Giáo án Ngữ văn 7 tiết 51 đến 68

CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ

I. Mục tiêu: Giúp HS:

1. Kiến thức:

 - Nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ.

2. Kỹ năng:

- Trên cơ sở nhận thức được các yêu cầu đó, tự kiểm tra thấy dược những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ,

3. Thái độ : Có ý thức sử dụng từ đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói và viết.

II. Chuẩn bị:

 - Giáo án , bảng phụ.

 - Soạn bài.

III. Pương pháp: Thực hành vấn đáp

IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục:

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Thế nào là chơi chữ? VD? Tác dụng?

 - Các lối chơi chữ? Lấy ví dụ minh họa?

 

doc42 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 tiết 51 đến 68, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
( Thảo luận) Chính nhờ sự nhẹ nhàng ấy mà gió có thể . - Hình ảnh () gợi cho ta thấy? ( Thảo luận) Hoa sen ngào ngạt nồng nàn; lá thì dịu nhẹ thanh tao chính cái hương vị ấy báo trước cho một thứ quà - Mùi thơm lúa, giọt sữa cảm nhận ? (thảo luận?) Cũng là mùi thơm nhưng là mùi thơm phảng phất của ngàn hoa cỏ. - Mùi, hương vị ấy có được từ đâu? Nhờ bàn tay con người chăm sóc - Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào? Miêu tả, biểu cảm mang tính triết lí. - Hương vị từ cốm? - Gọi cốm là “thức quà” mang ý nghĩa? Chuyễn nghĩa diễn đạt, đưa cốm lên một phạm trù mới, trang trọng đặc biệt. - Phương thức biểu đạt? - “Thật đáng tiếcnhũn nhặn”? Đau lòng khi thấy tục lệ ấy ngày càng mất dần. - Vì sao tác giả lại trân trọng? ( Thảo luận) Thức quà riêng biệt của đất nước, thức dâng của cánh đồng lúa, mang trong hương vị cái môïc mạc giản dị và thanh khiết của đồng lúa quê VN. -> Hương vị thanh nhã đậm đà của hương đồng cỏ nội, thích hợp nghi lễ của xứ sở nông nghiệp lúa nước. Thể hiện sự hòa hợp trong tình duyên đôi lứa tác giả chú ý chi tiết nào? + Màu sắc: Màu xanh tươi + đỏ thắm + Hương vị: Thanh đạm ngọt sắc. - Thưởng thức cốm? - Giọng điệu lời văn? “ Cốm là thức quà đồng quê nội cỏ An Nam” - Tùy bút “” dùng phương thức biểu đạt nào? ND – NT? Tả, kể, nhận xét, triết lí -> biểu cảm. - Đọc ghi nhớ sgk I. Đọc tìm hiểu chung : 1.Tác giả: - Thạch Lam (1910 – 1942) là cây bút văn xuôi đặc sắc. - Quan tâm đến những người bình thường, nghèo khổ với tinh thần nhân đạo và sự cảm thông sâu sắc. - Tâm hồn tin tế, nhạy cảm; lối văn nhẹ nhàng , trong sáng mà sâu lắng. - Sở trường về truyện ngắn và cũng thành công trong tùy bút. 2. Tác phẩm: - “Một thứ quà của lúa non: cốm” rút từ tập “Hà Nội băm sáu phố phường” (1943) - Một thức quà bình dị, dân dã nhưng đậm đà hương vị và mang bản sắc văn hóa dân tộc. - Thể loại : tùy bút. II.Đọc - tìm hiểu văn bản: 1. Bố cục: 3đoạn - Đoạn 1: Từ đầu -> chiếc thuyền rồng: Hương thơm của lúa gợi đến sự hình thành hạt cốm. - Đoạn 2: Tiếp -> kín đáo và nhũn nhặn: phát hiện và ca ngợi giá trị của cốm. - Đoạn 3: Còn lại: Bàn về sự thưởng thức cốm . 2. Mạch cảm xúc: Mạch cảm xúc và liên tưởng khá tự do nhưng hợp lí ( lá sen -> hương vị cốm -> sự hình thành cốm -> thưởng thức ) III. Phân tích: 1. Hương vị đồng quê - “Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ” -> Bước đi của gió nhẹ nhàng ý vị. - “ nhuần cái hương thơm của lá” “ Như báo trước mùa về thức quà thanh nhã tinh khiết” -> Hương vị ngào ngạt, dịu nhẹ, thanh tao. - “ Mùi thơm mát của bông lúa non” - “ Giọt sữa trắng thơm,phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ” -> Bầu trời hương hoa của thiên nhiên kết lắng ( “nặng vì chất quý trong sạch của trời” => hương vị thanh khiết của đồng quê.) - “ Nặng vì chất khí trong sạch của trời” -> “thứ cốm dẻo và thơm”, “ truyền từ đời này sang đời khác” -> hương vị mộc mạc, giản dị, thanh khiết. 2. Giá trị của cốm: “Thức quà, thức dâng” -> Miêu tả + dòng suy tưởng -> sản vật quý báu; tình cảm trân trọng truyền thống văn hóa của dân tộc. 3. Thưởng thức cốm: “ Aên cốm phải ăn từng chút một, thong thả và ngẫm nghĩ thảo mộc” -> Lời đề nghị hãy nhẹ nhàng tran trọng để thưởng thức giá trị cốm -> van hóa ẩm thực. IV, Tổng kết : (ghi nhớ sgk) 4. Củng cố: Đặc điểm của tùy bút? Nêu tóm tắt giá trị nội dung và nghệ thuật của bài tùy bút. “Cốm” gợi cho em sự cảm nhận gì? 5. Hướng dẫn học bài: Bài tập sgk phần luyện tập. Soạn : Chơi chữ. * Bài tập nâng cao: Bài văn thể hiện khá rõ những đặc điểm tâm hồn và ngòi bút Thạch Lam. Hãy chứng minh nhận xét ấy. V. Rút kinh nghiệm: Tiết 65 Ngày soạn:. Ngày dạy: CHƠI CHỮ I.Mục tiêu: Giúp HS 1. Kiến thức - Hiểu được thế nào là chơi chữ . - Hiểu được một số lối chơi chữ thường dùng. 2. Kỹ năng: - Bước đầu cảm thụ cái hay, cái đẹp của chơi chữ. 3. Thái độ: Biết vận dụng chơi chữ khi tạo lập văn bản. II. Chuẩn bị: - Giáo án , bảng phụ. - Soạn bài. III. Phương pháp: Quy nạp, vấn đáp IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Điệp ngữ là gì? VD? - Các kiểu điệp ngữ? VD? 3. Bài mới: Chơi chữ không phải chỉ là việc văn chương, trong đời sống hàng ngày người ta hay chơi chữ. Không chỉ người lớn mới chơi chữ mà cả các em HS còn nhỏ tuổi cũng thích chơi chữ. Hoạt động của Thầy - Trò Nội dung Hoạt động 1 - Đọc VD. - Lợi t hiện tượng? Tác dụng? Bất ngờ: “ Lợi thì có lợi” , lợi được dùng đúng theo ý của bài già, câu hỏi được giải đáp theo đúng chiều hướng nhưng vế sau : quá già rồi, tính chuyện chồng con gì nữa . -> Nghệ thuật “đánh tráo chữ nghĩa” - Thế nào chơi chữ? T.d? Hoạt đôïng 2 Ví dụ: khi đi có ngọn, khi về cũng cưa ngọn. - Đọc VD, sgk. Mênh mông muôn mẫu một màu mưa Mõi mắt miên man mãi mịt mờ Mộng mị mỏi mòn mai một một Mĩ miều may mắn mấy mà mơ * Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm, chữ viết. - VD: + Dùng từ đồng nghĩa: Đi tu phật bắt ăn chay Thịt chó ăn được thịt cầy thì không. + Dùng từ nhiều nghĩa: Còn trời còn nước còn non Còn cô bán rượu anh còn say sưa + Dùng từ trái nghĩa: Mỹ mà xấu Ngoài ra: + Dùng từ ngữ có cùng trường nghĩa ( ý niệm): Chàng cóc ơi! Chàng cóc ơi! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi + Dùng các từ tố Hán Việt và thuần Việt có nghĩa tương đương: Da trắng vỗ bì bạch Rừng sâu mưa lâm râm * Chơi chữ bằng các phương tiện NP. + Tách và ghép các yếu tố trong câu theo các quan hệ NP khác nhau: Có tôn có tổ, có tổ có tôn, tôn tổ tổ tôn, tôn tổ cũ Còn nước còn non, còn non còn nước, nước non non nước, nước non nhà. ( Tản Đà) * Chơi chữ kiểu nhiều nghĩa: Còn trời còn nước, còn non Còn cô bán rượu anh còn say sưa. Các lối chơi chữ thường gặp? HS đọc ghi nhớ trong sgk. Hoạt động 3 - Đọc và xác định yêu cầu BT. - Đọc và xác định yêu cầu BT. I. Thế nào là chơi chữ và tác dụng: 1. Ví dụ: (SGK) Lợi 1: Thuận lợi, lợi lộc Lợi 2,3: Lợi răng -. Hài hước -> gây cảm giác bất ngờ thú vị (đồng âm) 2. Ghi nhớ: (SGK) II. Các lối chơi chữ: 1. Ví dụ (SGK) 1) Ranh tướng -> danhtướng -> Nói trại âm (gần âm) 2) Điệp âm “m” Nói lái 3) Cối đá – cá đối Mèo cái – mái kèo 4) Sầu riêng - vui chung -> Từ trái nghĩa. 2. Ghi nhớ (SGK) III. Luyện tập: 1. Btập 1: (165) Từ ngữ để chơi chữ: Liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, trâu lỗ, hổ mang. 2. Btập 2: (165) Tòm từ gần gũi: Thịt – mỡ Dò – nem – chả Nứa – tre – trúc. 3. Btập 4: (166) Thành ngữ: Khổ tận cam lai: hết khổ sở đến lúc sung sướng. Khổ: Đắng, tận : hết, cam: ngọt, lai: đến 4. Củng cố: Thế nào là chơi chữ? T/dụng? Các lối chơi chữ thường gặp. Tìm một số câu thơ dùng lối chơi chữ. 5. Hướng dẫn học bài: Soạn làm thơ lục bát. * Bài tập nâng cao: Viết đoạn văn ngắn trong đó có dung biện pháo chơi chữ. V. Rút kinh nghiệm: Tiết 66. Ngày soạn:.. Ngày dạy: LÀM THƠ LỤC BÁT I.Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Hiểu được luật thơ lục bát. - Có cơ hội tập làm thơ lục bát. 2. Kỹ năng: Cảm nhận được cái hay trong thơ lục bát 3. Thái độ: tự hào về thể thơ truyền thống của dân tộc II. Chuẩn bị: - Giáo án, TLTK. - Sưu tầm thơ lục bát. III. Phương pháp: Thực hành 1.Ổn định 2.Kiểm tra bài cũ: Nêu một số thể thơ đã gặp trong một số văn bản đã học, đặc điểm? 3 Bài mới: Thơ lục bát là một thể thơ rất thông dụng trong văn chương và trong đời sống hàng ngày. Nó ảnh hưởng đến năng lực cảm thụ thơ lục bát củng như sáng tác Hoạt động củaThầy - Trò Nội dung Hoạt động1 - Đọc câu ca dao (1) - Cặp câu thơ lục bát mỗi ngày có mấy tiếng? + Sắc, hỏi, ngã, nặng: Trắc (T) +Vần : (V) + Thanh huyền, thanh ngang (không dấu):(B) - Hiểu gì về thơ lục bát? - HS đọc ghi nhớ SGK . Hoạt động 2 - Đọc và xác định yêu cầu BT Như là (B) (B) (T) T T B T (B) (B) (T) B V B B Đọc và xác định yêu cầu BT - Tổ chức làm theo nhóm: 2 nhómlàm một cặp câu lục bát - nhận xét cho điểm từng nhóm. I. Luật thơ lục bát: 1. Ví dụ: Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao -> Cặp có câu 6 -8; chữ thứ sáu của câu 6 chữ vần với chữ thứ sáu của câu 8 chữ; Tiếng thứ sáu trong câu 8 và tiếng thứ tám trong câu 8 đều là vần bằng B B B T B B T B B T T V B B T B T T B V T B T T B V B B 2.Ghi nhớ (sgk) II. Luyện tập: 1. Bài tập1(157) Điền từ nối tiếp cho thành bài và đúng luật. - Em ơi đi học đường xa Cố học cho giỏi ở nhà mẹ mong - Anh ơi phấn đấu cho bền Mỗi năm mỗi lớp đáp đền mẹ cha - Ngoài vườn ríu rít tiếng chim Gió xuân lay động em tìm anh đây 2. Bài tập 2 (157) Sửa lại chổ sai : Vườn em cây quý đủ loài Có cam, có bưởi, có bòng , có na Sửa: Có bòng thay bằng có xoài. Thiếu nhi là tuổi học hành Chúng em cố gắng tiến lên hàng đầu Sửa: Tiến lên thay bằng tiến nhanh 3. Bài tập 3: * Lưu ý : Muốn làm thơ lục bát cho hay, vượt qua trình độ vè, thì câu thơ phải có hồn, có hình ảnh. 4. củng cố : Đặc điểm của thơ lục bát? Thể loại nào thường làm theo thể thơ lục bát. Khi làm thơ lục bát ta cần phải chú ý? 5. Hướng dẫn học bài: Về nhà tập làm thơ lục bát. Sưu tầm những bài thơ, ca dao làm theo thể thơ lục bát Soạn: Chuẩn mực sử dụng từ. V. Rút kinh nghiệm: Tuần 19 Ngày soạn: . Tiết 69. Ngày dạy:... CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ. 2. Kỹ năng: - Trên cơ sở nhận thức được các yêu cầu đó, tự kiểm tra thấy dược những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ, 3. Thái độ : Có ý thức sử dụng từ đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói và viết. II. Chuẩn bị: - Giáo án , bảng phụ. - Soạn bài. III. Pương pháp: Thực hành vấn đáp IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục: 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là chơi chữ? VD? Tác dụng? - Các lối chơi chữ? Lấy ví dụ minh họa? 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy - Trò Nội dung Hoạt động 1 HS đọc ví dụ sgk. Bảng phụ - Các từ dùng sai? - Nguyên nhân sai? ( Thảo luận) + Liên tưởng sai: khoảnh khắc -> khoảng khắc. + Tiếng địa phương: d – v, n – l, d – gi . - HS đọc ví dụ sgk. - Từ in đậm dùng sai? Cách sửa? - Nguyên nhân sai? + Không nắm vững khái niệm của từ. + không phân biệt được các từ đồng nghĩa, gần nghĩa. - Khắc phục chổ sai? - Đọc ví dụ sgk - Câu dùng sai? Cách sửa? + Hào quang: Danh từ không thể dùng làm vị ngữ như tính từ. + Aên mặc: Động từ không thể dùng làm danh từ -> cần làm thay đổi kết cấu của câu. + Nói “giả tạo phồn vinh” là trái với quy tắc trật tự từ Tiếng Việt . - Để sử dụng đúng T/c NP của từ ta phải lưu ý? - Đọc vd sgk. - Từ dùng sai? Tìm từ thay thế? + Lãnh đạo: Trang trọng , tôn nghiêm. + Cầm đầu: khinh miệt. + Hổ đay có hành động của con vật bài thú dữ nên không dùng “chú hổ” vì từ này mang sắc thái “đáng yêu” - Để dùng đúng sắc thái biểu cảm, phong cách ta phải làm gì? - HS đọc ghi nhớ sgk. I. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả: VD (SGK) - Dùi - vùi - Tập tẹ – bập bẹ - Khoảng khắc – khoảnh khắc -> Cần học đếùn nơi đến chốn . II. Sử dụng từ đúng nghĩa: VD (SGK) - Sáng sủa -> tươi đẹp - Cao cả -> sâu sắc - Biết -> có -> Cần nắm vững nghĩa của từ; phân biệt được những từ đồng nghĩa, gần nghĩa. III. Sử dụng đúng tính chất NP của từ: VD (SGK) - Hào quang -> hào nhoáng - Aên mặc -> chị ăn mặc thật - Bỏ từ “với nhiều” thêm “rất” -> bọm giặc chết rất thảm hại. - Giả tạo phồn vinh -> phồn vinh giả tạo. => Cànn nắm vững t/c Npcủa các từ đã học trong các bài đã học về từ loại, về thành phần câu. IV. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm hợp phong cách: VD (SGK) - Lãnh đạo -> cầm đầu - Chú hổ -> con hổ. -> Cần hiểu đúng nghĩavà đặt vào hoàn cảnh cụ thể. V. Không lạm dụng từ địa phương, từ HV. => Không lạm dụng từ HV, không lạm dụngtừ địa phương vì làm mất đi sự trong sáng của TV. * Ghi nhớ : (SGK) 4 Củng cố: Một số lỗi khi dùng từ? Em hiểu “chuẩn mực sử dụng từ” là như thế nào? Khi sử dụng từ cần chú ý? 5. Hướng dẫn học bài: Oân tập văn biểu cảm. V.Rút kinh nghiệm: Tiết 59: Ngày soạn: .. Ngày dạy:.. ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM I.Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Oân lại những điểm quan trộng nhát về lí thuyết làm văn biểu cảm - Phân biệt văn tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản. 2. Kỹ năng: - Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm. - Cách diễn đạt trong bài văn biểu cảm. 3. Thái độ : nghiêm túc trong ơn tập văn biểu cảm II. Chuẩn bị: - SGK, giáo án, bảng phụ. III. Phương pháp: Vấn đáp thực hành IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục 1. Ổn đinh: 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là văn biểu cảm? - Đặc điểm của văn biểu cảm? 3. Bài mới: Biểu cảm thường gắn với gợi cảm, bởi mục đích của bài văn biểu cảm là khiêu gợi sự đồng cảm của người đọc, làm sao cho người đọc cảm nhận được cảm xúc của người viết. Để đạt được những điều đó ta cần phải chú ý điều gì? Hoạt động của Thầy - Trò Nội dung Hoạt động 1 - Nhắc lại k/n văn biểu cảm? * Phương tiện ngôn ngữ, từ ngữ, hình thức câu văn, từ vần điệu, cách ngắt nhịp, các biện pháp tu từ * Hình ảnh thực tế : Phong cảnh cây cỏ, con người, sự việc, làm phương tiện biểu đạt. - biểu cảm bằng văn khác biểu cảm trong thực tế ? + Biểu cảm bằng văn: bộc lộ cảm xúc chủ quan của mình bằng ngôn từ. + Biểu cảm trong thực tế: Đau thì khóc, vui sướng . cười hả hê. - Đặc điểm ? Văn miêu tả và văn biểu cảm khác? ( Thỏ luận) + Văn mioêu tả: Tái hiện nđối tượng sao cho người ta cảm nhận được nó. + Trả lời câu hỏi sgk. - Tự sự khác biểu cảm ? Văn tự sự : Kể lại câu chuyện sv có đầu, cuối, nguyên nhân, diễn biến,kết quả. -> Nhiều khi khó tách bạch rạch ròi các loại văn miêu tả, tự sự, biểu cảm . - Vai trò tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm? ( Thảo luận) Thiếu miêu tả từ sự thì tình cảm mơ hồ, không cụ thể , Bởi vì tình cảm, cảm xúc của con người nảy sinh từ sự việc, cảnh vật. Xác định bài văn cần biểu hiện những t/c gì, đv người hay cảnh vật gì. - Các phép tu từ thường gặp. 1. Thế nào là văn biểu cảm: Dùng các phương tiện ngôn ngữ và hình ảnh để biểu đạt tư tưởng, tình cảm của mình. 2. Đặc điểm của văn biểu cảm: Bộc lộ cảm xúc - Sử dụng yếu tố miêu tả - Dùng yếu tố tự sự - VĂn miêu tả 3. Một số vấn đểtong văn biểu cảm: a. Miêu tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm, phẩm chất của nó mà nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình. -> Thường sử dụng biện pháp tu từ: So sánh, ẩn dụ, nhân hóa. b. Yếu tố tự sự chỉ để làm nền nhằm nói lên cảm xúc qua sự việc. -> Tự sự là thường là nhớ lại những sự việc trong quá khứ, những sự việc để lại ấn tượng sâu đậm ( Không đi sâu vào nguyên nhân kết quả) c. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm giá đỡ cho tình cảm, cảm xúc tác giả được bộc lộ. 4. Dàn bài, lập ý cho bài văn biểu cảm: - Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý - Bước 2: Lập dàn bài - Bước 3: Viết bài - Bước 4: Đọc lại và sửa chữa. 5. Các biện pháp tu từ thường gặp trong văn biểu cảm: So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ. 4Củng cố: Phân biệt yếu tố tự sự, miêu tả trong văn tự sự, văn miêu tả với yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. Việc sử dụng các biện pháp tu từ trong văn bản. Cảm xúc mãnh liệt chân thành, sâu lắng -> người đọc. 5. Hướng dẫn học bài: Soạn bài “Sài Gòn tôi yêu” Bài tập nâng cao: Viết một đoạn văn biểu cảm ghi nhận lại cảm xúc của mình trong một buổi bình minh. V. Rút kinh nghiệm: Tiết 67 Ngày soạn: .. Ngày dạy:.. HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM : SÀI GÒN TÔI YÊU Theo Minh Hương I.Mục tiêu: Giúp HS 1. Kiến thức: - Cảm nhận được nét riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách con người Sài Gòn. 2. Kỹ năng: - Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể, nhiều mặt của tác giả về Sài Gòn. 3. Thái độ : Tự hào về vẻ đẹp của Sài Gịn II. Chuẩn bị: - Giáo án, tranh ảnh, - Soạn bài. III. Phương pháp : Vấn đáp diễn giảng IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục: 1. Ổn định: 2 Kiểm tra bài cũ: - Tùy bút là gì? - Nêu nét đẹp của cốm được giới thiệu qua bài “một thứ quả của lúa non: Cốm” -> Em có suy nghĩ gì về thức quà ấy? 3. Bài mới: Cùng với thủ đô Hà Nội, Sài Gòn là thành phố lớn, cuộc sống sôi động. Mang đậm nét sinh hoạt và phong cách của người ở một thành phố phương Nam TQ. Hoạt động của Thầy - Trò Nội dung Hoạt động 1 - Giọng đọc? – nhẹ nhàng, thiết tha; tình cảm - Tự hào, - GV đọc mẫu ; HS đọc. - Chú thích từ khó SGK. - Văn bản thuộc thể loại nào? Tùy bút - nội dung? Trên các phương diện: Thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống, nét sinh hoạt của TP, cư dân và phong cách người Sài Gòn. Chia đoạn? III – Em có nhận xét gì về một loạt hình ảnh so sánh đầu tùy bút? -> Cảm hứng dạt dào trước vùng đất trẻ trung “Sài Gòn cứ trẻ hoài ngọc ngà này” -> Lời văn biểu cảm lôi cuốn mạch suy nghĩ của tác giả -> ấn tượng chung. BT nâng cao: Thay câu “Ba trăm năm còn xuân chán” bằng câu khác đồng nghĩa. - Chi tiết, hình ảnh nào gợi cho tác giả một tình yêu đối với Sài Gòn? ->Sự cảm nhận qua hiện tượng thời tiết với nét riêng biệt. - Cuộc sống nơi thành phố? - Để nói về ấn tượng đối với TP Sài Gòn tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật? ( thảo luận) Chính từ tình yêu ấy mà tác giả đã cảm nhận được nhiều vẽ đẹp và nét riêng của thành phố thậm chí cả những cái “trái chứng” thay đổi đột ngột của thời tiết cũng đáng yêu, đáng nhớ. “Tôi yêu Sài Gòn tha thiết, tôi yêu thời tiết trái chứng, yêu cả đêm khuya, yêu cả phố phường, ” - Đoạn văn Tg sử dụng phương thức biểu đạt? Biểu cảm – giọng văn biểu cảm linh hoạt, nồng nhiệt. - Đọc lại đoạn 2 - Dân cư Sài Gòn, đất Sài Gòn là nơi? “ không có người Bắc, là người Sài Gòn cả” Phong cách? Tg nhận về đất Sài Gòn? “ SG bao gời cũng giang hai cánh tay mà đón nhiều người từ trăm nẻo đất nước kéo đến” - Đoạn văn Tg sử dụng phương thức biểu đạt gì? Miiêu tả + nhận xét Lòng yêu nhà, yêu làng xóm,tử nên lòng yêu TQ” -Tùy bút “SG tôi yêu” cho em cảm nhận được điều gì? - HS đọc ghi nhớ sgk. I. Đọc – tìm hiểu chung : 1. Đại ý:tình cảm yêu mến và những ấn tượng sâu sắc của tác giả về thành phố Sài Gòn. 2. Bố cục: 3 đoạn - Đoạn 1: Từ đầu -> tông chi họ hàng: Aán tượng chung về Sài Gòn và tình yêu của Tg đối với thành phố ấy. - Đoạn 2: tiếp -> leo lên hơn 5 triệu: ảm nhận và bình luận về phong cách người Sài Gòn - Đoạn 3 còn lại: khẳng định lại tình yêu của Tg đối với thành phố ấy. II. Đọc tìm hiểu chung: 1. Aán tượng chung của Tg về Sài Gòn và tình yêu của Tg về thành phố ấy: - Nắng sớm, gió lộng, cây mưa nhiệt đới -> cảm nhận về thời tiết. - Trời đang ui ui buồn bã, bổng trong vắt như thủy tinh -> sự thay đổi của thời tiết. - Đêm khuya thưa thớt tiếngồn, phố phường náo động, dập dìu xe cộ, cái tĩnh lặng của buổi sáng sớm tinh sương, làm không khí mát dịu, thanh sạch. -> Không khí, nhịp điệu cuộc sống đa dạng => Điệp ngữ -> Tình yêu nồng nhiệt, thiết tha với thành phố Sài Gòn của mình. 2. Con người Sài Gòn: - Nơi tụ hội của người bốn phương nhưng đã hòa hợp, không phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là người Sài Gòn. - Chân thành bộc trực cởi mở, các cô gái có vẽ đẹp tự nhiên, dễ gần mà ý nhị. ->Nét tính cách ấy bộc lộ hàng ngàyvì qua cả thử thách về thời gian. III. Tổng kết ( Ghi nhớ sgk) 4. Củng cố: Em có nhận xét gì về những hình ảnh được tg thể hiện trong văn bản? Em hiểu biết gì về TP Sài Gòn Tình cảm của em đối với quê hương nơi em đang sinh sống? 5. Hướng dẫn học bài: Bài tập phần luyện tập Soạn : Mùa xuân của tôi. V. Rút kinh nghiệm Tiết 60 Ngày soạn:. Ngày dạy:.. MÙA XUÂN CỦA TÔI Vũ Bằng I.Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức - Cảm nhận được nét đặc sắc riêng của cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được tái hiên trong bài tùy bút. - Thấy được tình yêu quê hương đất nước thiết tha, sâu đậm cuat tác giả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc và hình ảnh. 2. kỹ năng : Cảm nhận được cái hay cái đẹp trong văn Vũ Bằng 3. Thái độ: Tự hào về vẻ đẹp của mùa xuân ở miền Bắc II. Chuẩn bị: - Giáo án, bảng phụ. - Soạn bài. III. Phương pháp : Vấn đáp diễn giảng IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục. 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: - Tình cảm của tác giả đối với SG thể hiện như thế nào? - Em cảm nhận được điều gì mới và sâu sắc về Sài Gòn? 3. Bài mới : “ Sài Gòn tôi yêu” cho ta hiểu rõ về phong cách , con người Sài Gòn, Thành phố Nam bộ. Còn phong cách con người thủ đô Hà Nội như thế nào? Mang nét gì độc đáo của một vung đất nước cũng như của cả một dân tộc? Hoạt động của Thầy - Trò Nội dung Hoạt đông1 Em hiểu biết gì về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả. Tên thật là Vũ Đăng Bằng. - Hoàn cảch sáng tác ? - Phương thức biểu đạt? -> Nỗi nhớ mọi cảnh sắc và phong vị của TN, phố xávà cuộc sống hàng ngày của Hà Nội - Đọc? Chậm rãi, tình cảm sâu lắng. - GV đọc một đoạn, HS đọc. - Nêu đại ý bài tùy bút ? ( bảng phụ) - Bố cục? Đây là một đoạn trích từ một thiên tùy bút nên không có bố cục hoàn chỉnh, song ta vẫn có thể chia 3 đoạn. - Đoạn1 Tg dùng biện pháp NT ? Điệp từ (điệp từ, điệp cấu trúc NP) -> Đoạn 1 là quy luật tất yếu của tự nhiên. - Chi tiết, hình ảnh nào đặc trưng cho mùa xuân ở miền Bắc. - Từ những hình ảnh ấy em có nhận xét gì về mx? (Thảo luận) - Mùa xuân gợi lên trong lòng Tg cảm giác? “Lòng mình say sưa một cái gì đó có lẽ là sự sống” -> Mùa xuân làm cho “nhựa sống ở trong con người căng lên ” - Mùa xuân đã đến trong lòng người? Trồi ra thành những cái nhỏ li ti Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?giọng văn? - Đọc thầm đoạn 3. - khoảng sau rằm tháng giêng không khí và cảnh sắc có gì thay đổi? Cây cối n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12413147.doc