Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 131 đến 133

Bài 32 - Tiết 132

ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.Kiến thức

- Giúp HS hệ thống hoá kiến thức về các phép biến đổi câu, các phép tu từ cú pháp đã học.

2.Kĩ năng

- Khái quát, hệ thống kiến thức cũ.

3.Thái độ

- Học sinh có ý thức sử dụng câu, các biện pháp tu từ cho đúng.

4. Năng lực

- Năng lực tự học, so sánh, tổng hợp, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

1. Giáo viên

- Nghiên cứu tài liệu, kế hoạch dạy học, hệ thống kiến thức phần tiếng Việt.

2. Học sinh

- Đọc trước bài, soạn bài theo nội dung SGK - 144, vở ghi, sách giáo khoa.

 

doc10 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 131 đến 133, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/04/2018 Ngày giảng: 7B 26/04/2018 7A 28/04/2018 Bài 31 - Tiết 131 ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN (Tiếp theo) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Khái quát và hệ thống hoá kiến thức về văn nghị luận. 2. Kỹ năng - Khái quát, hệ thống các văn bản nghị luận đã học. Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận. 3. Thái độ - Học sinh có ý thức thực hành, luyện tập. 4. Năng lực - Năng lực tự học, vấn đáp, tổng hợp, phân tích, sử dụng ngôn ngữ. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên - Nghiên cứu tài liệu, tổng hợp kiến thức, kế hoạch dạy học. 2. Học sinh - Đọc trước bài, soạn bài theo câu hỏi SGK – 139,140. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra trong bài học 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Trải nghiệm - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình. - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Thế nào là văn bản biểu cảm? GV gợi dẫn vào bài *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hoạt động cơ bản - Mục tiêu: HS ôn lại kiến thức các văn bản nghị luận - Phương pháp - Kĩ năng: tổng hợp, phân tích, giải thích, giải quyết vấn đề. - Thời gian: 15 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Em hãy ghi lại tên các bài văn nghị luận đã học và đọc trong Ngữ văn 7- tập II ? ? Trong đời sống, trên báo chí và trong sgk, em thấy văn bản nghị luận xuất hiện trong những trường hợp nào, dưới dạng những bài gì ? Nêu một số VD ? ? Trong bài văn nghị luận phải có những yếu tố cơ bản nào ? Yếu tố nào là chủ yếu ? (Lập luận là chủ yếu. Bài văn nghị luận có sức thuyết phục, có đanh thép, sâu sắc, thấm thía, chặt chẽ hay không phụ thuộc phần lớn vào trình độ và hiệu quả nghệ thuật lập luận của người viết). ? Luận điểm là gì ? ? Hãy cho biết những câu trong sgk đâu là luận điểm và giải thích vì sao ? (câu a,d là luận điểm, câu b là câu cảm thán, câu c là một luận đề chưa phải là luận điểm. Luận điểm thường có hình thức câu trần thuật với từ là hoặc có phẩm chất, tính chất nào đó). ? Có người nói: Làm văn chứng minh cũng dễ thôi, chỉ cần nêu luận điểm và dẫn chứng là xong. VD sau khi nêu luận điểm "Tiếng Việt ta giàu đẹp" , chỉ cần dẫn ra câu ca dao: "Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng..." là được. Theo em, nói như vậy có đúng không? ? Để làm được văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng, còn cần phải có thêm điều gì ? Có cần chú ý tới chất lượng của luận điểm và dẫn chứng không ? Chúng như thế nào thì đạt yêu cầu ? - Cho hai đề TLV sau: a.Giải thích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. b.Chứng minh rằng: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng đắn. Hãy cho biết cách làm hai đề này có gì giống nhau và khác nhau. Từ đó suy ra nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau nh thế nào ? I. Văn bản biểu cảm II. Về văn nghị luận 1. Tên các bài văn nghị luận: có 4 văn bản: 1. Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng. 2. Ý nghĩa văn chương - Hoài Thanh. 3.Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - HCM. 4. Sự giàu đẹp của tiếng Việt – Đặng Thai Mai. 2. Văn nghị luận trên báo chí và sgk: - Trên báo chí: Văn bản nghị luận xuất hiện dưới những dạng bài xã luận, diễn đàn, bàn về các vấn đề trong XH. VD: chương trình bình luận thời sự, thể thao - Trong sgk: văn bản nghị luận xuất hiện dưới những dạng bài làm văn nghị luận, hội thảo, chuyên đề, ... VD: các văn bản nghị luận trong sgk. 3. Yếu tố chủ yếu trong văn nghị luận: Mỗi bài văn nghị luận đều có luận điểm, luận cứ và lập luận. - Luận điểm: Là những KL có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với XH. - Luận cứ: Là lí lẽ, dẫn chứng đa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới giúp cho luận điểm có sức thuyết phục. - Lập luận: Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục. 4. Thế nào là luận điểm: - Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định). Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế, mới có sức thuyết phục. 5. Làm văn nghị luận chứng minh như thế nào: - Nói rằng làm văn chứng minh cũng dễ thôi, chỉ cần nêu luận điểm và dẫn chứng là xong.Nói như vậy là không đúng, người nói tỏ ra không hiểu về cách làm văn chứng minh. - Trong bài văn chứng minh rất cần dẫn chứng, nhng còn cần lí lẽ và phải biết lập luận. - Dẫn chứng trong bài văn chứng minh phải tiêu biểu, chọn lọc, chính xác, phù hợp với luận điểm, luận đề, đồng thời cần được làm rõ, được phân tích bằng lí lẽ, lập luận chứ không phải chỉ nêu, đưa, thống kê dẫn chứng hàng loạt. - Lí lẽ, lập luận không chỉ là chất keo kết nối các dẫn chứng mà còn làm sáng tỏ và nổi bật dẫn chứng và đó mới là chủ yấu. - Bởi vậy, đa dẫn chứng bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen, chưa đủ để chứng minh TViệt ta giàu đẹp, mà ngời viết còn phải đa thêm những dẫn chứng khác và phân tích cụ thể bài ca dao trên để thấy rõ trong đó TViệt đã thể hiện sự giàu đẹp như thế nào. - Yêu cầu của lí lẽ và lập luận phải phù hợp với dẫn chứng, góp phần làm rõ bản chất của dẫn chứng hướng tới luận điểm, luận đề; phải chặt chẽ, mạch lạc, lô gíc. 6. So sánh cách làm hai đề TLV: - Hai đề bài này đều giống nhau là cùng chung một luận đề: ăn quả nhớ kẻ trồng cây - cùng phải sử dụng lí lẽ, dẫn chứng và lập luận. - Hai đề này có cách làm khác nhau: Đề a giải thích, đề b chứng minh. - Nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau: + Giải thích là làm cho ngời đọc, người nghe hiểu rõ những điều chưa biết theo đề bài đã nêu lên (dùng lí lẽ là chủ yếu). + Chứng minh là phép lập luận dùng những lí lẽ, dẫn chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần chứng minh là đáng tin cậy (dùng dẫn chứng là chủ yếu). *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 3: Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 4 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ?Thế nào là VB nghị luận? Đặc điểm của văn bản nghị luận? Bài tập *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: HS nắm được nhiệm vụ ở nhà - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân làm ở nhà - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT - Hoàn thành các bài tập - Chuẩn bị Tiết 132: Ôn tập Tiếng Việt + Các phép biến đổi câu đã học: Rút gọn câu, mở rộng câu, Chuyển đổi câu + Các phép tu từ cú pháp đã học: Điệp ngữ, Liệt kê Bài tập về nhà * Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 20/04/2018 Ngày giảng: 7B 27/04/2018 7A 03/05/2018 Bài 32 - Tiết 132 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức - Giúp HS hệ thống hoá kiến thức về các phép biến đổi câu, các phép tu từ cú pháp đã học. 2.Kĩ năng - Khái quát, hệ thống kiến thức cũ. 3.Thái độ - Học sinh có ý thức sử dụng câu, các biện pháp tu từ cho đúng. 4. Năng lực - Năng lực tự học, so sánh, tổng hợp, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên - Nghiên cứu tài liệu, kế hoạch dạy học, hệ thống kiến thức phần tiếng Việt. 2. Học sinh - Đọc trước bài, soạn bài theo nội dung SGK - 144, vở ghi, sách giáo khoa. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ - Tích hợp trong bài ôn. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Trải nghiệm - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình. - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Kể tên các phép biến đổi câu, các phép tu từ đã học? GV gợi dẫn vào bài: *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hoạt động cơ bản - Mục tiêu: HS hệ thống hoá kiến thức về các phép biến đổi câu, các phép tu từ cú pháp đã học. - Phương pháp - Kĩ năng: phân tích, tổng hợp, giải thích, giải quyết vấn đề. - Thời gian: 20 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Dựa vào mô hình trong sgk, em hãy cho biết có những phép biến đổi câu nào ? ? Thêm bớt thành phần câu bằng cách nào? (rút gọn câu và mở rộng câu). ? Thế nào là rút gọn câu ? Cho ví dụ? Câu em vừa đặt rút gọn thành phần gì? (Rút gọn CN). ? Có mấy cách mở rộng câu, đó là những cách nào ? ? Thêm trạng ngữ vào câu để làm gì ? ? Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu ? ? Ta có thể chuyển đổi kiểu câu bằng cách nào ? ? Đặt một câu chủ động ? Vì sao em biết đó là câu chủ động ? ?Thế nào là câu bị động ? Cho ví dụ ? ? Ở lớp 7, các em đã được học những phép tu từ nào ? ? Em hãy cho một VD trong đó có sử dụng điệp ngữ ? Vì sao em biết câu văn đó có sử dụng điệp ngữ ? ? Thế nào là chơi chữ ? Cho VD về chơi chữ ? - VD: Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn. (Con ngựa). ? Viết một đoạn văn có sử dụng phép liệt kê ? Vì sao em biết đó là phép liệt kê? - VD: Đồ dùng học tập gồm có: Thước kẻ, thước đo độ, ê ke, bút chì, bút mực. I. Các kiểu câu đơn II. Các dấu câu đã học III. Các phép biến đổi câu 1- Thêm bớt thành phần câu a- Rút gọn câu: Là lược bỏ bớt một số thành phần câu làm cho câu gọn hơn, tránh lặp những từ ngữ đã x.hiện trong câu đứng trước, thông tin nhanh hơn, ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược CN). - VD: -Bạn đi đâu đấy ? Đi học! b- Mở rộng câu:có 2 cách. - Thêm trạng ngữ vào câu: để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. - Dùng cụm C-V để mở rộng câu: là dùng những cụm từ h.thức giống câu đơn có cụm C-V làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu. 2- Chuyển đổi kiểu câu: - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động: - Câu chủ động: là câu có CN chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hành động).- VD: Các bạn yêu mến tôi. - Câu bị động: là câu có CN chỉ người, vật được hành động của người khác, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hành động).- VD: Tôi được các bạn yêu mến. IV. Các phép tu từ cú pháp 1- Điệp ngữ: là biện pháp lặp lại từ ngữ hoặc cả một câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh mẽ đối với người đọc. - VD: Học, học nữa, học mãi ! 2- Chơi chữ: là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, ... làm cho câu văn hấp dẫn, thú vị. 3- Liệt kê: là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 3: Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học làm bài tập - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 4 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Vẽ sơ đồ hệ thống kiến thức bài học? GV yêu cầu HS lên bảng: vẽ sơ đồ theo SGK - 144 Bài tập *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: HS nắm được nhiệm vụ ở nhà - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân làm ở nhà - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT - Chuẩn bị Tiết 133: Hướng dẫn làm bài kiểm tra tổng hợp (Soạn bài theo câu hỏi SGK – 145, 146). Bài tập về nhà * Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 20/04/2018 Ngày giảng: 7B 02/05/2018 7A 05/05/2018 Bài 32 - Tiết 133 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Học sinh có định hướng trong việc ôn tập, kiểm tra. Nắm được kiến thức trọng tâm của chương trình về cả 3 phân môn của ngữ văn 7. 2. Kỹ năng - Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để làm bài kiểm tra đạt hiệu quả. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức nghiêm túc chuẩn bị bài kiểm tra học kì II. 4. Năng lực - Năng lực tự học, tổng hợp, vấn đáp, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên - Nghiên cứu tài liệu, kế hoạch dạy học. 2. Học sinh - Đọc trước bài, soạn bài theo hướng dẫn SGK – 145, 146, vở ghi, sách giáo khoa. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ - Tích hợp trong bài dạy 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Trải nghiệm - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình. - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Yêu cầu HS nêu khái quát nội dung phần Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn đã học. GV gợi dẫn vào bài: *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hoạt động cơ bản - Mục tiêu: HS được ôn tập lại các phần Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn đã học. - Phương pháp - Kĩ năng: phân tích, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề. - Thời gian: 15 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT - Gv. Nêu các yêu cầu đối với việc ôn tập các phân môn. ? Nêu các VBNL đã học? ?Nội dung của vb được thể hiện ntn? ? Nêu nội dung của truyện ngắn bằng 1 - 2 câu? ? Tóm tắt vb truyện? - Nắm khái niệm các kiểu câu. Cho ví dụ. GV: Chú ý đặc điểm của câu rút gọn, câu đặc biệt, câu chủ động, câu bị động, cách mở rộng câu bằng cụm chủ vị và trạng ngữ, công dụng của các dấu câu: dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang ? Cách làm bài văn nghị luận ? Bố cục bài giải thích, chứng minh ? - G. Nhấn những điều cần lưu ý khi làm bài. + Cách trình bày. + Thời gian. I. Phần văn bản. - Nắm nội dung cụ thể của các vb đã học. a, Văn bản nghị luận: (4 vb). - Nội dung của bài được thể hiện ở nhan đề. b, Văn bản truyện: - Sống chết mặc bay: Phản ánh cuộc sống lầm than của người dân, tố cáo quan lại thối nát, vô trách nhiệm. * Tóm tắt vb (khoảng 1/2 trang) c, Văn bản nhật dụng: - Ca Huế ...: Nét đẹp của 1 di sản văn hoá tinh thần. II. Phần Tiếng Việt a, Nắm được kiểu câu: câu rút gọn, câu đặc biệt, câu chủ động, câu bị động. b, Cách nhận diện, biến đổi câu. c, Đặc điểm, tác dụng của phép liệt kê. * Vận dụng viết đoạn văn kết hợp các vđ TV. III. Phần Tập làm văn: a, Nắm được 1 số vđ chung của văn NL: Đặc điểm, mđ, bố cục, thao tác lập luận. b, Cách làm bài văn nghị luận. * Chú ý: - Nắm chắc (thuộc) vb. - Ôn tập toàn diện, ko học lệch, học tủ. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng tổng hợp. - Trình bày sạch, rõ ràng, viết câu đúng chính tả, đủ thành phần. - Bài TLV cần đủ 3 phần... - Cân đối thời gian. *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 3: Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 4 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Cách ôn tập và vận dụng kiến thức đã học vào bài làm như thế nào cho kết quả cao? *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: HS nắm được nhiệm vụ ở nhà - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân làm ở nhà - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT - Chuẩn bị Tiết 134,135: Kiểm tra tổng hợp cuối năm - Ôn tập các phần Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn Bài tập về nhà * Rút kinh nghiệm Ký duyệt, ngày 23 tháng 04 năm 2018 Tổ trưởng Hoàng Thúy Vinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV7 Tiet 131~133.doc