.0 đ) * Giản dị trong lối sống: - Bữa ăn chỉ có vài ba món giản đơn - Nơi ở: cái nhà sàn chỉ có vài ba phòng hoà cùng thiên nhiên. - Làm việc: Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc từ việc rất lớn (cứu dân, cứu nước) đến việc rất nhỏ (trồng cây) (1.0 đ) * Quan hệ với mọi người: viết thư, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân (1.0 đ) * Giản dị trong lời nói và bài viết: Những câu nói nổi tiếng của Bác (ngắn gọn cho quần chúng dễ hiểu, dễ nhớ) đã trở thành chân lí của thời đại: + “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do” + “ Nước Việt Nam là một không bao giờ thay đổi” (1.0 đ) * Bài học rút ra: -Trong đời sống: ăn uống theo kiểu “mùa nào thức ấy”; trang phục hợp với tuổi tác, công việc và kinh tế gia đình; đồ dùng đủ đáp ứng cho sinh hoạt, không chạy theo “mốt” hoặc theo “trào lưu”... -Trong quan hệ với mọi người: hòa nhã, thân thiện, đoàn kết, tương trợ với mọi người xung quanh,... -Trong lời nói, bài viết: dùng từ ngữ diễn đạt ý rõ ràng, lời văn trong sáng, chuẩn mực,... (1.0 đ) II. Nhận xét 1. Ưu điểm 2. Nhược điểm III. Cách sửa Lỗi diễn đạt 2. Lỗi chính tả 3. Trả bài TSHS §iÓm 10 §iÓm 9 §iÓm 8 §iÓm 7 §iÓm 6 §iÓm 5 §iÓm 4 7A 0 3 12 12 9 2 0 7B 0 2 7 8 12 6 3 *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 3: Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: HS nắm được nhiệm vụ ở nhà - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT - Chuẩn bị Tiết 122 – Tiếng Việt: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy * Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 30/03/2018 Ngày giảng: 7B 05/04/2018 7A 11/04/2018 Bài 29 - Tiết 122 DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Nắm được công dụng của dấu chấm phẩy và dấu chấm lửng. Biết sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi viết. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm chấm lửng và dấu chấm phẩy khi tạo lập văn bản. 3. Thái độ - Có ý thức sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 4. Năng lực - Năng lực tự học, vấn đáp, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên - Nghiên cứu tài liệu, kế hoạch dạy học, ví dụ mẫu. 2. Học sinh - Làm BT, đọc trước bài, soạn bài, vở ghi, sách giáo khoa. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là phép liệt kê ? Lấy ví dụ minh họa ? Có những kiểu liệt kê nào phân loại theo cấu tạo và theo ý nghĩa 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Trải nghiệm - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình. - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Kể tên các dấu câu thường gặp? GV cho HS tìm hiểu ví dụ có sử dụng dấu chấm lửng GV gợi dẫn vào bài: *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Mục tiêu: Nắm được công dụng, biết sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy khi viết. - Phương pháp - Kĩ năng: phân tích, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề. - Thời gian: 15 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT +Hs đọc ví dụ (bảng phụ) ? Trong các câu trên, dấu chấm lửng được dùng để làm gì? a- Tỏ ý còn nhiều vị anh hùng DT chưa liệt kê hết. b- Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ. c- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ bưu thiếp (Một tấm bưu thiếp thì quá nhỏ so với dung lượng của một cuốn tiểu thuyết). ? Qua các ví dụ trên, em thấy dấu chấm lửng được dùng để làm gì ? +Hs đọc ví dụ (bảng phụ). ?Trong các câu trên, dấu chấm phẩy được dùng để làm gì ? nhằm giúp người đọc hiểu được các biện pháp, các tầng bậc ý trong khi liệt kê. Vì trong trường hợp này, dấu chấm phẩy được dùng kết hợp với dấu phẩy: dấu phẩy được dùng để ngăn cách các thành phần đồng chức trong từng bộ phận liệt kê, còn dấu chấm phẩy được dùng để phân ranh giới các bộ phận liệt kê ấy trong phép liệt kê chung. ?Có thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy được không? Vì sao? (Không thể thay dấu phẩy bằng dấu chấm phẩy để tránh hiểu sai ý các phần của câu. ?Qua các ví dụ trên, em thấy dấu phẩy có những công dụng gì? I. Dấu chấm lửng: 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: - Tác dụng: +Rút ngọn phần liệt kê. +Nhấn mạnh tâm trạng của người nói. +Giãn nhịp điệu câu văn. +Tạo sắc thái hài hước, dí dỏm. *Ghi nhớ 1: sgk/122 II. Dấu chấm phẩy: 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: a- Đánh dấu ranh giới giữa 2 vế của một câu ghép có c.tạo phức tạp (vế thứ 2 đó dựng dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận đồng chức). b- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. => Dùng với công dụng: + Đánh dấu ranh giới của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. + Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. *Ghi nhớ 2: sgk/122 *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học làm bài tập tình huống - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 8 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ?Trong mỗi câu có dấu chấm lửng dưới đây, dấu chấm lửng được dùng để làm gì? ? Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu dưới đây ? II. Luyện tập Bài tập 1 (T.123) Dấu chấm lửng a- Dùng để biểu thị lời nói bị đứt quãng do sợ hãi, ngập ngừng. b- Biểu thị câu núi bị bỏ dở. c- Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ. Bài tập 2 (T.123) - Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế của những câu ghép có c.tạo phức tạp. *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học viết đoạn văn theo yêu cầu - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT Em hãy viết một đoạn văn có sử dụng dấu chấm lửng hoặc dấu chấm phẩy. Bài tập *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: HS nắm được nhiệm vụ ở nhà - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân làm ở nhà - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT - Chuẩn bị Tiết 123: Văn bản đề nghị Bài tập về nhà * Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 30/03/2018 Ngày giảng: 7B 06/04/2018 7A 14/04/2018 Bài 29 - Tiết 123 VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - HS hiểu được đặc điểm của văn bản đề nghị: Mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm văn bản đề nghị 2. Kỹ năng - Nhận biết văn bản đề nghị - Hiểu được các tình huống cần viết văn bản đề nghị. 3. Thái độ - Học sinh có ý thức tìm hiểu văn bản đề nghị. 4. Năng lực - Năng lực tự học, vấn đáp, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên - Nghiên cứu tài liệu, kế hoạch dạy học, văn bản mẫu, một số tình huống cần sử dụng văn bản đề nghị. 2. Học sinh - Đọc trước bài, soạn bài, vở ghi, sách giáo khoa. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là văn bản hành chính?Kể tên một số văn bản hành chính thường gặp? ? Trình bày một số mục nhất định cần có (mẫu) trong các văn bản hành chính? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Trải nghiệm - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình. - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Nêu mục đích của văn bản đề nghị? GV gợi dẫn vào bài: Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường gặp nhiều văn bản hành chính, vậy để hiểu rõ về loại văn bản này chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học hôm nay. *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Mục tiêu: HS hiểu được đặc điểm của văn bản đề nghị: mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này. - Phương pháp - Kĩ năng: phân tích, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề. - Thời gian: 15 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT +Hs đọc văn bản 1,2. ?Hai văn bản trên giống nhau ở điểm nào về hình thức?(Hai văn bản này đều dùng hình thức giấy đề nghị). ?Viết giấy đề nghị nhằm mđ gì ? (Viết giấy đề nghị nhằm mđ đề nghị giải quyết một sự việc: +Văn bản 1: Đề nghị với cô giáo chủ nhiệm cho sơn lại bảng. +Văn bản 2: Đề nghị UBND phường giải quyết việc lấn chiếm đất trái phép của một số gia đình làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường) ?Giấy đề nghị cần chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày ?(ghi nhớ) ?Trên đây là 2 tình huống cần phải viết văn bản đề nghị. Vậy khi nào thì ta cần dùng văn bản đề nghị ? ?Hãy nêu một số tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp mà em thấy cần viết giấy đề nghị ? (Đề nghị thầy giáo ngoại ngữ giới thiệu cho em được theo học lớp bồi dưỡng tiếng Anh). ?Trong các tình huống sau đây (sgk-125), tình huống nào phải viết giấy đề nghị ? (Tình huống: a,c. phải viết giấy đề nghị, b. phải viết giấy tường trình, d. phải viết bản kiểm điểm). ? Hai văn bản đề nghị trên được trình bày theo thứ tự nào ? ? Cả 2 văn bản bản có những điểm gì giống nhau và khác nhau ? ? Em có nx gì về cách trình bày 2 văn bản đó ? ?Những phần nào là q.trọng trong 2 văn bản đề nghị ? ? Từ hai văn bản trên, em hãy rút ra cách làm một văn bản đề nghị ? I. Đặc điểm của văn bản đề nghị: 1. Ví dụ: SGK/124 2. Nhận xét: - Khi có nhu cầu, quyền lợi chính đáng cần được giải quyết. II. Cách làm văn bản đề nghị 1. Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị - Trình bày theo thứ tự: Ai đề nghị, đề nghị với ai, đề nghị giải quyết việc gì, đề nghị để làm gì. - Giống nhau ở cách trình bày các mục nhưng khác nhau ở nội dung trình bày sự việc cụ thể. - Cách trình bày: Trang trọng, ngắn gọn, sáng sủa theo các mục qui định. 2. Dàn mục 1 VB đề nghị SGK/126 3. Lưu ý: SGK/126 *Ghi nhớ: SGK/126 *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học làm bài tập tình huống - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 10 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT Hs đọc 2 tình huống trong sgk. ?Từ 2 tình huống trên, liên hệ với cách làm đơn ở lớp 6, hãy so sánh lí do viết đơn và lí do viết đề nghị giống nhau và khác nhau ở chỗ nào ? * Gợi ý: các lỗi thường mắc ở văn bản đề nghị: - Địa chỉ người gửi, người nhận không rõ ràng, thường bỏ địa danh huyện, tỉnh. - thường viết dài dòng,thừa từ ngữ không cần thiết. - Một số em dùng từ chem xen. III. Luyện tập Bài tập 1 (T.127) - Giống nhau: Lí do viết đơn (a) và lí do viết văn bản đề nghị (b) đều là những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng. - Khác nhau: (a) theo nhu cầu của cá nhân, (b) theo nhu cầu của tập thể. Bài tập 2 (T.127) *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học viết giấy đề nghị theo yêu cầu - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 4 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Mùa hè đã đến gần nhưng số quạt điện trong lớp chưa đủ mát. Là lớp trưởng em hãy thay mặt cả lớp viết giấy đề nghị cấp thêm quạt gửi lên cô giáo chủ nhiệm của lớp. Bài tập *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: HS nắm được nhiệm vụ ở nhà - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân làm ở nhà - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT - Chuẩn bị Tiết 124: Ôn tập Văn học + Ôn tập lại các thể loại văn bản đã học + Làm tất cả các bài tập T. 127, 128, 129 (Từ bài 1 ~ 10) Bài tập về nhà * Rút kinh nghiệm Ký duyệt, ngày 02 tháng 04 năm 2018 Tổ trưởng Hoàng Thúy Vinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV7 Tiet 121~123.doc
Tài liệu liên quan