Bài 30 - Tiết 125
DẤU GẠCH NGANG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- HS hiểu công dụng của dấu gạch ngang trong văn bản.
- Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
2. Kĩ năng
- Sử dụng dấu gạch ngang khi tạo lập văn bản.
3. Thái độ
- Học sinh có ý thức dùng đúng dấu gạch ngang trong khi nói và viết.
4. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, phân tích, giải thích.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, ví dụ mẫu, kế hoạch dạy học.
2. Học sinh: Học ghi nhớ và làm bài tập Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
16 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 124 đến 126, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/04/2018
Ngày giảng: 7B 11/04/2018
7A 17/04/2018
Bài 30 - Tiết 124
ÔN TẬP PHẦN VĂN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức
- Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc, hiểu văn bản như ca dao, dân ca, tục ngữ, thơ trữ tình, thơ Đường luật, thơ lục bát....; Phép tương phản, phép tăng tiến trong nghệ thuật.
- Sơ giản về thể loại thơ Đường luật.
- Hệ thống văn bản đã học nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại ở từng văn bản.
2.Kĩ năng
- Hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức về các văn bản đã học.
- So sánh, ghi nhớ, học thuộc lòng các văn bản tiêu biểu.
- Đọc hiểu các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận ngắn.
3.Thái độ
- Học sinh có ý thức hệ thống hóa các kiến thức đã học.
4. Năng lực
- Năng lực tự học, vấn đáp, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên
- Nghiên cứu tài liệu, kế hoạch dạy học, hệ thống kiến thức phần văn.
2. Học sinh
- Đọc trước bài, soạn bài theo câu hỏi SGK - 127, vở ghi, sách giáo khoa.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp:
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ
- Tích hợp trong dạy bài mới.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Trải nghiệm
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình.
- Thời gian: 3 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
? Kể tên các văn bản đã học từ học kì 1?
GV gợi dẫn vào bài:
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 2: Hoạt động cơ bản
- Mục tiêu: HS hệ thống hoá kiến thức về các văn bản đã học
- Phương pháp - Kĩ năng: phân tích, tổng hợp, giải thích, giải quyết vấn đề.
- Thời gian: 20 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
? H. Đọc câu hỏi 1 SGK tr 127.
? Kì một đã học những tác phẩm nào?
- Học kì II
26 Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
27 Tục ngữ về con người và xã hội
28 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
29 Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
30 Đức tính giản dị của Bác Hồ
31 Ý nghĩa văn chương
32 Sống chết mặc bay
33 Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
34 Ca Huế trên sông Hương
35 Quan Âm Thị Kính
? Nêu khái niệm?
? Là loại thể thơ ntn?
? Là loại thể thơ ntn?
? Là loại thể thơ ntn?
? Thể ngũ ngôn TTĐL?
? Thể thất ngôn bát cú?
? Thể thơ lục bát?
? Thể song thất lục bát?
? Truyện ngắn hiện đại?
? Nghệ thuật trong văn?
- Những tình cảm, thái độ thể hiện trong ca dao- dân ca là gì?
V. Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ trữ tình của Việt Nam và thơ Đường. - Các bài thơ trữ tình Việt Nam có nội dung rất phong phú, tập trung vào hai chủ đề là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo.
• Tinh thần yêu nước chống xâm lược, lòng tự hào dân tộc và yêu chuộng cuộc sống thanh bình thể hiện trong các bài thơ Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, ...
• Tình cảm nhân đạo thể hiện ở tiếng nói phê phán chiến tranh phi nghĩa đã tạo nên các cuộc chia li sầu hận (chinh phụ ngâm khúc), ở tiếng lòng xót xa cho thân phận “bảy nổi ba chìm” mà vẫn giữ vẹn “tấm lòng son” của người phụ nữ (Bánh trôi nước), ở tâm trạng ngậm ngùi tưởng nhớ về một thời đại vàng son nay chỉ còn vang bóng (Qua Đèo Ngang)... • Các bài thơ trữ tình Việt Nam thời kì hiện đại thể hiện tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống (Cảnh khuya, Rằm tháng giêng), tình cảm gia đình qua kỉ niệm đẹp của tuổi thơ (Tiếng gà trưa).
• Các bài thơ Đường có nội dung ca ngợi vẻ đẹp và tình yêu thiên nhiên (Xa ngắm thác núi Lư), tấm lòng yêu quê hương tha thiết (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê) và tình cảm nhân ái, vị tha (Bài ca nhà tranh bị gió thu phá).
- Ý kiến của em về sự giàu đẹp của Tiếng việt?
I. Các văn bản đã học
1 Cổng trường mở ra
2 Mẹ tôi
3 Cuộc chia tay của những con búp bê
4 Những câu hát về tình cảm gia đình
5 Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
6 Những câu hát than thân
7 Những câu hát châm biếm
8 Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)
9 Phò giá về kinh
(Tụng giá hoàn kinh sư)
10 Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra)
Thiên Trường vãn vọng
11 Bài ca Côn Sơn
(Côn Sơn ca)
12 Sau phút chia li
(Trích Chinh phụ ngân khúc)
13 Bánh trôi nước
14 Qua Đèo Ngang
15 Bạn đến chơi nhà
16 Xa ngắm thác núi Lư
17 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
18 Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
19 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
20 Cảnh khuya
21 Rằm tháng giêng
22 Tiếng gà trưa
23 Một thứ quà của lúa non:cốm
24 Sài gòn tôi yêu
25 Mùa xuân của tôi
II. Một số định nghĩa
1. Ca dao dân ca:
- Chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lới và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
2. Tục ngữ
- Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn, tiếng nói hàng ngày.
3. Thơ trữ tình Việt Nam
Một thể loại văn học phản ánh cuộc sống bằng cảm xúc trực tiếp của người sáng tác. Văn bản thơ trữ tình thường có vần điệu, nhịp điệu, ngôn ngữ cô đọng, mang tính cách điệu cao.
4. Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- 7 tiếng/câu, 4 câu/bài, 28 tiếng/ bài.
- Kết cấu: câu 1 - khai, câu 2 - thừa, câu 3 - chuyển, câu 4 - hợp.
- Nhịp 4/3 hoặc 2/2/3.
- Vần: chân (7), liền (1-2), cách (2-4), bằng.
5. Thơ trữ tình Việt Nam trung đại
- Đường luật (thất ngôn, ngũ ngôn, bát cú, tứ tuyệt,..., lục bát, song thất lục bát, ngâm khúc, 4 tiếng, ...)
- Những thể thơ thuần tuý Việt Nam: lục bát, 4 tiếng (học tập từ ca dao, dân ca).
- Những thể thơ học tập của Trung Quốc: Đường luật
6. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
Tương tự như thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chỉ khác:
- 5 tiếng/câu, 4 câu/bài, 20 tiếng/bài.
- Nhịp 3/2 hoặc 2/3.
- Có thể gieo vần trắc.
7. Thất ngôn bát cú
- 7 tiếng/ câu, 8 câu / bài, 56 tiếng/bài.
- Vần: bằng, trắc, chân (7), liền (1-2), cách (2-4-6-8).
- Kết cấu: Câu 1-2: đề, câu 3-4: thực, câu 5-6: luận, câu 7-8: kết.
Luật bằng trắc: nhất (1); tam (3); ngũ (5); bất luận (tự do); nhị (2), tứ (4) lục (6) phân minh. Hai câu (3-4 và 5-6) phải đối nhau
8.Thơ lục bát
- Thể thơ dân tộc cổ truyền bắt nguồn từ ca dao, dân ca.
- Kết cấu theo từng cặp: Câu trên 6 tiếng (lục), câu dưới 8 tiếng (bát).
- Vần bằng, lưng (6-6); chân (6-8); liền;
- Nhịp 2/2/2/2; 3/3/4/4; 2/4/2; 2/4;
- Luật bằng trắc: 2B - 4T - 6B - 8B.
9. Song thất lục bát
- Kết hợp có sáng tạo giữa thể thơ thất ngôn đường luật và thơ lục bát;
- Một khổ 4 câu. Vần 2 câu song thất.
- Nhịp ở 2 câu 7 tiếng.
10.Truyện ngắn hiện đại
- Có thể ngắn, rất ngắn, dài, hơi dài;
- Cách kể chuyện linh hoạt, không gò bó, không hoàn toàn tuân theo trình tự thời gian, thay đổi ngôi kể, nhịp văn nhanh, kết thúc đột ngột.
11.Phép tương phản nghệ thuật
- Là sự đối lập các hình ảnh, chi tiết, nhân vật, ... trái ngược nhau, để tô đậm, nhấn mạnh một đối tượng hoặc cả hai.
12.Tăng cấp trong nghệ thuật
- Thường đi cùng với tương phản.
- T¨ng cÊp lµ lÇn lưît ®ưa thªm chi tiÕt vµ chi tiÕt sau ph¶i cao h¬n chi tiÕt trưíc.
III. Những tình cảm, thái độ thể hiện trong các bài ca dao - dân ca đã học
Nhớ thương, kính yêu, than thân trách phận, buồn bã, hối tiếc, tự hào, biết ơn, ...
IV. Những kinh nghiệm của nhân dân được thể hiện trong tục ngữ:
1. Kinh nghiệm về thiên nhiên thời tiết.
Thời gian tháng năm và tháng mười; dự đoán nắng, mưa, bão, giông, lụt, ...
2. Kinh nghiệm về lao động sản xuất nông nghiệp
Đất đai quý hiếm, vị trí các nghề: làm ruộng, nuôi cá, làm vườn, kinh nghiệm cấy lúa, làm đất, trồng trọt, chăn nuôi, ...
3. Kinh nghiệm về con người và xã hội
Xem tướng người, học tập thầy bạn, tình thương người, lòng biết ơn, đoàn kết là sức mạnh, ...
V. Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc (thơ Đường) đã học.
- Lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc;
- Ý chí bất khuất, kiên quyết đánh bại mọi quân xâm lược;
- Thân dân - yêu dân, mong dân được khỏi khổ, no ấm, nhớ quê, mong về quê, ngỡ ngàng khi trở về, nhớ thương bà, ...
- Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên: Đêm trăng xuân, cảnh khuya, thác hùng vĩ, đèo vắng, ...
- Ca ngợi tình bạn chân thành, tình vợ chồng thuỷ chung chờ đợi, vời vợi nhớ thương, ...
VI. Tiếng Việt giàu và đẹp
- Hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú;
- Giàu thanh điệu;
- Cú pháp câu TV rất tự nhiên, cân đối, nhịp nhàng;
- Từ vựng dồi dào cả về 3 mặt thơ, nhạc, hoạ: gợi âm thanh , hình dáng, màu sắc.
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bảng thống kê
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 10 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Bài tập 7
?Giá trị chủ yếu về tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn xuôi đã học là gì?.
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng theo mẫu
II. Luyện tập
* Giá trị chủ yếu về tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn xuôi đã học.
TT
Tên VB, Tác giả
Giá trị tư tưởng
Giá trị nghệ thuật
1
Cổng trường mở ra (Lí Lan)
Tấm lòng thương yêu của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường.
Văn biểu cảm như nhật kí tâm tình nhỏ nhẹ và sâu lắng.
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học làm bài tập
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 4 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
- Phát biểu đặc điểm chính về ý nghĩa của văn chương?
Bài tập 8
* Đặc điểm chính về ý nghĩa của văn chương
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và thương muôn vật, muôn loài.
- Văn chương sáng tạo ra sự sống, sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những sự vật khác, ...
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: HS nắm được nhiệm vụ ở nhà
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân làm ở nhà
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
- Chuẩn bị Tiết 125: Dấu ngạch ngang
- Tìm hiểu công dụng dấu ngạch ngang.
- Học ghi nhớ và làm bài tập Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
Bài tập về nhà
* Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 06/04/2018
Ngày giảng: 7B 11/04/2018
7A 18/04/2018
Bài 30 - Tiết 125
DẤU GẠCH NGANG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- HS hiểu công dụng của dấu gạch ngang trong văn bản.
- Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
2. Kĩ năng
- Sử dụng dấu gạch ngang khi tạo lập văn bản.
3. Thái độ
- Học sinh có ý thức dùng đúng dấu gạch ngang trong khi nói và viết.
4. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, phân tích, giải thích.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, ví dụ mẫu, kế hoạch dạy học.
2. Học sinh: Học ghi nhớ và làm bài tập Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp: 7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ: ? Dấu chấm lửng có công dụng gì? Cho ví dụ.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Trải nghiệm
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp - Kĩ năng: Trực quan, vấn đáp
- Thời gian: 3 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
?ë n¨m häc líp 6, líp 7 em ®· häc c¸c dÊu c©u nµo ?
GV cho HS quan sát dấu gạch ngang trong ví dụ:
Dấu chấm lửng được dùng để:
– Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;
– Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;
– Làm giãn nhịp câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
GV gợi dẫn vào bài:
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Giúp HS nắm được công dụng của dấu gạch ngang, phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối, sử dụng dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản.
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
- Thời gian: 20 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
? H. đọc bài tập trong SGK tr.129.
? Sau mỗi câu dấu gạch ngang được dùng để làm gì?
a. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu [].
( Vũ Bằng)
b. Có người khẽ nói :
– Bẩm, dễ có khi đê vỡ !
Ngài cau mặt gắt rằng :
– Mặc kệ !
(Phạm Duy Tốn)
c. Dấu chấm lửng được dùng để :
– Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết ;
– Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng ;
– Làm giãn nhịp câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
(Ngữ văn 7, tập hai)
d. Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren – Phan Bội Châu (xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng (Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren; cái đó thì cũng có thể.
(Nguyễn Ái Quốc)
? Qua bài tập em thấy dấu gạch ngang có những công dụng gì ?
- HS trình bày
- GV chốt kết luận ghi nhớ
* Bài tập nhanh: Xác định tác dụng của dấu gạch ngang:
a. Từ nơi đây, tiếng thơ của Xuân Diệu – thi sĩ tình yêu – sẽ hoà nhập với tiếng thơ giàu chất trữ tình của dân ca xứ Nghệ, âm vang mãi trong tâm hồn bao đôi lứa giao duyên.
=> Đánh dấu bộ phận giải thích
b. Tàu Hà Nội – Vinh khởi hành lúc 21 giờ.
=> Nối các từ trong một liên danh
c. Cần phải mang theo các vật dụng sau:
– cuốc,
– xẻng,
– xe cải tiến.
=> Đặt ở đầu dòng để liệt kê
Gv chiếu VD d / SGK lên bảng
HS đọc
? Trong ví dụ (d) dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va-ren được dùng đề làm gì ?
? Cách viết dấu gạch nối có gì khác với dấu gạch ngang ?
? Qua tìm hiểu ví dụ, em thấy dấu gạch nối khác với dấu gạch ngang ở chỗ nào?
- HS trình bày – GV chốt kiến thức ghi nhớ/ SGK
* Bài tập: Đặt dấu gạch ngang và dấu gạch nối vào các vị trí thích hợp:
- Sài Gòn – hòn ngọc Viễn Đông – đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt.
- Nghe ra-đi-ô vẫn là một thói quen thú vị của những người lớn tuổi.
- HS làm BT – trình bày
- Gv nhận xét, đánh giá.
I. Công dụng của dấu gạch ngang
1. Ví dụ: SGK/130
2. Nhận xét:
a. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích trong câu
b. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
c. Đặt ở đầu dòng để liệt kê
d. Nối các từ nằm trong một liên danh
*Ghi nhớ 1: sgk (130 ).
* Lưu ý:
Dấu gạch ngang có thể thay thế bằng dấu phẩy hoặc dấu ngoặc đơn.
Dấu gạch ngang trong lời thoại (truyện, tiểu thuyết) là lời dẫn trực tiếp có thể thay bằng dấu ngoặc kép.
II- Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối:
1. Ví dụ: SGK/130
2. Nhận xét:
- Dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
- Cách viết: Dấu gạch nối được viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
- Dấu gạch nối không phải là dấu câu.
Dấu gạch ngang
Dấu gạch nối
- Là một dấu câu .
- Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích; lời nói trực tiếp của nhân vật; liệt kê; nối các từ trong một liên danh.
Ví dụ: Hà nội – Huế – Sài Gòn là ba thành phố lớn.
- Không phải là dấu câu.
- Dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.(Trừ các từ mượn của tiếng Hán).
- Viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
Ví dụ: An-phông-xơ Đô-đê là nhà văn nổi tiếng của nước Pháp.
*Ghi nhớ 2: sgk (130 ).
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
- Thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm
N1: ý a
N2: Ý b
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV - đánh giá, kết luận.
Bµi tËp 4/ S¸ch bµi tập Ng÷ V¨n 7 tËp 2, trang 82)
a. Công dụng của dấu gạch ngang:
+ Đặt giữa câu ®ể đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
+ §ặt đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
b.Thay dấu gạch ngang bằng dấu phẩy:
“ Bà cụ Lềnh, mẹ bác Năm, chạy ra săn đón hỏi công việc làm ăn ra sao. Bác chán nản đáp:
– Thì cũng như ở nhà chứ gì mà bu phải hỏi rối.”
=> Không nên dùng dấu phẩy để đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích vì có thể khiến người đọc hiểu lầm là có hai người (bà cụ Lềnh và mẹ bác Năm) chạy ra săn đón hỏi công việc làm ăn.
III. Luyện tập
Bài 1 /SGk 130:
a,b- Dùng để đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích.
c- Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích.
d,e- Dùng để nối các bộ phận trong một câu liên danh.
Bài 2 /SGK 131.
- Dấu gạch nối dùng để nối các tiếng trong tên riêng nớc ngoài.
Bài 3/SGK 131.
a. - Thị Kính – con giá Mãng Ông – là người chịu nhiều oan trái
- Thị Kính – con Mãng ông – lấy chồng là Thiện Sĩ – con Sùng ông, Sùng bà.
b. Cuộc gặp gỡ đại diện HS cả nớc hôm nay có đầy đủ đại diện các nơi, đặc biệt là đại diện của Bà Rịa – Vũng Tàu
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học làm bài tập
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 3 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối?
Bài tập
Dấu gạch ngang
Dấu gạch nối
- Là một dấu câu .
- Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích; lời nói trực tiếp của nhân vật; liệt kê; nối các từ trong một liên danh.
- Viết dài hơn dấu gạch nối.
Ví dụ: Va-ren – Phan Bội Châu
- Không phải là dấu câu.
- Dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.(Trừ các từ mượn của tiếng Hán).
- Viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
Ví dụ: Va-ren
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: HS nắm được nhiệm vụ ở nhà
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 4 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Chuẩn bị Tiết 126: Ôn tập tiếng Việt.
Bài tập
* Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 06/04/2018
Ngày giảng: 7B 12/04/2018
7A 21/04/2018
Bài 30 - Tiết 126
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức
- Giúp HS hệ thống hoá kiến thức về các câu đơn và dấu câu đã học.
2.Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá kiến thức của các kiểu câu đơn và dấu câu.
3.Thái độ
- Học sinh có ý thức dùng đúng dấu gạch ngang trong khi nói và viết.
4. Năng lực
- Năng lực tự học, so sánh, tổng hợp, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên
- Nghiên cứu tài liệu, kế hoạch dạy học, hệ thống kiến thức phần tiếng Việt.
2. Học sinh
- Đọc trước bài, soạn bài theo nội dung SGK - 132, vở ghi, sách giáo khoa.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp:
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ
- Tích hợp trong bài ôn.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Trải nghiệm
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình.
- Thời gian: 3 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
? Kể tên các cách phân loại câu đã học?
GV gợi dẫn vào bài:
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 2: Hoạt động cơ bản
- Mục tiêu: HS hệ thống hoá kiến thức về các kiểu câu, dấu câu đã học
- Phương pháp - Kĩ năng: phân tích, tổng hợp, giải thích, giải quyết vấn đề.
- Thời gian: 20 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
Dựa vào mô hình trong sgk, câu đơn được phân loại như thế nào ?
Daáu gaïch ngang
Daáu chaám löûng
Daáu chaám phaåy
Daáu phaåy
Daáu chaám
- Câu phân loại theo mục đích nói gồm có những kiểu câu nào ? Cho ví dụ ?
*Câu trần thuật được dùng để làm gì
VD: Tôi đi học.
*Vì sao em biết câu : "Bạn đi học à ?" là câu nghi vấn ? (vì câu này được dùng để hỏi việc).
*Câu cầu khiến được dùng để làm gì ?
VD: Bạn đừng nói chuyện nữa !
*Dựa vào đâu để khẳng định câu bên là câu cảm thán ? (dựa vào 2 từ ôi, quá là 2 từ bộc lộ cảm xúc).
*Câu phân loại theo cấu tạo gồm có những kiểu câu nào ?
* Đặt 1 câu bình thường, vì sao em biết đó là câu đơn bình thường ? (vì nó có 1 kết cấu C-V).
*Thế nào là câu đặc biệt ?
* Đặt một câu đặc biệt ?
*Em đã được học những dấu câu nào?
*Có những dấu chấm nào ? Những dấu chấm đó được dùng để làm gì ?
- Gv: Nhưng có lúc người ta dùng dấu chấm ở cuối câu cầu khiến, đặt các dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong ngoặc đơn vào sau 1 ý hay 1 từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hay nội dung của từ ngữ, cụm từ hoặc câu đó.
* Dấu phẩy được dùng để làm gì ?
*Dấu chấm phẩy có công dụng gì ?
*Dấu chấm lửng được dùng trong những trường hợp nào ?
* Dấu gạch ngang được dùng để làm gì?
I- Các kiểu câu đơn:
Có 2 cách phân loại câu.
1- Phân loại câu theo mục đích nói: có 4 kiểu câu.
a- Câu trần thuật: Dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về 1 sự việc, sự vật hay để nêu 1 ý kiến.
B Câu nghi vấn: là câu dùng để hỏi về người, về việc, về vật.
VD: Bạn đi học à ?
c- Câu cầu khiến: là câu dùng để yêu cầu, đề nghị, sai khiến, chúc mừng,...
d- Câu cảm thán: là câu dùng để bộc lộ cảm xúc.
VD: Ôi, bông hoa này đẹp quá !
2- Phân loại câu theo cấu tạo: có 2 loại.
a- Câu bình thường: là câu có cấu tạo theo mô hình C-V.
VD: Hôm qua lớp tôi đi lao động.
b- Câu đặc biệt: là loại câu không có cấu tạo theo mô hình C-V.
VD: Trên tường có treo một bức tranh
II. Các dấu câu đã học
1- Dấu chấm:
- Dấu chấm thường đặt ở cuối câu trần thuật, dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn, dấu chấm than đặt cuối câu cầu khiến và câu cảm thán.
2- Dấu phẩy: dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu:
- Giữa các thành phần phụ của câu với CN và VN.
- Giữa các từ ngữ có chức vụ trong câu
- Giữa 1 từ ngữ với bộ phận chú thích của câu.
- Giữa các vế của một câu ghép.
3- Dấu chấm phẩy: dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp.
4- Dấu chấm lửng: dùng để:
- Thể hiện còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị xuất hiện của 1 từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
5- Dấu gạch ngang: dùng để:
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ nằm trong 1 liên danh.
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 3: Vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học làm bài tập
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân
- Thời gian: 4 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
? Vẽ sơ đồ hệ thống kiến thức bài học?
Bài tập
*Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: HS nắm được nhiệm vụ ở nhà
- Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân làm ở nhà
- Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ND CẦN ĐẠT
- Chuẩn bị Tiết 127: Văn bản báo cáo
Bài tập về nhà
* Rút kinh nghiệm
Ký duyệt, ngày 09 tháng 04 năm 2018
Tổ trưởng
Hoàng Thúy Vinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V7 Tiet 124~126.doc