Giáo án Ngữ văn 7 tiết 54: Tiếng gà trưa

GV: Như các em đã biết,tiếng gà trưa là âm thanh khơi gợi cảm xúc trong tâm hồn người chiến sĩ trên đường hành quân.Vậy, tiếng gà trưa vọng vào tâm trí người chiến sĩ trong không gian và thời gian nào?.

GV: Chốt kiến thức

H: Không gian, thời gian ấy gợi cho em cảm nhận gi?

H: Tìm những chi tiết miêu tả âm thanh của tiếng gà ấy?

H: Trong muôn vàn âm thanh chốn làng quê, tại sao âm thanh tiếng gà lại tác động sâu sắc đến tâm hồn người chiến sĩ như vậy?. Hãy chọn Đ (Đúng) hoặc S (Sai) vào trước đáp án.

A: Tiềng gà là âm thanh quen thuộc của làng quê.

B. Tiếng gà đem đến niềm vui, dự báo điều tốt lành cho con người.

C. Tiếng gà thường gắn bó thân thiết trong kí ức tuổi thơ của mỗi con người.

D. Tiến gà gọi ngày mới lên.

GV chốt kiến thức

Đáp án: Chọn Đ: A,B,C

 Chọn S: D

GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm (8 phút) Theo câu hỏi trong phiếu bài tập:

1. Tìm những chi tiết cho thấy sự tác động của tiếng gà trưa đến người chiến sĩ.

2. Những biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng trong khổ thơ đầu?

3. Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?

 

doc12 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 tiết 54: Tiếng gà trưa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO LẠNG GIANG Tr­êng THCS XƯƠNG LÂM GIÁO ÁN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Tiết 54 TIẾNG GÀ TRƯA (NGỮ VĂN 7) Tổ: KHXH N¨m häc 2018 - 2019 Tiết 54 TIẾNG GÀ TRƯA (Tiết 1) - Xuân Quỳnh - I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Phát hiện và chỉ ra được biện pháp nghệ thuật và tình yêu làng xóm, quê hương của người chiến sĩ ở khổ thơ 1. - Nêu được cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ; những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình. - Phát hiện và chỉ ra nghệ thuật sử dụng điệp ngữ - điệp câu để nối mạch cảm xúc, biểu hiện cảm xúc qua những chi tiết, hình ảnh thân quen, bình dị. - Học sinh liên hệ được tới tình cảm và kỉ niệm của mình dành cho người bà kính yêu. - HS khá - giỏi: Nhớ và kể lại được một kỉ niệm sâu sắc nhất với bà của mình bằng một đoạn văn ngắn. 2. Kĩ năng - Củng cố cách đọc sáng tạo thể thơ 5 tiếng - Phân tích hiệu quả nghệ thuật các điệp ngữ, điệp câu trong thơ. 3. Thái độ - Yêu quý nữ nhà văn Xuân Quỳnh và hiểu thêm về cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam. - Bồi đắp cho học sinh tình yêu gia đình, quê hương đất nước. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Soạn giáo án, CNTT. - Học sinh : Học bài, soạn bài, trả lời câu hỏi phần tìm hiểu bài. III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC Định hướng của giáo viên HĐ của học sinh Nội dung HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Thời gian: 4 phút GV: Bài hát sau nói về tình cảm của ai với ai?. Hoạt động chung - Cả lớp cùng hát theo lời bài hát “Cháu yêu bà”. H: Tình cảm của em với bà của mình như thế nào? - HS trả lời cá nhân GV dẫn dắt vào bài. Lắng nghe HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Thời gian: 28 phút Hoạt động 1. Đọc, tìm hiểu chú thích Thời gian: 10 phút I. Đọc – tìm hiểu chú thích - GV yêu cầu học sinh phát hiện cách đọc của bài thơ - GV chốt cách đọc - Phát hiện giọng đọc của bài thơ: Giọng tha thiết, nhịp 3/2 hoặc 2/3. Phân biệt lời mắng yêu của bà với lời kể, tả của nhân vật trữ tình. Những câu thơ 3 tiếng nghỉ lâu hơn. Khổ cuối đọc giọng nhẹ nhàng như lời trò chuyện tâm tình của cháu với bà 1. Đọc - Gọi học sinh đọc - 1- 2 học sinh đọc bài - GV nhận xét, kết luận. - Hoạt động chung - Yêu cầu học sinh đọc chú thích - Hoạt động cá nhân 2. Chú thích GV chiếu 1 video giới thiệu về tác gải Xuân Quỳnh. - HS quan sát, lắng nghe a. Tác giả: Xuân Quỳnh H: Dựa vào phần chú thích, hãy nêu những nét cơ bản về tác giả Xuân Quỳnh? - Trả lời cá nhân (90% HS trả lời được) - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt kiến thức - Hoạt động chung cả lớp - Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942 – 1988), quê ở Hà Tây (nay là Hà Nội) - Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca Việt Nam. - Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những điều gần gũi,bình dị trong cuộc sốngvới một hồn thơ trẻ trung, sôi nổi, tha thiết và giàu nữ tính. - Một số tác phẩm tiêu biểu: Tơ tằm - chồi biếc; Hoa dọc chiến hào; Gió Lào, cát trắng. - Tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942 – 1988), quê ở Hà Tây (nay là Hà Nội) - Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca Việt Nam. - Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những điều gần gũi,bình dị trong cuộc sốngvới một hồn thơ trẻ trung, sôi nổi, tha thiết và giàu nữ tính. - Một số tác phẩm tiêu biểu: Tơ tằm - chồi biếc; Hoa dọc chiến hào; Gió Lào, cát trắng  GV giới thiệu thêm về tác gải Xuân Quỳnh Lắng nghe b. Tác phẩm H: Qua việc tìm hiểu ở nhà, em hãy cho biết bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? - Trả lời cá nhân (100% HS trả lời được) - HS khác nhận xét, bổ sung GV: Chốt kiến thức GV: Giới thiệu thêm Lắng nghe, ghi chép: - Xuất xứ + “Tiếng gà trưa” được viết thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ. + In trong tập “Hoa dọc chiến hào”(1968). - Xuất xứ + “Tiếng gà trưa” được viết thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ. + In trong tập “Hoa dọc chiến hào”(1968). H: Quan sát vào bài thơ, em hãy cho biết, bài thơ được viết theo thể thơ nào? Tác dụng của thể thơ ấy trong việc thể hiện cảm xúc của tác giả?. - Quan sát, trả lời cá nhân (85%HS trả lời được) - Nhận xét, bổ sung - Thể loại: + Ngũ ngôn (5 chữ) có biến đổi linh hoạt. GV: Chốt kiến thức - Lắng nghe, ghi chép, nắm được: Thể loại thơ: Ngũ ngôn (5 chữ) có biến đổi linh hoạt. H: Ở chương trình lớp 6, các em đã được học bài thơ nào cũng viết theo thể thơ 5 chữ? - Trả lời cá nhân (90% HS trả lời được): bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ( Minh Huệ) H: Hãy xác định phương thức biểu đạt của bài thơ? - Xác định đúng PTBĐ (90% HS trả lời được): Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả. - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả. H: Mạch cảm xúc của bài thơ được trình bày theo trình tự nào? - Hoạt động cá nhân (90%HS trả lời được): Mạch cảm xúc của bài thơ được trình bày theo trình tự: Từ hiện tại hồi tưởng về quá khứ rồi quay trở về hiện tại H: Dựa vào mạch cảm xúc ấy, em hãy cho biết bài thơ chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần là gì? Trả lời cá nhân (80% HS trả lời được GV chốt kiến thức - Lắng nghe, ghi chép: Bố cục: 3 phần + Phần 1 (Khổ 1): Tiếng gà trưa khơi nguồn cảm xúc. + Phần 2 (Khổ 2,3,4,5):Tiếng gà trưa khơi dậy những kỉ niệm tuổi thơ. + Phần 3(Khổ 6,7): Những suy tư gợi lên từ tiếng gà trưa. - Bố cục: 3 phần + Phần 1 (Khổ 1): Tiếng gà trưa khơi nguồn cảm xúc. +Phần2 (Khổ 2,3,4,5):Tiếng gà trưa khơi dậy những kỉ niệm tuổi thơ. + Phần 3 (Khổ 6,7): Những suy tư gợi lên từ tiếng gà trưa. GV chuyển ý sang phần II. Hoạt động 2: Đọc – hiểu chi tiết văn bản - Thời gian: 18 phút II. Đọc – hiểu chi tiết văn bản Gọi HS đọc lại khổ thơ 1. - Đọc lại khổ thơ 1 1. Tiếng gà trưa khơi nguồn cảm xúc. GV: Như các em đã biết,tiếng gà trưa là âm thanh khơi gợi cảm xúc trong tâm hồn người chiến sĩ trên đường hành quân.Vậy, tiếng gà trưa vọng vào tâm trí người chiến sĩ trong không gian và thời gian nào?. - Trả lời cá nhân (100% HS phát hiện được không gian, thời gian người chiến sĩ cảm nhận tiếng gà trưa) - HS nhận xét, bổ sung ý kiến GV: Chốt kiến thức - HS quan sát, lắng nghe, nắm được hoàn cảnh người chiến sĩ cảm nhận được tiếng gà trưa * Hoàn cảnh + Không gian: trên đường hành quân,bên xóm nhỏ + Thời gian: nắng trưa H: Không gian, thời gian ấy gợi cho em cảm nhận gi? - Cá nhân cảm nhận (80% HS nêu được cảm nhận của mình) - HS bổ sung - Lắng nghe H: Tìm những chi tiết miêu tả âm thanh của tiếng gà ấy? - Trả lời cá nhân (100% HS trả lời được): âm thanh tiếng gà vang lên qua câu thơ: “ Tiếng gà ai nhảy ổ Cụccục tác cục ta” - Đọc câu thơ gợi lên tiếng gà trưa * ¢m thanh: “Cụccục tác cục ta” H: Trong muôn vàn âm thanh chốn làng quê, tại sao âm thanh tiếng gà lại tác động sâu sắc đến tâm hồn người chiến sĩ như vậy?. Hãy chọn Đ (Đúng) hoặc S (Sai) vào trước đáp án. A: Tiềng gà là âm thanh quen thuộc của làng quê. B. Tiếng gà đem đến niềm vui, dự báo điều tốt lành cho con người. C. Tiếng gà thường gắn bó thân thiết trong kí ức tuổi thơ của mỗi con người. D. Tiến gà gọi ngày mới lên. - Trả lời cá nhân. - HS khác nhận xét, trao đổi. GV chốt kiến thức Đáp án: Chọn Đ: A,B,C Chọn S: D - Quan sát. GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm (8 phút) Theo câu hỏi trong phiếu bài tập: 1. Tìm những chi tiết cho thấy sự tác động của tiếng gà trưa đến người chiến sĩ. 2. Những biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng trong khổ thơ đầu? 3. Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó? - Thảo luận nhóm . - HS làm việc cá nhân (100% HS hoàn thành được phiếu học tập) - HS làm việc theo nhóm (100% HS tham gia thảo luận nhóm) - Đại diện nhóm trình bày kết quả - HS các nhóm nhận xét, nêu ý kiến, bổ sung GV: Chốt kiến thức Quan sát, ghi chép - Nghe + Xao động nắng trưa + Bàn chân đỡ mỏi + Gọi về tuổi thơ - Nghệ thuật: điệp ngữ, ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác) => Diễn tả niềm xúc cảm trào dâng, khơi gợi những kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ . H :Qua đây, em cảm nhận được tình cảm gì của người chiến sĩ với quê hương, đất nước ? - Trả lời cá nhân (90% HS trả lời được) - Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của người chiến sĩ bắt đầu từ những điều giản dị, thân quen gắn với tuổi thơ bên bà. => Tình yêu quê hương, đất nước của người chiến sĩ. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Thời gian: 5 phút Giáo viên cho học sinh luyện tập qua 1 trò chơi ô chữ trả lời câu hỏi. - HĐ chung cả lớp - HS mở ô trả lời câu hỏi. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Thời gian: 4 phút H : Từ dòng cảm xúc của người chiến sĩ về bà, hãy nhớ và kể lại một kỉ niệm sâu sắc nhất của em với bà của mình bằng một đoạn văn?. - Làm việc cá nhân (85% HS làm được bài tập) - 1 đến 2 HS nêu cảm nhận - HS khác lắng nghe, bổ sung HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG Thời gian: 1 phút H: Em hãy sưu tầm những bài thơ, câu thơ viết về tiếng gà mà em biết?. Tiếng gà gắn với tuổi thơ của em như thế nào? Về nhà * Củng cố ( 2phút) - HS đọc lại khổ thơ 1. Câu hỏi: - Nguồn cảm xúc của nhà thơ bắt nguồn từ đâu ? - Nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ này là gì? Tác dụng ? * Hướng dẫn học tập (1phút): - Học thuộc lòng khổ thơ đã phân tích - Nắm vững nội dung + nghệ thuật - Soạn phần còn lại, các câu hỏi của bài. 5. Rút kinh nghiệm PHIẾU HỌC TẬP Họ và tên học sinh: .. Nhóm: CHI TIẾT, BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT VÀ TÁC DỤNG CỦA BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG KHỔ THƠ SỐ 1 Chi tiết Biện pháp nghệ thuật Tác dụng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 13 Tieng ga trua_12492731.doc