Hoạt động 1: Thế nào là thành ngữ?
GV gọi HS đọc mục 1 SGK trang 143 tìm hiểu thế nào là thành ngữ .Chú ý cụm từ : lên thác xuống ghềnh.
GV: Có thể thay vài từ trong cụm từ này không? Có thể xen vào từ khác được không? Có thể thay đổi vị trí trong cụm từ được không ?
GV: Vậy thành ngữ có cấu tạo như thế nào?
Nói chung là cố định nhưng cũng có một số trường hợp thành ngữ có biến đổi.
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 850 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 tiết 44: Tiếng Việt: Thành ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:06/11/2018
Ngày dạy: Tiết: , Ngày
Tiết: , Ngày
Tiết 44: Tiếng Việt
THÀNH NGỮ
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Kiến thức:
- Khái niệm thành ngữ. Nghĩa của thành ngữ. Chức năng của thành ngữ trong câu. Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ.
Kỹ năng:
- Nhận biết thành ngữ. Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.
3. Thái độ:
- Yêu thành ngữ Việt Nam.
Định hướng phát triển năng lực:
- Giao tiếp tiếng Việt, tự quản bản thân, hợp tác, khái quát, tổng hợp
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tài liệu: Sgk, chuẩn KTKN và các TLTK liên quan đến bài giảng,
- Phương tiện: Giáo án,
- Thiết bị: Bảng phụ, phấn màu,
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc và soạn bài theo hướng dẫn của GV
C/ PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Thuyết trình, Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích,nêu và giải quyết vấn đề.
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5p)
Mục đích:
+ Kiểm tra việc học bài, việc thực hiện nhiệm vụ về nhà cũng như chuẩn bị bài mới của HS.
Phương thức hoạt động: Cá nhân
Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thuyết trình 1 phút
Sản phẩm học tập: vở soạn, vở bài tập
Thiết bị sử dụng (nếu có)
1. Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ của HS:
+ Giao nhiệm vụ: (HS nghe và thực hiện các yêu cầu của GV)
* Câu hỏi:
- Kiểm tra vở soạn, bài tập
* Đáp án:
- HS làm bài tập và soạn bài đầy đủ
* Định hướng học sinh trả lời câu hỏi:
(7A); (7B)
Giới thiệu bài mới:
Trong tiÕng ViÖt cã mét khèi lîng kh¸ lín thµnh ng÷. Thµnh ng÷ lµ mét lo¹i tæ hîp tõ( côm tõ) cè ®Þnh. VËy thµnh ng÷ lµ g×? Nã cã nghÜa nh thÕ nµo? vµ chóng ta nªn sö dông thµnh ng÷ ra sao? Bµi häc h«m nay sÏ gióp chóng ta ®iÒu ®ã
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (15p)
Mục đích:Khái niệm thành ngữ. Nghĩa của thành ngữ. Chức năng của thành ngữ trong câu. Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ.
Phương thức hoạt động: Nhóm, cá nhân
Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phân tích mẫu, Vấn đáp; KT:, trình bày một phút
Sản phẩm học tập: Báo cáo bằng miệng
Thiết bị sử dụng (nếu có):
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Thế nào là thành ngữ?
GV gọi HS đọc mục 1 SGK trang 143 tìm hiểu thế nào là thành ngữ .Chú ý cụm từ : lên thác xuống ghềnh.
GV: Có thể thay vài từ trong cụm từ này không? Có thể xen vào từ khác được không? Có thể thay đổi vị trí trong cụm từ được không ?
GV: Vậy thành ngữ có cấu tạo như thế nào?
Nói chung là cố định nhưng cũng có một số trường hợp thành ngữ có biến đổi.
GV: Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” có nghĩa là gì?
_ Thác : chổ nước chảy dốc xuống từ trên núi cao.
_ Ghềnh : vũng sâu có nước xoáy mạnh.
à Chỉ sự vất vả khó nhọcà nghĩa tìm ẩn.
GV: Tham sống sợ chết nghĩa là gì”?
GV: Nghĩa của thành ngữ được hiểu như thế nào?
GV: Phân biệt các thành ngữ sau, thành ngữ nào có nghĩa trực tiếp, thành ngữ nào có nghĩa bóng?
Nghĩa đen:
Tham sống sợ chết.
Bùn lầy nước đọng.
Mưa to gió lớn
Mẹ góa con côi
Năm châu bốn biển
Nghĩa hàm ẩn:
Ruột để ngoài da
Lòng lang dạ thú
Rán sành ra mỡ
Khẩu phật tâm xà
GV yêu cầu HS đọc và trả lời yêu cầu mục 1 SGK trang 144.
GV: Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ?
GV: Thành ngữ đảm nhận chức vụ gì trong câu?
GV: Việc sử dụng các thành ngữ trên có tác dụng gì?
GV: So sánh “bảy nổi ba chìm” với long đong phiêu bạt. “Tối lửa tắt đèn” với khó khăn hoạn nạn?
- Không thể.
HS cùng bàn luận suy nghĩ
HS cùng bàn luận suy nghĩ.
Trả lời.
à Nhát gan.
- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó.
HS chia nhãm tr¶ lêi
Bảy nổi ba chìmà vị ngữ.
Tối lửa tắt đèn à làm phụ ngữ của danh từ “ khi”
- Chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ
- Có tính hình tượng và biểu cảm cao.
Thành ngữ ngắn gọn và hàm xúc và hay hơn
Thế nào là thành ngữ?
Ví dụ:
Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định,biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
* Chú ý :
Tuy nhiên một số trường hợp thành ngữ có biến đổi đôi chút.
Ví dụ :
Đứng núi này trông núi nọ.
à Đứng núi này trông núi khác.
- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó.
Ví dụ :
Tham sống sợ chết.
- Đa số các thành ngữ được tạo thành thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ so sánh.
Ví dụ :
Ruột để ngoài da.
II. Sử dụng thành ngữ
- Thành ngữ có thể làm chủ ngữ vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ , cụm động từ.
- Thành ngữ ngắn gọn,hàm xúc có tính hình tượng,tính biểu cảm cao.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Mục đích:
+ Giúp HS củng cố, vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các bài tập.
Phương thức hoạt động: cá nhân
Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề; KT: trình bày một phút
Sản phẩm học tập: Trình bày bằng miệng
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Bài tập 1:
- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập sgk/145
- GV: hướng dẫn các em giải thích các thành ngữ cho đúng
- Gọi hs lên bảng hoàn thành bài tập, nhận xét cho điểm.
Bài tập 3
- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập sgk/145
GV: Hướng dẫn hs thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn
- Gọi hs lên bảng hoàn thành bài tập, nhận xét cho điểm.
- Hs đọc
- Hs lắng nghe và hoàn thành bài tập
- Hs làm bài tập của mình
- HS đọc
- Hs lắng nghe và hoàn thành bài tập
- Hs làm bài tập của mình
III/ Luyện tập:
Bài tập 1
a. Sơn hào hải vị: món ăn phong phú, quí hiếm, sang trọng
Nem công chả phượng: món ăn sang trọng.
b. Khỏe như voi: có sức khỏe tốt.
Tứ cố vô thân: (thành ngữ gốc Hán)
- Tứ : bốn phương, cố: quay đầu lại nhìn
- Vô thân: không có người thân.
àChỉ người đơn độc không nơi nương tựa.
c.Da mồi tóc sương: người già
Bài tập 3
Lời ăn tiếng nói
Một nắng hai sương
Ngày lành tháng tốt
No cơm ấm áo
Bách chiến bách thắng
Sinh cơ lập nghiệp
* HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
Mục đích:
+ Giúp HS vận dụng kiến thức vào thực tế
Phương thức hoạt động: Cá nhân
Phương pháp, kĩ thuật dạy học: trình bày một phút
Sản phẩm học tập:Thành ngữ HS tìm được
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Giao nhiệm vụ : (Về nhà)
+ Tìm thêm ít nhất mười thành ngữ chưa được giới thiệu ở SGK và giải thích nghĩa của chúng
+ GV gợi ý, hướng dẫn cụ thể.
- GV chốt, chuyển.
Nhận nhiệm vụ:
+ Tìm thành ngữ và giải thích nghĩa
- HS nghe, ghi nhớ.
Về nhà
* HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
Củng cố :
1. Thành ngữ có cấu tạo như thế nào?
2. Nghĩa của thành ngữ được hiểu như thế nào?
3. Thành ngữ đảm nhận chức vụ gì trong câu?
Dặn dò:
Học thuộc bài cũ ,đọc soạn trước bài mới “Cách làm văn bản biểu cảm về tác phẩm văn học” SGK trang 146
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 12 Thanh ngu_12471821.docx