1. HĐ 1: Thế nào là quan hệ từ?
*GV y/c HS đọc mục 1,2/sgk/96 và thảo luận nhóm nhỏ, cử đại diện trình bày.
? Dựa vào kiến thức ở bậc tiểu học, hãy xác định quan hệ từ trong những câu dưới đây? Các quan hệ từ nói trên liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau? Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ.
a) Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều
b) Hùng Vương 18 có 1 người con gái tên là Mị Nương. Người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu
c) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
d) Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm làm việc của riêng mình. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả.
8 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 995 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 tiết 27: Quan hệ từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
TIẾT 27 : QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp học sin
hệ từ.
- Biết cách sử dụng quan hệ từ khi nói và viết để tạo liên kết giữa các đơn vị ngôn ngữ.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
Kiến thức
- Khái niệm quan hệ từ.
- Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
Kĩ năng
- Nhận biết quan hệ từ trong câu.
- Phân tích được tác dụng của quan hệ từ.
Phẩm chất, năng lực, thái độ
- Bồi dưỡng tình yêu đối với bộ môn Văn học
- Giao tiếp: Trình bày, suy nghĩ, phản hồi, lắng nghe tích cực về phương pháp cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
- Năng lực giải quyết vấn đề, ra quyết định, ứng xử cá nhân.
- Năng lực tự học, tự hợp tác, tự đánh giá.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học
Phương pháp vấn đáp.
Phương pháp dạy học theo nhóm, cặp đôi.
Phương pháp kiểm tra đánh giá (HS tự đánh giá HS, GV đánh giá HS).
Động não: suy nghĩ phân tích ví dụ để rút ra bài học.
Kĩ thuật trình bày một phút.
Thực hành có hướng dẫn.
Thực hành viết tích cực.
IV. CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
Kế hoạch dạy học
Tổ chức hoạt động dạy, tổ chức học sinh thực hiện hoạt động học.
Thiết bị dạy học
Bảng đen, phiếu học tập.
Máy chiếu, các tư liệu bài học, hình ảnh liên quan.
Tài liệu dạy học
Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 tập I.
Tài liệu tham khảo (sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức kĩ năng).
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, nêu tình huống có vấn đề, huy động học sinh học tập khám phá kiến thức mới.
- Phương thức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
- Thời gian: 2 phút
Khởi động:
Trả bài cũ
?Nêu sắc thái ý nghĩa của từ Hán Việt? Tìm yếu tố Hán Việt và từ thuần Việt tương ứng và đặt câu?
*HS xung phong trả lời. GV mời hs khác nhận xét, chốt ý, cho điểm nếu hs trả lời đúng.
Đáp án:
Người ta dùng từ Hán Việt để:
-Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính;
-Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ;
-Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.
VD: Hi sinh- bỏ mạng
Các chiến sĩ đã hi sinh ngoài mặt trận.
Bọn giặc hầu hết đã bỏ mạng sau khi quân ta tấn công.
GV giới thiệu bài mới:
Ở chương trình lớp 5 bậc tiểu học, các em đã được học về quan hệ từ. Tiết học hôm nay sẽ đưa các em tìm hiểu thế nào là quan hệ từ và cách sử dụng quan hệ từ cho phù hợp hoàn cảnh và mục đích giao tiếp. Chúng ta cùng vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu:
- Giúp học sinh nắm được như thế nào là quan hệ từ và các loại quan hệ từ.
- Nhận biết quan hệ từ.
- Biết cách sử dụng quan hệ từ khi nói và viết để tạo liên kết giữa các đơn vị ngôn ngữ.
Phương pháp: Vấn đáp, quan sát, gợi tìm, thuyết trình, thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tổ chức, triển khai cho học sinh hiểu thế nào là quan hệ từ.
Mục tiêu: HS hiểu thế nào là quan hệ từ.
Phương thức hoạt động: Hoạt động cá nhân, thảo luân nhóm, phân tích mẫu, thuyết trình
Thời gian: 10 phút
1. HĐ 1: Thế nào là quan hệ từ?
*GV y/c HS đọc mục 1,2/sgk/96 và thảo luận nhóm nhỏ, cử đại diện trình bày.
? Dựa vào kiến thức ở bậc tiểu học, hãy xác định quan hệ từ trong những câu dưới đây? Các quan hệ từ nói trên liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau? Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ.
Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều
Hùng Vương 18 có 1 người con gái tên là Mị Nương. Người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm làm việc của riêng mình. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả.
*HS sau khi thảo luận nhóm cử đại diện trình bày.
*Gv mời nhóm khác nhận xét, chốt ý.
* Dự kiến sản phẩm:
a. Của: Liên kết hai thành phần đồ chơi và chúng tôi => Quan hệ sở hữu
b. Như: Liên kết hai từ đẹp và hoa => Quan hệ so sánh
c. Bởi- Nên: Liên kết giữa hai thành phần trong câu
=> Quan hệ nhân quả
d) Nhưng: Dùng để nối hai câu đơn => Quan hệ đối lập
* Từ các ngữ liệu đã tìm được, gv mời hs rút ra thế nào là quan hệ từ.
Hs trả lời. Gv yêu cầu hs đọc ghi nhớ 1/sgk/97
Hs đọc ghi nhớ/sgk/97.
BT nhanh:
? Cho biết có mấy cách hiểu đối với câu sau: "Đây là thư Lan".
*HS suy nghĩ trả lời, gv nhận xét, chốt ý.
* Dự kiến sản phẩm:
- Đây là thư do Lan viết.
- Đây là thư gửi cho Lan
- Đây là thư Lan gửi cho tôi.
?Theo em, việc sử dụng quan hệ từ và không sử dụng quan hệ từ trong các câu trên có gì khác nhau?
* Dự kiến sản phẩm:
Câu có sử dụng QHT hay hơn, rõ nghĩa hơn.
*GV rút ra lưu ý:
=> Việc dùng hay không dùng QHT đều có liên quan đến ý nghĩa của câu. Vì vậy, không thể lược bỏ QHT một cách tùy tiện.
GV dẫn dắt vào mục II.
Để hiểu rõ hơn cách sử dụng quan hệ từ, mời các em vào phần II.
I/ Thế nào là quan hệ từ?
*VD:
Vì trời mưa nên em đi học trễ.
*Ghi nhớ/sgk/97
Hoạt động 2: Tổ chức, triển khai cho học sinh biết cách sử dụng quan hệ từ.
Mục tiêu: HS biết cách sử dụng quan hệ từ.
Phương thức hoạt động: Hoạt
động cá nhân, thảo luân cặp đôi, phân tích mẫu, thuyết trình
Thời gian: 10 phút
2-HĐ 2: Sử dụng quan hệ từ
*Gv yêu cầu hs đọc mục 1/sgk/97 và thảo luận cặp đôi, cử đại diện trình bày.
? Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải có? Vì sao?
*Hs thảo luận, cử đại diện trình bày. Nhóm khác nhận xét, gv chốt ý.
* Dự kiến sản phẩm:
- Những trường hợp bắt buộc dùng quan hệ từ là : b, d, g, h. Nếu không có câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa.
- Những trường hợp không cần dùng quan hệ từ là : a, c, e, i . không có quan hệ từ câu văn cũng không bị biến đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa.
*GV lưu ý cho hs:
- Những trường hợp bắt buộc dùng quan hệ từ nếu không có câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa.
- Những trường hợp không cần dùng quan hệ từ vì không có quan hệ từ câu văn không bị biến đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa.
BT Nhanh:
?Trong những câu sau đây câu nào đúng câu nào sai?
*GV yêu cầu hs đọc dữ liệu trên bảng. Hs đọc, suy nghĩ trả lời cá nhân. Gv chốt
a) Nó rất thân ái bạn bè
b) Nó thân ái với bạn bè
c) Bố mẹ rất lo lắng con
d) Bố mẹ rất lo lắng cho con
e) Mẹ thương yêu không nuông chiều con
f) Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con
* Dự kiến sản phẩm: b,d,f
*Gv yêu cầu hs đọc mục 2/sgk/97 và trình bày.
? Tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ sau :
Nếu
Vì
Tuy
Hễ
Sở dĩ
* Hs làm việc cá nhân. HS khác nhận xét, gv chốt ý.
NếuThì
Vì Nên
Tuy Nhưng
Hễ Thì
Sở dĩ. Vì
*GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn:
GV cho dữ liệu : “Trời mưa” và “cắm trại”
*5 HS sẽ xung phong lên bảng đặt câu ứng với 2 dữ liệu gv đưa ra. Gv mời hs khác nhận xét. Gv chốt đáp án hợp lí, cho điểm nếu hs đặt câu đúng.
* Dự kiến sản phẩm:
- Nếu trời mưa thì lớp ta không đi cắm trại.
- Vì trời mưa nên lớp ta không đi cắm trại.
- Tuy trời mưa nhưng lớp ta vẫn đi cắm trại.
- Hễ trời mưa thì lớp ta không đi cắm trại.
- Sở dĩ lớp ta không đi cắm trại vì trời mưa.
*GV chốt lại kiến thức: Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp không có quan hệ từ câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ ( dùng cũng được, không dùng cũng được). Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp.
*GV yêu cầu hs đọc ghi nhớ 2/sgk/ 98
II.Cách sử dụng quan hệ từ.
*Ghi nhớ/sgk/98
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs luyện tập sử dụng quan hệ từ phù hợp.
Mục tiêu: Giúp HS biêt cách sử dụng quan hệ từ.
Phương thức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
Thời gian: 5 phút
BT bổ sung:
Hãy điền những cặp quan hệ từ thích hợp vào các câu sau:
nhà xa trường.nó vẫn đến trường đúng giờ
nhà Lan nghèo.Lan vẫn chăm ngoan và học giỏi.
*Hs làm việc cá nhân, hs khác nhận xét, gv chốt ý.
* Dự kiến sản phẩm:
a) Tuy nhà xa trường nhưng nó vẫn đến trường đúng giờ
b) Mặc dù nhà Lan nghèo nhưng Lan vẫn chăm ngoan và học giỏi.
GV dẫn vào hoạt động vận dụng: Để khắc sâu kiến thức chúng ta vào phần luyện tập và giải quyết các bài tập trong sgk.
III.Luyện tập
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện bài tập được giao.
Phương thức hoạt động: hoạt động cá nhân.
Thời gian: 10 phút
BT1/ SGK/98
?Tìm các quan hệ từ trong văn bản “cổng trường mờ ra” đoạn “vào đêm kịp giờ”.
*GV cho HS làm việc theo cặp. Đại diện cặp đôi trình bày trên bảng, cặp đôi hs khác nhận xét. Gv chốt ý.
Vào, của, còn, với, như, của, vào, nhưng, như, như, của, nhưng.
BT2/ SGK/98
Gv yêu cầu hs làm việc cá nhân, hs khác nhận xét, gv chốt ý.
=>Lâu lắm rồi nó mới cởi mở với tôi như vậy. Thực ra tôi và nó ít gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều thỉnh thoảng tôi ăn cơm với nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi với cái vẻ mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.
GV lưu ý: Từ “với” trong đoạn văn sử dụng nhiều lần mang ý nghĩa quan hệ hướng tới đối tượng.
BT5/ SGK/99
*Gv yêu cầu hs đọc đề, làm việc cá nhân.
Phân biệt ý nghĩa của hai câu có quan hệ từ nhưng sau đây:
- Nó gầy nhưng khoẻ.
- Nó khoẻ nhưng gầy.
* Hs trả lời, hs khác nhận xét, gv chốt ý.
=> Hai câu trên đều diễn đạt hai nội dung: Gầy, khoẻ trong cùng một đôi tượng. Tuy vậy, cách diễn đạt khác nhau nên sắc thái biểu cảm trong từng câu cũng khác.
- Trường hợp thứ nhất: Nó gầy nhưng khoẻ. Nhấn mạnh ý nó khoẻ, tỏ thái độ khen.
- Trường hợp thứ hai: Nó khoẻ nhưng gầy. Nhấn mạnh ý nó gầy, tỏ thái độ chê.
*GV lưu ý:
Cả 2 từ “nhưng” trong 2 câu đều biểu thị quan hệ đối lập, nhưng ý nghĩa mỗi từ “nhưng” khác nhau.
BT1/ SGK/98
Vào, của, còn, với, như, của, vào, nhưng, như, như, của, nhưng.
BT2/ SGK/98
Với, và, với, với, nếu, thì, và.
BT5/ SGK/99
- Nó gầy nhưng khoẻ: Nhấn mạnh tình trạng sức khỏe, tỏ thái độ khen.
- Nó khoẻ nhưng gầy: Nhấn mạnh tới hình thể, tỏ thái độ chê.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Mục tiêu: Giáo viên hướng dẫn học sinh viết đoạn văn
Phương thức: Hoạt động cá nhân.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian : 8 phút.
Nội dung: Viết đoạn văn có sử dụng quan hệ từ.
Gv cho hs viết đoạn văn có sử dụng quan hệ từ. Hs đọc đoạn văn, gv nhận xét, sửa, góp ý.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Học thuộc phần ghi nhớ (sgk/97,98)
Hoàn thành bài tập 3 còn lại /SGK trang 98
Soạn bài : “ Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm” .
*Nhiệm vụ
- Chuẩn bị dàn bài cho các đề bài trong sgk/99.
- Viết đoạn văn biểu cảm cho các đề bài trên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 7 Quan he tu_12438779.doc