Giáo án Ngữ văn 7 tiết 18: Tiếng Việt: Từ Hán Việt

*Hoạt động 1: HDHS Tìm hiểu đơn vị cấu tạo từ( 11’ ).

*GV : ghi VD lên bảng phụ y/chs đọc bản phiên âm bài thơ chữ Hán “ Nam quốc sơn hà ”.

 ? Các tiếng : Nam, quốc, sơn, hà ’ có nghĩa là gì ?

? Tiếng nào có thể dùng như 1 từ đơn để đặt câu ? tiếng nào không ?

* HS : xác định :

- Nam : phương nam ’ có thể dùng độc lập.

- Quốc : nước ’ Không dùng độc lập, => Dùng để tạo từ ghép.

 - Sơn : núi ’ Không dùng độc lập, => Dùng để tạo từ ghép.

- Hà : sông ’ Không dùng độc lập, => Dùng để tạo từ ghép.

*GV : ? Em hãy cho VD để chứng minh ?

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 tiết 18: Tiếng Việt: Từ Hán Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 -Tiết 18 .             NS:  23/9/2018     -    ND:      /9/2018 - Lớp 7a.. Tiếng Việt :                                                      TỪ HÁN VIỆT                       1 / Mục tiêu : Sau tiết học , HS cần :  1.1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt.                           - Nắm được cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán Việt.  1,2. Kĩ năng.: Biết sử dụng từ ghép Hán Việt trong nói và viết 1 cách phù hợp.                         Tìm được 1 số từ h/việt liên quan đến môi trường. 1.3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ HV phù hợp với h/cảnh g/tiếp.bảo đảm gìn giữ sự trong sang của T/V. 2 / Chuẩn bị :   2.1.HS :  Đọc, soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà. 2.2.GV :  Bảng phụ 3 / Tổ chức cac hoạt động dạy –học: 3.1. Tổ chức lớp :   (1p)                       3.2. Kiểm tra bài cũ :       ( Kiểm tra 12’ )           * Đề bài :  1) Đại từ là gì ? có mấy loại ?                             2) Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau :                                        “ Ai đi đâu đấy hỡi ai ?                                     Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm ”                                              A.    Ai   ;   B.  Trúc   ;    C.  Mai    ;    D.  nhớ.                             3) đại từ được tìm thấy ở câu trên được dùng để :                                       A. Trỏ người.                  C. Hỏi người.                                       B. Trỏ vật.                      D. Hỏi vật.           * Đáp án - biểu điểm :                               1) - ( 4 điểm ) :                                                 - Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt đọng, tính chất                                                   được nói đến trong 1 ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc                                                       dùng để hỏi.                                                 - Có 2 loại đại từ :      + Đại từ để trỏ.                                                                                  + Đại từ để hỏi.                              2) - ( 3 điểm ) : Chọn đáp án  : A                              3) - ( 3 điểm ) : Chọn đáp án  :  C  3.3.Tiến trình dạy – học: giới thiệu bài  ( 1’ ) Hoạt động  của GV và HS                 Ghi bảng *Hoạt động 1: HDHS Tìm hiểu đơn vị cấu tạo từ( 11’ ). *GV :  ghi VD lên bảng phụ  y/chs đọc bản phiên âm bài thơ chữ Hán “ Nam quốc sơn hà ”..  ? Các tiếng : Nam, quốc, sơn, hà ’ có nghĩa là gì ? ? Tiếng nào có thể  dùng như 1 từ đơn để đặt câu ? tiếng nào không ? * HS :  xác định : - Nam : phương nam ’ có thể dùng độc lập. - Quốc : nước ’ Không dùng   độc lập,    => Dùng để tạo từ ghép.          - Sơn : núi   ’ Không dùng   độc lập,    => Dùng để tạo từ ghép.          - Hà : sông     ’ Không dùng   độc lập,    => Dùng để tạo từ ghép.        *GV :  ? Em hãy cho VD để chứng minh  ? * HS :  * VD : ta có thể nói : - Miền Nam, phía nam. -  leo núi        -  lội sông - yêu nước   →Ngược lại ta không thể nói : Yêu quốc ,Leo sơn, Lội hà                                                                                                   *GV :   Y/chs phân biệt nghĩa- ? Tiếng  “ Thiên ” trong từ “ Thiên thư ” có nghĩa là gì ? ? Vậy tiếng “ Thiên ”  trong các từ Hán Việt sau đây có nghĩa là gì ? - Thiên niên kỉ ? - Thiên lí mã ? - Lý Công Uẩn Thiên đô về Thăng Long ?  * HS: -P/biệt:  - Thiên : nghĩa là  “ trời"                        - Thiên niên kỉ     ’  nghìn.                         - Thiên lí mã       ’  nghìn.                         - Thiên đô ’ nghĩa là : dời , chuyển. *GV :  ? Em có nhận xét gì về các yếu tố Hán Việt chúng ta vừa tìm hiểu ? *HS: thảo luận theo nhóm - phát biểu: - Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt - Yếu tố H/Việt không được dùng độc lập,mà dùng tạo từ ghép.  Nhiều yếu tố H/Việt đồng âm nhưng khác nghĩa. * Bài tập nhanh : ( GV ghi bài tập trên bảng phụ ) ? Giải thích các yếu tố Hán Việt trong thành ngữ : “ Tứ hải giai huynh đệ ” ? ? Tìm thêm yếu tố  “Thiên ” có nghĩa khác ?  *HS:  làm trên bảng phụ : - “ Tứ hải giai huynh đệ ” ’ bốn biển đều là anh em. -  “ Thiên ” trong từ  “ thiên vị ” ’ có nghĩa là : nghiêng , lệch. *Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu Từ ghép Hán Việt ( 11’ ). *GV :  Y/C-HS: đọc VD-sgk-tr 70 ? Các từ  “ Sơn hà, xâm phạm, giang san ” thuộc loại từ ghép đẳng lập hay chính phụ ?( Là từ ghép đẳng lập.) ? Các từ  “ ái quốc, thủ môn, chiến thắng ” thuộc loại từ ghép nào ?( Là từ ghép chính phụ). ? Trật tự các yếu tố trong các từ này có giống trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại k0 ? *HS:  Có khác từ ghép thuần Việt: ( Thiên thư, thạch mã, tái phạm ) + Có trường hợp tiếng chính đúng trước ( Aí quốc,thủ môn,chiến thắng) + Có trường hợp tiếng phụ đứng trước ( Thiên thư, thạch mã,tái phạm) ? Qua VD trên, em có n/xét gì về từ ghép Hán Việt ? * HS :  đọc ( ghi nhớ 2 : SGK - 70 ) *Hoạt động 3: HDHSluyện tập(7p) 1) Bài tập 1 :  GV chia lớp thành 4 nhóm , yêu cầu mỗi nhóm làm 1 phần.? Phân biệt nghĩa của các yếu tố đồng âm ? *HS :  đọc bài tập và nêu yêu cầu : - Nhóm 1 : + Hoa 1 : sự vật ’ cơ quan sinh sản của cây. + Hoa 2 : phồn hoa , bống bẩy. - Nhóm 2 : + Phi 1 : bay + Phi 2 : trái với lẽ phải, trái với pháp luật. + Phi 3 : vợ thứ của vua. - Nhóm 3 : + Tham 1 : ham muốn + Tham 2 : dự vào. - Nhóm 4 : + Gia 1 : nhà + Gia 2 : thêm vào.  I/. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt : - Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt - >Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt là yếu tố Hán Việt. - Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập mà dùng để tạo từ ghép. - Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng khác nghĩa * Ghi nhớ 1 : ( sgk) II/. Từ ghép Hán Việt - Có 2 loại chính : + Từ ghép đẳng lập. + Từ ghép chính phụ. - Trật tự các yếu tố trong từ ghép chính phụ H/Việt : + Có trường hợp tiếng chính đứng trước + Có trường hợp tiếng phụ đứng trước * Ghi nhớ 2 : ( sgk) III/. Luyện tập * B/tập : 1.2,3 ( sgk) *Bài tập 2 : SGK - 71 ) * HS : lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. ? Tìm các từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố : “  Quốc , cư , bại ” - Quốc gia, quốc kì - Cư dân, cư  trú - Bại trận, thất bại *Bài tập 3 : a) Chính trước phụ sau: Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phóng hoả. b) Phụ trước chính sau: Thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi - 4/. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP. 4.1 .Tổng kết: GV và HS cũng cố lại kiến thức bài (1p) 4.2. Hướng dẫn tự học: (1’ )  - Học thuộc ( ghi nhớ ) để nắm chắc nội dung bài học .  - Làm tiếp bài tập : 4  ( SGK ) và bài tập  ( SBT ) ’  Đọc , soạn trước bài :     Sông núi nước Nam.  

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 5 Tu Han Viet_12434144.doc
Tài liệu liên quan