II. Từ ghép Hán Việt
1. Xét ví dụ:
- Các từ: “xâm phạm”, “sơn hà”, “giang san” thuộc từ ghép đẳng lập.
- Các từ: “ái quốc”, “thủ môn”, “chiến thắng” thuộc từ ghép chính phụ có yếu tố chính đứng trước.
- Các từ : “thiên thư”, “thạch mã”, “tái phạm” thuộc từ ghép chính phụ có yếu tố chính đứng sau.
2. Kết luận:
- Từ ghép Hán Việt có hai loại chính: đẳng lập và chính phụ.
- Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 tiết 18: Từ Hán Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 18: TỪ HÁN VIỆT
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt.
- Biết phân biệt hai loại từ Hán Việt: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
- Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt.
- Các loại từ ghép Hán Việt
2. Kỹ năng
- Nhận biết từ Hán Việt các loại từ ghép Hán Việt.
- Mở rộng vốn từ Hán Việt.
C. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Soạn giáo án và chuẩn bị những phương tiện cần thiết cho tiết dạy.
2. Học sinh: Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra tác phong, sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
- Đại từ là gì? Có mấy loại đại từ?
- Đọc và xác định các đại từ có trong câu ca dao sau:
“Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.”
3. Dạy bài mới
Văn học Việt Nam được hình thành và phát triển trải qua nhiều thời kì, mỗi giai đoạn khác nhau nhân dân ta đều tiếp thu một cách sáng tạo và có chọn lọc những tinh hoa của các nước trong khu vực lân cận, chính vì lý do đó mà số lượng chữ Hán được du nhập và phổ biến rộng rãi. Vì vậy đã làm cho bộ phận từ Hán Việt ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống và nền văn học nước nhà.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đơn vị cấu tạo từ Hán Việt
- GV nhắc lại thế nào là từ mượn ở chương trình lớp 6 và nêu một số ví dụ để HS nhận diện. Nhấn mạnh từ mượn tiếng Hán
- Thế nào là tự Hán Việt? Cho VD?
GV: Trong Tiếng Việt có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt.
- Hs giải nghĩa các tiếng Nam, quốc, sơn, hà
- Từ “ái quốc” được tạo thành bởi những yếu tố Hán Việt nào?
- Từ “sơn hà” được tạo thành bởi những yếu tố Hán Việt nào?
- Theo em hiểu, yếu tố Hán Việt là gì?
- Gọi HS thực hiện mục 2/69.
- GV giải nghĩa yếu tố “thiên” trong các từ: thiên thư, thiên niên kỉ, thiên lí mã, thiên đô
Nhận xét về các yếu tố “thiên”?
- GV Hướng dẫn HS thảo luận nhóm (5p)
- GV chia lớp học thành 2 nhóm lớn. Mỗi nhóm sẽ thực hiện tìm những từ Hán Việt đồng âm khác nghĩa. Sau 5p thảo luận, các thành viên trong nhóm tổng hợp kết quả cho nhóm trưởng ghi vào bảng phụ và lên bảng trình bày.
- GV nhận xét, tổng kết
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu từ ghép Hán Việt
- Các từ: sơn hà, xâm phạm, giang san thuộc loại từ ghép nào?
- Các từ ái quốc, thiên thư, thủ môn thuộc loại từ ghép gì?
- Cũng như từ ghép thuần Việt, từ ghép Hán Việt có hai loại chính là gì? _ Ghép đẳng lập và ghép chính phụ.
- Ta hãy xét xem trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:
- Gv nêu các từ:
+ ái quốc: (yêu nước), thủ môn (giữ cửa)
+ thiên thư (sách trời), thạch mã (ngựa đá)
- Nhận xét về vị trí của các yếu tố chính, phụ trong từ ghép chính phụ Hán Việt.
HĐ3: Hướng dẫn HS tổng kết
Gọi HS đọc ghi nhớ/tr70
- Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ.
- Là từ mượn tiếng Hán
- Nam: phía Nam, phương Nam
- Quốc: nước; sơn: núi; hà: sông
→ Dùng độc lập: Nam (nước Nam, dân Nam)
→ Dùng tạo từ ghép: quốc, sơn, hà
(quốc gia, quốc kỳ, sơn hà, giang sơn..)
- Từ ái và từ quốc
- Từ sơn và từ hà
- Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.
- HS thực hiện mục 2/69.
- Đồng âm, khác nghĩa.
- HS tiến hành thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
- HS có thể tìm các từ như: tử, thiên, vũ, phi, gia, thị
- Từ ghép đẳng lập.
- Từ ghép chính phụ.
- HS giải nghĩa các từ ghép này. Xác định tiếng chính.
- Có trường hợp yếu tố chính đứng trước
- Có trường hợp yếu tố chính đứng sau.
- HS đọc ghi nhớ
I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt
1. Xét ví dụ
VD1:
- Xét các tiếng : Nam, quốc, sơn, hà
- Từ “Nam” được dùng như một từ đơn để đặt câu. Từ “quốc”, “sơn”, “hà” không thể dùng một cách độc lập.
- Ví dụ:
+ Tôi lên núi – Tôi lên sơn
+ Tôi lội sông – Tôi lội hà
VD2:
- Xét nghĩa của các từ “thiên”
+ Thiên niên kỉ, thiên lí mã: nghìn
+ (Lí Công Uẩn) thiên đô về Thăng Long: dời
2. Kết luận
- Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.
VD: ái, quốc, sơn, hà
- Phần lớn yếu tố Hán Việt dùng để tạo từ ghép.
VD: quốc, sơn, hà
(quốc gia, sơn hà, giang sơn)
- Một số yếu tố Hán Việt có lúc được dùng độc lập như một từ.
VD: Nam, hoa, quả, bút, bảng
- Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm, khác nghĩa
II. Từ ghép Hán Việt
1. Xét ví dụ:
- Các từ: “xâm phạm”, “sơn hà”, “giang san” thuộc từ ghép đẳng lập.
- Các từ: “ái quốc”, “thủ môn”, “chiến thắng” thuộc từ ghép chính phụ có yếu tố chính đứng trước.
- Các từ : “thiên thư”, “thạch mã”, “tái phạm” thuộc từ ghép chính phụ có yếu tố chính đứng sau.
2. Kết luận:
- Từ ghép Hán Việt có hai loại chính: đẳng lập và chính phụ.
- Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:
+ yếu tố chính đứng trước
VD: ái quốc, thủ môn
+ yếu tố chính đứng sau
VD: thiên thư, thạch mã
III. Tổng kết
(SGK)
4. Củng cố
a. Yếu tố Hán Việt là:
a. Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt.
b. Tiếng để cấu tạo từ thuần Việt
c.Tiếng để cấu tạo từ của tiếng Việt.
d. Tiếng để cấu tạo nên từ mượn
b. Trật tự của các yếu tố chính phụ trong từ ghép chính phụ Hán Việt là:
a. Tiếng chính đứng trước tiếng phụ.
b. Tiếng phụ luôn đứng trước tiếng chính.
c. Có trường hợp tiếng chính đứng trước, có trường hợp tiếng chính đứng sau.
5. Dặn dò
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài “Từ Hán Việt (TT)”
E. RÚT KINH NGHIỆM
.
.
.
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 5 Tu Han Viet_12407043.doc