Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 127 đến 130

Bài 31 - Tiết 129

LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VÀ BÁO CÁO

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Thông qua thực hành, nắm đ¬ược cách thức làm hai loại văn bản này. Thông qua các bài tập trong sgk để tự rút ra những lỗi thư¬ờng mắc, ph¬ương h¬ướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc phải khi viết hai loại văn bản trên.

2. Kỹ năng

- Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị và báo cáo.

3. Thái độ

- Học sinh có ý thức thực hành, luyện tập.

4. Năng lực

- Năng lực tự học, vấn đáp, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

1. Giáo viên

- Nghiên cứu tài liệu, văn bản mẫu, một số tình huống cần sử dụng văn bản báo cáo, VB đề nghị.

2. Học sinh

- Đọc trước bài, soạn bài, vở ghi, sách giáo khoa.

 

doc15 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 127 đến 130, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/04/2018 Ngày giảng: 7B 18/04/2018 7A 21/04/2018 Bài 30 - Tiết 127 VĂN BẢN BÁO CÁO A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo: mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này. Biết cách viết một văn bản báo cáo đúng quy cách. 2. Kỹ năng - Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản báo cáo. 3. Thái độ - Học sinh có ý thức tìm hiểu văn bản báo cáo. 4. Năng lực - Năng lực tự học, vấn đáp, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên - Nghiên cứu tài liệu, kế hoạch dạy học, văn bản mẫu, một số tình huống cần sử dụng văn bản báo cáo. 2. Học sinh - Đọc trước bài, soạn bài, vở ghi, sách giáo khoa. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là văn bản đề nghị? ? Trình bày một số mục quan trọng trong văn bản đề nghị? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Trải nghiệm - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình. - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Em hiểu thế nào là báo cáo? - (Khẩu ngữ) từ dùng trước một từ xưng gọi để mở đầu khi trình bày với cấp trên (thường dùng trong quân đội) + Báo cáo thủ trưởng, tất cả đã sẵn sàng! - Chính thức trình bày sự việc, tình hình hoặc ý kiến (với cấp trên, hoặc với hội nghị, với quần chúng) GV gợi dẫn vào bài: *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Mục tiêu: HS hiểu được đặc điểm của văn bản báo cáo: mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này. - Phương pháp - Kĩ năng: phân tích, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề. - Thời gian: 15 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ?Hs đọc văn bản 1, văn bản báo cáo về việc gì?(báo cáo về hoạt động chào mừng ngày 20.11). ?Hs đọc văn bản 2, văn bản báo cáo về việc gì?(báo cáo về kết quả quyên góp ủng hộ các bạn HS vùng lũ lụt). ?Viết báo cáo để làm gì?(trình bày về tình hình, sự việc và kết quả đạt được của một số cá nhân hay một tập thể đã làm). ?Khi viết báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày ? ?Em đã viết báo cáo lần nào chưa? Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết báo cáo trong sinh hoạt và trong học tập ở trường, ở lớp em ? (Lớp trưởng viết báo cáo kết quả buổi lao động trồng cây sau tết của lớp cho thầy cô chủ nhiệm, báo cáo kết quả tham gia hoạt động chào mừng ngày 26.3 của lớp cho thầy cô chủ nhiệm). + Lớp trưởng báo cáo kết quả xếp loại thi đua của lớp trong tháng. + Bí thư báo cáo về buổi sinh hoạt chi đoàn của lớp + Tình hình học tập của lớp khi kết thúc năm học. ?Trong các tình huống (sgk), tình huống nào cần phải viết báo cáo ? Câu 3: Tình huống phải viết báo cáo: + Tình huống a: cần viết văn bản đề nghị. + Tình huống b: cần viết báo cáo. + Tình huống c: cần viết đơn xin nhập học. ?Các mục trong văn bản báo cáo được trình bày theo thứ tự nào ? ?Hai văn bản trên có những điểm gì giống nhau và khác nhau? (Giống: về cách trình bày các mục. Khác: ở nội dung cụ thể). ?Từ 2 văn bản trên, em hãy rút ra cách làm một văn bản báo cáo ? Gv: Báo cáo là loại văn bản khá thông dụng trong đời sống hằng ngày. Có các loại báo cáo định kì (tuần, tháng, quý, nửa năm, một năm...) và báo cáo đột xuất về các vụ việc, sự kiện xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người như : bão, lụt, cháy, tai nạn giao thông, ... ?Nêu đặc điểm và cách làm văn bản báo cáo? I. Đặc điểm của văn bản báo cáo 1. Ví dụ: SGK/133 2. Nhận xét: - Hình thức: trang trọng, rõ ràng và sáng sủa theo một số quy định sẵn. - Nội dung: không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau: Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào? II. Cách làm văn bản báo cáo 1. Tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo: *Thứ tự trình bày: + (1) Quốc hiệu và tiêu ngữ + (2) Địa điểm, ngày tháng làm báo cáo + (3) Tên văn bản: Báo cáo về nội dung gì + (4) Nơi nhận báo cáo + (5) Người (tổ chức) báo cáo + (6) Nêu sự việc, lí do và kết quả đã làm được + (7) Chữ kí và họ tên người báo cáo 2. Dàn mục văn bản báo cáo: - SGK/135 3. Lưu ý:SGK/135 *Ghi nhớ: SGK/136 *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học làm bài tập - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 10 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT - Sưu tầm và giới thiệu trước lớp một văn bản báo cáo nào đó (chỉ ra các nội dung, hình thức, phần, mục) được trình bày trong đó ? - Nêu và phân tích những lỗi cần tránh khi viết văn bản ? III. Luyện tập Bài tập 1 (T.136) Bài tập 2 (T.136) *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 4 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ?Thế nào là VB báo cáo? Dàn mục của 1 VB báo cáo gồm những mục nào? Bài tập *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: HS nắm được nhiệm vụ ở nhà - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân làm ở nhà - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT - Chuẩn bị Tiết 128, 129: Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo. Bài tập về nhà * Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 13/04/2018 Ngày giảng: 7B 18/04/2018 7A 23/04/2018 Bài 31 - Tiết 128 LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VÀ BÁO CÁO A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Thông qua thực hành, HS biết ứng dụng các văn bản báo cáo và đề nghị vào các tình huống cụ thể, nắm được cách thức làm hai loại văn bản này. Thông qua các bài tập trong sgk để tự rút ra những lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc phải khi viết hai loại văn bản trên. 2. Kỹ năng - Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị và báo cáo. 3. Thái độ - Học sinh có ý thức thực hành, luyện tập. 4. Năng lực - Năng lực tự học, vấn đáp, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên - Nghiên cứu tài liệu, kế hoạch dạy học, văn bản mẫu, một số tình huống cần sử dụng văn bản báo cáo, VB đề nghị. 2. Học sinh - Đọc trước bài, soạn bài, vở ghi, sách giáo khoa. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là văn bản báo cáo, VB đề nghị? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Trải nghiệm - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình. - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Nêu một số tình huống cần viết VB đề nghị, báo cáo? Em hãy trình bày cách làm một văn bản báo cáo và văn bản đề nghị? GV gợi dẫn vào bài: *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hoạt động cơ bản - Mục tiêu: HS ôn lại đặc điểm của văn bản, đề nghị và báo cáo: mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này. - Phương pháp - Kĩ năng: phân tích, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề. - Thời gian: 15 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Mục đích viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì khác nhau ? ? Nội dung văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì khác nhau ? ? Hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì giống nhau và khác nhau ? ? Cả hai loại văn bản khi viết cần tránh những sai sót gì? Những mục nào cần chú ý trong mỗi loại văn bản? I. Ôn tập lí thuyết về văn bản đề nghị và văn bản báo cáo: 1. Điểm khác nhau về mục đích viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo: - Văn bản đề nghị: chủ yếu là đề đạt một yêu cầu, một nguyện vọng, xin được cấp trên xem xét, giải quyết. - Văn bản báo cáo: chủ yếu là trình bày những việc đã làm và chưa làm được của một cá nhân hay tập thể cho cấp trên biết. 2. Điểm khác nhau về nội dung văn bản đề nghị và văn bản báo cáo: - Văn bản đề nghị: nêu lên những dự tính, những nguyện vọng của cá nhân hay tập thể cần được cấp trên xem xét, giải quyết. Đây là những điều chưa thực hiện. - Văn bản báo cáo: nêu lên những sự kiện, sự việc đã xảy ra, có diễn biến từ mở đầu đến kết thúc hoặc cha làm được cho cấp trên biết. Đây là những điều đã xảy ra. 3. Điểm giống nhau và khác nhau về hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo: * Giống: Trình bày trang trọng, rõ ràng, theo một số mục qui định sẵn. *Khác: - Văn bản đề nghị phải có các mục chủ yếu: Ai đề nghị ? Đề nghị ai ? Đề nghị điều gì ? - Văn bản báo cáo phải có các mục chủ yếu: báo cáo của ai, báo cáo với ai, báo cáo về việc gì, kết quả nh thế nào ? 4. Những sai sót cần tránh: - Thiếu một trong những mục chủ yếu của mỗi loại văn bản. - Trình bày không rõ, thiếu sáng sủa. - Thiếu số liệu, chi tiết cụ thể. *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 3: Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 4 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT Điểm giống nhau và khác nhau của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo? Bài tập * Söï khaùc nhau veà muïc ñích vaø noäi dung cuûa hai loaïi vaên baûn. a/ Muïc ñích: + Vaên baûn ñeà nghò: ñeà ñaït nguyeän voïng. + Vaên baûn baùo caùo: Trình baøy nhöõng keát quaû ñaõ ñaït ñöôïc. b/ Noäi dung: + Vaên baûn ñeà nghò: Ai ñeà nghò? Ñeà nghò ai? Ñeà nghò ñieàu gì? + Vaên baûn baùo caùo: Baùo caùo cuûa ai? Baùo caùo vôùi ai? Baùo caùo veà vieäc gì? Keát quaû nhö theá naøo? c / Hình thöùc => Gioáng nhau: Ñeàu laø vaên baûn haønh chính, coù tính quy öôùc cao (vieát theo maãu chung ). =>Khaùc nhau: + Vaên baûn ñeà nghò: Neâu söï vieäc, lí do, nguyeän voïng caàn ñeà nghò. + Vaên baûn baùo caùo: Neâu tình hình dieãn bieán söï vieäc, caùc con soá cuï theå cho keát quaû ñaït ñöôïc. *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: HS nắm được nhiệm vụ ở nhà - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân làm ở nhà - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT - Chuẩn bị Tiết 129: Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo (tiếp theo) - Học thuộc ghi nhớ, sưu tầm một số văn bản đề nghị, báo cáo. Bài tập về nhà * Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 13/04/2018 Ngày giảng: 7B 19/04/2018 7A 25/04/2018 Bài 31 - Tiết 129 LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VÀ BÁO CÁO A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Thông qua thực hành, nắm được cách thức làm hai loại văn bản này. Thông qua các bài tập trong sgk để tự rút ra những lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc phải khi viết hai loại văn bản trên. 2. Kỹ năng - Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị và báo cáo. 3. Thái độ - Học sinh có ý thức thực hành, luyện tập. 4. Năng lực - Năng lực tự học, vấn đáp, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên - Nghiên cứu tài liệu, văn bản mẫu, một số tình huống cần sử dụng văn bản báo cáo, VB đề nghị. 2. Học sinh - Đọc trước bài, soạn bài, vở ghi, sách giáo khoa. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là văn bản báo cáo, VB đề nghị? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Trải nghiệm - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình. - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT (?) Caû 2 loaïi vaên baûn khi vieát caàn chuù yù traùnh nhöõng sai soùt gì? Nhöõng muïc naøo caàn chuù yù trong moãi loaïi vaên baûn? - Ñuùng, ñuû thöù töï caùc muïc, traùnh röôøm raø, thieáu trang nhaõ. Trình baøy saïch, roõ khoâng xoaù lem nhem. Phaàn ñeà xuaát yù kieán vaø dieãn bieán tình hình & keát quaû ñaït ñöôïc laø chính, ai gửi, gửi ai? GV gợi dẫn vào bài: * Nhöõng sai soùt caàn traùnh khi trình baøy hai loaïi vaên baûn *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hoạt động cơ bản - Mục tiêu: HS thực hành cách làm văn bản đề nghị, báo cáo - Phương pháp - Kĩ năng: phân tích, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề. - Thời gian: 15 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Hãy nêu một tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm văn bản đề nghị và một tình huống phải viết báo cáo (không lặp lại các tình huống đã có trong sgk) ? ?Chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng các văn bản sau ? I. Ôn tập lí thuyết II. Luyện tập Bài 1/138: - Tình huống phải làm văn bản đề nghị: Lớp trưởng viết đề nghị với cô giáo chủ nhiệm đề nghị cho lớp đi xem vở chèo Quan âm Thị Kính để bổ trợ kiến thức cho văn bản Quan âm Thị Kính. - Tình huống phải viết báo cáo: Lớp trưởng thay mặt hs lớp 7, viết báo cáo về trường hợp hai hs có hành động quấy phá trong giờ học. Bài 3/138: a- Viết báo cáo là sai, phải viết đơn trình bày hoàn cảnh khó khăn của gia đình để xin nhà trường miễn học phí. b- Viết đề nghị là sai. Một hs có thể thay lớp viết một báo cáo với cô giáo chủ nhiệm về những công việc cần giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ và bà mẹ Việt Nam anh hùng. c- Viết đơn là không đúng. Lớp trưởng thay mặt lớp viết bản đề nghị BGH nhà trường biểu dơng khen thưởng bạn H về tinh thần giúp đỡ các gia đình thương binh - Liệt sĩ. *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 3: Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 4 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT Điểm giống nhau và khác nhau về hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo? Bài tập *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: HS nắm được nhiệm vụ ở nhà - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân làm ở nhà - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT - Hoàn thành các bài tập - Chuẩn bị Tiết 130: Ôn tập phần Tập làm văn Bài tập về nhà * Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 13/04/2018 Ngày giảng: 7B 20/04/2018 7A 28/04/2018 Bài 31 - Tiết 130 ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Khái quát và hệ thống hoá kiến thức về văn biểu cảm. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm. 3. Thái độ - Học sinh có ý thức thực hành, luyện tập. 4. Năng lực - Năng lực tự học, vấn đáp, tổng hợp, so sánh, phân tích, sử dụng ngôn ngữ. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên - Nghiên cứu tài liệu, bài văn mẫu, kế hoạch dạy học. 2. Học sinh - Đọc trước bài, soạn bài, vở ghi, sách giáo khoa. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra trong bài học 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Trải nghiệm - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình. - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Thế nào là văn bản biểu cảm? GV gợi dẫn vào bài *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hoạt động cơ bản - Mục tiêu: HS ôn lại văn bản biểu cảm. - Phương pháp - Kĩ năng: phân tích, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề. - Thời gian: 15 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Em hãy ghi lại tên các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7- tập I (chỉ ghi các bài văn xuôi) ? ? Chọn trong các bài văn đó một bài văn mà em thích và cho biết văn biểu cảm có những đặc điểm gì ? ? Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm ? ? Yếu tố tự sự có ý nghĩa gì trong văn biểu cảm ? ? Khi muốn bày tỏ tình yêu lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng, thì em phải nêu lên được điều gì của con người, sự vật, hiện tượng đó ? ? Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ như thế nào ? (Lấy ví dụ ở bài Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi ). ? Kẻ bảng trong sgk vào vở và điền vào các ô trống ? ? Kẻ lại bảng sgk vào vở và điền vào ô trống nội dung khái quát trong bố cục bài văn biểu cảm ? I. Văn bản biểu cảm Câu 1. Văn bản biểu cảm trong NV 7-tập I: 1.Cổng trường mở ra - Lí Lan. 2. Mẹ tôi –Ét- môn- đô đơ A -mi -xi. 3. Một thứ quà của lúa non: Cốm- Thạch Lam. 4. Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương. 5. Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng. Câu 2- Một bài văn biểu cảm mà em thích: Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, để diễn tả nỗi xúc động, sự hồi hộp của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con, ngoài việc sử dụng cách bộc lộ tình cảm trực tiếp(người mẹ thầm trò chuyện với con), tác giả còn để cho người mẹ nhớ lại những câu chuyện, những sự việc có liên quan tới con, hồi ức cả về những kỉ niệm đã xa trong cuộc đời mẹ (Phương thức tự sự) Đặc điểm của văn biểu cảm: - Mỗi văn bản biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. - Trong thực tế, khi viết văn biểu cản người ta thường kết hợp sử dụng những phương thức khác như miêu tả, tự sự để bộc lộ thái độ, tình cảm gián tiếp. - Về bố cục: theo mạch tình cảm và suy nghĩ. Câu 3: Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm: Trong văn biểu cảm, yếu tố miêu tả chủ yếu là để bộc lộ tư tưởng, tình cảm. Do đó người ta không miêu tả cụ thể, hoàn chỉnh mà chỉ chọn những chi tiết, thuộc tính, sự việc nào có khả năng gợi cảm để biểu hiện cảm xúc tư tưởng. Câu 4: ý nghĩa của yếu tố tự sự trong văn biểu cảm: Trong văn biểu cảm cái quan trọng là ý nghĩa sâu xa của sự việc buộc người ta nhớ lâu, suy nghĩ và có cảm xúc về nó. Vì vậy yếu tố tự sự có tác dụng khơi dậy nguồn cảm hứng đối với người đọc về những tình cảm, những hành động cao đẹp. Câu 5:Cách biểu đạt tình cảm trong bài văn biểu cảm: Để bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng, người ta có thể chọn hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng nổi bật để gửi gắm tình cảm, tư tưởng hoặc biểu đạt bằng những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.Nhưng sự bộc lộ thể hiện tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thực Câu 6: Ngôn ngữ biểu cảm: *ở bài Sài Gòn tôi yêu, tác giả viết: - Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già. Ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi của đất nước thì cái đô thị này còn xuân chán. Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà,...ngọc ngà này. ->ĐV có sử dụng phương tiện tu từ so sánh rất đặc sắc. - Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu... Tôi yêu... Tôi yêu... ->Điệp từ tôi yêu được dùng rất đắt làm đoạn văn giàu chất trữ tình và biểu cảm. *ở bài Mùa xuân của tôi: - Tả cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc, tác giả không dừng lâu ở ngoài cảnh mà tập trung thể hiện sức sống của mùa xuân trong thiên nhiên và ở lòng người bằng so sánh thật gợi cảm và cụ thể: Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối... trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti - Có đoạn đã chọn lọc và miêu tả hình ảnh với biện pháp so sánh đầy màu sắc: Nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Câu 7:Kẻ bảng và điền vào các ô trống: - Nội dung văn biểu cảm: Biểu đạt một tư tưởng tình cảm, cảm xúc về con ngời, sự vật kỉ niệm. - Mục đích biểu cảm: Khêu gợi sự đồng cảm của ngời đọc làm cho ngời đọc cảm nhận được cảm xúc của người viết. - Phương tiện biểu cảm: Ngôn ngữ và hình ảnh thực tế để biểu cảm tư tưởng tình cảm. Phương tiện ngôn ngữ bao gồm từ ngữ, hình thức câu văn, vần điệu, ngắt nhịp, biện pháp tu từ,... Câu 8: Kẻ bảng và điền vào ô trống nội dung khái quát trong bố cục bài văn biểu cảm: - Mở bài: Giới thiệu tư tưởng, tình cảm, cảm xúc về đối tượng. - Thân bài: Nêu những biểu hiện của tư tưởng, tình cảm. - Kết bài: Khẳng định tình cảm, cảm xúc. *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 3: Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 4 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Đặc điểm của văn bản biểu cảm? Bài tập *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: HS nắm được nhiệm vụ ở nhà - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân làm ở nhà - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT - Hoàn thành các bài tập - Chuẩn bị Tiết 131: Ôn tập phần Tập làm văn (tiếp theo) + Khái quát và hệ thống hoá kiến thức về văn nghị luận. Bài tập về nhà * Rút kinh nghiệm Ký duyệt, ngày 16 tháng 04 năm 2018 Tổ trưởng Hoàng Thúy Vinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV7 Tiet 127~130.doc