? Nhan đề bài thơ là “ Hồi hương ngẫu thư ”. Em hãy giải thích nghĩa của từng yếu tố Hán Việt trong nhan đề trên?Và ý nghĩa nhan đề bài thơ.
Gv trình chiếu nhan đề
- Hồi hương: Sau hơn 50 năm làm quan ở Trường An (Kinh đô TQ đời Đường), Hạ Tri Chương từ quan, cáo lão về quê lần thăm quê đầu tiên và cũng là lần cuối cùng về ở hẳn (do tuổi cao, cũng có thể do ông chán cảnh quan trường, bon chen danh lợi).
- Ngẫu thư "Ngẫu nhiên viết" vì tác giả không chủ định làm thơ ngay khi mới đặt chân đến quê nhà nhưng do tình huống xảy ra bất ngờ mà nhà thơ đã viết bài thơ này.
GV: Xét về mặt chủ quan bài thơ quả thật có tính chất ngẫu nhiên, hoàn toàn không chủ định trước nhưng đằng sau duyên cớ ấy là là điều kiện có tính tất yếu đó là tình cảm sâu nặng thường trực trong trái tim nhà thơ, nên chỉ cần một tình huống ngẫu nhiên cũng có thể khơi dậy một tứ thơ hay. Nói tóm lai chữ ngẫu ở nhan đề chẳng những làm giàu ý nghĩa tác phẩm mà còn nâng ý nghĩa đó lên gấp bội.
- Gv: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ theo bố cục 2/2.
Gv trình chiếu hai câu thơ đầu
- Hs đọc 2 câu đầu.
9 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 tiết 38: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ( Hồi hương ngẫu thư) - Hạ Tri Chương-, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/10/2018
Tiết 38
NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
( Hồi hương ngẫu thư)
- Hạ Tri Chương-
I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận tình yêu quê hương bền chặt, sâu nặng chợt nhói lên trong một tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ được ghi lại một cách hóm hỉnh trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt luật Đường.
- Thấy được tác dụng của nghệ thuật đối và vai trò của câu cuối trong bài thơ tuyệt cú.
II . TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Hạ Tri Chương
- Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ.
- Nét độc đáo về tứ của bài thơ.
- Tình cảm quê hương là tình cảm sâu nặng, bền chặt suốt cuộc đời.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu bài thơ tuyệt cú qua bản dịch tiếng Việt.
- Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ Đường.
- Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân
tích tác phẩm.
3. Thái độ.
- Giáo dục tình yêu quê hương cho học sinh.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Tài liệu tham khảo, soạn bài, máy chiếu.
2. Học sinh
- Soạn bài
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ
- Quan sát bức tranh
? Bức tranh gợi nhắc chúng ta nhớ tới bài thơ nào? Đọc thuộc và nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ đó?
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Hình thành và phát triển năng lực
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Gv: Xa quê, nhớ quê vọng nguyệt hoài hương, buồn sầu xa xứ... là những đề tài quen thuộc trong thơ cổ Trung đại Phương Đông. Nhưng mỗi nhà thơ, trong từng hoàn cảnh riêng lại có những cách thể hiện độc đáo, không trùng lặp. Còn gì vui sướng hơn, khi xa quê đã lâu nay mới được trở về thăm quê? Thế nhưng, có khi lại gặp những chuyện bất ngờ, rất buồn, muốn rơi nước mắt. Lần về thăm quê đầu tiên và cũng là cuối cùng sau hơn 50 năm xa cách của lão quan Hạ Tri Chương là trường hợp nao lòng như thế. Và điều đó đã được thể hiện độc đáo trong bài "Ngẫu nhiên viêt nhân buổi mới về quê ".
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
?Nêu 1 vài nét về tác giả Hạ Tri Chương?
- Hạ Tri Chương tư là Quý Chân, người quê Chiết Giang – TQ.
- Bản thân là một người giỏi thơ văn từ khi còn nhỏ, có tài hùng biện, kiến thức uyên bác và trí nhớ đặc biệt, tính tình phóng khoáng, tự phong hiệu cho mình là Tứ minh cuồng khách. Ông cùng với Trương Húc, Trương Nhược Hư, Bao Dung được người đương thời gọi là Ngô trung tứ sĩ (Bốn danh sĩ đất Ngô).
- Cuộc đời: Trẻ từ giã quê hương ra đi mưu tìm công danh. Nam 965 ông đỗ tiến sĩ và là đại quan của triều Đường, ông làm quan trên 50 năm được vua Đường Huyền Tông rất vị nể.Lúc từ quan về quê còn đc vua tặng thơ, được thái tử và các quan đưa tiễn. Về quê chưa đầy 1 năm thì ông qua đời ( 86 tuổi) – Mặc dù hơn Lý Bạch đến hơn bốn chục tuổi nhưng rất thân với Lý Bạch
- Sự nghiệp: thơ văn của ông phần nhiều là phục vụ cung đình. Ông còn để lại hơn 20 bài thơ
- Là 1 trong những thi sĩ lớn của thời Đường..
- Thơ của ông thanh đạm, nhẹ nhàng, gợi cảm. biểu lộ 1 trái tim nhân hậu thiết tha.
Gv hướng dẫn đọc: Câu 1,2,3 ngắt nhịp 4/3; câu 4 thì nhịp 2/5 giọng chậm buồn. câu 3 giọng hơi ngạc nhiên. Câu 4 giọng cao một chút ở câu hỏi.
Gọi hs đọc-> hs nhận xét.
Gv nhận xét.
? Bài thơ được ra đời khi nào?
- Bài thơ được viết khi ông cáo quan về quê.
- Gv: Hạ Tri Trương đỗ tiến sĩ năm 36 tuổi và làm quan 50 năm dưới triều vua Đường Huyền Tông. Đến năm 86 tuổi mới cáo quan , trở về quê hương. Vừa đặt chân tới làng thì gặp 1 sự việc bất ngờ khiến ông xúc động. Và ông viết bài thơ này.
? - Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
? Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San đều dịch bài thơ sang thể thơ lục bát. Lựa chọn thể thơ này có tác dụng gì trong việc diễn tả tình cảm của nhà thơ?
Þ Hai bản dịch tuy có sự khác nhiều về câu, nhịp, giọng điệu, thể thơ nhưng đều cố chuyển được cái tâm trạng, cảm xúc vui, buồn, ngỡ ngàng của nhà thơ khi về thăm quê cũ.
- Thể lục bát phù hợp với việc diễn tả, chuyển tải tình cảm tha thiết, đằm thắm.
? Nhan đề bài thơ là “ Hồi hương ngẫu thư ”. Em hãy giải thích nghĩa của từng yếu tố Hán Việt trong nhan đề trên?Và ý nghĩa nhan đề bài thơ.
Gv trình chiếu nhan đề
- Hồi hương: Sau hơn 50 năm làm quan ở Trường An (Kinh đô TQ đời Đường), Hạ Tri Chương từ quan, cáo lão về quê Þ lần thăm quê đầu tiên và cũng là lần cuối cùng về ở hẳn (do tuổi cao, cũng có thể do ông chán cảnh quan trường, bon chen danh lợi).
- Ngẫu thư Þ "Ngẫu nhiên viết" vì tác giả không chủ định làm thơ ngay khi mới đặt chân đến quê nhà nhưng do tình huống xảy ra bất ngờ mà nhà thơ đã viết bài thơ này.
GV: Xét về mặt chủ quan bài thơ quả thật có tính chất ngẫu nhiên, hoàn toàn không chủ định trước nhưng đằng sau duyên cớ ấy là là điều kiện có tính tất yếu đó là tình cảm sâu nặng thường trực trong trái tim nhà thơ, nên chỉ cần một tình huống ngẫu nhiên cũng có thể khơi dậy một tứ thơ hay. Nói tóm lai chữ ngẫu ở nhan đề chẳng những làm giàu ý nghĩa tác phẩm mà còn nâng ý nghĩa đó lên gấp bội.
- Gv: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ theo bố cục 2/2.
Gv trình chiếu hai câu thơ đầu
- Hs đọc 2 câu đầu.
? Nhận xét về nghệ thuật được sử dụng trong 2 câu thơ đầu? Việc dùng nghệ thuật đó có tác dụng gì?
Gv trình chiếu minh họa
? Xa quê lâu, ở con người nhà thơ cái gì đã thay đổi theo thời gian còn cái gì không đổi?
- Mái tóc thay đổi theo thời gian còn giọng quê không thay đổi.
? Em hiểu ‘‘giọng quê” là gì?
- Giọng nói mang bản sắc riêng của một vùng quê (nghĩa hẹp)
- Là chất quê , hồn quê biểu hiện trong giọng nói...
? Giọng quê không đổi điều đó có ý nghĩa như thế nào?
- Giọng nói vẫn giữ được bản sắc quê hương, chất quê và hồn quê không thay đổi.
GV:Chi tiết hương âm vô cải” là một chi tiết giàu sức gợi. Thời gian năm tháng , cuộc sống nơi đô thành, chốn quan trường làm cho mái tóc rụng, cho vẻ ngoài đổi thay, làm cho chàng thanh niên thủa xưa thành ông già 86 tuổi . Duy có một điều không đổi là giọng quê.
? ‘‘Giọng quê không đổi” được đặt trong sự đối lập với ‘‘tóc mai đã rụng” nhằm khẳng định điều gì?
Gv: Tác giả thật khéo léo khi lấy cái thay đổi để khẳng định cho sự không thay đổi để làm nổi bật tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương.
? Qua sự phân tích ở trên, em có nhận xét gì về giọng điệu của hai câu thơ ?
Bề ngoài dường như khách quan bình thản( kể lại sự việc) song phảng phất buồn, bồi hồi trước sự trôi chảy của thời gian và thể hiện tấm lòng của tác giả với quê hương.
?Vậy từ đây em thấy phương thức biểu đạt của câu 1 và 2 là gì?
Gv gọi hs lên điền bảng phụ, gv trình chiếu đáp án
Biểu cảm qua tự sự và miêu tả
GV: ( bình chốt): Hai câu thơ ngắn gọn (chỉ 14 chữ) với những từ trái nghĩa, những hình ảnh đối lập nhau tác giả đã kể khoảng được quãng đường ông xa quê, làm nổi bật sự thay đổi vì vóc dáng và tuổi tác, đồng thời hé lộ tình cảm yêu quê hương của nhà thơ. Câu 1 tác giả đã tự sự để biểu cảm; còn câu 2 miêu tả để biểu cảm. Đây là phương thức bộc lộ tình cảm một cách gián tiếp. Đằng sau hai câu thơ ta như nghe được tiếng thở dài của thi nhân. Đó là tiếng thở dài khi ông nhìn thấy quê hương, cất tiếng nói theo giọng của quê hương, rồi tự ngắm mình tự nghĩ về mình, thấy mình thay đổi nhiều quá trước quê hương, làng xóm.
*Liên hệ : Bác Hồ
Gv: (Chuyển) Trở về quê hương - nơi chôn rau cắt rốn của mình sau hơn 50 năm xa quê. Có lẽ lúc này Hạ Tri Chương náo nức bồi hồi mong ngóng. Bước chân nhanh hơn để được trở lại nơi ông từng ấp ủ. Khi đặt chân về làng thì tình huống gì xảy ra? Tâm trạng nhà thơ ra sao? Các em chú ý hai câu thơ cuối.
Gv goi một học sinh đọc (phiên âm - dịch nghĩa ).
?Tình huống bất ngờ nào xảy ra khi nhà thơ vừa đặt chân về làng?
Tìm cho những từ ngữ thể hiện điều đó?
- Tình huống bất ngờ: vừa về đến làng , trẻ con đang chơi ùa lại tò mò nhìn ông lão và cười hỏi khách nơi nào đến.
? Tại sao bọn trẻ lại gọi tác giả là khách?
- Gv giải thích.
? Điều này đã dẫn tới nghich lý nào?
?Trước câu hỏi hồn nhiên của trẻ nhỏ, tâm trạng tác giả như thế nào?
GV: Con người ta được sinh ra trong trời đất ai cũng có quê hương để thương để nhớ . Vì cuộc sống, vì lý tưởng sống nhà thơ xa quê đã lâu nay trở về, giọng quê vẫn không hề thay đổi, hi vọng không tạo ra khoảng cách với những người quê hương nhưng thật ngỡ ngàng khi không còn ai nhận ra mình và được coi là khách. Nhi đồng càng hớn hở bao nhiêu thì tác giả càng hụt hẫng , ngậm ngùi xót xa bấy nhiêu.Ta như thoáng gặp sự ngỡ ngàng bâng khuâng ngậm ngùi của Tố Hữu: Nhiều đấy ư em ,mấy tuổi rồi? Hai mươi ừ nhỉ tháng năm trôi.Tháng năm trôi, những người thân , những người bạn ai còn ai mất. Thời gian như bóng câu qua cửa sổ, giờ trở lại quê hương không ai còn nhận ra mình nữa. Mình trở thành khách lạ trên quê hương.
Gv chốt: Rõ ràng ở 2 câu thơ cuối, ta thấy tác giả đã dùng hình ảnh, âm thanh vui tươi để thể hiện tâm trạng đau buồn của mình khi trở về quê. Nhi đồng càng ngây thơ cười nói, hỏi han bao nhiêu thì nỗi lòng của ông già Hạ Tri Chương càng ngậm ngùi chua xót bấy nhiêu. Tình huống đặc biệt ấy đã tạo nên giọng điệu vừa bi vừa hài cho 2 câu thơ .
? Qua đây ta thấy tình cảm của tác giả với quê hương như thê nào?
Þ Câu thơ cuối chứa đựng nụ cười chua xót nhưng qua đó ta càng hiểu hơn tình cảm sâu nặng của nhà thơ 86 tuổi này với quê hương.
Gv cho hs thảo luận “kỹ thuật khăn phủ bàn”
Thảo luận nhóm(3p): Tại sao từ“khách” được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng từ là từ quan trọng nhất (nhãn tự) tỏa sáng tinh thần toàn bài?
Gv giải thích.
? Bài thơ có những nét đặc sắc gì nghệ thuật và nội dung?
GV: Thời gian làm cho con người ta thay đổi và quê hương cũng đổi thay từng ngày. Đó là quy luật tất yếu. Người con của quê hương sau bao năm trở lại thành khách ngay trên chính quê hương mình. Qua bài thơ, nhà thơ gửi trọn tình yêu thiết tha sâu nặng với quê hương .Nó vượt xa cái hữu hạn của đời người , cái vô hạn của thời gian , và tồn tại vĩnh viễn.
Làm việc cá nhân
Hs đọc
Làm việc cá nhân
Hs trình bày ý kiến cá nhân.
Hs lên điền bảng phụ
Hs trả lời
Thảo luận nhóm
I. Đọc - tìm hiểu chung.
1. Tác giả: Hạ Tri Chương (659-744).
- Là 1 trong những thi sĩ lớn của thời Đường.
- Thơ của ông thanh đạm, nhẹ nhàng, gợi cảm. biểu lộ 1 trái tim nhân hậu tha thiết.
2. Tác phẩm:
a. Đọc
b. Hoàn cảnh sáng tác.
- Khi tác giả cáo quan về quê.
c. Thể thơ:
- Phiên âm : Thất ngôn tứ tuyệt.
- Dịch thơ : Lục bát
d. Nhan đề bài thơ.
+ Hồi hương: Trở về quê hương.
+ Ngẫu thư: Ngẫu nhiên viết, không chủ định viết (nâng cao ý nghĩa của tác phẩm).
II. Đọc – tìm hiểu chi tiết.
1. Hai câu đầu:
- NT đối, cặp từ trái nghĩa ->thời gian dài xa quê: vóc dáng tuổi tác thay đổi nhưng giọng quê không thay đổi.
-> Nổi bật tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương.
2. Hai câu cuối.
- Tình huống bất ngờ: trẻ thơ tưởng là khách.
- Nghịch lý: trở thành khách lạ trên chính quê hương mình.
- Tâm trạng tác giả: ngỡ ngàng, ngậm ngùi, xót xa.
->Lấy âm thanh hình ảnh tươi vui® để thể hiện tâm
trạng ngậm ngùi.
=> Biểu hiện tình cảm quê hương thắm thiết, bền bỉ.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
2. Nội dung.
Năng lực giao tiếp
Giao tiếp
Hiểu biết tiếng việt.
Hiểu biết tiếng việt
Tư duy
Tư duy
Hợp tác
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. So sánh điểm giống nhau và khác nhau về chủ đề và phương thức biểu đật của hai bài thơ “Tình dạ tứ” và “Hồi hương ngẫu thư”?
Phát biểu cá nhân
Tư duy
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
1.Từ tấm lòng quê của những con người nổi tiếng như Lí Bạch, Hạ Tri Chương, em cảm nhận được điều thiếng liêng nào trong cuộc đời mỗi con người?
- Đó là quê hương, là tình quê không thể thiếu vắng trong cuộc đời mỗi con người.
Cá nhân
Cảm thụ
HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
1.Đọc thơ viết về quê hương.
Cá nhân
Đọc diễn cảm
* Hướng dẫn về nhà:
Đọc thuộc lòng bài thơ và nắm được nội dung, nghệ thuật.
Viết đoạn văn về chủ đề quê hương.
Chuẩn bị bài “Từ trái nghĩa”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiet 33 Ngau nhien viet nhan buoi moi ve que_12442526.doc